Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29)

Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư năm 2010.Đây là cuộc Khảo sát mức sống dân cư được điều tra trên phạm vi cảnước và thực hiện vào 2 năm một lần. Ngoài ra số liệu được sử dụng trong đề tài để phân tích còn thu thập qua các nguồn khác: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, các đề tài khác và các tài liệu có liên quan đến chi tiêu cho giáo dục. Năm 2012 dự kiến sẽ công

19

bố vào năm 2014, vì vậỵ, đây là bộ số liệu Khảo sát mức sống dân cư mới nhất.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như phân tích thống kê mô tả, phân tích mô hình hồi quy đa biến để giải quyết các mục tiêu của đề tài và sử dụng phần mềm Stata để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.

2.2.2.1 Thng kê mô t

Thống kê mô tả là quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu để biến số liệu thành những thông tin, sau đó mô tả dữ liệu này thông qua các giá trịđược biểu diễn từ bảng số liệu và đồ thị. Ngoài thống kê mô tả còn có thống kê suy luận. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Đồng thời phân tích số liệu thông qua các phép tính thông thường như: số trung bình (Mean) để đo giá trị trung tâm của dữ liệu; độ lệch chuẩn (Standard Deviation) đểđo sự biến thiên, biểu diễn sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình; phương sai (Variance) để phản ánh độ phân tán và sự biến thiên của dữ liệu; hệ số biến thiên (Coeffecient of variation) để so sánh sự biến thiên của hai hay nhiều tập dữ liệu. Các phép tính này nhằm giúp mô tảcác đặc tính cơ bản của dữ liệu và rút ra các kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu từ mẫu.

2.2.2.2 Mô hình Tobit

Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình Tobit còn có tên gọi khác là mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn, bởi vì có một số quan sát của biến phụ thuộc y* bị chặn hay được giới hạn.

Để xem xét vấn đề chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và muốn ước lượng hệ số tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu cho giáo dục. Đồng thời, do số liệu trong mẫu nghiên cứu có nhiều quan sát mà chi tiêu cho giáo dục bằng 0 nên mô hình Tobit được sử dụng để phân tích. Mô hình Tobit được trình bày như sau:

yi* = ∑ βxi + ui nếu yi* > 0: gia đình có chi cho giáo dục Yi =

20

CHIGDi = 0 + 1TROCAPi + 2HOCTHEMi + 3GIOITINHCHi + 4HVANCHi + 5TSONGUOIi + 6VITRIi + 7NGHEOi + 8DANTOCi + 9TUOICHi + 10TTHUNHAPi + u i (Mô hình 1)

Ngoài ra, do mô hình xuất hiện biến nội sinh – trợ cấp nên ước lượng có thể sẽ bị chệch và không vững. Để khắc phục hiện tượng này và cũng đểđánh giá mức độảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của hộ, bài nghiên cứu sử dụng mô hình Probit với phương pháp khảnăng lớn nhất để ước tính tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ ở ĐBSCL bị chi phối bởi các yếu tố nào. Mô hình Probit được trình bày như sau:

TROCAPi = α0 + α1HOCTHEMi + α2GIOITINHCHi + α3HVANCHi + α4TSONGUOIi + α5VITRIi + α6NGHEOi + α7DANTOCi + α8TUOICHi + α9TTHUNHAPi + α10SNAMDIHOCi + α11SNUDIHOCi +  i (Mô hình 2)

Diễn giải các biến trong mô hình 1 và mô hình 2:

Yi (biến phụ thuộc) là chi tiêu cho giáo dục của hộgia đình (1.000 đồng). Xilà vectơ của các biến giải thích trong mô hình 1 bao gồm: trợ cấp, học thêm, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, tổng số người trong gia đình, vị trí sống, hộ nghèo, dân tộc của chủ hộ, tuổi chủ hộ, thu nhập của hộ.

βk (k=0,…10) là hệ số quy hay còn gọi là tham số của mô hình 1. αz (z=0,…11) là hệ số quy hay còn gọi là tham số của mô hình 2.

i; ui (sai số ngẫu nhiên) tức là phần biến động mà mô hình không thể giải thích được.

Các biến độc lập chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến trợ cấp và chi tiêu cho giáo dục của người dân ởĐBSCL như sau:

+ TROCAP: là biến trợ cấp. Đây là biến giả và biến này nhận giá trị 1 nếu hộgia đình nhận được trợ cấp, ngược lại nhận giá trị 0 nếu hộ không nhận được trợ cấp (Gomez, 2005). Khi hộđược trợ cấp thì sẽ giảm bớt phần nào chi tiêu cho giáo dục trong tổng cơ cấu chi tiêu của gia đình. Vì thế mà hệ số 1 của biến nàyđược kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục.

