Xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng hóa, hiện đại hóa và hội nhập

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 92)

nhập quốc tế

Cần tăng cường xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng vềphương thức học tập, đảm bảo rằng “ai cũng được học hành”, hệ thống giáo dục phải chuẩn hóa với những tiêu chí tiên tiến, hiện đại đảm bảo sự liên kết trong và ngoài nước trên cơ sở chuẩn hóa với các yếu tố đảm bảo trong từng cấp học và trình độ đào tạo. Hệ thống giáo dục có chất lượng cao sẽ là tiền đề cho phát triển khoa học công nghệ, khai thác và vận dụng hiệu quả nguồn tri thức của dân tộc, từ đó làm nền tảng cho công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức ởnước ta.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở và liên thông chuẩn hóa, đa dạng hóa , hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong đó đặc biệt là coi trọng đào tạo nhân lực có chất lượng cao ở tất cả các cấp trình độ.

Ngoài ra, Bộ giáo dục cần phải rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học, chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại phù hợp và có hiệu quả. Đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên việc thiết lập chương trình phải đảm bảo gắn với yêu cầu thực tế. Cụ thể là doanh nghịêp cần gì nhà trường thiết kế chương trình đúng theo yêu cầu đó, khi kết thúc học phần, học viên có thể ra trường đi làm, ứng dụng ngay những kiến thức đã học, sau này nếu có điều kiện thì học viên có thể liên thông lên các cấp cao hơn; đảm bảo tính liên thông. Chương trình học có thể bắt đầu ở đào tạo sơ cấp sau đó nâng lên trung cấp và công nhân kỹ thuật và tiến tới là kỹ sư. Quy hoạch tốt học nghề, dạy nghề chính là góp phần quan trọng trong khâu then chốt nhất: tạo công ăn việc làm cho học viên.

5.2.3 Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hóa giữa Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và nhà trường trong việc nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 92)