Phân tích các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh hậu giang (Trang 66)

4.1.2.1 Đặc điểm về việc sử dụng giống và phân bón của nông hộ trồng khóm

Bảng 4.11 dưới đây sẽ phản ánh tình hình mà các hộ đã sử dụng lượng giống và lượng phân bón trong quá trình sản xuất. Đây là các biến định lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây khóm. Đặc điểm chung của các biến này là chúng tuân thủ quy luật năng suất biên giảm dần nên trong quá trình sử dụng các hộ nên cân nhắc để liều luợng sử dụng cho hợp lý và cho năng suất tối ưu.

Lượng giống gieo sạ thể hiện mật độ gieo trồng của cây khóm, lượng giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Gia tăng lượng giống trên một đơn vị diện tích hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất. Thực tế qua điều tra cho thấy, lượng giống trung bình mà các hộ sử dụng là khoảng 2.401

chồi/1.000m2. Hộ sử dụng lượng giống ít nhất là 1.800 chồi/1.000m2 và lượng

giống cao nhất lên đến 3.700 chồi/1.000m2. Hiện phần lớn nông hộ đã biết áp

3.500 chồi/1.000m2, tiện lợi cho việc chăm sóc cũng như xử lý ra hoa và thu hoạch, góp phần tăng năng suất rất cao.

Bảng 4.11: Kết quả về việc sử dụng giống và phân bón của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013

Khoản mục ĐVT Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Lượng giống Chồi/1.000m2 1.800 2.401 3.700

Phân đạm Kg/1.000m2 22,80 47,45 59,00

Phân lân Kg/1.000m2 10,00 22,83 28,00

Phân kali Kg/1.000m2 0,80 3,91 19,80

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Lượng giống gieo sạ thể hiện mật độ gieo trồng của cây khóm, lượng giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Gia tăng lượng giống trên một đơn vị diện tích hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất. Thực tế qua điều tra cho thấy, lượng giống trung bình mà các hộ sử dụng là khoảng 2.401

chồi/1.000m2. Hộ sử dụng lượng giống ít nhất là 1.800 chồi/1.000m2 và lượng

giống cao nhất lên đến 3.700 chồi/1.000m2. Hiện phần lớn nông hộ đã biết áp

dụng cách trồng theo hàng kép và có chừa lối đi, với mật độ khuyến cáo

2.000-3.500 chồi/1.000m2, tiện lợi cho việc chăm sóc cũng như xử lý ra hoa và

thu hoạch, góp phần tăng năng suất rất cao.

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong canh tác vì nó cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thông thường, các hộ sử dụng cho sản xuất có 3 loại phân chính đó là phân đạm (N), phân lân (P) và phân kali (K). Tuy nhiên, các loại phân này khi sản xuất đã được pha trộn thêm với các chất phụ gia và các tạp chất khác, hoặc ba loại phân trên được kết hợp với nhau để tạo ra các loại phân hỗn hợp với tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, khi xác định lượng phân bón mà hộ sử dụng thì phải dựa vào tỷ lệ phần trăm mà chúng có mặt trong thành phần mà tính. Các loại phân thông thường mà các hộ sử dụng để bón cho khóm là: phân URE chứa khoảng 45-46% N còn lại là tạp chất; phân DAP chứa 18% N, 46% P còn lại là tạp chất, phân hỗn hợp NPK nhưng chúng có nhiều tỷ lệ khác nhau, các hộ đã sử dụng chủ yếu là các loại như: 20-20-15, 16-16-8, với tỷ lệ N, P, K tương ứng với tỷ lệ ghi trên bao bì từng loại. Ví dụ như phân 20-20-15 thì trong đó N chiếm 20%, P chiếm 20%, K chiếm 15% và còn lại là tạp chất, còn các loại khác thì tương tự.

Qua phân tích thì lượng phân đạm trung bình các hộ sử dụng là 47,45 kg/1.000m2, hộ sử dụng nhiều nhất là 59,00 kg/1.000m2, và ít nhất là 22,80

kg/1.000m2, cao nhất là 28,00 kg/1.000m2 và thấp nhất là 10,00 kg/1.000m2.

Lượng phân kali trung bình đã sử dụng là 3,91 kg/1000m2, lớn nhất là 19,80

kg/1.000m2, và nhỏ nhất là 0,80 kg/1.000m2. Vì vậy, nông hộ cần phải cân nhắc việc bón phân với liều lượng cũng như tỉ lệ các loại phân và thời hạn cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo kết quả điều tra thì lượng phân kali là được sử dụng ích nhất trong các loại phân. Do tác dụng chính của phân kali là giúp cứng cây tránh đổ ngã nên thông thường các hộ sử dụng không nhiều.

