1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

98 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THIỆN QUANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THIỆN QUANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN

TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THIỆN QUANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN

TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN XUÂN DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành là quá trình nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm của tác giả Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng trân thành cảm ơn đối với các lãnh đạo Chi cục thuế huyện Hàm Yên, lãnh đạo Cục thuế tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Kinh tế và QTKD

Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm

đề tài và cũng là người đầu tiên tạo cho tôi mong muốn được làm khoa học và cống hiến cho khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng trân thành cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp

đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất

Luận văn này được hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo huyện Hàm Yên, lãnh đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Tài nguyên

và môi trường, Chi cục Thống kê đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn …

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi, những người đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành khoá học cũng như luận văn này

Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014

Tác giả

Lê Thiện Quang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3

6 Những đóng góp mới của luận văn 3

7 Bố cục của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ SẢN XUẤT CHÈ NÓI RIÊNG 5

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

1.1.1 Khái quát chung về hiệu quả kỹ thuật 5

1.1.2 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè 11

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 23

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 23

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 26

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31

2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31

2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 31

2.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 33

Trang 6

2.3 Phương pháp phân tích số liệu 33

2.3.1 Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật 33

2.3.2 Mô hình các yếu tố tác động đến tính không hiệu quả 35

Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN SUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 36

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 36

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên 41

3.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên 55

3.2.1 Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Hàm Yên 55

3.2.2 Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 60

3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 64

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 70

4.1 Phương hướng phát triển sản xuất chè cho huyện Hàm Yên 70

4.1.1 Một số quan điểm phát triển 70

4.1.2 Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Hàm Yên 72

4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 73

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương 73

4.2.2 Nhóm giải pháp đối với nông hộ 79

4.3 Kiến nghị 82

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHẦN PHỤ LỤC 87

Trang 7

PTNT : Phát triển nông thôn

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế

giới năm 2011 26

Bảng 1.2: Thị trường xuất khẩu chè tháng 10 và 10 tháng năm 2013 30

Bảng 2.1: Mô tả địa bàn nghiên cứu tại huyện Hàm Yên 32

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Hàm Yên năm 2012 38

Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Hàm Yên năm 2013 42

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Hàm Yên năm 2011 -2012 49

Bảng 3.4: Diện tích chè của huyện qua 3 năm 2011-2013 58

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của huyện Hàm Yên qua 3 năm 2011-2013 59

Bảng 3.6: Tình hình nhân lực của hộ 60

Bảng 3.7: Tình hình đất sản xuất của hộ 61

Bảng 3.8: Một số yếu tố khác của hộ tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ 62

Bảng 3.9: Tình hình sản xuất chè của hộ 63

Bảng 3.10: Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ (hàm CD) 65

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè ở huyện Hàm Yên đến năm 2020 72

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít

bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển

Ở Việt Nam, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu Nhận thấy được tầm quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Trang 10

Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc của Tỉnh Tuyên Quang Huyện Hàm Yên có nguồn tài nguyên rất phong phú, có tiềm năng trong việc phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến chè Trong những năm qua, sản xuất chè ở Hàm Yên ngày càng được cải thiện, trong đó phải kể đến tăng trưởng năng suất chề của các hộ nông dân Trên phương diện lý thuyết, tăng trưởng năng suất chè được đóng góp bởi nhiều yếu tố như: hiệu quả quy mô - hiệu quả do sử dụng them các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất, hiệu quả kỹ thuật - hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất và đóng góp bởi tiến bộ khoa học ký thuật Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất

Nhằm mục tiêu ước lượng hiệu quả kỹ thuật, sự thay đổi của hiệu quả

kỹ thuật trong sản xuất chè giai đoạn 2011 - 2013; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng chè để từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng chè có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn Đứng trước thực trạng đó, tác giả xin chọn

đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè

ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè

ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ sản xuất chè ở huyện

Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu

thập qua 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013

Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất

chè từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang xây dựng một số chính sách, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè cho các hộ nông dân trên địa bàn

6 Những đóng góp mới của luận văn

Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất, được xây dựng thông qua phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè, do vậy các giải pháp sẽ sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ hơn

