3.3.1.1 Nguồn gốc
Hình 3.2: Trái khóm Cầu Đúc – Hậu Giang
Khóm (khóm) là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay). Hiện nay trên thế giới, cây khóm được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới gió mùa, và một số nước á nhiệt đới tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Khóm có thể trồng tới vĩ tuyến 380 bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng khóm cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.
Khóm Cầu Đúc thuộc giống Queen (Nữ hoàng) có nguồn gốc từ Thái Lan. Nét riêng của giống khóm này là trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu, thịt màu vàng sậm, ít sơ, ít nước, ăn giòn và ngọt, trái khóm Cầu Đúc có thể để khoảng 10 - 15 ngày không bị thối.
Cây khóm Cầu Đúc cao trên 1 mét, trọng lượng 1,5-2kg/trái. Đặc biệt Khóm Cầu Đúc (Hậu Giang) thuộc giống Queen (Nữ hoàng), có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây khóm bén rễ trên vùng đất phèn của xã Hỏa Tiến, Tân Tiến từ những năm đầu của thập niên 30. Trái khóm Cầu Đúc Hậu Giang đã gần một thế kỷ sống khỏe trên đất Hỏa Tiến, rồi đến Vĩnh Viễn – cũng là đất phèn nhiễm mặn. Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, khóm Cầu Đúc của Hậu Giang thuộc tiểu nhóm “Queen cổ điển”.
Cây khóm xuất hiện trên mãnh đất Hậu Giang vào năm 1930, người dân Hỏa Tiến thấy giống tốt bắt đầu nhân giống ra trồng cặp bờ sông Cái Lớn. Từ đó caay khóm bám rễ và trụ vững cho đến ngày nay. Cái tên khóm Cầu Đúc được hình thành do lúc đó ở địa phương có cây cầu đúc bằng xi măng (do thực dân Pháp xây) bắt ngang sông Cái Lớn tại xã Hỏa Tiến, bà con mang khóm ra đó để bán. Thương lái từ khắp nơi đến tập kết tại Cầu Đúc để mua khóm và tên “khóm Cầu Đúc” được hình thành.
Việt Nam được xem là một trong 10 quốc gia có sản lượng khóm cao trên thế giới. Tại Việt Nam khóm được trồng khá phổ biến, tập trung ở các tỉnh như Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang....với các loại giống phổ biến như: Victoria, Queen, Cayenne, khóm ta, khóm mật, khóm hoa, khóm na hoa, khóm không gai...
3.3.1.2 Đặc điểm
Cây khóm là cây ăn quả nhiệt đới, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ưa nhiệt độ cao (200C - 300C), ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Cây khóm có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600 - 700 mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 3.500 - 4.000 mm/ năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80 - 100 mm được coi là đầy đủ, không cần phải tưới thêm. Năng suất bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng, nếu trồng dày, thiếu ánh sáng thì sẽ cho quả nhỏ và không ngọt. Đặc biệt, cây khóm không kén đất, có thể chịu hạn và chịu phèn.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam, quả khóm được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Khóm có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric), là nguồn cung cấp mangan dồi dào. Trong 100 gam phần ăn được của khóm chứa 25 kcal, 0,03gam caroten, 0,08 gam vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (khóm tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ. đặc biệt trong cây và quả khóm có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin (giống như chất Papain ở đủ đủ),
có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm. Ngoài ăn tươi, quả khóm chế biến thành khóm hộp và nước khóm, là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác bã quả khóm sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá khóm làm bột giấy.
Ở nước ta, khóm trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng 40.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn trong đó 90% là phía Nam. Các tỉnh trồng khóm nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ….miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha.
Trong năm cây khóm ra hoa nhiều vụ. Ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 6 - 7, vụ trái ra hoa tháng 6-8, thu hoạch tháng 10 - 12. Ở miền Nam, khóm có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4 - 5 tháng.
Nét riêng của khóm Cầu Đúc là trồng được ở nơi đất chua xấu, lá có nhiều gai và cứng, trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Đặt biệt, trái khóm Cầu Đúc có thể để khoảng 10 đến 15 ngày mà không bị thối. Cây khóm Cầu Đúc cao trên 1 mét, trọng lượng từ 1,5kg đến 2kg/trái.
