Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng này của việt nam những năm gần đây
Trang 1LỜI MỞ ĐẦUrong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một trong số ítnhững mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân Hàng năm, càphê đóng góp tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọngđiểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010.
T
Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu
cà phê phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sựbấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này Chỉ trongmột thập kỷ qua, thị trường cà phê thế giới đã trải qua tới ba đợt biến độngmạnh, đấy là cuộc khủng hoảng thừa niên vụ 1994/1995, cơn sốt cà phê niên vụ1997/1998 và cuộc khủng hoảng vừa qua, trong đó đợt biến động mới đây đượccoi là nghiêm trọng nhất Đến nay, trải qua những ngày giá cà phê xuống tớimức kỷ lục, thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, chúng ta mới thực sự cảmthấy được sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này Tuy nhiên, mức độthiệt hại đối với mỗi nước là khác nhau tuỳ thuộc vào sự chủ động của nước đóvào thị trường cà phê thế giới Có thể nói, Việt Nam là một trong những nướcchịu hậu quả nặng nề nhất do tính phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào thịtrường thế giới rất cao, có tới 98% sản lượng là dành cho xuất khẩu Bên cạnh
đó còn do những yếu kém trong hoạt động của ngành vốn tồn tại từ trước tớinay: cà phê phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, khâu chất lượng và chế biếnchưa được chú trọng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quảng bá càphê Việt Nam ra thị trường thế giới và xây dựng thương hiệu cho cà phê ViệtNam Đây mới chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề và những biến động của
Trang 2thị trường cà phê thế giới vừa qua chỉ là một nguyên nhân khách quan và là giọtnước đầy làm tràn ly.
Với những lí do nêu trên, tác giả chọn viết Khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây”
Nội dung khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương sau :
Chương I: Khái quát về thị trường cà phê thế giới.
Chương II: Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng cà phê trong
những năm gần đây
Chương III: Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới
Để thực hiện khoá luận với nội dung trên, tác giả đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra :
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cô chú, anh chị trong Vụ Kế hoạch thống
kê Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin Thương mại
-Bộ Thương mại, thư viện quốc gia, phòng thư viện - Viện kinh tế thế giới cũngnhư các thầy cô và anh chị trong khoa Kinh tế Ngoại thương, thư viện trườngĐại học Ngoại Thương đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và số liệu liên quan, và
xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Tô Trọng Nghiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn
tác giả trong quá trình chọn đề tài, định hướng tài liệu và hoàn thiện khoáluận./
Đại học Ngoại Thương, tháng 12-2003
Sinh viên thực hiệnTrần Phúc Long
Trang 3CHƯƠNG IKHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI
I GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÂY CÀ PHÊ
1 Lịch sử cây cà phê
Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiôpi đã ngẫu nhiên phát hiện rahương vị tuyệt vời của 1 cây lạ mọc ở làng Capfa gần thủ đô Ethiôpi Đàn gia súc củaông sau khi ăn xong những cây này bỗng “tươi tỉnh” và đã không chịu để chủ lùa vàobãi trú đêm, thấy vậy, ông nếm thử và cảm thấy rất sảng khoái, tỉnh táo và từ đó tráicây đó đã trở thành đồ uống cho con người
Từ thế kỷ VI, cà phê không chỉ được người Ethiôpi dùng mà do tác dụng kích thíchmạnh mẽ mà thời đó được coi là hiện tượng thần kỳ, cây cà phê được lan cả sangYemen, các nước khác ở Trung Cận Đông và nhanh chóng vượt biển đổ sang ARập(Arabica) do đó có loại cà phê tên là Arabica
Thế kỷ XVI các nhà buôn nước cộng hòa Vernize nhập khẩu cà phê vào Châu Âu,như vết dầu loang, cà phê lan sang Châu Á, Châu Đại Dương Giống cà phê Arabica
do người Hà Lan đưa vào Xrilanca, Côlômbia và Java (Inđônêxia) năm 1670 Cuốithế kỷ XVII, cây cà phê đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thế giới
2 Các loại cà phê
Vẫn còn nhiều tranh cãi về số lượng loại cà phê, người ta nói rằng có thể có từ
25-100 loại cà phê trên thế giới nhưng những loại quan trọng nhất là:
trên thế giới
trên thế giới
được gọi là cà phê Chari Do có vị đậm nên người ta thường trộn với cà phê chè đểtạo ra vị thơm hơn
3 Ích lợi của cây cà phê
Cây cà phê được dùng trong y học, trong công nghiệp thực phẩm Cà phê còn tạo
ra công ăn việc làm, góp phần bảo vệ môi trường Đặc biệt cây cà phê đem lại nguồnthu nhập lớn Hiện nay kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới khoảng 10 tỷ USD/năm
Trang 4II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI
Trong vài thập kỷ qua sản xuất cà phê thế giới tăng giảm thất thường, nhưng nhìnchung có xu hướng tăng lên (biểu 1) Sự biến động ở tất cả các khía cạnh của sản xuất
là sản lượng, diện tích, canh tác và năng suất đều không giống nhau
1 Diện tích
Diện tích trồng cà phê thế giới từ năm 1990 đến 2002 tăng trung bình là 0,1%/năm,đạt 14.593.940 ha năm 2002 Diện tích trồng cà phê ở các khu vực khác nhau trên thếgiới tăng giảm không đồng đều Trong khi diện tích trồng cà phê của khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương tăng trung bình là 2,8%/năm thì diện tích trồng cà phê ở nhữngnước khác lại giảm 0,3% (tính từ 1990 đến 2002)
2 Năng suất
Trái với việc gia tăng về diện tích, năng suất trồng cà phê trên thế giới lại có xuhướng giảm xuống, giảm 0,2%/năm Nếu như năng suất cà phê của thế giới năm 1990đạt trung bình là 580kg/ha thì năng suất năm 2002 chỉ đạt 553kg/ha Tất nhiên năngsuất trồng cà phê trong thời gian qua không giảm ở tất cả các nước – chẳng hạn ở cácnước Châu Á- Thái Bình Dương năng suất cà phê không những không giảm mà lạicòn tăng lên trung bình 0,4%/năm
3 Sản lượng
