KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI NHNO&PTNTVN CH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình (Trang 57)

ĐỐI VỚI NHNO&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Hoạt động TTQT, do liên quan đến yếu tố quốc tế nên cần đến những chính sách phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động thanh toán ngày càng phát triển. Để phát triển hoạt động TTQT, bên cạnh sự nỗ lực của các ngân hàng và doanh nghiệp thì sự hỗ trợ của chính phủ và các bộ ngành liên quan đóng vai trò rất quan trọng.

3.3.1.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ phát triển an toàn và có hiệu quả chỉ khi môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững. Khi kinh tế ổn định, các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư vào lĩnh vực XNK, nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, nhờ đó hoạt động TTQT của ngân hàng mới mở rộng và phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế vĩ mô biểu hiện sa sút thì các doanh nghiệp vì sợ rủi ro trong kinh doanh sẽ không dám mạo hiểm mua bán hàng hóa nước ngoài, khi đó hoạt động TTQT không thể phát triển được.

3.3.1.2. Hoàn thiện và sớm ban hành các văn bản pháp luật về thanh toán quốc tế

Một là: Đối với những văn bản pháp lý Việt Nam

Hệ thống luật Việt Nam bao gồm hai lọai chính: Một những văn bản về luật chung như Luật Thương mại và Luật Dân sự, Luật Thuế. Những bộ luật này có nhiều quan hệ ràng buộc và đảm bảo các điều kiện an toàn và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng. Hai là những văn bản pháp luật của ngành. Những văn bản này là hết sức cần thiết, cần sớm được nghiên cứu để hoàn thiện hơn cho phù hợp với các thông lệ quốc tế. Đồng thời ban hành mới các điều luật về chứng khoán, thương phiếu, Luật séc... Đây là một

trong những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động của các NHTM nói chung.

Hai là: Đối với những văn bản pháp lý và tập quán quốc tế.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế có những văn bản pháp lý và tập quán quốc tế phổ biến sau:

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform customs and practice documentary credit - UCP). Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt phương thức tín dụng chứng từ, phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce) đã phát hành bản quy tắc UCP. Đây là một tổ chức quốc tế không phụ thuộc chính phủ được thành lập năm 1920 theo sáng kiến của giới thương mại, tài chính, vận tải, và bảo hiểm ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Italia. Phòng thương mại quốc tế là một tổ chức mang tính chất xã hội chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ. Chính vì vậy, các văn bản về luật của phòng thương mại quốc tế không mang tính chất pháp lý bắt buộc. Ngoài ra còn có eUCP là bản phụ lục của UCP 500 do ICC ban hành để tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử. Bản phụ lục này có hiệu lực từ ngày 1/4/2002, đã được một vài ngân hàng trên thế giới áp dụng, các ngân hàng khác cũng sẽ áp dụng trong tương lai gần nhưng vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam.

eUCP không thay thế UCP. Mà eUCP được sử dụng để điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử song song với UCP và để tránh nhầm lẫn với các điều khoản của UCP, các điều khoản của eUCP được đánh số kèm theo chữ “e” đứng trước số mỗi điều khoản. Một thư tín dụng dẫn chiếu eUCP sẽ tự động chịu sự điều chỉnh của cả UCP nhưng không có điều ngược lại. eUCP được soạn thảo trên tinh thần tương thích với UCP500. Tuy nhiên, khi có sự mâu thuấn giữa các điều khoản của UCP và eUCP thì sẽ áp dụng các điều

khoản của eUCP.

Chúng ta đang trong quá trình chuyển từ chứng từ truyền thống sang chứng từ điện tử. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp eUCP có thể được áp dụng cho việc xuất trình hoàn toàn điện tử hoặc xuất trình hỗn hợp. Những vấn đề kỹ thuật cụ thể liên quan tới việc xuất trình điện tử như quá trình công nghệ, định dạng của các chứng từ điện tử... không được eUCP đề cập tới. Những vấn đề này do các bên tham gia giao dịch lùa chọn.

