chi phí lao động gia đình thì vẫn có lời.
Tỉ số giữa thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình là 2.09 lần có nghĩa là với 1 đồng chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 2.09 đồng thu nhập.
Tỉ số giữa thu nhập và doanh thu là 0.68 lần có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì thu nhập tăng 0.68 đồng.
Tỉ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 1,61 lần, có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ tăng 1.61 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên cho thấy mô hình trồng khóm của nông hộ mang lại lợi nhuận cao.
Tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0.61 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu từ việc bán khóm thì nông hộ sẽ tăng 0.61 đồng lợi nhuận. Muốn doanh thu cao thì khóm phải bán được giá cao với sản lượng nhiều, có vậy sản xuất mới mang lại lợi nhuận.
Tỉ số giữa lợi nhuận và thu nhập là 0.62 lần, có nghĩa là thu nhập của hộ tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 0.62 đồng. Trong nông nghiệp thì nông dân luôn nghĩ là lấy công làm lời nên khi sản xuất đạt hiệu quả thì thu nhập của người nông dân tăng và lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn khi không tính chi phí lao động gia đình.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG
4.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng khóm trên địa bàn trồng khóm trên địa bàn
Năng suất của việc sản xuất khóm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động khác nhau, trong đó có những nhân tố có lợi và bất lợi. Mô hình hồi quy (2.11) giúp ta xác định những nhân tố đầu vào nào tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng suất đạt được và từ đó mà có phương hướng hạn chế những nhân tố tiêu cực, phát triển những nhân tố tích cực.
Những nhân tố có tác động tích cực đến năng suất của khóm như thuốc BVTV, lượng phân N, P, K, đất đai, mật độ, khí hậu, thời tiết và kỹ thuật sản xuất của nông hộ, kinh nghiệm, trình độ học vấn. Sau đây là bảng thống kê mô tả các biến độc lập có trong mô hình 2.11:
Bảng 4.18: Bảng thống kê mô tả các biến có trong hàm sản xuất 2.11
Biến độc lập (Xi) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn X1 Mật độ (chồi/1.000m2) 7,50 8,22 7,77 0,14 X2 Phân đạm (kg/1.000m2) 3,13 4,07 3,84 0,19 X3 Phân lân (kg/1.000m2) 2,30 3,33 3,11 0,18 X4 Phân kali (kg/1.000m2) -0,22 2,10 1,16 0,62 X5 Thuốc BVTV (1.000đ/1.000m2) 9,61 11,84 10,53 0,47 X6 Diện tích (1.000m2) 1,38 4,61 2,92 0,62 X7 LĐGĐ (ngày công/1.000m2) 3,37 4,50 3,94 0,26
X8 Số năm kinh nghiệm (năm) 1,94 3,87 3,40 0,37
X9 Trình độ học vấn (năm) 1,10 2,48 2,01 0,28
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả
Thống kê mô tả các biến trong hàm sản xuất 2.11 được trình bày trong bảng 4.18. Nhìn chung, giá trị của các biến số trong mô hình không biến động nhiều giữa 80 hộ nông dân, được biểu hiện qua độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với giá trị trung bình. Nguyên nhân của sự kém biến động này do nông dân sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích lũy được từ nhiều năm qua, cho nên họ dùng liều lượng các yếu tố đầu vào theo một cách thống nhất từ vụ này sang vụ khác và giữa các nông hộ không có sự thay đổi nhiều về liều lượng dùng. (Phạm Lê Thông, 1998). Theo số liệu điều tra thì đa số nông hộ trồng khóm có kinh nghiệm trên 30 năm. Do vậy hình thành nên tập quán canh tác mang tính bảo thủ. Mặt khác, sự kém biến động này có thể làm giảm mức ý nghĩa thống kê của mô hình do nó làm tăng sai số chuẩn của các ước lượng trong mô hình.
Ước lượng mô hình hàm năng suất theo phương pháp ước lượng “khả năng cao nhất” (MLE) bằng Frontier. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật được trình bày trong bảng 4.19 và 4.20 , giá trị F-value = 38,7515% với mức ý nghĩa 1% cho biết 38,7515% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
Kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) từ bảng 4.20 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất khóm của
toàn bộ mẫu khảo sát là 96,92% so với năng suất tối đa. Điều này cho thấy, với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì năng suất của hộ còn có khả năng tăng thêm tối đa 3,08% để đạt năng suất tối ưu.
