Cơ cấu chi tiêu của người dân ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 72)

Việc phân tích cơ cấu chi tiêu sẽ đánh giá được mức sống của người dân trên địa bàn, thông qua đó cho biết được mức thu nhập, thói quen tiêu dùng, khảnăng chi trả cho nhu cầu sử dụng các mặt hàng cũng như đầu tư cho giáo dục. Bên cạnh đó, nếu như người dân có mức thu nhập cao thì xu hướng chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống sẽcao, đồng thời chi tiêu cho giáo dục cũng sẽ cao hơn.

Bảng 4.10: Cơ cấu chi tiêu bình quân trong 12 tháng của người dân ĐBSCL năm 2010 Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Chi giáo dục 1.756,26 5.817,18 0 164.431 Chi y tế 3.002,39 6.636,19 0 150.050 Chi ăn uống dịp lễ, tết 1.472,67 1.161,14 0 12.016 Chi ăn uống thường xuyên 2.013,59 1.182,67 0 15.643 Chi tiêu dùng hàng không phải

lương thực, thực phẩm hàng ngày

677,23 589,71 0 9.035

Chi tiêu dùng hàng không phải lương thực, thực phẩm hàng năm

3.968,77 4.929,61 0 62.180

Chi khác tính vào chi tiêu 3.443,70 4.711,56 0 72.000 Chi đồ dùng lâu bền trong 12

tháng qua

4.501,42 32.154,01 0 1.092.000

Chi thường xuyên về nhà ở, điện nước, rác thải sinh hoạt

1.858,54 3.570,34 0 59.151

Tổng 22.694,57 60.752,41 0 1.651.522

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Qua kết quả bảng trên đã thể hiện được tình hình cơ cấu chi tiêu của người dân ĐBSCL. Cụ thể, chi thường xuyên về nhà ở, điện nước, rác thải sinh hoạt chiếm 8,19%, chi y tế chiếm 13,23%, chi ăn uống thường xuyên chiếm 8,87%, chi ăn uống dịp lễ, tết chiếm 6,49%, chi giáo dục chiếm 7,74% và cuối cùng là chi tiêu dùng hàng không phải lương thực thực phẩm hàng

62

ngày chiếm 2,98% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu của người dân là khoản mục chi đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua chiếm 19,83% , kế đến là chi cho hàng không phải lương thực, thực phẩm hàng năm chiếm 17,49%, tiếp theo là chi khác chiếm 15,18%. Điều này cho thấy rằng khi thu nhập tăng lên, mức sống của người dân cao thì người dân có xu hướng mua sắm của cải, đồ dùng sinh hoạt và chi cho tiêu dùng để cải thiện đời sống hàng ngày.

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010

Hình 4.2: Cơ cấu (%) chi tiêu của người dân ởĐBSCL năm 2010 Qua biểu đồ thấy rằng chi tiêu cho giáo dục trong tổng cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình chỉ chiếm 7,74% còn chi tiêu cho đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua và chi cho tiêu dùng hàng không phải lương thực thực phẩm hàng năm chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 19,83% và 17,49%. Sự khác biệt trong chi tiêu này cho thấy rằng việc chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL còn thấp, nguyên nhân có thể do ý thức của người dân vẫn còn lạc hậu, chưa thấy được tầm quan trọng và vai trò cũng như lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục ở tương lai. Bên cạnh đó, cho thấy cuộc sống của người dân cũng dần dần có xu hướng chuyển sang ăn ngon mặc đẹp, thích mua sắm, vui chơi hơn và điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu chi tiêu của họ trong các khoản chi tiêu.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HOẠT ĐỘNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN ỞĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Để biết rõ thông tin các biến trong mô hình nhằm đánh giá của việc trợ cấp và các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của

63

người dân ởĐBSCL, bảng số liệu thống kê các biến trong mô hình được trình bày như sau:

4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến trong mô hình cho mẫu ởvùng ĐBSCL

Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Chi tiêu cho giáo dục (nghìn đồng/năm )

1.905 1.756,26 5.817,18 0 164.431 Chi tiêu giáo dục khác 0 3.025,03 7.380,16 39 164.431

Học thêm 1.905 0,15 0,36 0 1 Trợ cấp 1.905 0,31 0,46 0 1 Học vấn chủ hộ 1.905 5,92 4,09 0 16 Tổng sốngười trong hộ 1.905 3,91 1,50 1 12 Giới tính chủ hộ 1.905 0,72 0,45 0 1 Vị trí 1.905 0,24 0,42 0 1 Nghèo 1.905 0,10 0,29 0 1 Dân tộc 1.905 0,91 0,27 0 1 Tuổi chủ hộ 1.905 49,52 14,15 11 94 Tổng thu nhập của hộ (nghìn đồng/năm) 1.905 64.992,25 62.118,59 2.380 821.657 Sốnam đi học 1.905 0,43 0,62 0 3 Số nữđi học 1.905 0,41 0,62 0 4

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010

Chi tiêu cho giáo dục: là biến thể hiện tình hình chi tiêu cho việc học hành của các thành viên trong gia đình ở khu vực ĐBSCl. Theo số liệu thống kê chi tiêu thấp nhất của hộ là 0 nghìn đồng/năm, chi tiêu cao nhất là 164.431 nghìn đồng/năm, đồng thời chi tiêu giáo dục trung bình của hộ là 1.756,26 nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng chi tiêu cho giáo dục của hộ

64

trong vùng còn thấp, do phần lớn các hộ thuộc khu vực có thu nhập và mức sống thấp.

Chi tiêu giáo dục khác 0: là biến thể hiện những hộ có chi tiêu cho giáo dục. Theo số liệu thống kê, hộ có chi tiêu cho giáo dục thấp nhất là 39 nghìn đồng/năm và cao nhất là 164.431 nghìn đồng/năm.

Trợ cấp (Có = 1, không = 0): là biến thể tình hình trợ cấp cho giáo dục của người đi học trong vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy là giá trị trung bình của biến trợ cấp là 0,31; tức là tỷ lệ nhận trợ cấp trung bình của vùng chỉđạt 31%. Điều này cho thấy rằng tình hình được nhận trợ cấp của người dân trong vùng vẫn còn thấp.

Học thêm (Có =1, không = 0): là biến thể hiện cho tình hình học thêm của người học trong gia đình ởĐBSCL. Giá trị trung bình của biến học thêm là 0,1; điều này thể hiện rằng học sinh trong vùng có học thêm ít hơn số học sinh không đi học thêm và tỷ lệ số học sinh có học thêm chiếm gần 10% trong tổng số học sinh có tham gia đi học.

Học vấn chủ hộ: là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả cho thấy giá trị thấp nhất là 0; tức là chủ hộ không có bằng cấp hoặc chưa học hết lớp 1, còn lớn nhất là 16; nghĩa là chủ hộ có bằng cấp sau đại học. Trình độ học vấn của chủ hộ có giá trị trung bình là 5,92, nghĩa là trình độ học vấn của chủ hộ chỉtương đương với cấp THCS, điều này chứng tỏ rằng người dân ởĐBSCL phần lớn người học chủ yếu tập trung học ở các cấp học thấp hơn.

Tổng số người trong hộ: là biến thể hiện cho tất cả thành viên trong từng hộ gia đình ởvùng ĐBSCL. Giá trị thấp nhất thể hiện có ít nhất 1 người và giá trị cao nhất thể hiện có nhiều nhất là 12 thành viên trong hộ gia đình. Giá trị trung bình của biến số là 3,91 nghĩa là đa số các hộ có gần 4 người trong gia đình.