+ HỌCTHEM : là biến học thêm, đây là biến giả và biến này nhận giá trị 1 nếu người học có học thêm, nhận giá trị 0 nếu người học không có thêm. Vì học thêm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh (Đặng Hải Anh, 2007). Và thực tiễn cho thấy rằng phần lớn những học sinh ở các cấp học phổ thông thường được cha mẹ cho đi học thêm ngoài giờ học chính thức ở trường. Học thêm ởđây có thể là học thêm anh văn, vi tính và các môn khác nhằm giúp học sinh có kĩ năng và giải quyết các vấn đề liên quan đến công

21

việc học tập cũng như đời sống của chính bản thân các học sinh. Bên cạnh đó, thông thường hộ mà chi cho học thêm nhiều nghĩa là hộ gia đình có thu nhập ổn định nên hộ ít nhận được trợ cấp từ Chính phủ. Do đó, hệ số 2 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ sốα1 kỳ vọng là âm với trợ cấp giáo dục.

+ GIOITINHCH: là biến giới tính của chủ hộ. Biến này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo như nghiên cứu cho rằng người con sẽ học cấp học cao hơn nếu trình độ học vấn của người mẹ cao hơn người cha (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008). Bởi vì, người mẹthường quán xuyến việc nhà, chăm sóc con, yêu thương con, kề cận và gần gũi bên con nhiều hơn người cha. Người cha phải tất bật với nhiều việc bên ngoài xã hội nên ít có thời gian bên đứa con, mặc dù tình thương của người cha vẫn dành hết cho đứa con nhưng ít được bộc lộ hay biểu hiện ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu hộ có nhận được trợ cấp thì nam giới sẽ nhận được nhiều nữ giới, bởi lẽ chủ hộđa phần là nam giới. Do đó, hệ số 3 của biến nàyđược kỳ vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α2 kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo dục.

+ HVANCH: là biến trình độ học vấn chủ hộ và thể hiện sốnăm học của chủ hộ, được giả định như sau nếu 0 là chưa hết lớp 1 hoặc không đi học (không có bằng cấp); 1-12 là từ1 đến lớp 12; 13 là giáo dục nghề nghiệp; 14 là cao đẳng; 15 là đại học; 16 là sau đại học. Nếu trình độ học vấn cha mẹ càng cao thì các thành viên trong gia đình sẽđược học nhiều hơn nên có trình độ học vấn cao hơn và ngược lại (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008; Phạm Lê Thông, 2011; Tansel, 2005). Bên cạnh đó, nếu có đi học nhiều hơn thì sẽ nhận được trợ cấp nhiều hơn. Vì vậy, mà hệ số 4 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ sốα3 kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo dục.

+ TSONGUOI: là biến thể hiện các thành viên trong gia đình. Trong gia đình mà sốngười có đi học càng nhiều thì sẽ chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Bên cạnh đó, hộ gia đình có nhiều người tham gia đi học thì sẽ nhận được nhiều nguồn trợ cấp giáo dục hơn. Chính vì thế, mà hệ số 5 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α4 kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo dục.

+ VITRI: là biến thể hiện khu vực sống của người học (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005) và đây là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu người học sống ở thành thị, nhận giá trị là 0 nếu người học sống ở nông thôn. Thông thường những người sống ở thành thịcó điều kiện học tập và cơ hội phát triển

22

cao hơn ở nông thôn, đồng thời những hộgia đình ở thành thị có mức sống và thu nhập cao hơn nên việc chi tiêu cho việc học nhiều hơn những hộ sống ở nông thôn. Bên cạnh đó, nông thôn thì điều kiện học tập còn khó khăn nên sẽ nhận được trợ cấp từ phía Chính phủ nhiều hơn. Do đó, hệ số 6 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu giáo dục và hệ sốα5 kỳ vọng là âm với trợ cấp giáo dục.

+ NGHEO: là biến thể hiện hộ gia đình nghèo và đây cũng là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu hộ là hộnghèo và ngược lại nhận giá trị là 0. Hộ nghèo của năm 2010 là hộ có giấy chứng nhận nghèo được chính quyền địa phương bình xét và công nhận vào cuối năm 2009 để được hưởng lợi năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2010 được tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015, ở thành thị có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống, ở nông thôn có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Do là hộnghèo, điều kiện sống khó khăn nên sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên hộ lại được Chính phủ quan tâm hơn, đặc biệt là trợ cấp về giáo dục. Do đó, hệ số 7 của biến này được kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α6 kỳ vọng dương với trợ cấp giáo dục.

+ DANTOC: là biến thể hiện dân tộc của chủ hộvà đây là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh và ngược lại nhận giá trị 0. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sống thấp, cơ sở hạ tầng và giao thông kém phát triển, phương tiện đi lại khó khăn nên đầu tư cho giáo dục gặp nhiều trở ngại và ngược lại thì dân tộc Kinh sống ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn nên sẽ đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Bên cạnh đó, hộ là dân tộc thiểu số sẽđược Nhà nước ưu ái trong công tác trợ cấp giáo dục. Do đó, hệ số 8 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ sốα7 kỳ vọng âm với trợ cấp giáo dục.