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 80 nông hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013
Ký hiệu
biến Yếu tố ảnh hưởng năng suất
PP ước
lượng MLE t - value
Hàm sản xuất biên (Frontier production function)
Hằng số 7,3370 *** 11,439 Ln X1 Mật độ (chồi/1.000m2) 0,2406 *** 3,6255 Ln X2 Phân đạm (kg/1.000m2) 0,0142 ns 0,5545 Ln X3 Phân lân (kg/1.000m2) -0,7481 *** -12,4524 Ln X4 Phân kali (kg/1.000m2) -0,0152 *** -2,8352 Ln X5 Thuốc BVTV (1.000đ/1.000m2) 0,0375 *** 5,0264 Ln X6 Diện tích (1.000m2) 0,0066 ns 1,4226 Ln X7 LĐGĐ (ngày công/1.000m2) -0,0286 * -1,8871
Ln X8 Số năm kinh nghiệm (năm) 0,0325 ** 2,5939
Ln X9 Trình độ học vấn (năm) -0,0016 ns -0,1432
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả Ghi chú: * Mức ý nghĩa 10%,
** Mức ý nghĩa 5%,
*** Mức ý nghĩa 1%, ns không có ý nghĩa ở ba mức ý nghĩa trên.
Bảng 4.19 trình bày kết quả các yếu tố về mật độ, phân lân, phân kali, chi phí thuốc BVTV, LĐGĐ và số năm kinh nghiệm có ý nghĩa trong mô hình đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng năng suất của các hộ trong năm 2013.
Nhận xét:
Sự tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến năng suất khóm được thể hiện trong bảng 4.19 như sau:
Mật độ trồng: Với mức ý nghĩa 1%, khi mật độ trồng tăng 1% với giả định các yếu tố lao động, loại giống, phân kali, thuốc trừ sâu, kinh nghiệm không đổi thì năng suất tăng tối đa 24,06%, tức là khi mật độ trồng khóm dày
hơn thì sản lượng sẽ tăng lên, do mật độ giống trung bình 2.401 chồi/1.000m2
thấp hơn so với mật độ khuyến cáo (mật độ khuyến cáo 3.500 chồi/1.000m2).
(TS.Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và cộng sự, 2013). Vì vậy, khi tăng lượng giống lên sẽ làm tăng năng suất, nhưng yếu tố này cũng tuân theo quy luật năng suất
biên giảm dần, nếu mật độ trồng quá dày sẽ khó chăm sóc, làm tăng khả năng lây lan bệnh, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Phân đạm: Yếu tố thứ hai là lượng phân đạm bón trên 1.000m2. Yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, do mục đích sản xuất của vùng là tăng năng suất để kịp thời cung cấp nguồn nguyên liệu cho khóm đóng hộp nên nông hộ chưa chú trọng đến việc xuất khẩu sang những thị trường khó tính đòi hỏi cần có sự vận chuyển và bảo quản lâu dài. Vì vậy, nông hộ chọn kỹ thuật canh tác bón dư thừa lượng phân đạm để kích thích sự tăng trưởng trên trái, thực tế nông hộ đã làm tăng dư lượng các chất như nitrate lưu tồn trên trái vượt tiêu chuẩn cho phép của các thị trường khó tính như Châu Âu, Úc, Mỹ... nên tình hình tiêu thụ và xuất khẩu của mô hình còn gặp khó khăn. (Ths.Nguyễn Thị Kiều, 2008)
Phân lân: Với mức ý nghĩa 1%, khi tăng lượng phân lân lên 1% với giả định các yếu tố mật độ trồng, lao động, loại giống và thuốc trừ sâu, kinh nghiệm không đổi thì năng suất giảm 74,81%, cụ thể là khi bón càng nhiều phân lân sẽ làm càng làm giảm năng suất cũng như chất lượng của trái, làm đất bị ngộ độc, do hộ luân canh nhiều năm nhiều vụ, đất đai sẽ hoang hóa đi. Vì nông hộ canh tác liên tục nhiều năm, nhiều vụ trên đơn vị diện tích hiện có và hiện lượng phân lân nông hộ dùng đang ở mức dư thừa, theo số liệu điều tra
trung bình khoảng 22,83 kg/1.000m2. Mặt khác, theo như khuyến cáo của các
sở ban ngành có liên quan về việc sử dụng lượng phân lân cho giống Queen ở ĐBSCL là khoảng 18 – 20 kg phân lân trên 1.000m2 (Sở NN&PTNN Hậu Giang, 2013). Ngoài ra, điều này cũng làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như hệ sinh thái xung quanh.