Sản xuất cà phê thế giới đã tăng lên Qua bảng tổng kết sản lượng cà phê thế giới(biểu đồ 1) trong thời gian là 42 năm của các nhà phân tích kinh tế của Bộ Nôngnghiệp Mỹ, ta thấy rằng sản lượng cà phê vụ 2001/2002 là 118,8 triệu bao, tăng 51triệu bao tương đương với 77% so với năm 1960/1961 Trung bình mỗi năm tăng 1,2triệu bao hay nói cách khác là 1,83%/năm Tuy nhiên sản lượng tăng không đều ở cácnăm Sản lượng thấp nhất là 53 triệu bao/năm (1964/1965) và mức cao nhất là 118,8triệu bao/năm (2001/2002 – niên vụ năm ngoái) Nhìn chung sản lượng tăng từ năm1976/1977 đến nay Sản lượng thấp vào đầu những năm 1960 và năm 1975 do sươngmuối Từ năm 1987/1988 đến nay sản xuất cà phê cũng tăng giảm thất thường nhưngnhìn chung là có xu hướng tăng lên về sản lượng (Chi tiết xin xem tại phụ lục 1)Sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển: Chiếm hơn 90% sảnlượng của cà phê thế giới, các nước phát triển sản xuất với khối lượng rất nhỏ và chủyếu nhập khẩu để tiêu dùng Châu Mỹ la tinh là khu vực trồng cà phê lớn nhất thếgiới, trong đó Braxin có sản lượng đứng đầu thế giới Trước chiến tranh thế giới lầnthứ II, sản xuất cà phê của Braxin chiếm 80% sản lượng của cả thế giới, những nămsau này do nhiều nước Châu Á, Châu Phi đẩy mạnh sản xuất nên hiện nay sản lượng
cà phê của Braxin chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng thế giới Tính từ tháng 9/2002
Trang 5đến tháng 8/2003, sản xuất cà phê của Braxin đạt 27,7 triệu bao, chiếm tỷ trọng31,5% trong tổng sản lượng cà phê thế giới
Sản lượng cà phê của các nước Châu Á, Châu Phi tăng đáng kể và đã tăng dần tỷtrọng so với sản lượng thế giới Hiện nay nhiều nước đã chú trọng đến sản xuất càphê hòa tan để xuất khẩu
Tóm lại, về sản xuất cà phê thế giới nhìn chung trong thời gian gần đây có xu
hướng tăng lên về sản lượng và diện tích, đặc biệt ở khu vực Châu Á và Châu Phi.Nhiều nước trên thế giới đã đi vào sản xuất cà phê hòa tan để xuất khẩu Cà phê chèvẫn chiếm ưu thế trong tổng sản lượng cà phê thế giới ( chừng 70%) Tuy nhiên, năngsuất cà phê thế giới có xu hướng giảm xuống
4 Tình hình tiêu thụ cà phê
Cà phê là một mặt hàng buôn bán có giá trị kim ngạch lớn thứ 2 của thế giới đangphát triển sau dầu mỏ Cà phê được trồng và xuất khẩu ở các nước đang phát triểnthuộc vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới, phần lớn sản phẩm được nhập khẩu và tiêuthụ ở các nước công nghiệp phát triển
Năm 1922 tổng lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới là 31,2 triệu bao thì 80 năm saulượng tiêu thụ đã lên đến 112,4 triệu bao (2002) tăng đến 3,6 lần Trong những nămgần đây lượng cà phê được tiêu thụ trên thế giới tăng bình quân mỗi năm 1% Gần75% lượng cà phê được tiêu thụ ở các nước phát triển Sự tăng trưởng tiêu thụ cà phê
là khá ổn định
4.1 Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO
Bảng 4: Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO
n v : tri u baoĐơn vị: triệu bao ị: triệu bao ệu bao
Trang 6Niên vụ/
Thị trường
1996
1995- 1997
1996- 1998
1997- 1999
1998- 2000
Tây Ban
Hà Lan 2,512 2,301 2,713 2,306 2,265 2,549 2,496 Thuỵ Điển 1,528 1,633 1,703 1,629 1,124 1,418 1,333
Nguồn: ICO, coffee statistics (9/2003)
Trong 21 nước nhập khẩu thành viên ICO thì Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất
và ổn định từ 17,5-18 triệu bao/năm, chiếm 30% thị trường cà phê thế giới, nhưngcũng chỉ đạt bình quân 4kg/người/năm, còn thấp hơn so với các nước ở Châu Âu Cácnước EU cà phê là đồ uống thông dụng, chiếm khoảng 20% thị trường đồ uống, tiêuthụ cà phê hàng năm từ 33-35 triệu bao, chiếm 57-58% thị trường thế giới Nhật Bản
đang phát triển lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là do điều kiện kinh tế được cải thiện
4.2 Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất.
n v : tri u baoĐơn vị: triệu bao ị: triệu bao ệu bao
Nguồn: ICO statisctics on coffee
Các nước sản xuất cà phê không chỉ để xuất khẩu mà xu hướng tiêu dùng nội địangày càng tăng Năm 1996 tiêu thụ khoảng 20,5 triệu bao, đến năm 2002 mức tiêu thụ
đã là 23 triệu bao Hai nước Brazil và Indonexia và có mức tiêu thụ nội địa cao, thườngchiếm trên 30% sản lượng hàng năm Theo kế hoạch thì đến hết năm 2003 Brazil cóthể tiêu thụ tới 15,5 triệu bao, Clombia 1,6 triệu bao, Indonexia 2,1 triệu bao Khối
Trang 7lượng tiêu dùng ở các nước Châu Á cũng tăng lên.
Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất khá ổn định, riêng vụ cà phê 2001/2002 có xuhướng giảm xuống do tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới, đặc biệt là cácnước Châu Á, Mỹ La tinh
Ngoài ra người dân ở các nước Trung và Đông Âu rất thích uống cà phê, hàng nămcác nước này tiêu thụ khoảng 5-6 triệu bao Các nước nhập khẩu cà phê không phải làthành viên ICO hàng năm nhập khẩu khoảng 5 triệu bao như Angirni, Triều Tiên,Achentina,
Về chủng loại, thì cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng hơn và ngày càng có nhucầu tiêu thụ nhiều hơn bởi chất lượng cũng như hương vị thơm ngon của nó Do vậygiá cà phê Arabica thường cao gấp 2-2.5 lần giá cà phê Robusta
III MẬU DỊCH CÀ PHÊ THẾ GIỚI
1 Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới
1.1 Khái quát chung về xuất khẩu cà phê thế giới
Xuất khẩu cà phê thế giới trong tháng 9 năm nay đạt 6,55 triệu bao, giảm 7,3% so vớitháng 9 năm ngoái Tuy nhiên, tổng xuất khẩu tất cả các loại cà phê trong niên vụ2002/2003 (từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2003) đạt 87,34 triệu bao, tăng 1,7% so vớiniên vụ trước (2001-2002) Xuất khẩu cà phê của Braxin niên vụ 2002/03 tăng 5,9%đạt 27,5 triệu bao chiếm tới 31% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới Xuất khẩucủa Việt Nam đạt 11,56 triệu bao, đứng thứ hai thế giới và nước có sản lượng xuấtkhẩu cao thứ ba là Colombia với 10,48 triệu bao Nhiều nước khác cũng có mức xuấtkhẩu tăng trong niên vụ 2002/03 như Burundi, Camơrun, Ecuađo, Ethiôpia,Guantêmala, Inđônêxia, Mađagaxca, Nicaragoa, Niu Ghinê, Tanzania và Thái Lantrong khi một số nước lại có mức xuất khẩu giảm so với cùng kì là Coxta Rica, Bờbiển Ngà, Ele Xanvađo, Honđurax, Mêhicô và Uganđa (Chi tiết xin xem phụ lục 3)
* Các loại cà phê xuất khẩu:
Trước năm 1962, cà phê thường được phân loại khi xuất khẩu theo chủng loại: là
cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta) Nhưng sau này, Tổ chức Cà phê thếgiới (ICO) lại phân loại cà phê Arabica ra làm 3 loại: loại cà phê dịu Colombia
Trang 8(Colombian Milds), loại cà phê dịu khác (Other Milds) và cà phê chè không rửa(unwashed Arabica) Sau này loại cà phê chè không rửa lại được gọi tên là cà phêBrazil (Brazilian Naturals) và các loại cà phê chè khác Nhưng sau đó, Brazils khôngnhững chỉ xuất khẩu cà phê chè mà Brazils còn xuất khẩu cà phê vối nên cách phânloại trên lại gặp rắc rối.