Ứng dụng mô hình phân tích sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chương:

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG

VÀ SẢN XUẤT CHÈ NÓI RIÊNG

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Khái quát chung về hiệu quả kỹ thuật

1.1.1.1 Hiệu quả

Bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất, không tách rời nhau Chúng là tiền đề của nhau và phạm trù thống nhất

* Các khái niệm cơ bản liên quan

Phần này đề cập đến một số thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kỹ thuật

- Hiệu quả: là việc xem xét lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quarbao gồm 3 yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người

- Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích - Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích Trong đó:

Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán x Sản lượng trên một đơn

vị diện tích

Tổng chi phi trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích, Mà chi phí trong sản xuất chè bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu,diệt cỏ, chi phí chăm sóc, chi phi nhiên liệu, năng lượng, chi phí

Trang 14

vận chuyển trong quá trình sản xuất, chi phí lãi vay, thuê đất, thuế, phí, chi phí thu hoạch, sơ chế

- Hiệu quả kinh tế: Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K là kết quả thu được từ hiện tượng (quán trình) kinh tế

đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinhn tế

và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc

độ biến động khác nhau của chúng

Một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ

lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần phần tham gia vào quy trình kinh tế

Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chi cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế cảu các quá trình kinh tế

Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh

tế Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau

“Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giời lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…)

Trang 15

được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuạt hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ

lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị” Và

“Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền” Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí

Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, mấy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định

*Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh:

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất là những gì mà cơ sở đạt được

Trang 16

sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được cũng là mục tiêu cần thiết của cơ sở đó

Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nới riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biêt “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt được kết quả

*Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố Nó gắn liền với hiệu quả sử dụng đất, với việc tận dụng tối

đa các điều kiện của khí hậu - thời tiết Gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên một đơn vị diện tích Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã được sử dụng trước đó Sự tác động này có thể thông qua trực tiếp việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn

Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vô hình nhằm đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất, bao gồm:

- Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên

- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống

- Cải thiện điều kiện lao động cho nông dân

- Cải thiện đời sống cho người lao động

- Cải tạo môi trường, môi sinh

1.1.1.2 Kỹ thuật và hiệu quả kỹ thuật

*Kỹ thuật: là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác

vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình,

Trang 17

hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả (Theo từ điển American Heritage Dictionary of the Enghlish Language)

Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học -

có sự thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người (theo Ủy ban kiểm định Hoa Kỳ)

Theo Sam Florman, 1976 “Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”

- Kỹ thuật canh tác: Trong nông nghiệp kỹ thuật canh tác là một quy trình bắt đầu sạ đến thu hoạch, nhằm đạt được mục tiêu thu được năng suất cao nhất có thể Quy trình đó thông qua các khâu từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, chế biến và bảo quản

- Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng: Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng kỹ thuật là ứng dụng khoa học và toán học vào thực teesvaf quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ.Từ đó, từ công nghệ sản phẩm hữu dụng hơn là mở rộng khoa học cơ bản

Trong nông nghiệp hiệu quả kỹ thuật được thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng xuất cao, giống gia súc đã được cải tạo,… nhưng công nghệ lại được thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu,…

Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ, với số lượng đầu vào ít hơn Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai

Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất

Trang 18

lương cao hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời cũng tạo ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường, môi sinh

- Các nguốn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:

+ Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế

+ Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất

+ Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào

*Hiệu quả kỹ thuật:

Trong kinh tế học sản xuất, hiệu quả sản xuất được cấu thành từ ba

thành phần Các thành phần đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và

hiệu quả phân bổ (Farrell, 1957) Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ

thuật và hiệu quả phân bổ Hiệu quả kinh tế được xác định như sau:

i i

ilà hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt được mức sản lượng đầu ra tối đa từ

một lượng đầu vào cho trước hoặc khả năng đạt được mức sản lượng cho trước

từ một lượng đầu vào nhỏ nhất, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Hiệu quả phân bổ là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu

mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó

Nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật là khả năng của con người sản xuất,

có thể sản xuất mức đàu ra tối đa với tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước Hay là việc tạo ra một số sản lượng snar phẩm nhất định từ việc sử dụng nguồn lực đầu vào ít nhất