Phân kali: Tương tự với biến phân lân, ở mức ý nghĩa 1%, khi tăng
lượng phân kali lên 1%, với giả định các yếu tố khác không đổi thì năng suất
sẽ giảm tối đa 1,52%, thực tế lượng kali được dùng cao nhất khoảng 19,8 kg/1.000m2. Mặt khác, theo như khuyến cáo của các sở ban ngành có liên quan để đạt năng suất cao hộ nên sử dụng lượng phân kali cho giống Queen ở ĐBSCL là khoảng 18kg phân kali trên 1.000m2 (Sở NN&PTNN Hậu Giang, 2013). Vì lượng phân kali không vượt xa so với mức khuyến cáo nên năng suất giảm cũng không nhiều.
Chi phí thuốc BVTV: Yếu tố đầu vào tiếp theo là chi phí thuốc BVTV. Với mức ý nghĩa 1% và giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi, khi chi phí sử dụng thuốc BVTV tăng 1% thì năng suất sẽ tăng tối đa 3,75%. Nghĩa là chi phí sử dụng thuốc càng tăng thì năng suất sẽ càng tăng, nhưng yếu tố này cũng tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần, nếu dùng nhiều thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến chất lượng trai, và gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nên các hộ cần cân nhắc nên tăng chi phí thuốc BVTV lên một cách hợp lý để có thể đạt năng suất tối ưu.
Diện tích: Trong mô hình trồng khóm của nông hộ, nhìn chung các hộ có diện tích đất nhiều sẽ có điều kiện để tập trung sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm gia tăng năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, do điều kiện để nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên diện tích đất lớn không phát huy được lợi thế của mình. Kết quả phân tích cho thấy trong vụ sản xuất khóm năm 2013, hệ số diện tích không có ý nghĩa trong mô hình nên không tác động đến năng suất.
Lao động gia đình: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 10%, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi, khi tăng ngày công LĐGĐ lên 1% thì năng suất sẽ giảm tối đa 2,86%. Nguyên nhân của sự giảm năng suất này là do đặc điểm cây khóm có nhiều chồi non và ngọn có thể ra trái, và mật độ trồng dày, tùy vào giai đoạn khác nhau mà bố trí công chăm sóc sao cho phù hợp. Giả dụ, trong thời gian trước và sau giai đoạn xử lý ra hoa nếu nông hộ tiếp xúc trực tiếp trên ruộng nhiều làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chồi và ngọn, ví dụ gãy chồi hoặc hư ngọn làm mất năng suất cho cây.
Số năm kinh nghiệm: Theo kết quả nghiên cứu biến này có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi. Khi tăng
số năm kinh nghiệm của người dân trồng khóm lên 1%, thì năng suất sẽ tăng tối đa 3,35%. Kinh nghiệm càng cao năng suất sẽ càng cao. Nhưng tăng với tỷ lệ không cao lắm, một phần có thể do số năm kinh nghiệm cao nên họ chỉ sản xuất dựa trên kinh nghiệm sẵn có mà không quan tâm đến việc thay đổi phương thức sản xuất làm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình.
Trình độ học vấn: Theo kết quả thì biến này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, biến này lại mang giá trị âm. Điều này không có nghĩa là trong mô hình, khi trình độ học vấn tăng thì năng suất giảm, mà do nông hộ không tận dụng giữa việc có trình độ để học hỏi và tham gia nhiều vào công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, nên không ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất.
Kết luận: Những yếu tố như: Diện tích, số lượng phân đạm, trình độ học vấn được đưa vào mô hình nhưng qua kết quả xử lý số liệu thì không đủ cơ sở để kết luận rằng các nhân tố đó có ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên trong sản xuất thực tế thì không thể phủ nhận ảnh hưởng của những nhân tố này đến năng suất khóm thu được. Lượng phân đạm nếu được sử dụng đúng liều lượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần làm gia tăng năng
suất. Đồng thời không thể bỏ qua trình độ học vấn của người dân vì trên thực tế nông dân cần phải có trình độ để tiếp thu thông tin và những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và áp dụng chúng vào sản xuất một cách hợp lý nhất.