Một cách phân loại khác theo chất lượng cà phê là:
+ “Cà phê hảo hạng”(gourmet coffee) đó là loại cà phê có chất lượng cao đượcxuất khẩu từ nước xuất xứ, thường là từ một trang trại hoặc một khu vực nào đó vàgiá thường cao
+ Ngày nay do yêu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe, người sản xuất và xuấtkhẩu lại đưa ra một tên gọi mới cho cà phê là “cà phê sạch” (organic coffee) đó làloại cà phê được trồng mà không cần dùng đến phân bón và thuốc trừ sâu Loại càphê này đang càng ngày càng được ưa chuộng ở liên minh Châu Âu và Mỹ
+ Cà phê đã tách cafein (decaffemated coffee)
Tuy nhiên nhiều người còn nghi ngờ về phẩm chất thực của các loại cà phê đượcphân loại theo kiểu trên
Theo ICO thì hơn 90% khối lượng cà phê xuất khẩu của thế giới là loại cà phê hạtcòn sống Trên thị trường cũng xuất hiện kinh doanh cà phê dạng đã rang chín(Roasted coffee) và dạng đã qua chế biến kỹ có thể hòa tan được ngay (instantcoffee)
1.2 Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu
* Braxin
Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm nước này bán ra thịtrường thế giới 16 triệu bao (60 kg/bao), chiếm hơn 20% xuất khẩu thế giới trong đó75% là cà phê chè (Arabica), còn 25% là cà phê vối (Robusta) Mỗi khi khối lượngxuất khẩu của Braxin thay đổi, xuất khẩu của thế giới cũng thay đổi theo Theo sốliệu của chính phủ Braxin, từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2003, sản lượng xuất khẩucủa nước này là 27,5 triệu bao Gần đây Braxin đã trở thành đối thủ cạnh tranh củacác nước Châu Á và Châu Phi về cà phê vối Hàng năm Braxin xuất khẩu 4-5 triệubao cà phê vối
Trang 9* Côlômbia
Là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, trung bình hàng năm nướcnày xuất khẩu 12 triệu bao Điều đáng chú ý là nước này dùng khoa học kỹ thuật đểtăng năng suất cà phê đều tăng sản lượng mà không phải dùng biện pháp tăng diệntích trồng trọt Một điều thú vị là xuất khẩu cà phê hạt của Colombia lại thường đượcđóng trong bao nặng 70 kg, trong khi đó nhiều nước đóng 60 kg/bao
* Côxtarica
Đây là một nước nổi tiếng về sản xuất cà phê chè ướt có chất lượng cao Xuất khẩutrung bình là 2,3 triệu bao/năm Nhưng vụ 10/2002-9/2003 xuất khẩu của nước nàychỉ đạt 1,7 triệu bao
* Cốt-đi-voa (Bờ biển Ngà)
Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới Đầunhững năm 80, sản xuất của Cốt-đi-voa đứng thứ 3 thế giới, sau Braxin và Côlômbia.Nhưng đến đầu năm 1990 do chính phủ không quan tâm đến sản xuất cà phê nênnhiều người trồng cà phê lại chuyển sang trồng ca cao, một loại hàng nông sản xuấtkhẩu số một của Cốt-đi-voa Lúc này, Cốt-đi-voa đứng hàng thứ 12 trên thế giới, xuấtkhẩu chỉ trên 2 triệu bao Sau đó chính phủ Cốt-đi-voa đã nhìn nhận lại vấn đề vàtăng giá thu mua cà phê, tăng cường đầu tư cho ngành này Ngoài ra với sự tự do hóamậu dịch và giá cả cà phê thế giới tăng lên làm cho người trồng cà phê lại trồng càphê và sản xuất bắt đầu tăng Sản xuất hàng năm trung bình đạt 4,4 triệu bao và xuấtkhẩu trung bình là 4 triệu bao chiếm 4,8% xuất khẩu của thế giới Xuất khẩu cà phêcủa Cốt-đi-voa chủ yếu sang Pháp và Italia, EEC chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩucủa nước này, trong đó 7% - 10% là cà phê hòa tan Tương lai với việc trồng lại càphê có thể đưa sản lượng cà phê của Cốt-đi-voa lên mức 5 triệu bao/năm
* Inđônêxia
Với mức sản xuất trung bình là 6,8 triệu bao/năm (1990-1997) và 6,34 triệu bao( 1998-2002), Inđônêxia chiếm 7% sản xuất cà phê thế giới và đứng vào hàng thứ 3sau Braxin và Côlômbia, sản xuất cà phê vối lớn nhất, vượt Cốt-đi-voa Xuất khẩutrung bình là 5,5 triệu bao (cả hai loại cà phê vối và cà phê chè, nhưng chủ yếu là càphê vối) Inđônêxia xuất khẩu nhiều cà phê vối được chế biến bằng phương pháp khô
Trang 10sang Châu Âu, Nhật và Mỹ Để đáp ứng với yêu cầu của thị trường, tháng 3/1998,Inđônêxia đã chính thức khai trương một nhà máy làm cà phê hòa tan trị giá 25 triệu
đô la Mỹ Đây là nhà máy liên doanh của hãng Parasidha ở Indonexia và hãng Itochu
và Ieshima (Nhật Bản) Indonexia hy vọng sẽ sản xuất 3600 tấn cà phê hòa tan và
2400 tấn cà phê đã xay hàng năm Tuy nhiên, năm 2001 do ảnh hưởng của ElNino,Indonexia đã phải mua 30.000 tấn cà phê của Việt Nam để đảm bảo hợp đồng với cácnước
* Ấn Độ
Là một nước trồng cả 2 loại cà phê ( cà phê chè và cà phê vối) Sản xuất trung bình
là 2,5 triệu bao, trong đó chừng 50% là cà phê chè Ấn Độ đứng sau Indonexia vềxuất khẩu cà phê chè ở Châu Á Xuất khẩu hàng năm chừng 2 triệu bao Trong banăm qua Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào việc quản lý và trồng cà phê và đã thu đượcnhiều kết quả trong ngành cà phê Theo dự báo của Ủy ban kế hoạch Ấn Độ, sảnlượng cà phê của Ấn Độ sẽ tăng lên mức 5 triệu bao vào năm 2004
* Goatêmala
Sản xuất của Guatemala gần đây đạt 4,1 triệu bao/năm (1999-2003), chủ yếu là càphê chè Xuất khẩu hàng năm chừng 3,7 triệu bao chủ yếu sang Mỹ và Đức Trongnhững thập kỷ qua, do sự căng thẳng về chính trị và xã hội cũng đã làm ảnh hưởngđến sự phát triển của ngành cà phê
* Ethiôpia
Là nước xuất khẩu cà phê thế giới lâu đời nhất, đây cũng là nước đầu tiên trồng càphê chè Cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, chiếm60% kim ngạch xuất khẩu Hàng năm sản xuất chừng 2,9 triệu bao (1990-1996) chủyếu là cà phê chè và 50% dùng cho xuất khẩu Đây là một nước tiêu thụ cà phê lớnnhất ở Châu Phi Ethiopia xuất khẩu chủ yếu sang Đức, Mỹ, Pháp và Nhật Bản, trướcđây chủ yếu xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
Trang 11kinh tế đã làm cho sản xuất cà phê phục hồi lại Hai năm qua sản xuất chừng 3,1 triệubao/năm.
Dự báo vụ 2003/2004 sản xuất giảm xuống còn chừng 2,8 triệu bao, nhưng sẽ tănglên đến mức 5 triệu bao/năm vì Uganda sẽ đưa vào trồng giống mới (clonal coffee)với năng suất tăng lên rất nhiều (từ 600 kg/ha lên 1300 kg/ha) Loại cà phê này ngắnngày (18 tháng là cho quả và 2 năm là đạt được năng suất cao) và chịu được sâubệnh Mấy năm qua tình hình sâu bệnh cà phê ở Uganda khá cao Chính phủ đã hỗ trợ200.000USD để chống bệnh héo lá và 250.000 USD để cung cấp giống mới chongười trồng cà phê vì theo ước tính của Chính phủ nếu không kiểm soát được sâubệnh cà phê thì 5 năm tới sâu bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê và tổnthất sẽ chừng 2%/vụ, tương đương 3,5 triệu USD
* Kênya
Là một trong những nước sản xuất cà phê Arabica loại dịu lớn nhất thế giới Sảnxuất trung bình 1,2 triệu bao/năm ( 1999-2003), xuất khẩu trung bình 0,9 triệu bao,chủ yếu sang Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ, Bỉ và Nhật
2 Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới
2.1 Khái quát chung về nhập khẩu cà phê thế giới
Nếu như sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Nam Mỹ,Châu Á, Châu Phi thì nhập khẩu lại tập trung chính ở các nước có nền kinh tế pháttriển (chiếm 90% nhập khẩu thế giới) (Biểu 3)
Trong những năm đầu của thập kỷ 90, nhập khẩu cà phê thế giới biến động khôngngừng Trung bình từ năm 1990 đến 1994 nhập khẩu giữ ở mức 91 triệu bao/năm (trừnăm 1991 giảm xuống 85 triệu bao) Năm 2002 do mức dự trữ ở các nước nhập khẩucòn lớn nên các nước này đã giảm nhập khẩu vì vậy khối lượng nhập khẩu của cả thếgiới chỉ còn 89,6 triệu bao (Chi tiết xin xem phụ lục 4)
Các nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới là: Mỹ, Phần Lan, Đức,Pháp, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản
Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới Sau đó đến Đức, Nhật Bản, Italia Dodân số tăng nhanh và một phần do thu nhập đời sống khá hơn, tốc độ tiêu thụ và nhậpkhẩu cà phê ở các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 3,5%/năm trong những năm
90 lên 4,1% trong những năm gần đây
Trang 12Điều đáng chú ý trong nhập khẩu cà phê thế giới là nhiều nước phương Tây ngàycàng nhập khẩu cà phê hạt để chế biến thành cà phê hòa tan để xuất khẩu đặc biệt là ở
Mỹ Việc phát triển công nghiệp chế biến cà phê trong đó có cà phê hòa tan ở nhiềunước làm nhu cầu cà phê thế giới tăng đáng kể vì loại cà phê này rất tiện lợi chongười tiêu dùng
2.2 Những nước nhập khẩu cà phê chủ yếu
* Mỹ
Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới (biểu 3) Tiêu dùng cà phê ở Mỹ cóchiều hướng giảm nhẹ kể từ khi đạt ở mức cao nhất là gần 19 triệu bao năm 1990.Tiêu thụ giảm vào cuối năm 1994 do giá cà phê bán lẻ tăng lên gấp đôi Tiêu dùng càphê năm 2001 là 21,4 triệu bao, năm 2002 tăng lên mức 21,7 triệu bao Ba nhà chếbiến cà phê lớn ở Mỹ là Kraft General, Proctor & Gamble và Nestle Những nhà sảnxuất này chế biến chiếm chừng 70% cà phê của cả nước
Nhiều nhà sản xuất nhỏ cũng bắt đầu hoạt động để phục vụ nhu cầu của thị trườngđối với loại cà phê hảo hạng Người ta ước tính là loại cà phê này chỉ chiếm chừng16% thị trường cà phê bán lẻ Theo kết quả cuộc thăm dò mùa đông 2001 của Hiệphội cà phê quốc gia Mỹ cho thấy chỉ có 2,7% số người được phỏng vấn là uống loại
cà phê hảo hạng này hàng ngày Tuy nhiên, thị phần của loại cà phê hảo hạng nàyđang tăng lên và theo người phát ngôn của những nhà sản xuất loại cà phê này thì họtin rằng vào thế kỷ 21 loại cà phê này sẽ chiếm 1/3 thị trường cà phê của Mỹ
Mỹ cũng như những nước nhập khẩu khác đều có tái xuất Ví dụ năm 2002, Mỹnhập tổng số là 21,7 triệu bao và tái xuất 2,6 triệu bao (chiếm 12%) Đặc biệt, Mỹxuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan rất lớn Năm 2001, Mỹ nhập 21,449 triệu bao
cà phê hạt và Mỹ lại xuất khẩu 2,485 triệu bao trong đó cà phê rang và cà phê hòa tanchiếm 50%
* Vương quốc Anh
Đây là nơi cà phê hòa tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của Data Monitor,nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đang thay thế chè, trung bình mỗi năm mỗingười dân Anh sử dụng 15 bảng cho cà phê Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng của
cà phê là 11%/năm kể từ năm 1997, và hiện nay cà phê chiếm phần lớn nhất trong
Trang 13các loại đồ uống ở Anh Hàng năm (từ năm 1998-2002) Anh quốc nhập khẩu chừng
hơn 3 triệu bao
* Châu Âu
Ở Pháp, Áo và Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè Nhiều ngườichuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung vàĐông Âu giảm đi Ngược lại ở Đức, nhiều người lại chuyển sang dùng loại cà phê vốithay vì dùng loại cà phê chè có vị dịu Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ởmột số nước Châu Âu chủ yếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ,Luxembourg, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan Mức tiêu thụ của Tây Âu trong năm2001/2002 giảm hơn 2 triệu bao, nói cách khác là giảm hơn 5% so với năm2000/2001 và có thể còn tiếp tục giảm trong những năm tới
Một điều đáng lo ngại cho những nhà sản xuất cà phê là ở thị trường Châu Âu giớitrẻ được tiếp xúc với cà phê rất sớm, nhưng họ thường chỉ uống cà phê nhiều khi họbắt đầu đi làm Nhưng ở một số nước khác, mà điển hình là Đan Mạch và Đức, giớitrẻ lại thích uống các loại đồ uống khác ví dụ các loại ướp lạnh Sự thay đổi trongthói quen dùng đồ uống được thấy ở Mỹ trong những năm 60 và ngày nay thói quen
đó vẫn không thay đổi
Một số nhà quan sát cũng thấy rằng, ngày nay ở Tây Âu người tiêu dùng lại thíchuống loại cà phê hảo hạng như cà phê đậm (espresso), cà phê sữa Ý (cappuccino), càphê Moea Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Mocha) v.v Người ta cho rằng giới trẻ ở Châu Âu
sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên thị trường tiêu thụ càphê trong tương lai, do đó ngành sản xuất cà phê cần phải tự điều chỉnh để theo kịpvới sự thay đổi của môi trường xã hội ở đây
* Trung và Đông Âu
Đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ cà phê lớn, mặc dầu gần đây sức mua cógiảm đi Vì khu vực này nhập khẩu nhiều cà phê từ Tây Âu, nên khó có thể xác địnhđược số lượng cà phê chè và vối trên thị trường này
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ICO trong những năm qua do thu nhập cánhân giảm đi và giá cả cà phê tăng lên nên số lượng tiêu thụ ở các nước này giảm đi,
ví dụ ở Nga năm 1999 là 1,77 triệu bao và năm 2002 là 1,5 triệu bao Nhiều ngườicũng đã chuyển sang dùng cà phê vối vì loại này rẻ hơn cà phê chè
Trang 14Vì lượng cung cấp cà phê còn ít và giá cả cao so với thu nhập, nên cà phê thườngđược coi như một loại hàng hóa có giá trị ở Đông Âu Người ta thường tặng nhaunhững gói cà phê nhỏ để thể hiện lòng biết ơn đã giúp đỡ, sự mến khách chứ khôngtặng hoa hay kẹo sôcôla như những nơi khác thường làm Tiêu dùng tính theo đầungười ở Trung và Đông Âu còn xếp vào loại thấp nhất thế giới nhưng đây là khu vực
có tiềm năng tiêu thụ cà phê rất lớn, đặc biệt ngày nay
* Những khu vực khác
Mặc dầu những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Mỹ vàChâu Âu, nhưng vẫn còn những khu vực khác, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc,Algeria Nhìn chung việc nhập khẩu cà phê của Nhật Bản có biến động trong phạm vichừng 6 triệu bao từ 1994-1998 và 7 triệu bao từ năm 1999-2002 Hàn Quốc nhậpkhẩu trong những năm qua trung bình 1 triệu bao
Có nhiều tiềm năng tiêu thụ cà phê ở những nước này, đặc biệt là ở Nhật Bản vànhững nước Châu Á khác Thị trường Nhật Bản được coi là một thị trường ngày càngkhó tính Ở đây người ta thường bán những loại cà phê hảo hạng, và thị phần cho loại
cà phê chất lượng cao này ngày càng tăng lên Trong khi Nhật được coi là một nướcdùng loại cà phê “truyền thống”, thì nước này cũng là một trong những nước đứngđầu phát minh ra nhiều sản phẩm về cà phê như cà phê hộp, cà fê đá, cà phê hỗn hợp
Cà phê tan cũng nhanh chóng giành được vị trí trên thị trường Nhật Bản Một điềuthú vị là thói quen tiêu dùng cà phê của Nhật Bản cũng lan sang cả những nước Châu
Á khác như Hongkong và Singapore Kết quả là Châu Á sẽ trở thành không những làngười khách hàng lớn về cà phê thông thường và cà phê tan mà còn là khách hàngcủa các loại cà phê hảo hạng, ngày càng nhiều loại này được sản xuất trong khu vực.Cuối cùng là thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng đang mở ra do tốc độ tăngtrưởng kinh tế ổn định, dân số đông và lượng khách du lịch lớn (năm 2002 là 51,127triệu khách nước ngoài), Sản xuất cà phê trong nước cũng đang có nhiều hứa hẹn Dùsao thị trường này cũng đang đưa ra những cơ hội và thách thức cho các nhà sản xuất
cà phê thế giới, đặc biệt là ở khâu bán lẻ đòi hỏi phải đa dạng hóa mặt hàng và chấtlượng cũng đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy bán loại cà phê thông thường vàtăng lượng tiêu thụ cà phê
Trang 153 Dự trữ cà phê thế giới
Xuất khẩu thế giới và việc tiêu thụ đã vượt quá sản xuất Điều này đã dẫn đến giảmmức dự trữ ở kho của những nước sản xuất cà phê Gần đây chỉ có Colombia vàBraxin là vẫn còn lượng lưu kho đáng kể, nhưng nhiều phần của lượng lưu kho củaBraxin đã để quá lâu và chất lượng cần phải xem xét lại
Mức dự trữ ở các nước nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian 1989-1992 do việcbán hàng ồ ạt của những nước sản xuất cà phê sau khi bỏ cô-ta năm 1989 Hiện nay
do nhiều nhà sản xuất thực hiện phương thức mua bán đúng lúc (Just in time- JIT) đểgiảm chi phí lưu kho nên mức lưu kho ở những nước nhập khẩu đã giảm đi nhiều Ví
dụ năm 1999 số lưu kho ở những nước nhập khẩu là 19 triệu bao, đến năm 2002 chỉcòn 11,5 triệu bao
4 Giá cả
Từ những năm 1980 trở lại đây, do tác động của nhiều yếu tố mà chủ yếu là quan
hệ cung cầu trên thị trường, giá cà phê biến động thất thường: cứ 4 đến 5 năm giá liêntục tăng lên thì sau đó lại có từ 4 đến 5 năm giá liên tục giảm xuống Riêng năm
2003, giá cả cà phê thế giới chia làm 2 giai đoạn: đầu năm là 100 xu Mỹ/pound và giátăng lên đến 311 xu Mỹ/pound vào giữa năm, thời kỳ thứ 2 là thời kỳ giá giảm xuốngđột ngột còn 150 xu/pound Giá của các loại cà phê khác nhau thì khác nhau Donhững đặc điểm về sản xuất và tính hơn hẳn về mặt chất lượng, giá cà phê chè thườngcao hơn giá cà phê vối (Chi tiết xin xem phụ lục 5)
5 Tập quán kinh doanh cà phê thế giới
Cà phê cũng được mua bán theo tập quán kinh doanh loại cây công nghiệp dàingày như bông và cao su Người ta thường mua bán thực hoặc mua bán kỳ hạn cà phêtrên các cơ sở giao dịch hàng hóa của thế giới như London và New York Hiện naynhiều nước đã ký kết theo mẫu hợp đồng Châu Âu 1997
6 Xúc tiến mậu dịch cà phê
Hiện nay tổng số tiền dùng cho quảng cáo của các loại đồ uống khác đã vượt rất xa
số tiền dùng cho quảng cáo cà phê Để tăng lượng tiêu dùng cà phê chủ yếu ở nhữngnước nhập khẩu và để cạnh tranh với các loại đồ uống khác, gần đây ICO đã quyếtđịnh dành 2 triệu USD cho chiến dịch xúc tiến bán cà phê ở Trung Quốc và Nga
Trang 16Côlômbia cũng tiến hành một chiến dịch quảng cáo và xúc tiến mậu dịch cà phê trêntoàn thế giới cho đất nước này.