+ TUOICH: là biến thể hiện tuổi của chủ hộ. Thông thường chủ hộ thường là người lớn tuổi trong gia đình, có nhiều kinh nghiệm, uy tín, có trách nhiệm cao. Tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng lao động càng kém, năng suất lao động thấp, nguồn thu nhập chính của hộ cũng từ đó mà giảm xuống, kéo theo chi tiêu trong gia đình cũng giảm nên vấn đề đầu tư cho giáo dục sẽ là gánh nặng cho hộ. Và khảnăng hộ cho con em nghỉ học giữa chừng là rất cao, do đó để khuyến khích thì Nhà nước luôn quan tâm, thường hỗ trợ nguồn học bổng hay miễn, giảm học phí, cấp học phẩm cho những hộ gia đình này. Do đó, hệ số 9 của biến này được kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α8 kỳ vọng dương với trợ cấp giáo dục.

23

+ TTHUNHAP: là biến thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình. Gia đình có nguồn thu nhập cao thì mức sống của họ sẽ cao nên có nhiều điều kiện và khả năng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn gia đình có nguồn thu nhập thấp. Bên cạnh đó, những hộ này sẽ không được Chính phủ trợ cấp, bởi lẽ thu nhập và mức sống của hộ đã được ổn định. Do đó, hệ số 10 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α9 kỳ vọng âm với trợ cấp giáo dục.

+SNAMDIHOC/SNUDIHOC: là biến thể hiện số nam hoặc nữ đi học trong hộ. Nếu trong gia đình có càng nhiều người tham gia đi học thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều và hơn nữa có đi học sẽ nhận được trợ cấp giáo dục. Do đó, hệ số α10 ;α11 của 2 biến này được kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo dục.

Bảng 2.1: Tóm tắt dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình 1 và mô hình 2

Ký hiệu Diễn giải Đơn vị tính hình 1 hình 2 TROCAP Là biến trợ cấp, đây là biến giả và biến này nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình nhận trợ cấp, nhận giá trị 0 nếu hộ không nhận trợ cấp. Có = 1 Không = 0 - HỌCTHEM Là biến học thêm, đây là biến giả và biến này nhận giá trị 1 nếu người học có học thêm, nhận giá trị 0 nếu

người học không có thêm.

Có = 1 Không = 0 + - GIOITINHCH Là biến giới tính của chủ hộ. Biến này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Nam =1 Nữ = 0 - + TSONGUOI Là biến thể hiện các thành

viên trong gia đình. Người + +

TUOICH Là biến thể hiện tuổi của

24 Ký hiệu Diễn giải Đơn vị tính hình 1 hình 2 HVANCH Là biến trình độ học vấn chủ hộ và được giả định như sau: nếu 0 là chưa hết lớp 1 hoặc không đi học (không có bằng cấp); 1-12 là từ 1 đến lớp 12; 13 là giáo dục nghề nghiệp; 14 là cao đẳng; 15 là đại học; 16 là sau đại học. Nếu trình độ học vấn cha mẹ càng cao thì các

thành viên trong gia đình sẽ được học nhiều hơn nên có

trình độ học vấn cao hơn và ngược lại. Lớp + + NGHEO Là biến thể hiện hộ gia đình nghèo và có giá trị là 1 nếu

gia đình nghèo, ngược lại có giá trị là 0.

Nghèo = 1

Không nghèo = 0 - +

DANTOC

Là dân tộc của chủ hộ, có giá trị là 1 nếu dân tộc thuộc chủ hộ Kinh và 0 nếu ngược lại. Kinh = 1 Khác = 0 + - VITRI Là biến thể hiện khu vực sống của người học và đây

là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu người học sống ở thành thị, nhận giá trị là 0 nếu người học sống ở nông thôn. Thành thị = 1 Nông thôn = 0 + - TTHUNHAP Là biến thể hiện tổng thu nhập trong hộgia đình. 1.000 đồng + -

SNAMDIHOC Số người nam đi học trong

hộ. Người +

25

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TRỢ CẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN ỞĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ỞĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẾ XÃ HỘI ỞĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vtrí địa lý

Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ) nằm ở cực Nam của Tổ quốc. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp biển Đông và vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng Đông Nam Á và thế giới. Vùng bao gồm 12 tỉnh và có 1 thành phố trực thuộc Trung ương.

ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn của Việt Nam, là vùng đất màu mỡ phì nhiêu, và được phù sa bồi tụ hằng năm nhờ vào hệ thống sông ngòi chằn chịt, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)