3.3.1.3 Kỹ thuật trồng
1. Chuẩn bị đất a. Làm đất
Khóm là loại cây ăn trái tương đối dể tính có thể trên nhiều loại đất khác nhau. Mỗi vùng đất có chế độ canh tác khác nhau. Ở ĐBSCL khóm được trồng trên líp nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác tránh ngập úng. Thiết kế líp trồng khóm rộng 4 - 6m để dể thoát nước trong mùa mưa. Mương rộng khoảng 1/2 líp, sâu 1 - 1,2m. trong những vùng đất có tầng sinh phèn nằm gần lớp mặt thì áp dụng cách lên líp theo băng (dùng lớp đất mặt đưa vào lớp giữa) lớp đất sâu ốp hai bên líp, qua năm thứ hai phèn được rửa thì trồng thêm, kỹ thuật trồng này chống cây bị ngộ độc phèn sau khi trồng. Nếu trồng lại trên đất trồng khóm mùa trước thì có thể cày nát thân lá khóm rồi bón vôi nhằm cung cấp thêm phân hữu cơ cho đất.
b. Diệt cỏ và bón lót
Cần làm cỏ trước khi trồng vì sau khi trồng nếu cỏ mọc nhiều gặp nhiều khó khăn khi trồng. Nếu dùng thuốc diệt cỏ thì sau hai tuần mới tiến hành tồng cây con. Ngoài ra có thể dùng màng phủ nông nghiệp giúp hạn chế cỏ dại, tiết kiện nước tưới, giảm lượng phân bón và điều hòa nhiệt độ.
Trước khi trồng 1–2ngày cần bón lót phân N:P:K theo tỷ lệ 2/4 : 1/4: 1/4 2. Chuẩn bị giống
a. Tiêu chuấn giống:
Chọn giống từ những cây bố mẹ sạch bệnh (chọn cây giống nuôi cấy mô). Cây mẹ cho trái hình trụ có một chồi thẳng đứng, ít chồi cuốn (3 chồi). Chồi đem trồng phải mập khỏe xanh đậm, phiến lá rộng dài, không sâu bệnh chiều dài chồi tối thiểu 20 cm (vì chồi nhỏ dể bị đất văng vào khi tưới nước làm dể bị thối noãn).
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn các loại chồi
Loại chồi Trọng lượng (g) Chiều dài (g)
Chồi thân 200 - 600 30 - 40
Chồi cuống 200 - 250 25 - 30
Chồi ngọn 200 - 250 20 - 25
Nguồn: Sách Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Khóm, KS. Dương Tấn Lợi, 05/03/2013
b. Xử lí chồi
Để phòng ngừa rệp sáp gây bện héo khô đầu lá chồi con cần được xử lí trước khi đem đi trồng, chồi con được bỏ bớt lá già ở phần gốc, cắt bớt rể sau đó nhúng vào dung dịch Basudin 25 EC (nồng độ 0,2%) trong 30 phút sau đó vớt ra để 24 giờ sau đem đi trồng. Trường hợp ngừa bệnh thối gốc ở cây con có thể nhún chồi trong dung dịch Ridomil nồng độ 0,2% xử lí giống như trên.
3. Trồng cây a. Thời vụ:
Ở miền Nam trồng tốt vào mùa mưa, tháng 5 - 6 dương lịch, tận dụng nước mưa, không cần tưới nước góp phần tiết kiệm chi phí, dể dàng trong việc tìm mua cây giống và dự tính thời điểm thích hợp cho cây ra hoa.
b. Mật độ
Thay đổi theo từng giống, mục đích trồng (ăn tươi, đóng hộp) mà có cách bố trí khoảng cách trồng khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của một số
nước cũng như của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cho thấy mật độ trồng
khoảng 3.000 – 4.000 cây/1.000m2.
c. Kiểu trồng và cách trồng của giống Queen – Khóm Cầu Đúc
Tùy theo chiều rộng của líp mà bố trí kiểu trồng sao cho phù hợp, có thể trồng theo hàng đơn, kép… theo hình nanh sấu, hình vuông.
Đối với giống Queen khoảng cách trồng như sau: khoảng cách cây trên hàng 30 – 40 cm, khoảng cách giữa hai hàng là 40 – 60 cm, khoảng cách giữa hai hàng kép là 60 - 90 cm.
