Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình (Trang 43)

NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

2.3.2.1. Tồn tại trong hoạt động TTQT

Bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được, hoạt động TTQT của Chi nhánh vẫn còn những tồn tại.

Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ quốc tế đa dạng nhưng chưa phát triển về chiều sâu

Trong những năm qua, chi nhánh đã cố gắng đưa các sản phẩm dịch vụ TTQT mới vào hoạt động như: thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán và làm đại lý thanh toán séc du lịch. Các sản phẩm dịch vụ TTQT của Chi nhánh ngày càng đa dạng nhưng cho đến nay các hoạt động TTQT phát triển chưa toàn diện.

Thứ hai: Tổng doanh số hoạt động TTQT chưa cao

Trong thời buổi kinh tế thị trường các doanh nghiệp XNK phát triển mạnh mẽ, cùng với đó kim ngạch XNK cũng tăng cao. Thế nhưng doanh số hoạt động TTQT của Chi nhánh còn ở con số rất khiêm tốn.

Thứ ba: Chưa khai thác hết các nhu cầu của khách hàng

Hiện nay số lượng khách hàng giao dịch nội tệ tại chi nhánh rất đông, trong đó có nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XNK nhưng họ chỉ sử dụng các dịch vụ nội địa của ngân hàng, còn các nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT họ lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác trên địa bàn.

Hoặc có những khách hàng có tài khoản ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh, nhưng họ chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh với một số lượng hạn chế, còn một phần nhu cầu họ lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác.

Điều này chứng tỏ các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng tại chi nhánh vẫn còn, có thể là rất lớn mà chưa được tiếp cận và khai thác.

Thứ tư, các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động TTQT từ phía NHNo còn nhiều bất cập

Hiện nay, Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống NHNo&PTNTVN phải tuân thủ theo các văn bản chế độ do NHNo&PTNTVN ban hành. Nhưng NHNo&PTNTVN lại chưa có chế độ

cho chiết khấu chứng từ hàng XK, mới chỉ quy định chế độ cho vay ứng trước tiền hàng đảm bảo bằng bộ chứng từ hàng xuất gây khó khăn về vốn và nhiều phiền hà cho khách hàng khi có nhu cầu ứng trước tiền hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn hạn chế

Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh tế sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của cả nền kinh tế nói chung. Song cơ chế chính sách của Nhà nước trong kĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng; thời gian kể từ khi đưa ra quyết định đến khi có hiệu lực ngắn, các doanh nghiệp không kịp dự tính, sắp xếp kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới chất lượng TTQT. Ngoài ra, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ các doanh nghiệp XNK, thủ tục hành chính rườm rà, chưa có sự thống nhất giữa các ban ngành, quy định chồng chéo gây phiền toái và tốn thời gian, chi phí cho các nhà XNK.

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn nhiều bất cập.

Chúng ta chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho riêng ngành Ngân hàng và từng ngành chức năng liên quan, chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc của riêng Việt Nam. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu quả pháp lý chưa cao.

Chi nhánh được thành lập muộn, tham gia vào hoạt động TTQT muộn,

Từ năm 1990 trở về trước, ngân hàng Ngoại thương độc quyền trong TTQT. Sau đó, do yêu cầu đổi mới kinh tế, sự độc quyền trở nên bất hợp lý, vì vậy, pháp lệnh số 38/LTC HĐBT của Hội đồng Nhà nước ra đời tháng 5/1991 cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động TTQT. Ngày 11/1/1992, thống đốc NHNN ký quyết định số 250/QĐ-NH5 cho phép NHNo&PTNT tham gia hoạt động TTQT.

Cũng nh hoạt động TTQT của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN, Chi nhánh bắt đầu tham gia vào hoạt động TTQT khi các ngân hàng khác đã ổn định hoạt động TTQT của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh số hoạt động TTQT tại Chi nhánh vẫn còn thấp là do hoạt động TTQT triển khai chậm dẫn đến cơ cấu khách hàng giao dịch tại Ngân hàng đại đa số là khách hàng quen, có quan hệ tín dụng, gửi tiền... hoặc là các khách hàng kinh doanh trong nội địa, số lượng các đơn vị có hoạt động kinh doanh XNK còn rất hạn chế, nhất là các đơn vị có hoạt động XK.

Hơn thế nữa các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới như thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đang được triển khai thực hiện trong khi các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác đã và đang trong giai đoạn phát triển chín muồi. Điều này làm cho Chi nhánh rất khó khăn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình và tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường.

Một số nguyên nhân khác

- Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, hiện nay mới có thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhưng hoạt động của thị trường còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, mới chỉ có hình thức mua bán trao ngay, đối tượng mua bán chủ yếu là USD (chưa thực hiện mua bán các phương tiện TTQT), thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có Hội sở các NHTM và NHNN. Việc điều hành tỷ giá của Nhà nước đã phản ảnh cung cầu ngoại tệ song việc thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, có thời gian cầu rất lớn

so với cung. Nhiều NHTM có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài nhưng không thể mua được trên thị trường này cũng như không mua được ngoại tệ từ quỹ điều hoà của NHNN. Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng TTQT và uy tín của NHTM trên trường Quốc tế.

- Cán cân vãng lai và cán cân thương mại Quốc tế còn thâm hụt nghiêm trọng dẫn đến mất cân đối cung cầu về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT.

- Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động TTQT của ngân hàng.

b. Nguyên nhân chủ quan

Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Công nghệ thanh toán nói chung và TTQT nói riêng tại NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình những năm gần đây tuy đã được đổi mới nhưng trang thiết bị vi tính vẫn còn lạc hậu, công nghệ phân mềm cho thanh toán đơn giản, lỗi hệ thống, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số ngân hàng trong nước.

Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing ngân hàng

Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM như hiện nay, việc áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là tất yếu. Tuy chi nhánh đã bắt đầu quan tâm chú trọng hơn công tác chăm sóc khách hàng nhưng hiệu quả chưa cao và còn một số bất cập. Các hoạt động Marketing chưa được tiến hành một cách hệ thống, chưa có sự phối hợp đồng bộ với hội sở để đưa ra dịch vụ đồng nhất và phù hợp. Hiện nay, phòng khách hàng vẫn là nơi đảm nhiệm công tác Marketing, tuy nhiên do chức năng của phòng này là làm tất cả các công việc tiếp xúc với khách hàng, bao gồm cả hoạt động tín dụng nên thực tế chưa quan tâm đúng mức tới Marketing. Công tác Marketing chủ yếu

mới chỉ hướng tới việc duy trì và củng cố quan hệ với các khách hàng cũ mà chưa quan tâm nhiều tới việc thu hút khách hàng mới. Các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 “Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” đã trình bày những nội dung sau:

- Giới thiệu đôi nét về NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.

- Tìm hiểu về thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.

- Nêu những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.

Thông qua những nội dung mang tính thực tiễn này, chuyên đề có cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng TTQT của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH

NINH BÌNH.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình (Trang 43)