Vị trí (thành thị =1, nông thôn =0): là biến thể hiện khu vực sống của người dân trong vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,24. Nghĩa là ở ĐBSCL phần lớn người dân thường sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Giới tính chủ hộ (Nam=1, Nữ = 0): là biến thể hiện chủ hộ là nam hay nữ ở vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,72. Điều này có nghĩa, gia đình mà chủ hộ là nam thì chiếm phần lớn các hộ trong mẫu và chiếm trên 70%.

Nghèo (Có= 1, Không =0): là biến thể hiện tình trạng hộ được chính quyền xếp vào diện nghèo năm 2010 có giá trị trung bình là 0,1. Điều này

65

cho thấy rằng, hộ nghèo chiếm gần 10% tổng số hộ ở vùng ĐBSCL và phần lớn những hộ này có mức sống rất thấp và điều kiện sống còn khó khăn.

Dân tộc ( Kinh =1, Khác =0): là biến thể hiện dân tộc của chủ hộ với giá trị là 0,91 gần với giá trị là 1 nên phần lớn số chủ hộ trong mẫu là dân tộc Kinh và phần nhỏ còn lại là các dân tộc khác gồm dân tộc Hoa, Khmer, Nùng và Xơ – đăng.

Tuổi chủ hộ: là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ. Tuổi chủ hộ nhỏ nhất là 11 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi và tuổi trung bình của chủ hộ là 49 tuổi.

Tổng thu nhập: là thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ởĐBSCL. Theo số liệu thống kê thì tổng thu nhập của hộ thấp nhất là 2.380 nghìn đồng/năm và cao nhất là 821.657 nghìn đồng/năm. Đồng thời, giá trị trung bình tổng thu nhập của hộ trong khu vực nghiên cứu là 64.992,25 nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng tổng thu nhập của hộ vẫn còn thấp. Đồng thời có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có tổng thu nhập cao nhất và thấp nhất, sự chênh lệch này có thể giải thích nguyên nhân tại sao độ lệch chuẩn là con số rất cao (62.118,59 nghìn đồng/năm) so với giá trị trung bình.

Số nam đi học, số nữ đi học: là biến thể hiện số người là nam/nữ đi học trong gia đình. Số hộ mà có người đi học là nam thấp nhất là không có người nào và cao nhất 3 người. Đồng thời, số hộ mà có người đi học là nữ thấp nhất là không có người nào và cao nhất là 4 người. Và không có sự chênh lệch quá lớn giữa số hộ trung bình có nữđi học và số hộ trung bình có nam đi học.

4.2.2. Mô hình Tobit

Để xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL, bài nghiên cứu sẽ ước lượng mô hình với biến chi tiêu cho giáo dục là biến phụ thuộc và mô hình Tobit được sử dụng để phân tích.

Kết quảước lượng mô hình Tobit cho thấy, kiểm định Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8, vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008). Ngoài ra, giá trị (Prob > chi2) = 0,0000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất cao và giá trị Log likelihood = -11.783,689 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình với tổng thể.

Kết quảước lượng mô hình ước lượng các yếu tốảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL được trình bày trong bảng 4.12 sau:

66

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy về mô hình Tobit ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộgia đình ở khu vực ĐBSCL 2010

Biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị P_value

TROCAP 3.659,742*** 439,360 0,000 HOCTHEM 5.305,108 *** 508,103 0,000 GIOITINHCH - 485,360 ns 482,055 0,314 HVANCH 436,716*** 55,629 0,000 TSONGUOI 1.361,888 *** 156,864 0,000 VITRI - 255,794 ns 493,515 0,604 NGHEO 105,205 ns 717,417 0,883 DANTOC 1.040,517 ns 747,318 0,164 TUOICH - 45,921*** 16,166 0,005 TTHUNHAP 0,010*** 0,003 0,003 Hằng số - 1.0682,43*** 1.329,911 0,000 Số quan sát 1.905 Prob > chi2 0,0000 Log likelihood - 11.783,689

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010 Ghi chú :

*** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

** có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5%

* có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 10%

ns

không có ý nghĩa thống kê

Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% có 6 biến độc lập tác động đến việc chi tiêu cho giáo dục của hộ dân gồm có trợ cấp, học thêm, học vấn của chủ hộ, tổng số người trong gia đình, thu nhập và tuổi của chủ hộ. Trong đó, các biến độc lập có ý nghĩa thì có các biến như trợ cấp, học thêm, tổng số người trong hộ gia đình, học vấn của chủ hộ, thu nhập là tương quan dương và biến tuổi của chủ hộlà tương quan âm. Bên cạnh đó, có 4 biến độc

67

lập (giới tính của chủ hộ, vị trí, nghèo và dân tộc của chủ hộ) là không có tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL. Các biến độc lập lần lượt được giải thích như sau:

 Trợ cấp và chi tiêu cho giáo dục của hộ

Kết quảước lượng trong bảng cho thấy hệ số của biến trợ cấp có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Khi các yếu tố khác không đổi thì hộ nhận được trợ cấp sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không nhận được trợ cấp là 3.659,742 nghìn đồng/năm. Dấu của hệ số biến này là dương và không phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này có thể giải thích như sau: Hộ gia đình không có người tham gia đi học thì chắc chắn rằng sẽ không có trợ cấp về giáo dục, tuy nhiên nếu trong hộ có bất kỳthành viên nào mà tham gia đi học thì có thể sẽ có trợ cấp. Thông thường những hộ nhận được trợ cấp chủ yếu là những hộ có thu nhập bình quân thấp, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Đây là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, những đối tượng này nếu có thành viên tham gia đi học sẽđược nhận trợ cấp giáo dục từ Chính phủ. Do đó, sự hỗ trợ này đối với họ là rất cần thiết vì đây không chỉgiúp cho gia đình bớt đi gánh nặng về chi phí học tập mà còn tạo động lực để gia đình cho con em đi học tiếp tục và có thể học ở các cấp học cao hơn. Điều này cũng giải thích được lý do vì sao mà hộ nhận được trợ cấp sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không nhận được trợ cấp.

 Học thêm và chi tiêu cho giáo dục của hộ

Học thêm là biến phản ánh gia đình có cho con em họ học thêm hay không. Theo kết quảước lượng, dấu hệ số của biến này là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng, có mức ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Điều này cũng phù hợp với những lý luận ban đầu, bởi vì học thêm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh (Anh, 2007). Và thực tiễn cho thấy rằng phần lớn những học sinh ở các cấp học phổ thông thường được cha mẹcho đi học thêm ngoài giờ học chính thức ởtrường. Học thêm ởđây có thể là học thêm anh văn, vi tính và các môn khác nhằm giúp học sinh có đủ kiến thức và trau dồi các kỹnăng cần thiết kịp thời đáp ứng tốt cho việc học tập. Vì thế, mặc dù chi phí học thêm có cao và cao hơn mức học phí của trường nhưng vẫn có một số gia đình chấp nhận và chịu sẵn lòng chi trả cho khoản phí này. Cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, trung bình hộ có cho con em họ học thêm thì chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không có người học thêm và hơn 5.305,108 nghìn đồng/năm.

68

 Học vấn của chủ hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ

Từ kết quả ước lượng của mô hình, dấu của hệ số biến này là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Nếu cố định các yếu tố khác, khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 lớp thì chi tiêu cho giáo dục tăng thêm 436,716 nghìn đồng/năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây, những chủ hộ có trình độ học vấn cao nên sẽ dễ tiếp cận với thông tin nhanh, khả năng học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ cao. Hơn nữa trình độ học vấn cao giúp họ nhận thức được lợi ích về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục nên những hộgia đình mà trình độ học vấn của chủ hộ cao thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình cũng sẽ cao.

 Tổng sốngười trong gia đình và chi tiêu cho giáo dục của hộ

Qua kết quảước lượng của mô hình, dấu của hệ số biến này là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Điều này cho ta biết rằng, một gia đình có nhiều thành viên nếu họ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)