Trồng cây thẳng hàng kép có lối đi có thể cơ giới hóa khi chăm sóc. Trồng theo hàng kép nhiều hơn hàng đơn và cách hàng kép chăm sóc dễ hơn (ví dụ: dễ bón phân, dễ làm cỏ, dễ đi lại cho thu hoạch v.v...)
* Cách trồng theo hàng đơn
Cây số1 45 cm Cây số 2 45cm Cây số 3 45cm Cây số 4
45 cm 45 cm 45 cm 45 cm Cây số 5 Cây số 6 Cây số 7 Cây số 8 45cm 45cm 45cm
45 cm 45 cm 45 cm 45 cm Cây số 9 Cây số 10 Cây số 11 Cây số 12 45 cm 45 cm 45 cm
Hình 3.3: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng đơn
* Cách trồng theo hàng kép
Cây số 1 30 cm Cây số 2 65cm Cây số 3 30cm Cây số 4
45 cm 45 cm 45 cm 45 cm
Cây số 5 Cây số 6 Cây số 7 Cây số 8 30cm 65cm 30cm
45 cm 45 cm 45 cm 45 cm 30 cm 65 cm 30 cm
Cây số 9 Cây số 10 Cây số 11 Cây số 12 Hình 3.4: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng kép
4. Chăm sóc a. Trồng dặm
Sau khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành trồng dặm các cây bị chết lựa chon cây trồng dặm bằng các cây tốt để cây phát triển kịp.Làm cỏ, vun gốc, cắt lá. Mỗi năm càn làm cỏ 3 – 4 lần có thể làm cỏ bằng tay hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Lần làm cỏ cuối cùng kết hợp với xới đất vun gốc, việc vun gốc từ năm thứ hai trở đi rất quan trọng vì các các cây ở đời thứ hai thường mọc cao nên ít tiếp xúc với đất, do đó đễ bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch xong cần tiến hành cắt bớt lá để mặt líp thông thoáng, giảm sâu bệnh.
b. Bón phân
Theo Py (1967) nguyên tắc bón phân ở vùng nhiệt đới được thực hiện theo 5 nguyên tắc:
- Bón nhiều lần để thỏa mãng nhu cầu của cây.
- Bón cân đối các chất để trái có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao. - Bón đủ dinh dưỡng nhất là trên đất nghèo.
- Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp.
- Nên phân tích lá để kiểm soát sự hữu hiệu của phân bón.
* Đạm: cây trồng bằng chồi cuống (chu kỳ 18 tháng) bón 8 g N/cây, cây trồng bằng chồi thân (chu kỳ sinh trưởng 12 tháng) bón 4g N/cây, các loại phân được dùng như ure, SA. Có thể bón bằng cách hòa với nước tưới vào các nách lá già. Nếu thừa đạm sẽ xuất hiện nhiều chồi non.
* Lân: bón trước khi làm đất 1 – 2 ngày trước khi trồng, cây trồng bằng chồi cuống (chu kỳ 18 tháng) bón 4 - 6 g P/cây, cây trồng bằng chồi thân (chu kỳ sinh trưởng 12 tháng) bón 2 - 4g P/cây.
* Kali: cây trồng bằng chồi cuống (chu kỳ 18 tháng) bón 9 - 10g P/cây, cây trồng bằng chồi thân (chu kỳ sinh trưởng 12 tháng) bón 6g P/cây. Phân kali dùng chủ yếu bằng phương pháp tưới, nồng độ kali cao có thể gây cháy lá non.
Theo kết quả nghiên cứu giống Queen trồng ở ĐBSCL cho thấy có thể áp dụng công thức bón phân như sau: 8g N – 6g P2O5 – 6g K2O/cây/vụ thu hoạch.
c. Tỉa chồi và để cây con
Nếu cây mẹ sinh trưởng tốt có thể để hai chồi thân trên cây, giữ lại một chồi thân khỏe mạnh gần mặt đất để thay thế cây mẹ. Nếu không dùng chồi
cuống để nhân giống nên bẻ bỏ sớm để tập chung dinh dưỡng nuôi trái. Nếu chồi ngọn qua dài có thể dùng có thể dùng các biện pháp sau để rút ngắn chiều dài ngọn: dùng móc sắt phá hủy mô phân sinh tận cùng của ngọn, dùng dầu lửa (hai giọt) nhỏ vào noãn chồi, bẻ bỏ chòi ngọn. các biện pháp trên được tiến hành lúc chồi ngọn dài khoảng 4 – 6 cm, sau khi ra hoa khoảng 10 – 15 ngày, việc tỉa chồi cần tiến hành vào lúc nắng để tránh bị nhiễm tạp.