Cũng theo ICO, các nhà chế biến cà phê trên thế giới đã đầu tư hàng chục triệu đô
la Mỹ để xúc tiến bán hàng của họ Người ta cho rằng tiền chi cho quảng cáo và xúctiến mậu dịch chiếm từ 3-6% tổng số tiền bán hàng
Xúc tiến mậu dịch có thể ở dưới dạng bán hàng, quảng cáo, phát tờ rơi, triển lãmhội chợ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Ủy ban xúc tiến mậu dịch của ICO đã được thành lập từ năm 1964 ở London đểxúc tiến việc bán cà phê nói chung và để đạt được và duy trì được chất lượng tốt nhấtcủa cà phê Tiền nộp của các nước thành viên là 15 xu/bao cà phê xuất khẩu để dùngvào công việc xúc tiến mậu dịch cà phê và các công việc khác của ICO
7 Tổ chức cà phê thế giới (ICO) và hiệp định cà phê thế giới (ICA)
7.1 Tổ chức cà phê thế giới ( International Coffee Organization – ICO)
Do sự biến động thất thường của giá cả thị trường đã ảnh hưởng lớn đến nhữngnước sản xuất và tiêu thụ cà phê nên những nước này đứng đầu là Braxin đã họp lạilần đầu tiên năm 1962 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc tại New York để thành lậpICO và đã ký được hiệp định thứ nhất cà phê thế giới
Hiện nay ICO đã có 51 nước thành viên trong đó có 35 nước xuất khẩu và 16 nướcnhập khẩu Mục đích chủ yếu của ICO là nhằm tạo nên một thị trường cà phê ổn định
về mặt giá cả bằng cách phân phối cota giữa các nước thành viên
7.2 Hiệp định cà phê thế giới ( International Coffee Agreement –ICA)
Hiện nay hiệp định ICA mới nhất được kí kết bởi 63 thành viên Chính phủ của Hộiđồng Cà phê quốc tế (International Coffee Council) tại Luân Đôn vào tháng 9 năm
2000 sau khi hiệp định ICA 1994 hết hạn hiệu lực vào ngày 30/9/1999 Hiệp định kéodài 6 năm này sẽ đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các nước sản xuất và nướctiêu dùng cà phê trên thế giới và đã có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2001 (vì vậy hiệp địnhnày được gọi tắt là ICA 2001) Những mục tiêu chính của ICA 2001 là :
vấn đề liên quan đến cà phê sao cho có thể cân đối giữa cung và cầu, tạo ra mức giá
Trang 17hợp lý cho cả người bán lẫn người mua, và duy trì mức cân bằng dài hạn giữa sảnxuất và tiêu dùng.
nghiên cứu và phát triển các vấn đề về cà phê
nước
IV TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI
1 Những yếu tố tác động đến thị trường cà phê thế giới
Phần này chỉ nêu lên những yếu tố chính tác động đến cung, cầu và giá cả cà phê
1.1 Những yếu tố chính tác động đến CUNG
a Thời tiết khí hậu
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có những yêu cầu sinh thái rất khắt khe Khithời tiết thuận hòa, sản xuất đạt kết quả tốt dẫn đến cung tăng lên Nhưng nếu thời tiếtxấu như sương muối ở Braxin năm 1975 phá hoại 60% diện tích cà phê ở đây
Theo nghiên cứu của ICO về ảnh hưởng của khí hậu đối với thị trường và sản xuất
cà phê đã làm cho nhiều người phải ngạc nhiên vì theo bảng báo cáo này thì sản xuất
và thị trường cà phê rất nhạy cảm khi có sương muối và hạn hán nhưng khi có hiệntượng ElNino thì không có ảnh hưởng rõ rệt Ví dụ năm 1982/1983 có ElNino – sảnlượng toàn cầu giảm 16%, nhưng những năm 1969/1970, 1972/1973 và 1991/1992tuy thế giới có hiện tượng ElNino nhưng sản xuất cà phê lại tăng lên rõ rệt Có ngườicho rằng vì ElNino chỉ ảnh hưởng đến một số vùng nhất định của thế giới trong mộtthời điểm nhất định, nên một số khu vực này sản lượng bị giảm nhưng các khu vựckhác của thế giới sản lượng có thể lại tăng
b Giá cả
Trang 18Vì cà phê cũng giống như những cây nông sản dài ngày khác cần có sự đầu tư lớn
về sản xuất và phải mất 3-5 năm cây cà phê mới cho năng suất cao nên người trồng
cà phê không thể từ bỏ sản xuất cà phê ngay khi giá cà phê xuống quá thấp và ngượclại khi giá cả tăng vọt, người ta cũng không thể có ngay cà phê để bán Những nămqua sản xuất cà phê nhìn chung không giảm khi giá thay đổi Nhưng về lâu dài giá cả
cà phê cũng vẫn ảnh hưởng đến cung Vì nếu không có lãi, người trồng cà phê sẽchuyển sang trồng loại cây mới Hiện tượng này đã thấy ở nhiều nơi trước đây khi giá
cà phê xuống thấp nhất là giai đoạn từ năm 1997 đến nay
c Công nghệ và khoa học kỹ thuật
Công tác khuyến nông, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới: ví dụ như Ugandavừa đưa một loại cà phê giống mới (tên là Clonal coffee) đưa năng suất cà phê từ 600kg/ha lên 1300 kg/ha cà phê giống mới làm cho năng suất cà phê tăng dẫn tới tăngcung
d Các chi phí đầu vào
Giảm giá các khoản đầu vào (như tiền công, chi phí cho phân bón, giống, tiền máymóc thấp hơn v.v ) sẽ làm cho các nhà sản xuất đầu tư vào sản xuất nhiều hơn và sẽtăng cung
e Sự điều tiết của chính phủ
Một yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến cung cà phê là sự can thiệp của chính phủ nhưnhững quy định nghiêm ngặt của chính phủ về bảo vệ môi trường v.v ví dụ nhưChính phủ Bờ Biển Ngà vừa quyết định sẽ phá hủy tất cả cây cà phê và ca cao trồngtrái phép trong khu vực rừng quốc gia Hay để hỗ trợ giá, Chính phủ Colombia đã choxây nhiều kho lớn để cất giữ cà phê dư thừa, vượt quá sức tiêu thụ trong nước và thếgiới Ngoài ra chính phủ nhiều nước khác như Nicaragua, Indonexia, Uganda v.v đãcấp tín dụng để hỗ trợ sản xuất cho người trồng cà phê Những sự điều tiết này cũngảnh hưởng lớn đến lượng cung cà phê thế giới
f Do yêu cầu của hiệp hội
Ngày nay, để tồn tại người ta thường liên doanh, liên kết lại với nhau mang tínhchất toàn cầu hay khu vực Cà phê cũng không thể ở ngoài quy luật đó Ví dụ tháng5/1997 ACPC ( tổ chức của những nước trồng cà phê thế giới) đã thỏa thuận sẽ tiếp
Trang 19tục giảm hạn ngạch xuất khẩu cà phê xuống còn 52,75 triệu bao trong vòng 12 tháng(bắt đầu từ 1/7/1999) so với 53 triệu bao hạn ngạch cũ Tuy nhiên đôi khi việc nàycũng không có nhiều tác dụng lắm.
Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Australia,Canada, Phần Lan, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ và New Zealand)
Kết quả của khảo sát cho thấy cầu rất ít co giãn ở 21 nước nói trên khi thay đổi 1%giá Do vậy, giá có ảnh hưởng đến cầu của những nước này nhưng không ảnh hưởngđến mức như người ta thường nói Tuy nhiên giá trị co giãn khảo sát trên chỉ liênquan đến thay đổi nhỏ của giá 1% Do đó khi có sự thay đổi lớn của giá có thể vẫn cóảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Trước đây cả nhà chế biến và tiêu dùng cuối cùng rất quan tâm đến chất lượng càphê nhưng ngày nay họ lại quan tâm nhiều đến giá cả Theo tổng kết mới nhất(11/2002) của hãng thông tin cà phê Đức (B.R Infa) và của ACPC cho thấy do sựchênh lệch giá quá cao giữa cà phê chè và cà phê vối tỷ lệ trung bình trong năm
2002 : 185/80 xu/pound đã làm cho các nhà chế biến và người tiêu dùng cuối cùngchuyển sang dùng cà phê vối Các bà nội trợ đã nhạy cảm với giá cả gấp 10 lần so vớivài năm trước đây đặc biệt ở Đức Việc chuyển sang dùng loại cà phê vối được thểhiện rõ nhất là ở Mỹ (từ tháng 1- tháng 9/2003) cà phê vối nhập khẩu chiếm 25%lượng cà phê nhập khẩu và số cà phê vối lưu kho cũng giảm đi rất nhiều Điều này đã
lý giải tại sao lượng tiêu dùng cà phê không biến đổi lớn khi giá cả tăng vọt Tuy
Trang 20nhiên mức độ phản ứng đối với giá cả ở các nước tiêu thụ khác nhau Ở các nướcScandinavia thể hiện sự thay đổi ít nhất.
Một loại co giãn theo giá khác là co giãn chéo, loại này đề cập đến sự thay đổi củanhu cầu về cà phê khi giá cả của các loại đồ uống khác thay đổi Ví dụ giá cả của chèthay đổi có ảnh hưởng đến nhu cầu của cà phê không ? Vì chưa có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này nên chưa có kết quả rõ ràng
b Thu nhập
Cũng theo sự khảo sát trên của Ngân hàng thế giới, các tác giả cũng đã khảo sát độ
co giãn của cầu khi thu nhập thay đổi (cụ thể là độ co giãn của cầu đối với 1% thayđổi của thu nhập)
Kết quả là cầu nhạy cảm với thay đổi của thu nhập hơn đối với giá trong nhiềutrường hợp Một vài nước như Ái Nhĩ Lan có độ co giãn theo thu nhập cao vì mức
độ uống cà phê thấp Nhưng thu nhập đến một mức nào đó, nhu cầu đối với cà phê sẽ
ổn định Ví dụ như các nước ở Bắc Âu, tăng thu nhập ít ảnh hưởng đến cầu
c Sở thích của người tiêu dùng
Cà phê vốn thường được uống trong các bữa ăn của gia đình Tuy nhiên với nhịp
độ công nghiệp hóa ngày nay đòi hỏi cà phê phải được điều chỉnh để thích ứng với lốisống mới nếu không cà phê sẽ phải nhường thị phần của mình cho các loại đồ uốngkhác Ở một số nước đồ uống “lạnh” (ví dụ như Cocacola) đang ngày càng phổ biến
Vì cà phê thường phải uống nóng nên cà phê khó cạnh tranh với đồ uống lạnh nêutrên Ngày nay trên nhiều thị trường tiêu thụ truyền thống, người tiêu dùng không cònluôn luôn trung thành với một loại sản phẩm mà họ sẵn sàng chuyển sang dùng loạisản phẩm cà phê mới như loại sấy khô bằng phương pháp làm lạnh (freeze-driedcoffee) hay loại cà phê xay hạt thô Uống cà phê đá đang ngày càng được nhiều người
ưa chuộng ở một số nước, đặc biệt ở Nhật Bản Loại thức ăn người ta dùng cũng ảnhhưởng đến số lượng cà phê người ta uống Có thể do thói quen và khẩu vị, cà phêthường được uống cùng với một số loại thức ăn này hơn là loại thức ăn khác Điều đó
lý giải tại sao người ta ít uống cà phê ở những cửa hàng ăn bán các món ăn phươngĐông hơn là ở những nơi bán các món ăn của Mỹ và Châu Âu Ở Mỹ có một sự thay
Trang 21đổi về khẩu vị từ thức ăn ngọt nhiều kem sang loại thức ăn nhiều gia vị Người ta chorằng đó chính là nguyên nhân làm giảm cầu về cà phê ở đây hiện nay.