Ngoài ra eUCP còn đề cập tới một loạt các vấn đề đặc thù của việc xuất trình điện tử như ngân hàng nhận chứng từ hoạt động nhưng hệ thống nhận chứng từ lại không hoạt động, chứng từ điện tử bị virus phá hỏng...

Tóm lại, eUCP đã đặt ra vấn đề hết sức cơ bản cho một lĩnh vực hết sức mới mẻ là xuất trình điện tử. Tuy nhiên đây là một tài liệu hết sức hữu ích và cần thiết cho tất cả các bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ, đặc biệt là ngân hàng vì dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hiện nay đã tiến xa so với dịch vụ thanh toán ngân hàng thời bao cấp, không còn chỉ là kỹ thuật thủ công với những chứng từ giấy nữa mà là các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó NHNo&PTNT cũng như các NHTM VN khác nên tìm hiểu và nghiên cứu trước về eUCP.

Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform rules for Collection - URC) Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ nhờ thu, tránh tranh chấp giữa các chủ tham gia nghiệp vụ nhờ thu, phòng thương mại quốc tế ICC đã soạn thảo và phát hành "Quy tắc thống nhất về nhờ thu". Cho đến nay, bản quy tắc này đã được hơn 60 quốc gia trên thế giới tuân thủ và thực hiện trong nghiệp vụ nhờ thu

Các luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu.

Công ước Giơ-ne-vơ 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of exchange)

Hệ thống luật các nước thuộc khối Anglo-saxon, dùa trên cơ sở luật hối phiếu của Anh quốc (Bill of exchange Act 1882)

Công ước của Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International of exchange and International Promissorry Note - UN convention 1980)

Các luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc

Pháp lệnh ngoại hối, quy chế mở L/C trả chậm…

Việc cập nhật những thay đổi của các văn bản này quyết định phần nào tới hoạt động của ngân hàng nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng. Vì đó là cơ sở để kiểm tra xem hoạt động TTQT có tuân thủ đúng pháp luật hay không, có an toàn, có đem lại hiệu quả nh mong muốn không.

3.3.1.3. Có chính sách phù hợp khuyến khích hoạt động XNK

Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại với các nước được mở rộng và có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên sản phẩm XK của ta còn nghèo nàn, chủ yếu là nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô. Định hướng phát triển kinh tế còn thiên về NK, vì thế trong thời gian tới cần có các biện pháp đẩy mạnh hoạt động XK để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương

mại với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và các nước EU.

Thứ hai, quan tâm tới công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường

của các nước để có những cải thiện về các mặt hàng XK.

Thứ ba, cải thiện cơ cấu hang XK phù hợp với nhu cầu thị trường thế

giới, tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Do đó, cần coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực của ngành chế biến hàng XK.

Thứ tư, có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp

giấy phép NK, quản lý bằng hạn ngạch, tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một là, sớm ban hành các quy định về TTQT làm căn cứ thực hiện

nghiệp vụ thanh toán XNK, nhất là khi xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng, giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro.

Hai là, sớm ban hành chế độ chiết khấu chứng từ hàng xuất để ngân

hàng có căn cứ thực hiện việc chiết khấu, làm cơ sở cho hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng thương mại và tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoài.

Ba là, hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và phát triển thị trường

ngoại hối tạo điều kiện cho thanh toán XNK phát triển. Để làm được điều này NHNN cần:

- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ và các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường.

- Mở rộng đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối nhằm làm cho thị trường ngoại hối sôi động hơn và giá cả ổn định.

- Tăng cường vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một là, tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các văn bản, cơ chế nghiệp vụ đã

ban hành theo hướng bám sát thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế chung.

Hai là, hoàn thiện công tác ngân hàng đại lý.