d. Tưới tiêu nước
Trong điều kiện khó khăn nước tưới có thể tưới mỗi tháng hai lần trong mùa nắng, vào mùa mưa tránh bị gập úng có thể gây ra hiện tượng thối rể.
e. Chống nắng
Vào mùa nắng nhiệt độ cao có thể làm trái bị nức nẻ, có thể dùng rơm rạ khô để che phủ trái.
f. Xử lí ra hoa
Cây khóm là loại cây ra hoa trong giai đoạn ngày ngắn, điều kiện để ra hoa tùy thuộc vào thời tiết, sức sinh trưởng…. Việc xử lí ra hoa giúp rải vụ trong năm tránh thu hoạch tập trung gây ứ đọng sản phẩm khó khăn trong tiêu thụ.
Các biện pháp xử lí ra hoa: hun khói củi, dùng hóa chất như: Ethylen, NAA, 2,4-D, BOH, SNA, MH, Etherl, CaC2 (khí đá). Ở ĐBSCL hiện nay việc kích thích ra hoa trái vụ được áp dụng phổ biến bằng khí đá (CaC2).
Các yêu cầu xử lí gồm có:
Cần sử dụng 1kg cho 2500-3500 cây, cách sử dụng pha với nước tưới vào ngọn cây khóm. Từ ngày sử lý ra hoa đến thu hoạch khoảng 120-130 ngày
Thời gian sử lý ra hoa lần thứ nhất với lần thứ 2 khoảng 3-4 tháng hoặc khác hơn, tùy theo từng người hay tùy theo dự đoán giá cả của từng thời điểm.
- Nếu trồng bằng chồi thân thì phải trồng được 8 - 10 tháng, nếu trồng bằng chồi cuống thì phải trồng được 12 tháng. Nếu xử lí trên cây non vẫn ra hoa nhưng trái nhỏ phẩm chất trái kém.
- Xử lí lúc trời mát càng nhiều lần cho kết quả càng cao. Cách xử lí: rót hỗn hợp CaC2 pha vào noãn cây (50 ml/cây), bình chứa nên đậy kín tránh bốc hơi (không dùng bình bằng đồng để chứa vì dể gây nổ). Sau khi xử lí 15 phút thì hữu hiệu dù có trời mưa. Sau khi xử lí 30 – 40 ngày thì cây ra hoa, khoảng 4,5 tháng sau thì thu hoạch.
5. Sâu bệnh * Bệnh hại
+ Bệnh héo khô đầu lá: đây là bệnh nguy hiểm nhất trên cây khốm ở nước ta, do rệp sáp truyền virus gây ra bệnh này.
Diễn biến triệu chứng có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Trước tiên các lá già đỏ dần, sau đó rìa lá cuốn lại về phía dưới mặt lá, đầu lá cong xuống đất. Lá không trương nước nữa và chuyển sang màu vàng, các đầu lá chuyển sang màu nâu và khô dần. Các lá mọc từ giữa thân lần lượt cong xuống và héo lại. Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng tùy theo tuổi cây. Cây 5 tháng sau khi trồng khi bị nhiễm sẽ biểu hiện sau 2 – 3 tháng, cây 9 tháng sau khi trồng khi bị nhiễm sẽ biểu hiện sau 4 – 5 tháng. Cây bị nhiễm bệnh vẫn có thể ra hoa, phát triển trái nhưng tría nhỏ, chín héo phẩm chất trái kém. Ở ĐBSCL bệnh này phát triển mạnh vào mùa nắng.
+ Bệnh thối đọt, thối rể: tác nhân gây bệnh thối đọt là nấm Phytopthora
parasitica gây ra phát triển mạnh ở nhiệt độ 24 – 270C, bệnh thối rể do nấm P.
cinnamomi phát triển mạnh ở nhiệt độ 19 – 360C, nấm lưu tồn trong đất xâm
nhập vào ngọn thân, gốc lá, gốc thân rể.
Bệnh thường xãy ra trên lá non, lá mất tính trương nước và cong, sau đó héo khô và có màu đỏ hay vàng nâu. Khi kéo nhẹ các lá đọt sẽ tách khỏi thân