4.1.2.2 Kỹ thuật canh tác

Bên cạnh kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm canh tác kỹ thuật canh tác cũng không kém phần quan trọng. Những kỹ thuật mà nông dân được tiếp thu như, qui trình kỹ thuật phục tráng và qui trình tạo cây sạch bệnh, tiêu chuẩn tuyển chọn cá thể tốt ngoài đồng ruộng,... từ những lần tham gia công tác khuyến nông của cán bộ xã, hay những buổi tập huấn của nhũng cán bộ kỹ thuật từ sở, ban ngành có liên quan. Sau khi phỏng vấn nông hộ tác giả ghi nhận được những thông tin về hoạt động tham gia khuyến nông, hay tập huấn kỹ thuật, kết quả sau khi được tập huấn và hộ có tham gia vay vốn để phục vụ sản xuất hay không cụ thể được trình bày ở bảng 4.12 sau đây.

Bảng 4.12: Kết quả điều tra về các yếu tố kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013

Biến Tần số Tỷ lệ (%)

Không Không

Tham gia khuyến nông 35 45 43,75 56,25

Tham gia tập huấn 50 30 62,5 37,5

Kết quả sau tập huấn 43 7 86,0 14,0

Vay vốn 30 50 37,5 62,5

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013

Theo kết quả ở bảng 4.12 thì công tác khuyến nông cũng được tổ chức và hoạt động thường xuyên hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm của các hộ. Công tác khuyến nông dưới sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông tại địa phương, nhằm mục đích tạo điều kiện để các chủ hộ có thể thường xuyên gặp nhau và được họp định kỳ nhằm giải quyết các vướn mắc của các hộ. Là một nơi bổ ích để các hộ vừa có thể giải trí và vừa có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình canh tác về mặt kỹ thuật. Đồng thời ở mỗi buổi khuyến nông như thế cũng là nơi để các hộ có thể dễ dàng tiếp cận với khoa học và kỹ thuật mới. Theo điều tra trên tổng số 80 hộ thì chỉ có 35 hộ tham gia

công tác khuyến nông chiếm 43,75%, còn lại hộ không tham gia khuyến nông chiếm đến 56,75% trong tổng số.

Cùng với các lớp khuyến nông thì mỗi địa phương đều có tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật nhằm đưa các tiến bộ khoa học công nghệ mới đến gần với người nông dân. Tập huấn còn tạo điều kiện thuận lợi giúp các hộ có thể trao đổi các kinh nghiệm canh tác với nhau, mặc khác giúp nông dân tiếp cận với giống mới, các mô hình sản xuất cũng được tập huấn như VietGAP, để giúp cho hộ có thể dễ dàng áp dụng vào sản xuất, đạt hiệu quả tối ưu. Trong tổng số các hộ điều tra thì có 50 hộ tham gia tập huấn chiếm 62,5% còn lại là các hộ không tham gia tập huấn chiếm 37,25%. Trong 50 hộ tham gia tập huấn, sau khi áp dụng được những kỹ thuật mới vào sản xuất, có 43 hộ đạt được hiệu quả như mong đợi, chiếm 86% trong tổng số hộ tham gia tập huấn. Cho thấy công tác tập huấn tại địa bàn nghiên cứu có hiệu quả tốt, cần phát huy hơn nữa.

Vốn là một biến có tác động đến hiệu quả kỹ thuật, vì tất cả các kỹ thuật mới đều cần phải có nguồn vốn để đầu tư. Vốn của các hộ thường có hai nguồn chính là vốn nhà tự có và vốn phải đi vay. Theo số liệu điều tra được từ các hộ thì số người đi vay tín dụng tương đối thấp chỉ có 30 hộ, chiếm tỷ lệ 37,5% so với tổng số. Số còn lại là vốn gia đình tự có không phải đi vay chiếm đến 62,5%. Cho thấy hầu như nông hộ sử dụng vốn nhà để canh tác là chính.