Quan hệ đại lý thực chất là quan hệ giữa một ngân hàng với một ngân hàng nước ngoài trong việc làm đại lý TTQT cho nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên thế giới là cần thiết với không chỉ NHNo&PTNT mà đối với bất kỳ ngân hàng nào nếu muốn chiếm ưu thế trong cạnh tranh, nhờ có quan hệ đại lý rộng khắp sẽ giúp ngân hàng giảm được chi phí trong việc thanh toán qua các ngân hàng trung gian. Đồng thời giúp thu hút thêm khách hàng, tăng uy tín cho ngân hàng cũng như tăng lợi nhuận từ hoạt động TTQT cho ngân hàng. Để hoàn thiện công tác ngân hàng đại lý thì NHNo&PTNTVN và Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cần làm tốt các vấn đề sau:

Trong quá trình giao dịch luôn phải tôn trọng các quy ước kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín của ngân hàng mình.

Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ bằng cách xây dựng một chương trình thông tin, báo cáo và quản lý thống nhất về ngân hàng đại lý, kết hợp với thu nhập và mua thông tin từ bên ngoài để có được thông tin tổng hợp, cập nhật, cụ thể, tạo lợi thế cho nghiệp vụ TTQT.

Chấn chỉnh, tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong thanh toán, chuẩn hóa các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán, đánh giá và phân tích mức độ rủi ro của các ngân hàng đại lý, nhất là các ngân hàng đại lý chính để xếp hạng uy tín và hạn mức tín dụng.

Tăng cường thắt chặt các mối quan hệ truyền thống.

Phải chủ động đi tìm và thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác.

Ba là, thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường

hoạt động và công nghệ hiện đại nhằm hạn chế tối đa rủi ro kỹ thuật, đặc biệt là rủi ro đạo đức đang có xu hướng ngày càng tăng.

dụng được công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực TTQT. Có chính sách tuyển dụng và điều chuyển cán bộ ở các chi nhánh một cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thị trường. Trong quá trình làm việc thì nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ các Chi nhánh.

3.3.4. Kiến nghị đối với các khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệpkinh doanh XNK kinh doanh XNK

Rủi ro trong TTQT một phần do nguyên nhân xuất phát từ khách hàng, nhất là các đơn vị kinh doanh XNK. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp XNK phải có cán bộ chuyên trách về

XNK, phải đào tạo qua nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu pháp luật trong thương mại quốc tế, có năng lực công tác và có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.

Thứ hai, trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, khách hàng cần giữ

chữ tín, thực hiện cam kết với ngân hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn. Khi có tranh chấp, khách hàng cần thông báo ngay cho ngân hàng và phối hợp với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục.

Thứ ba, đối với doanh nghiệp XK, khi lập bộ chứng từ cần phải chú ý

đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là các chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình chứng từ theo đúng thời gian thỏa thuận. Đối với doanh nghiệp NK, khi nhận bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng, cần kiểm tra hàng và bộ chứng từ cẩn thận để tránh xảy ra tranh chấp.

Thứ tư, phải dự phòng trước những bất lợi có thể xảy ra khi tham gia

thương mại quốc tế. Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên doanh nghiệp Việt Nam ít thành công trong các phiên tòa quốc tế. Do vậy, khi được quyền chọn tòa xử án nên chọn trọng tài xét xử trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 “ Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” đã trình bày những nội dung sau:

- Đưa ra định hướng phát triển hoạt động TTQT của Chi nhánh.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTQT của Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động TTQT ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong quá trình phát triển, hoạt động TTQT của mỗi ngân hàng thường nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thêm thu nhập và tạo thế cạnh tranh vững chắc cho các ngân hàng trên thương trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT của các NHTM nói chung và của Chi nhánh nói riêng, em xin được đóng góp một vài ý kiến của mình với hy vọng rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng ngày càng phát triển nhất là khi mà xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà sự cạnh tranh để tồn tại giữa các ngân hàng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt hơn.

Được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các các bộ nhân viên phòng TTQT tại NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, cùng với vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, em đã hoàn thành đề tài Giải pháp nâng

cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Chuyên đề đã nêu lên thực trạng chất lượng TTQT của

NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, cùng với việc phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng TTQT của Chi nhánh.

bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Thầy Cô, bạn bè và những người quan tâm để bài viết của em được hoàn thiện hơn cả về mặt lí thuyết cũng như thực tế.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, phòng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập, và đã hoàn thành chuyên đề một cách tôt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình (Trang 57)

w