Trang 19

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn

vị chi phí đầu vào, hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè

1.1.2.1 Ýnghĩa của việc phát triển sản xuất chè

Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả các nước không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè Ngoài tác dụng giải khát chè còn có nhiều tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng

30 - 40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kỳ này còn kéo dài hơn nữa

Mặt khác chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực,

nó là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi Chính vì vậy cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc Nếu kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông - Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững

Trang 20

Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng

1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè

Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản Vì thế để phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong

và ngoài nước Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè

Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè:

a Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bổ trên những vùng địa hình khác nhau

Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở

độ cao nhất định Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu

về đất không nghiêm ngặt Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua

và thoát nước Độ pH thích hợp là 4,5 - 6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh

Trang 21

trưởng và chất lượng chè Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi

vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp

+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm

độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ >10oC Nhiệt độ trung bình hàng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,5o

C, cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 23oC Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh trưởng trở lại

Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 - 4000oC Nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích luỹ tanin trong chè, nếu nhiệt độ vượt quá 35 oC liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè Nhiệt độ thấp kết hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù

Cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè Tuỳ theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau Thời kỳ cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn trong thời kỳ cây trưởng thành và giống lá chè nhỏ

Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần nhiều nước Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và phân bố đều trong các tháng Lượng mưa và phân bố lượng mưa ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây chè Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng là khoảng 85% Ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm

b Nhóm nhân tố về kỹ thuật

+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất Do vậy,

Trang 22

việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm

Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập trên đảo Java Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa theo hình thái Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hướng di truyền sản lượng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt Theo ông, để chọn được một giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải qua 7 bước:

1 Nghiên cứu vật liệu cơ bản

2 Chọn hạt

3 Lựa chọn trong vườn ươm

4 Nhân giống hữu tính và vô tính

Để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất chè ở Việt Nam và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của sản xuất chè cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó nghiên cứu và triển khai giống chè mới là giải pháp rất quan trọng, cần thiết cho việc phát triển cây chè cả về trước mắt và lâu dài

Trang 23

+ Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí còn chết Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và chất lượng cao

+ Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộ vào giống chè, độ giốc,điều kiện cơ giới hóa Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại,

vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý

+ Đốn chè: Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè Do vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu

Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu tiền từ những kinh nghiệm của thực tiến sản xuất Trước năm 1945 nhân dân vùng Thanh

Ba - Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: "Năm đốn - năm lưu"

Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở Trại Thí nghiệm chè Phú

Hộ - Phú Thọ từ năm 1946 - 1967 đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt nhất vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho từng loại hình đốn:

Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, khi cây chè cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 - 2cm

Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65cm Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40

- 50cm

Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm

Trang 24

Nghiên cứu về đốn chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979), Đỗ Ngọc Quỹ (1980) đều cho thấy: đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu, giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán thích hợp, vừa tầm hái

+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao, dốc, nghèo dinh dưỡng Cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày càng bị thiếu hụt

Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể thiếu được Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 - 60%

Hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả nghiên cứu trong 10 năm cho (1988-1997) ở Phú Hộ cho thấy:

Đạm có vai trò hàng đầu, sau đó đến Lân và Kali đối với sinh trưởng của chè nhỏ tuổi

Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn vai trò của tổ hợp Đạm và Kali Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái, Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức 1998 cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng

cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con

Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón đạm và kali hoặc chỉ bón mỗi đạm Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh

sự sinh trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm

Trang 25

Như vậy, cây chè cần được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và thường xuyên Tuy nhiên, mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với nguyên tắc: từ không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng và kịp thời

Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất

+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè

+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10h do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp Do vậy khi thu hái không để dập nát búp chè

+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gòm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm

Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò - Lên men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô Chè đen thường được sơ chế bằng máy móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏiquy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các phản ứng hóa học trong búp chè

Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: từ chè búp xanh (1 tôm 2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 100oC với thời

Trang 26

gian nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ

lệ nước trong chè Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho đến khi chè khô hẳn (chú ý nhiệt độ phải giảm dần) Sau khi chè khô ta có thể đóng bao bán ngay hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy thuộc vào khách hàng Đặc điểm của chè xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi

Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và chè đen, chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao, được chế biến theo phương pháp thủ công

c Nhóm nhân tố về kinh tế

+ Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất

ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện

Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính là chè đen và chè xanh Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ) Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới độ

co giãn cung cầu về chè

Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân phối Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được sự phát triển sản xuất có hiệu quả

Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất nói chung,

Trang 27

cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng Do đó, việc ổn định giá cả và

mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp

Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ thống đường giao thông Phần lớn những vùng sản xuất chè xa đường quốc lộ rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Do đường giao thông kém, đi lại khó khăn nên người sản xuất thường phải bán với giá thấp do tư thương ép giá, làm hiệu quả sản xuất thấp Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển ngành chè trong tương lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi

để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

+ Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội Đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy những mặt hàng truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận

1.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè

Tuổi của chủ hộ

Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội Việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp) Như vậy về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi

có khả năng và thực tế tham gia lao động Vì vậy trong công tác ứng dụng

Trang 28

công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì độ tuổi của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng Đặc biệt nhân tố độ tuổi của chủ hộ giữ vai trò quan trọng nhất trong hộ gia đình đó

Học vấn gắn với người đứng đầu trong hộ nên chủ hộ có học vấn cao tính bằng số năm đi học sẽ giúp cho họ có nhận thức tốt hơn trong tổ chức sản xuất của hộ làm hộ có khả năng áp dụng công nghệ kỹ thật vào sản xuất nông nghiệp cao Hộ nông dân thường ít cho con em đến trường vì chi phí cho con cái đi học cao, và việc đi học mất đi lao động tạo thu nhập trước mắt, hơn cả

là quan niệm không cần đi học, chỉ cần có kinh nghiệm là đủ

Theo các nghiên cứu trước đây, trình độ học vấn có tương quan thuận với tỷ lệ áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của người nông dân Người nông dân thường không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập cho nên thường bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học Trình độ học vấn thấp sẽ

là rào cản để họ tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định hoặc ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng hay cho con cái đi học và ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sản xuất cho hộ gia đình

Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ Vì thế số lao động ở lại trong khu vực công nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có

xu hướng tăng lên Còn lại số lao động của hộ mà trực tiếp tham gia vào sản

Trang 29

xuất nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là lao động thời vụ, và người ngoài độ tuổi lao động

Kinh nghiệm của chủ hộ có vai trò quan trọng tác động trực đến công tác ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp của hộ gia đình từ đó làm tăng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp nó sẽ hình thành một nền sản xuất hàng hoá lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, tạo việc làm và thu hút lao động ở nông thôn, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp Sản xuất phi nông nghiệp góp phần nâng cao về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích, năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của một số sản phẩm Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp một mặt thu hút lao động dư thừa và tạo thu nhập và mặt khác quan trọng hơn, nó là giải pháp có hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Việc phát triển các hoạt động phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, thu hút vốn và nguồn lực trong dân.Giúp cho nền kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Sản xuất phi nông nghiệp được hiểu không phải chỉ từ công nghiệp và xây dựng, mà còn từ hoạt động buôn bán, vận tải, tài chính, tô tức và du lịch; thu nhập từ bán trực tiếp nông sản, bán sức lao động trong vùng và ở đô thị…

Đất đai trong nông nghiệp ngày càng thu hẹp do có sự chuyển dịch sang các loại đất khác bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong khi đất đai không thể thiếu trong hộ sản xuất nông nghiệp vì vậy sẽ làm cho các hộ thiếu đất sản xuất gần với khả năng nghèo hơn, do đó công tác ứng

Trang 30

dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp càng trở nên khó khăn hơn Nếu địa phương có quỹ đất rộng đồng nghĩa với việc hộ gia đình sẽ có diện tích đất lớn Từ đó việc áp dụng công nghệ trên quy mô lớn sẽ được hưởng ứng nếu công nghệ đó hiệu quả

