Cần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ, trợ cấp từ nhiều

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 89 - 90)

nhiều phía cho người dân

Do những năm gần đây Chính phủ chỉ tập trung trợ cấp chủ yếu cho cấp tiểu học và sẽ thấp dần ở những cấp học cao hơn. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn về vấn đề trợ cấp giáo dục ở các cấp học cao hơn chẳng hạn như trợ cấp cho sinh viên cao đẳng, đại học và sau đại học. Bởi vì, đây là đội ngũ lao động có tri thức, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao sẽ đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cảnước nói chung.

Nguồn kinh phí trợ cấp phân bổ chưa đồng đều giữa các tỉnh, khu vực sống và các vùng. Do đó, Nhà nước cần tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.

Người dân ở các vùng sâu, vùng xa họ khó tiếp cận được phương tiện thông tin truyền thông. Vì vậy các chính sách miễn, giảm học phí của Chính phủ đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con em gia đình khó khăn cần được tuyên truyền rộng rãi, cụ thể, rõ ràng và minh bạch. Bởi vì, những chính sách hỗ trợ này nó không chỉ góp phần tháo gỡ những khó khăn, giảm bớt đi gánh nặng về vấn đề chi tiêu cho giáo dục trong cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục lâu dài của khu vực ĐBSCL nói riêng và cảnước nói chung.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường công tác hỗ trợ về giáo dục chẳng hạn như: cho sinh viên vay vốn học tập với lãi suất thấp hay không lãi suất, mặt khác là đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ cho việc học tập. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến công tác phổ cập giáo dục mang tính chất đại trà, rộng rãi và có thêm nhiều những chính sách khuyến khích

79

người dân học nhiều hơn như trợ cấp, học bổng, miễn giảm học phí để có thể từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người dân.

Đồng thời, về phía nhà trường cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ cũng như việc thu hút các nguồn học bổng, tài trợ từ phía các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh – sinh viên nghèo, khuyết tật, mồ côi cha mẹ, dân tộc thiểu số, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng học bổng, trợ cấp được trao đại trà, rộng rãi thì nhà trường cần có sự sàng lọc kỹ và lựa chọn những học sinh – sinh viên được nhận trợ cấp là những đối tượng xứng đáng.

Hơn nữa, các cấp chính quyền ởđịa phương phải thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình để kịp thời lập vào danh sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các hộkhó khăn tại địa phương hưởng lợi từ các chính sách trợ cấp (miễn giảm học phí, học bổng chính sách, vay vốn lãi suất thấp phục vụ việc học) giúp học sinh – sinh viên an tâm hơn trong quá trình học tập, góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)