Đã từ lâu người ta cho rằng cà phê “tốt hơn” (có nghĩa là chất lượng hạt tốt hơn,chế biến được cải tiến hơn, thuận tiện cho người tiêu dùng hơn) sẽ tạo ra cầu cà phênhiều hơn Điều này đã được xác nhận qua kiểm nghiệm ở Mỹ Với những cải tiến vềpha trộn gần đây, lượng cầu hình như đã tăng lên đáng kể đối với các loại cà phê này.Với một số phát hiện gần đây về mối liên quan giữa cà phê và sức khỏe đã làm ảnhhưởng đến việc xúc tiến mậu dịch cà phê Mặc dầu, người ta còn nghi ngờ về độchính xác của kết quả nghiên cứu đó vì lượng dùng cà phê hay cafein ở đây quá caonhưng những công bố đó cũng gây nên lo lắng và tác động xấu đến cầu cà phê.Ngành cà phê cũng đã hiểu được mối lo lắng đó nên đã cố gắng tuyên truyền về tácdụng tốt của cà phê và đã cho ra đời loại cà phê tách cafein Việc làm đó cũng đã thuđược những kết quả nhất định
d Thuế
Thuế đánh vào cà phê có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu dùng cà phê Thuế được coi
là một hàng rào pháp lý đối với cầu về cà phê Trong “Hiệp định cà phê quốc tế2001” các nước thành viên của ICO đã nêu rõ “các nước thành viên sẽ cố gắng xingiảm thuế đánh vào cà phê hoặc tiến hành các hoạt động khác loại bỏ trở ngại đối vớiviệc tăng tiêu thụ cà phê”
Hiện còn nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch đánh mức thuế 4%đối với cà phê nguyên liệu từ những nước không phải là thành viên của những nướcsản xuất cà phê thế giới (ACPC) hoặc từ những nước không được hưởng quyền tốihuệ quốc Hầu hết các nước đánh thuế vào những sản phẩm cà phê, ví dụ Nhật Bản là20% đối với cà phê đã tách cafein, Đức và Hà Lan là 18% đối với cà phê hòa tan
1.3 Những yếu tố chính tác động đến GIÁ CẢ
Người ta thường nói cung cầu điều tiết giá cả, điều này vẫn đúng đối với cà phê.Nhưng giá cả lại biến động rất thất thường khi tình hình sản xuất và cầu thực sựcủa cà phê trên thế giới hầu như tương đối cân bằng trong suốt 30 năm qua Vậy yếu
tố nào đã tạo ra những cung cầu giả tạo để làm cho giá cả biến động như vậy ? Theo
Trang 22các nhà nghiên cứu cà phê ngoài những yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, còn
có những yếu tố chủ quan như:
a Các chiến lược của các nhà đầu cơ
Qua biểu 4 thống kê trên ta thấy giá cả biến động theo quy luật cứ 4-5 năm tăng rồilại giảm trong khi đó sản xuất và tiêu thụ không theo quy luật đó Theo các nhànghiên cứu về cà phê cho rằng chiến lược của các nhà đầu cơ cà phê, lượng mua vàobán ra của họ đã ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả, ít nhất là trong một thời gianngắn
Mỗi khi họ nghe tin thời tiết không ổn như sương muối ở Braxin, hạn hán ởIndonexia, họ lại có chiến lược mua vào Việc này làm cho giá cả cà phê tăng lênnhanh chóng và ngược lại Một ví dụ gần đây nhất, 6 tháng đầu năm 2002, giá cả càphê đã tăng từ 100 xu Mỹ/pound (tháng 1) lên đến 311 xu Mỹ/pound (tháng 6) Vìcác nhà buôn dự đoán là sẽ không đủ lượng cung cấp cà phê chè rửa do thu hoạch càphê ở Côlômbia giảm Chính vì vậy các nhà nhập khẩu và đầu cơ ào ạt mua vào đẩygiá cà phê tăng vọt lên
b Sự chi phối của các nước xuất khẩu cà phê chính
Sự điều chỉnh cân bằng hạn ngạch của ACPC cũng tác động đến giá Khi giá cao,ACPC tăng mức hạn ngạch xuất khẩu lên và khi giá thấp ACPC lại cắt giảm hạnngạch đi để tạo nên sự cân bằng cung cầu, duy trì ổn định giá Tuy nhiên đôi khi việcnày cũng không có tác dụng lớn
c Sự can thiệp của Chính phủ
Chính phủ một số nước còn can thiệp vào ngành cà phê bằng cách quy định giá sàn(giá tối thiểu) Nhiều nước trong đó có Việt Nam đã từng thực hiện “Quỹ bình ổn giácho nông nghiệp” Quỹ này được tạo nên nhờ việc thu phí xuất khẩu Khi giá cảxuống quá thấp, nhà nước dùng quỹ này để hỗ trợ cho nhà sản xuất và nhà xuất khẩu
2 Dự báo về triển vọng thị trường cà phê thế giới
Theo các nhà kinh tế thế giới, nhìn chung rất khó dự báo thị trường cà phê thế giới
vì cà phê chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hay biến đổi như đã nói ở trên Sau đây làmột số dự báo mới nhất về thị trường cà phê
2.1 Sản xuất
Trang 23Theo ICO ít có khả năng là sản xuất sẽ tăng Nhưng với mức nhu cầu cà phê hiệnnay, sản xuất sẽ vẫn đủ để đáp ứng và sẽ dư thừa nếu cầu giảm đi Ước tính cà phêvối sẽ chiếm 1/3 lượng cà phê sản xuất của thế giới Trong khi đó cà phê vối chỉchiếm 29% tổng số cà phê thế giới trong năm 2000 Dự báo này dựa theo những con
số thống kê của sản xuất cà phê trong 38 năm qua Thực tế cho thấy khí hậu xấu cóthể ảnh hưởng một khu vực nào đó của thế giới làm lượng cà phê sản xuất ở khu vực
đó giảm đi nhưng lượng cà phê của khu vực khác lại tăng lên nên toàn bộ sản lượngthế giới sẽ ít bị biến động
2.2 Xuất khẩu
Mặc dù ACPC ( Hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới) đã quyết định duy trìmức xuất khẩu là 60 triệu bao cho tới năm 2005, nhưng thị trường cà phê vẫn chưa cóphản ứng gì vì theo ICO thực chất ACPC không có công cụ gì để thực hiện hạn chếxuất khẩu Nếu vậy, xuất khẩu có thể vẫn được duy trì với mức độ tăng chậm (chừng6% như những năm 95-2001)
2.3 Nhu cầu
Theo nhận định gần đây của ICO và các nhà phân tích kinh tế của Pháp, tổng cầu
có tăng nhưng tăng ít, nhất là sau khi ICO quyết định dành 2 triệu đô la Mỹ đểmarketing cà phê ở Nga và Trung Quốc năm 2002 Đây là 2 thị trường có tiềm nănglớn, đặc biệt là Trung Quốc có dân số lớn nhất thế giới Tuy nhiên, do ảnh hưởng trựctiếp của việc tăng giá và thu nhập giảm ở Đông Á sẽ làm giảm cầu chừng 0,8 triệubao/năm Nhu cầu về cà phê vối sẽ tăng lên rất nhiều so với cà phê chè và cà phê vối
sẽ chiếm 1/3 tổng sản lượng cà phê thế giới
Trang 24CHƯƠNG IITÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam.
1.1 Về khí hậu.
Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh
việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng.Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến ở nước ta là cây cà phê vối và
cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau Cây cà phê vối ưa thời tiết nóng ẩm
và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam Cà phê chè ưathời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp (thấp
1.2 Về thổ nhưỡng.
Cây cà phê phát triển tốt trên đất bazan và các loại đất biến chất khác Loại hìnhđất tốt đối với cây cà phê là: đất tơi xốp, có tầng dày trên 1 mét Nước ta có vùng đấtbazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung duđều thích hợp với cây cà phê
1.3 Về lao động.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là ở nông thôn và các tỉnh trung du.Giá nhân công rẻ khiến giá thành sản phẩm thấp, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng càphê Việt Nam
1.4 Về kỹ thuật và công nghệ.
So với một số loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây cà phê
và chế biến sản phẩm khá đơn giản, hoàn toàn có khả năng giải quyết được Các hộgia đình trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm Các đơn vị dịch vụ
kỹ thuật và xuất nhập khẩu đóng vai trò cung ứng vật tư kỹ thuật cho người sản xuất
và người thu mua, tái chế sản phẩm thành mặt hàng xuất khẩu Hơn nữa, ngành càphê Việt Nam đã có kinh nghiệm gần 100 năm nay về trồng cà phê
Trang 251.5 Về nguồn vốn.
Chính phủ đã có chủ trương, chính sách phát triển cây cà phê chè, chủ yếu là khuvực kinh tế hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có vàvật tư, sức lao động của các hộ sản xuất, Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào dưới dạng vốncho vay tín dụng dài hạn, lãi suất ưu tiên cho đồng bào miền núi và vùng kinh tế mới.Hiện nay Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa, các nước có điều kiện đầu
tư vào nước ta, vì vậy ngành cà phê có điều kiện mở rộng hợp tác, tranh thủ vốn đầu
tư nước ngoài, vay vốn của các tổ chức, ngân hàng thế giới
2 Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.
Các loại cà phê đều thuộc giống Coffea, gồm gần 70 loại khác nhau, chỉ cókhoảng 10 loại đáng chú ý về giá trị trồng trọt Ở Việt Nam hiện nay trồng 2 loại càphê chính:
Tuỳ theo từng giống mà chúng đòi hỏi các điều kiện ngoại cảnh khác nhau chonên việc bố trí cơ cấu giống vào trồng trong một vùng phải dựa trên các yêu cầu riêngcủa chúng, có như vậy mới phát huy được hiệu quả của từng giống
2.1 Cà phê Arabica (cà phê chè)
Đây là giống cà phê được trồng nhiều nhất trên thế giới (chiếm khoảng 70% sảnlượng cà phê thế giới) tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ, châu Phi nhưng lại chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ ở Việt Nam (chỉ khoảng 5% diện tích) Cà phê Arabica ưa nơi mát và hơi
độ như vậy nên cà phê Arabica thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 2500m (nguyên quán của cà phê chè ở cao nguyên Ethiopia, vùng nhiệt đới ĐôngPhi, nơi có độ cao trên dưới 2000m) Cà phê Arabica cho sản phẩm thơm ngon củacác nước như: Kenya, Tanzania, Ethiopia, Columbia thường được trồng ở nơi có độcao từ 800m trở lên
Trang 26600-Sở dĩ chúng ta gọi là cà phê chè vì loài này có lá gần giống lá chè Thân cà phêchè có vỏ sần sùi, có giống phân cành cao, để trống đoạn thân tới khoảng 80cm nhưTypica, Bourbon; có giống phân cành thấp, cặp cành thứ nhất cách mặt đất 12-15cm,khoảng cách giữa các cặp cành ở trên thân cây là 3-7cm như Catimor, Caturra,Catuay Đây là đặc điểm hình thái rất quan trọng của các giống cà phê chè trongcanh tác, mà trước hết là phòng chống sâu hại như sâu đục thân.