Các nguồn lực cơ bản và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp là đất đai

và vốn Người nông dân thiếu các nguồn lực đó nên nghèo lại hoàn nghèo Diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những

hộ sống bằng nông nghiệp Không có đất hoặc thiếu đất canh tác sẽ khiến cho

hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh sản xuất không đủ lương thực và thu nhập thấp Thêm vào đó, người nông dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư nên khó có thể nâng được giá trị của sản phẩm cây trồng, vật nuôi

Công việc của khuyến nông là:

- Tiếp thu, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học- kỹ thuật nông nghiệp (Tập huấn kỹ thuật, tiếp thu chủ trương của tỉnh sau đó phổ biến cho cho dân)

- Tổ chức, tham gia thực hiện xây dựng mô hình trình diễn về khuyến nông tại địa bàn phụ trách

- Báo cáo, phản ánh tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã theo định kỳ (tháng, quý, năm)

- Tìm hiểu nguyện vọng của nông dân để đề đạt lên tổ chức khuyến nông cấp trên

- Tổng hợp nội dung liên quan đến quản lý sản xuất nông lâm nghiệp, cấp xã

- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các nhóm nông dân

- Tham gia các hoạt động khác ỏ địa phương khi có yêu cầu (Tham gia ban quản lý HTX, thu thuế, tham gia công tác đoàn thể )

Trang 31

Từ những công việc trên ta thấy công tác khuyến nông có vai trò quan trọng với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Giúp cho hộ có khả năng đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng việc làm, tăng nguồn thu nhập cho hộ sẽ giúp hộ nhanh chóng tiếp cận được tiến bộ khoa học- công nghệ trong nuôi trồng, từ đó phát triển sản xuất và tăng thu nhâp Vì những người nông thường có nhu cầu trong tương lai chỉ hạn chế ở mức tránh được rủi ro thường gặp trong đời sống hàng ngày Thiếu vốn và kỹ thuật nên khó có kế hoạch dài hạn và càng dễ gặp khó khăn bất trắc trong cuộc sống, cuộc sống gắn liền với bệnh tật và mất vệ sinh bên cạnh môi trường ô nhiễm Vì thế, tiếp cận được các nguồn vốn sẽ là điều kiện rất thuận lợi giúp họ ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất nông nghiệp Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Như vậy hộ gia đình sẽ không có điều kiện

áp dụng các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp Các nghiên cứu

ở Việt Nam cho thấy người nông dân hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang giải pháp tình thế chứ ít có khả năng giúp hộ gia đình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu loại trừ nguyên nhân do sự nhũng nhiễu của những người có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do người nông dân thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng

áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau tập trung nhiều nhất là ở châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ,

Trang 32

Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam ) với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới Tiếp đó là đến châu Phi có 21 nước, châu Mỹ có 12 nước, châu đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga và Bồ Đào Nha

Năm 2011, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18 tỉ USD Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới So với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89% Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2011 là Nga (510,6 triệu USD), Anh (364 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức (181,4 triệu USD)

Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ USD Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2009 Danh sách các nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2010 không có nhiều thay đổi so với năm 2009 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ USD), Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD)

Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2011 nguồn cung chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2010 do ảnh hưởng của thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2011 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2010 Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Sri Lanka, khiến sản lượng chè của nước này năm 2011 được dự báo sẽ giảm so với năm 2010

Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2010 -

2011, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga,

Trang 33

Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2011 Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm

Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình

Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè Ngay từ những tháng đầu năm 2011, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kilôgam chè/người/năm

Trong giai đoạn 2010-2011, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3% Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng

Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Irắc nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống

Trang 34

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước

trên thế giới năm 2011

(ha)

Năng suất (tạ khô/ha)

Sản lượng khô (tấn)

(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2011)

Sản lượng chè đen toàn cầu năm 2013 giảm 6,89% so với cùng kỳ năm

2012 Sản lượng chè năm 2013 giảm xuống còn 247,95 triệu kg so với 266,3 triệu kg, giảm 18,35 triệu kg hoặc 6,89%, do sản lượng tại Sri Lanka, Kenya

và Uganda giảm

Sản lượng chè tại Sri Lanka giảm xuống còn 73,39 triệu kg, so với 80,29 triệu kg và sản lượng chè Kenya giảm xuống còn 112,08 triệu kg so với 117,26 triệu kg Sản lượng chè Uganda đạt 4,03 triệu kg so với 14,56 triệu kg Tại nam Ấn Độ giảm 0,48 triệu kg, xuống còn 30,96 triệu kg Bắc Ấn Độ đạt 4,97 triệu kg, so với 4,34 triệu kg cùng kỳ năm ngoái