4.1.2.3 Phân tích các khoản chi phí trong mô hình trồng khóm Tổng chi phí sản xuất

Bảng số liệu 4.13 dưới đây thể hiện một phần tình hình sản xuất khóm ở địa bàn điều tra. Tổng chi phí sản xuất của các hộ dùng phản ánh tổng thể tất cả các loại chi phí đầu vào mà hộ đã sử dụng để sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ tính chi phí biến đổi mà bỏ qua chi phí cố định khác. Tổng chi phí này chỉ xét trên sự thay đổi của các biến đầu vào tác động trực tiếp đến năng suất cũng như lợi nhuận của hộ. Hơn nữa, tổng chi phí còn dùng để tính lợi nhuận mà hộ đạt được trong quá trình sản xuất. Qua kết quả điều tra thì

tổng chi phí sản xuất trung bình của hộ là 3.279.344 đồng/1.000m2, chi phí cao

nhất là 4.681.873 đồng/1.000m2, thấp nhất là 1.850.692 đồng/1.000m2. Tổng

chi phí của các hộ bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc BVTV, chi phí làm đất, chi phí lao động, chi phí lãi vay và các loại chi phí khác.

Bảng 4.13: Kết quả điều tra về các khoản mục chi phí bình quân trên 1.000m2 của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013

ĐVT: Đồng /1.000m2

Các yếu tố chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng (%)

Chi phí giống 23.556 142.500 86.253 2,63

Chi phí phân 776.000 2.704.000 1.264.000 38,54

Chi phí thuốc 15.000 140.000 42.231 1,29

Chi phí làm đất 133.333 1.580.000 436.467 13,31

Chi phí lao động 120.000 2.145.000 708.987 21,62

Chi phí lãi vay 15.873 277.778 80.432 2,45

Chi phí khác 350.000 1.350.000 660.975 20,16

Tổng chi phí 1.850.692 4.681.873 3.279.344 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Chi phí phân bón

Dựa vào bảng 4.13 ta nhận thấy chi phí phân bón bình quân lên đến 1.264.000 đồng/1.000m2, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 38,54% trong tổng

chi phí đầu tư. Chi phí phân bón cao nhất đến 2.704.000 đồng/1.000m2, thấp

nhất 776.000 đồng/1.000m2. Sở dĩ chi phí phân khá cao trong các hộ chủ yếu

là do quá trình canh tác lâu năm nên độ màu mỡ của đất cũng giảm theo, việc sản xuất liên tục không cho đất nghỉ ngơi để có thể phục hồi cũng đã tác động làm cho đất bị thoái hóa, nên biện pháp cải thiện chủ yếu của các hộ là sử dụng lượng phân bón tăng lên để có thể cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây, góp phần gia tăng năng suất. Vì vậy, đẩy chi phí phân lên cao nhất trong tất cả các loại chi phí. Chi phí phân bón cho phân URE chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là phân DAP các loại phân NPK như NPK (20-20-15) hoặc NPK (16-16-8).

Chi phí lao động

Theo số liệu nghiên cứu, lực lượng lao động chính tham gia sản xuất khóm chủ yếu là lao động gia đình, đa số các nông hộ chỉ thuê lao động ở khâu làm đất và khâu thu hoạch. Chi phí cho lao động ở mức khá cao bình quân khoảng 708.987 đồng/1.000m2, chiếm 21,62% trong tổng chi phí, mức chi phí cho lao động cao nhất là 2.145.000 đồng/1.000m2, và thấp nhất là 120.000 đồng/1.000m2, là loại chi phí chiếm tỉ lệ cao chỉ sau phân bón. Chi

phí lao động được tính bằng tổng chi phí LĐGĐ và chi phí lao động thuê. Sau đây là bảng kết quả thống kê về chi phí lao động LĐGĐ và lao động thuê của các hộ:

Bảng 4.14: Kết quả điều tra về các khoản mục chi lao động bình quân trên

1000m2 của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013

Khoản mục ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Giá thuê Đồng/ngày công 100.000 150.000 122.250

