Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh hậu giang (Trang 81)

hình trồng khóm trên địa bàn

Do hệ số gama (γ) trong bảng 4.20 bằng 0,8658 (~1), cho thấy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, hoạt động sản xuất của hộ không chỉ ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (OLS).

Bảng 4.20: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 80 hộ trồng khóm tại Hậu Giang năm 2013

Ký hiệu

biến Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật

PP ước lượng

MLE t – value

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function)

Hằng số -0,9616 ** -2,3270

Z1 Trình độ học vấn (năm) 0,0830 ns 1,3943

Z2 Số năm kinh nghiệm (năm) -0,0933 ** -2,3275

Z3 Tuổi (năm) 0,4270 *** 2,8139

Z4 LĐGĐ (ngày công/1000m2) -0,0596 ns -1.0070

Z5 LĐ thuê (ngày công/1000m2) -0,0314 * -1,8281

Z6 Giới tính (Biến giả) -0,0464 ns -1,1418

Z7 Tập huấn (Biến giả) 0,0062 ns 0,2128

Z8 Khuyến nông (Biến giả) -0,0341 ns -1,2702

Z9 Tín dụng (Biến giả) -0,0852 * -1,8238

Sigma-squared 0,0017 * 2,3182

Gamma 0,8658 *** 9,7284

Likelihood function 184,2624

LR test of the one-sided error 38,7515

Mean technical efficiency 0,9692

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả

Ghi chú: *:Mức ý nghĩa 10%, **: Mức ý nghĩa 5%, ***: Mức ý nghĩa 1%,ns không có ý nghĩa ở ba mức ý nghĩa trên.

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích của bảng 4.20 ta thấy các yếu tố kinh nghiệm, tuổi chủ hộ, lao động thuê và tín dụng có ý nghĩa trong mô hình. Cụ thể như sau:

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trình độ học vấn của hộ tham gia sản xuất không có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình. Do hộ canh tác theo lối truyền thống và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sẵn có nên trình độ học vẫn không có sự khác nhau giữa các hộ.

Kinh nghiệm: Ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các điều kiện khác không đổi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Nghĩa là số năm kinh nghiệm càng nhiều thì hiệu quả kỹ thuật cao. Nghĩa là đối với những nông dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất thì họ có khả năng phòng tránh được rủi ro và biết hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy tốt những mặt cực trong quá trình sản xuất để canh tác có hiệu quả hơn những hộ kém kinh nghiệm hơn.

Tuổi chủ hộ: Ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các điều kiện khác không đổi, tuổi của chủ hộ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kỹ thuật, có nghĩa tuổi của chủ hộ càng cao thì hiệu quả kỹ thuật càng giảm. Do nghề trồng khóm vốn là nghề truyền thống của gia đình, điều tra thực tế thấy được nông hộ đa số từ tuổi trung niên trở lên nên khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất cũng kém hơn so với nông hộ trẻ tuổi khác. Vì thế nông hộ có tuổi càng cao càng khó đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.

LĐGĐ: Yếu tố lao động gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, nghĩa là ngày công lao động gia đình mà các hộ dùng để tham gia sản xuất không có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Nguyên nhân thứ nhất do đại đa số các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu sử dụng LĐGĐ là chính nên không có sự khác biệt giữa những nông hộ với nhau. Thứ hai, những công đoạn trong canh tác khóm không yêu cầu nhiều lao động và công việc thì diễn ra thường xuyên mỗi ngày nhưng không nhiều như làm cỏ tỉa lá, tưới nước, bón phân,... nên hộ chủ động được lao động tại chổ.

LĐ thuê: Số ngày công thuê công lao động tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật, nghĩa là số ngày công thuê lao động càng nhiều thì hiệu quả kỹ thuật càng tăng. Chứng tỏ lao động thuê làm việc có tính chuyên nghiệp và nhanh hơn so với LĐGĐ nên hiệu quả kỹ thuật tăng, do trong quá trình canh tác như làm đất, bón phân hữu cơ đây là loại phân được dùng với lượng lớn, và thu hoạch,… đó là những công đoạn diễn ra đồng loạt và cần hoàn thành sớm để tránh tổn thất nên thuê lao động sẽ đạt được hiệu quả hơn.

Giới tính: Yếu tố giới tính chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình, nên trong mô hình này thì hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa giới tính khác nhau của các chủ hộ. Do đại bộ phận nông hộ là nam trên toàn địa bàn nghiên cứu nên không có sự khác biệt giữa giới tính chủ hộ với nhau. Mặt khác, có một vài chủ hộ là nữ nhưng vẫn sản xuất có hiệu quả với năng suất cao, do những hộ này có kinh nghiệm sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nên kết quả giữ họ không có sự khác nhau.

Tập huấn kỹ thuật: Yếu tố tham gia tập huấn của nông hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Vì vậy, không có sự khác biệt giữa hộ có tham gia tập huấn và hộ không tham gia tập huấn. Hộ ít tham gia tập huấn kỹ thuật, chủ yếu nông hộ canh tác dựa trên kinh nghiệm sẵn có nên có tập huấn hay không giữa các hộ không có sự khác nhau.

Khuyến nông: Yếu tố tham gia khuyến nông của nông hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Hộ ít tham gia công tác khuyến nông, chủ yếu nông hộ canh tác dựa trên kinh nghiệm sẵn có nên có tham gia hay không giữa các hộ không có sự khác nhau. Vì vậy, không có sự khác biệt giữa hộ có tham gia khuyến nông và hộ không tham gia khuyến nông.

Tín dụng:Yếu tố tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Nghĩa là hộ nào có vay tín dụng thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với hộ không vay. Do nguồn vốn gia đình tự có không đủ phục vụ cho sản xuất nên hộ cần vay thêm ngồn vốn từ ngân hàng hoặc những tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại địa phương để dễ dàng đầu tư vào công nghệ mới và áp dụng những qui trình khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất cải thiện đời sống cho nông hộ.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) từ bảng 4.21 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất khóm của toàn bộ mẫu khảo sát là 96,92% so với năng suất tối đa. Sau đây là bảng 4.21 thống kê tỷ trọng các mức hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt được.

Bảng 4.21: Thống kê tỷ trọng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013

Hiệu quả kỹ thuật (%) Số nông hộ Tỷ trọng (%)

> 95 52 65,00

90 - 95 14 17,50

<90 4 5,00

Nhận xét:

Bảng 4.21 cho thấy phần lớn các hộ trồng khóm có hiệu quả kỹ thuật đạt mức tương đối cao > 95% chiếm 65% cho thấy các nông hộ đã áp dụng các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật như kinh nghiệm, độ tuổi, số ngày công lao động thuê, hay tín dụng có hiệu quả. Vì vậy nông hộ đã đạt được hiệu quả kỹ thuật cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn 90%, nhưng số nông hộ có hiệu quả thấp chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 5%, do nông hộ chưa tuân thủ theo các qui trình canh tác về giống sạch bệnh nên cây bị nhiễm bệnh, hoặc do đầu tư vốn canh tác chưa hợp lý nên đạt hiệu quả kỹ thuật thấp hơn những hộ khác.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh hậu giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)