Thời tiết bất lợi là nguyên nhân gây ra sản lượng chè tại các nước ở mức thấp Thời tiết trong tháng này được cải thiện, hầu hết diện tích trồng chè đều có mưa

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới

Trang 35

Chè tại Việt Nam được sản xuất chủ yếu là trên quy mô thương mại và công nghiệp, có khoảng 174.900 tấn chè được sản xuất mỗi năm có giá trị 204.018.000 USD trên thị trường quốc tế Giá chè xuất khẩu bình quân từ Việt Nam là 1.340 USD/tấn, đạt mức cao so với các nước khác Tuy nhiên, chè của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 61 quốc gia khác trên thế giới, trong

đó có một số lượng nhỏ là được xuất khẩu sang châu Âu và Mĩ Đài Loan và Pakistan là hai quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ các nguồn cung cấp chè

từ Việt Nam

Theo tổng công ty chè Việt Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau Đặc biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm khu vực hoá trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích tại các vùng chè chủ lực Theo Bộ thương mại, ước tính năm 2011, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước tới nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về trị giá so với năm 2010 Dự báo năm 2012, con số này tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD Trong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% là các loại chè khác.Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến trong năm 2007, tăng khá trong năm 2008, tăng đều trong 2009, 2010, 2011

và tăng mạnh trong năm 2012

Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm chất chè Việt Nam thấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt

Trang 36

Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ Không thể phát triển và

mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính với giá thấp Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập, xuất khẩu biết đến qua biểu tượng chè ba lá, tên giao dịch là VINATEA

Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Afghan, Indonesia, Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với cơ cấu 84% là chè đen, còn lại là chè xanh và các loại chè khác Năm 2012, thị trường này nhập 1.300 tấn chè của Việt Nam và trong 9 tháng đầu năm nhập khoảng 2.000 tấn Lợi thế hiện nay của Việt Nam là giá chè xanh xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá của các nước xuất khẩu khác Song, chè lại thuộc nhóm mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

Biểu đồ 1.1 Top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2012

(Nguồn: VinaTea và Hiệp hội chè Việt Nam năm 2011)

24000 20700

18600 13619

6636

5095 4158 3386 3347 Pakistan Đài Loan Nga Trung Quốc Afghan Indonesia Mỹ Malaysia UAE

Trang 37

Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu chè của

cả nước đạt 115.832 tấn, trị giá 186.682.873 USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước

Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng nhập 17.204 tấn, trị giá 34.662.699 USD, giảm 11% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 18,5% tổng trị giá xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu chè đen PD qua cảng Hải phòng; chè xanh BT qua cảng Sài gòn)

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan, với 19.509 tấn, trị giá 26.518.358 USD, tăng 2% về lượng và tăng 6% về trị giá (chủ yếu xuất chè đen PF1 qua cảng Cát Lái-HCM; chè xanh nhài qua cảng Hải Phòng) Đứng thứ ba là thị trường Nga, thu về 15.941.753 USD, với lượng xuất 9.804 tấn chè (chủ yếu xuất sang Đài Loan chè xanh và chè đen OPA qua cảng Hải Phòng)

Trong 10 tháng đầu năm 2013, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là: Ba lan tăng 19%; Hoa Kỳ tăng 24,8%; Ấn Độ tăng 31,1%

Mặc dù từ đầu năm đến nay, xuất khẩu chè của nước ta liên tục sụt giảm cả cả về số lượng và giá trị, song theo đánh giá của Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), điều này không đáng lo ngại, khả năng giá trị xuất khẩu cả năm