LĐGĐ Ngày công/1.000m2 36 102 63,43

LĐ thuê Ngày công/1.000m2 3 64 27,75

Chi phí LĐGĐ Đồng/1.000m2 85.000 1.392.000 502.827

Chi phí LĐ thuê Đồng/1.000m2 12.000 953.333 216.554

Tổng Đồng/1.000m2 120.000 2.145.000 708.987

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013

Chi phí lao động phụ thuộc vào số ngày công lao động và giá thuê lao động. Trung bình giá thuê lao động năm vừa rồi là 122.250 đồng/ngày công, cao nhất là 150.000 đồng/ngày công và thấp nhất là 100.000 đồng/ngày công. Vì ngày nay lực lượng lao động dịch chuyển từ thị trường lao động nông thôn sang thành thị ngày càng nhiều nên lực lượng lao động không được dồi dào dẫn đến tình trạng giá lao động tăng cao. Thêm vào đó, các công đoạn khác phục vụ cho sản xuất khóm của các hộ cũng phải cần khá nhiều ngày công lao động như: khâu chuẩn bị đất (lên liếp, làm cỏ, xử lý đất, thu hoạch). Ở đây chi phí lao động được tính bằng tổng số ngày công của cả LĐGĐ và LĐ thuê nhân với giá đi thuê lao động, nhưng trên thực tế thì các hộ khi tính chi phí lao động thường không kể đến lao động LĐGĐ mà chỉ tính số lao động thuê mướn nên chi phí lao động mà hộ tính thường thấp hơn so với tính toán trong kinh tế.

Trung bình chi phí lao động LĐGĐ của các hộ là 502.827 đồng/1.000m2,

còn lao động thuê là 216.554 đồng/1.000m2. Chi phí thuê lao động cao nhất là

953.333 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 12.000 đồng/1.000m2. Còn chi phí

LĐGĐ cao nhất là 1.392.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 85.000

đồng/1.000m2. Chi phí trung bình lao động LĐGĐ cao hơn so với lao động

thuê khoảng 286.273 đồng/1.000m2.

Chi phí khác

Bao gồm tất cả các loại chi phí khác trừ các loại chi phí trên như: Chi phí nguyên nhiên liệu, vận chuyển, chi phí công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị,... Chi phí khác của các hộ điều tra trung bình là 660.975 đồng/1.000m2 chiếm 20,16% so với tổng chi phí sản xuất. Chi phí cao nhất là 1.350.000

đồng/1.000m2 và thấp nhất là 350.000 đồng/1.000m2. Đây là khoản mục chi phí khá cao đứng thứ ba chỉ sau chi phí phân và chi phí lao động.

Chi phí vốn vay

Chi phí vốn vay khoảng 80.432 đồng/1.000m2, chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất khoảng 2,4%. Đa số nông hộ sử dụng vốn nhà, một số ít nông hộ có vay vốn. Nhìn chung, thiếu vốn sản xuất là vấn đề khó khăn khi gia nhập ngành, và áp dụng những khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hơn nữa do thời gian trồng đến thu hoạch trái lâu, hơn 1 năm và lưu vụ khóm kéo dài nên các nông hộ sản xuất khóm gặp không ít khó khăn trong quá trình luân chuyển vốn để mua phân bón hay mua giống để phục vụ sản xuất, vậy để việc sản xuất được thuận lợi nông hộ phải vay vốn ở các ngân hàng.

Chi phí giống

Chọn giống khóm sạch bệnh và thích nghi với điều kiện sản xuất là điều rất quan trọng đối với nông hộ trồng khóm. Từ lâu những nông hộ trồng khóm ở địa bàn nghiên cứu sử dụng giống canh tác từ khóm Queen , nó được xem là loại giống truyền thống của vùng, do giống Queen thích nghi với vùng đất phèn nơi đây, chất lượng trái tốt, năng suất khá hiệu quả. Phần lớn nông dân sử dụng nguồn giống tự phát, có thể từ những vụ trước chọn chồi lại làm giống, hoặc mua từ hộ lân cận, kết quả là chất lượng, kích cỡ trái không đồng đều. Hiện các cơ quan có thẩm quyền đang khuyến cáo bà con sử dụng khóm sạch bệnh của trung tâm giống, hay những cơ sở giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tại địa phương.

Tuy nhiên, tỉ lệ nông hộ mua giống canh tác cũng không nhiều, thực tế điều tra cho thấy 16,25% nông hộ không sử dụng giống nhà. Chi phí giống phụ thuộc vào lượng giống sử dụng và giá giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào cách gieo trồng. Mật độ trung bình khoảng 3.000 – 4.000 chồi/1.000m2. Cây khóm là cây lâu năm nên hầu như một lần trồng nông hộ có thể canh tác trung bình khoảng 3 năm, khoảng 3 vụ/năm. Vì vậy, chi phí giống ở mỗi năm, mỗi vụ khá thấp, bình quân chỉ khoảng 86.253 đồng/1.000m2, chiếm tỷ lệ 2,63% trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí giống cao nhất ghi nhận được

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh hậu giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)