xuất khóm
Sau quá trình canh tác dựa trên những ngồn lực sẵn có như kinh nghiệm, giống, vốn đầu tư, công lao động và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ, kết quả thu được có mang lại hiệu quả tối ưu cho nông hộ hay không. Ta cần tìm hiểu về năng suất cũng như giá bán, doanh thu và lợi nhuận mà nông hộ đạt được, chúng được trình bày cụ thể ở bảng 4.16 sau đây.
Bảng 4.16: Kết quả sản xuất khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013
Khoản mục ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Năng suất Trái/1.000m2 1.000 2.820 1.501
Giá bán Đồng/trái 4.000 6.700 5.720
Doanh thu Đồng/1.000m2 4.000.000 16.920.000 8.581.031
Tổng chi phí Đồng/1.000m2 1.850.692 4.681.873 3.279.344
Lợi nhuận Đồng/1.000m2 2.149.307 12.966.765 5.372.195
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013
Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.16 cho thấy năng suất khóm trung bình mà hộ đạt được 1.501trái/1.000m2, năng suất cao nhất đạt 2.820 trái/1.000m2 và thấp nhất là 1.000 trái/1.000m2. Việc sản xuất khóm ở địa bàn vụ vừa qua bán được giá tương đối cao, giá khóm bình quân 5.720 đồng/trái, nhiều hộ bán được ngay thời điểm giá tăng đến 6.700 đồng/trái, cũng có hộ bán giá thấp nhất cũng 4.000 đồng/trái, giá cao hay thấp tùy thời điểm, giá cả phụ thuộc vào giá cả thị trường, cũng như chất lượng và trọng lượng trái. Các hộ thường bán khóm cho thương lái và giá cả thỏa thuận dựa trên cở sở giá thị trường. Qua điều tra các hộ có doanh thu trung bình đạt 8.581.031 đồng/1.000m2, doanh thu đạt cao nhất là 16.920.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 4.000.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận của các hộ được xác định bằng cách lấy doanh thu mà hộ đạt được trừ đi tổng chi phí mà hộ sử dụng để sản xuất. Lợi nhuận cũng thể hiện được việc hộ sản xuất có đạt hiệu quả hay không. Kết quả điều tra cho thấy lợi nhuận trung bình của các hộ là 5.372.195 đồng/1.000m2, lợi nhuận hộ đạt thấp nhất là 2.149.307 đồng/1.000m2 và cao nhất là 12.966.765 đồng/1.000m2. Nhờ vào sự gia tăng trong giá cả nên lợi nhuận của hộ đạt được tương đối cao, nông dân phấn khởi sản xuất, để người dân trồng khóm có lãi thì giá cả đầu ra phải cao và ổn đinh, giá cả các nguyên
vật liệu đầu vào như phân bón, thuốc BVTV thấp và ổn định, có như thế đời sống kinh tế của nông hộ sẽ được đảm bảo hơn.
4.1.4 Phân tích các chỉ số tài chính có trong mô hình nghiên cứu
Phân tích các chỉ số tài chính từ mô hình trồng khóm của nông hộ là để xem xét việc trồng khóm có mang lại hiệu quả kỹ thuật hay không? Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, hiệu quả trong mô hình trồng khóm của nông hộ chính là lợi nhuận mà hộ thu được từ mô hình.
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
1 Chi phí chưa có LĐGD trung bình Đồng/1.000m2 2.776.517
2 Chi phí LĐGĐ trung bình Đồng/1.000m2 502.827
3 Tổng chi phí trung bình (1+2) Đồng/1.000m2 3.279.344
4 Doanh thu trung bình Đồng/1.000m2 8.581.031
5 Thu nhập trung bình (4-1) Đồng/1.000m2 5.804.514
6 Lợi nhuận trung bình (4-3) Đồng/1.000m2 5.301.687
7 Doanh thu/Chi phí chưa có LĐGĐ Lần 3,09
8 Doanh thu/Tổng chi phí trung bình Lần 2,61
9 Thu nhập/Chi phí chưa có LĐGĐ Lần 2,09
10 Thu nhập/Tổng chi phí trung bình Lần 1,77
11 Thu nhập/Doanh thu Lần 0,68
12 Lợi nhuận/Tổng chi phí trung bình Lần 1,61
13 Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,61
14 Lợi nhuận/Thu nhập Lần 0,91
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Kết quả tính toán từ bảng 4.17 cho ta thấy rằng, doanh thu trung bình thu
được từ việc trồng khóm là 8.581.031 đồng/1.000m2, thu nhập bình quân chưa
tính lao động gia đình là 2.776.517 đồng/1.000m2.
Nếu đem doanh thu so với chi phí có lao động gia đình thì lợi nhuận thu
được là 5.301.687 đồng/1.000m2, mô hình trồng khóm của nông hộ hiện nay là
có hiệu quả dựa vào sự so sánh trên cho thấy việc trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong vụ vừa qua đã mang lại lợi nhuận cho nông hộ trồng khóm. Tìm hiểu cụ thể các chỉ tiêu tài chính còn lại:
Tỉ số giữa doanh thu và chi phí chưa có lao động gia đình là 3,09 lần cho ta thấy nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí chưa kể lao động gia đình thì sẽ thu được 3.09 đồng doanh thu. Thực tế quá trình sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả khi chưa tính lao động gia đình.
Tỉ số giữa doanh thu và chi phí có lao động gia đình là 2,61 lần, cho thấy rằng nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng tổng chi phí thì sẽ thu được 2,61 đồng doanh thu. Nếu so sánh tổng chi phí với doanh thu mà nông hộ trồng khóm thu được thì cho thấy rằng các hộ trồng khóm trên địa bàn sau khi đã trừ đi các khoản chi phí lao động gia đình thì vẫn có lời.
Tỉ số giữa thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình là 2.09 lần có nghĩa là với 1 đồng chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 2.09 đồng thu nhập.
Tỉ số giữa thu nhập và doanh thu là 0.68 lần có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì thu nhập tăng 0.68 đồng.
Tỉ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 1,61 lần, có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ tăng 1.61 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên cho thấy mô hình trồng khóm của nông hộ mang lại lợi nhuận cao.
Tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0.61 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu từ việc bán khóm thì nông hộ sẽ tăng 0.61 đồng lợi nhuận. Muốn doanh thu cao thì khóm phải bán được giá cao với sản lượng nhiều, có vậy sản xuất mới mang lại lợi nhuận.
Tỉ số giữa lợi nhuận và thu nhập là 0.62 lần, có nghĩa là thu nhập của hộ tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 0.62 đồng. Trong nông nghiệp thì nông dân luôn nghĩ là lấy công làm lời nên khi sản xuất đạt hiệu quả thì thu nhập của người nông dân tăng và lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn khi không tính chi phí lao động gia đình.