2014 vẫn giữ ở mức tương đối ổn định so với năm 2013 nếu các doanh nghiệp biết đẩy mạnh công tác xúc tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, Việt Nam đã sản xuất được 185.000 tấn chè khô các loại, trong đó xuất khẩu tới 145.000 tấn (chiếm 81%), kim ngạch xuất khẩu đạt 245 triệu USD, còn nội tiêu đạt 19% tương đương 30.000 tấn ước đạt 21.000 tỷ đồng

Trong khi đó, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu chè ước đạt 24.000 tấn, tương đương giá trị 37 triệu USD, giảm 15,4% về khối lượng và 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013 Nhìn chung sản phẩm xuất khẩu chè chủ yếu vẫn

Trang 38

là chè đen, chè xanh, chè ô long, chè nhài, chè đen OTC… với các thị trường chủ lực là Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Pakistan, Mỹ, Indonexia…

Đánh giá về tình hình xuất khẩu chè những tháng đầu năm, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Vitas, cho biết sản lượng xuất khẩu chè trong quý I/2014 chủ yếu là lượng chè khô còn tồn lại từ tháng 11, tháng 12/2013 do đó không còn nhiều Dự báo xuất khẩu chè vẫn sẽ giữ được mức ổn định như năm 2013

Bảng 1.2: Thị trường xuất khẩu chè tháng 10 và 10 tháng năm 2013

Pakistan Tấn 2.757 5.687.453 17.204 34.662.699 Đài Loan Tấn 1.946 2.773.255 19.509 26.518.358

Trung Quốc Tấn 1.391 1.828.584 11.457 15.696.647 Indonêsia Tấn 724 897.987 10.668 11.416.873 Hoa Kỳ Tấn 1.006 1.72.313 8.032 9.483.796 Tiểu VQ Arập TN Tấn 435 920.542 2.994 6.314.704

Trang 39

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở khoa học về hiệu quả kỹ thuật nói chung và hiệu quả kỹ thuật đối với sản xuất chè nói riêng?

- Thực trạng về sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè

ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang?

- Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang?

2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp của luận văn là thông tin chưa được công bố, tính toán chính thức phản ánh hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè, các nhân tố ảnh hưởng và vấn đề khác có liên quan

Để đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể nhất nhẳm nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho lao động nông thôn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang một cách khách quan Tôi sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra (Bảng câu hỏi)

 Chọn vùng nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu đề tài và sự giới thiệu của các cán bộ Nông nghiệp tỉnh, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận chọn 2 xã của huyện Hàm Yên là xã Đức Ninh, xã Tân Thành là những địa bàn có diện tích nông nghiệp nhiều

 Chọn mẫu nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu

Trước tiên, tham khảo danh sách các xã có diện tích trồng chè lớn của huyện Hàm Yên từ Ban khuyến nông huyện Sau đó, trực tiếp đến địa bàn

Trang 40

nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Cụ thể, chúng tôi chọn ra haixã bao gồm hai xã có điều kiện thuận lợi và có áp dụng các ứng dụng công nghệ và hai xã ít áp dụng các ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè Ở mỗi xã tiếp tục chọn 30 nông hộ sản xuất để tiến hành điều tra Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Bảng 2.1: Mô tả địa bàn nghiên cứu tại huyện Hàm Yên

(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ huyện Hàm Yên,tháng 6/2013)

- Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) Kết hợp dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích, sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn được phỏng vấn thử và điều chỉnh để điều tra ngẫu nhiên các nông hộ nông dân

Bảng hỏi phỏng vấn nông hộ gồm các nội dung chính như sau:

- Thông tin chung của nông hộ: trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính

của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, địa chỉ

- Tình hình chung về những hộ canh tác có hiệu quả kỹ thuật sản xuất cây chè: nguồn lực, đất đai,…

- Các kỹ thuật sản xuất chè: chọn giống, làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc, chăm sóc, thu hoạch và phơi sấy

- Tình hình tiêu thụ: sản lượng, giá bán, hình thức bán, thương lái… -Một số vấn đề kinh tế xã hội của nông hộ và tiếp cận tín dụng, công tác khuyên nông tại thôn, xã

- Nội dung phiếu điều tra: được trình bày cụ thể ở phần phụ lục

Ngày đăng: 22/02/2015, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w