Bộ rễ cà phê chè khá phát triển Gặp đất tơi xốp và có độ sâu lớn thì rễ cọc mọcthẳng và sâu tới trên 1m Các rễ phụ và rễ lông hút mọc theo hướng chếch ngang vàtập trung tới 80-90% ở lớp đất mặt có độ sâu 0-30cm
Cà phê Arabica tự thụ phấn (trên dưới 90%), cao từ 3-5m, trong điều kiện khí hậuđất đai thuận lợi có thể cao đến 7m, độc thân hoặc nhiều thân; quả hình trứng, dài 10-18mm Số lượng quả từ 800-1200 quả/kg Thời gian quả mang trên cây từ lúc bắt đầuhình thành quả non đến khi quả chín từ 7 -8 tháng Trong điều kiện khí hậu miền Bắcnước ta, cà phê Arabica chín rộ vào tháng 12 và tháng 1 Ở Tây Nguyên, cà phê chínsớm hơn 2-3 tháng so với miền Bắc Khi quả chín, nếu bị mưa dễ nứt và rụng Trongmột quả thường có hai nhân, một số ít quả có ba nhân Nhân có vỏ lụa màu bạc bámchặt vào nhân, ngoài vỏ lụa là vỏ thóc, ngoài cùng là vỏ thịt Từ 5-7 kg quả sẽ thuđược 1kg nhân cà phê sống Màu xám xanh, xanh lục, xanh nhạt tuỳ thuộc vào chủngloại cà phê và cách chế biến, bảo quản Cà phê Arabica thơm, ngon, dịu, hàm lượngcafein có trong nhân khoảng 1-3%
2.2 Cà phê Robusta (cà phê vối).
Robusta là loại cà phê có diện tích trồng đứng hàng thứ hai sau cà phê chè (xấp xỉ30% sản lượng cà phê thế giới), được trồng tập trung ở châu Á, châu Phi Khoảng 20năm gần đây, diện tích cà phê phát triển nhanh, chủ yếu là cà phê vối ở khu vực châu
Á và châu Phi do công nghiệp phát triển, đặc biệt là cà phê vối chiếm khoảng 60%trong thành phần cà phê tan Đây là loại cà phê chủ yếu ở Việt Nam (chiếm tới 95%diện tích trồng)
Nguồn gốc cà phê Robusta ở khu vực Công-gô và miền núi vùng thấp xích đạo vànhiệt đới Tây Phi Cà phê Robusta thích hợp ở nơi nóng ẩm Nhiệt độ thích hợp 22-
Trang 2726 0C, thích hợp nhất 24-260C Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê vối từ 2500mm.
1300-Robusta thụ phấn chéo (dị hoa thụ phấn) nên tạp giao và dẫn đến hiện tượng đadạng trong bất kỳ vườn nào trồng bằng hạt, do đó việc phân loại cà phê vối rất phứctạp Cây cao từ 5-7m, quả hình trứng hoặc tròn, quả chín có màu đỏ thẫm Thời gianmang quả trên cây từ lúc bắt đầu hình thành quả non đến khi quả chín là từ 9-10tháng Vỏ quả cứng và dai hơn cà phê Arabica Từ 5-6 kg quả sẽ thu được 1kg nhân
Ở miền Bắc nước ta, quả chín từ tháng 2 đến tháng 4, còn ở Tây Nguyên quả chínsớm hơn, tháng 12 đến tháng 2 Đặc biệt khác với Arabica, cà phê Robusta không rahoa kết hạt tại các mắt củ của cành Nhân hình hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâubạc Màu của nhân xám xanh, xanh bạc, vàng mỡ gà Tuỳ thuộc chủng loại vàphương pháp chế biến, lượng cafein trong nhân khoảng 1,5-3%
Trên thế giới, người tiêu dùng ưa chuộng cà phê Arabica hơn cà phê Robusta.Ngoài ra trong sản xuất cà phê, thế giới hiện nay có giống Arabusta do lai tạogiữa giống Arabica và Robusta nhằm đạt được năng suất cao, chống chịu khá củagiống Robusta và có phẩm chất tốt của cà phê Arabica Tuy nhiên chất lượng của nókhông cao bằng cà phê Arabica Ở Việt Nam mới trồng thử trên một ít diện tích ởTây Nguyên
3 Diện tích, năng suất, sản lượng.
3.1 Diện tích
Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI, nhưng đến cuối thập kỷ
80 của thế kỷ 20 cây cà phê mới thực sự được phát triển và diện tích cà phê cũng bắtđầu tăng nhanh
Năm 1975, khi vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra, cả nước ta mới chỉ cókhông đầy 20 ngàn ha, chủ yếu được trồng ở hai tỉnh ĐăkLăk và GiaLai Đến năm
1980, toàn ngành cũng mới chỉ đạt 180 ngàn ha Trong những năm qua, nhờ có chínhsách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu cà phê của Đảng và Nhà nước, cầy cà phê
đã bắt đầu được phát triển trên quy mô lớn và diện tích cà phê không ngừng tăng.Đến năm 2002, diện tích cà phê trên cả nước đã đạt tới con số đáng kinh ngạc là
Trang 28540.000 ha, điều này vượt ngoài dự kiến của ngành Cà phê được trồng rộng khắptrên toàn quốc và chủ yếu tập trung ở một số tỉnh như Tây Nguyên, ĐăkLăk, LâmĐồng, Gia Lai, KonTum… , đặc biệt Tây Nguyên chiếm tới 73,3 % diện tích cà phê
cả nước
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Có thế thấy trong những năm qua, diện tích cà phê tăng với tốc độ nhanh chóng.Chỉ trong 10 năm mà diện tích đã tăng lên gần gấp 4 lần, tuy nhiên tăng không đều.Trong niên vụ 1996/1997 diện tích cà phê tăng chậm hơn so với năm trước đó do thịtrường cà phê thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1994/1995 Tuynhiên, do tình hình khan hiếm cà phê trong niên vụ 1998/1999, giá cà phê tăng caonên đến niên vụ 1999/2000 diện tích cà phê lại tăng với tốc độ lớn hơn và diện tích
cà phê đạt con số lớn nhất từ trước tới nay, 520.000 ha, cà phê được trồng tràn lan ởkhắp nơi trong cả nước Đến niên vụ 2000/2001, do giá cà phê trên thị trường thế giớisụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ nông dân trong nước đã chặt bỏ cây cà phê để trồngcác loại cây công nghiệp khác khiến cho lần đầu tiên diện tích cà phê trong nướcgiảm khoảng 20.000ha xuống còn 500.000ha Nhưng sang năm 2002, giá cà phê lạiphục hồi và diện tích trồng cà phê tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong vòng 10 nămqua
Nhìn chung, diện tích cà phê tăng qua các năm Nguyên nhân chủ yếu là do:
Trang 29* Thứ nhất, điều kiện đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và phát triểncây cà phê Việt Nam có khoảng 10,5 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 1/3 diện tích cảnước) Trong đó, có những loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazantrải dài từ cao nguyên Trung bộ đến Đông Nam Bộ Theo thống kê của Viện quyhoạch và thiết kế nông nghiệp, diện tích đất có thể trồng được cà phê gồm 3 loại đất:S1 (rất thích hợp trồng cà phê); S2 (thích hợp trồng cà phê) và S3 (ít thích hợp trồng
cà phê) Tổng số diện tích đất có thể trồng được cà phê trong cả nước là 2.368.765 ha,trong đó hai loại S1 và S2 là 1.084.660 ha chiếm 46% Nếu chỉ so sánh với hai loạiđất S1 và S2 thì với diện tích cà phê khoảng 500.000 ha chúng ta mới chỉ khai tháckhoảng 47% Vì vậy quỹ đất để trồng cà phê là rất dồi dào và diện tích cà phê vẫn cóthế mở rộng được trong những năm tới
* Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn sovới cây lương thực Theo tính toán của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn thì lợi nhuận của cà phê gấp 3,4 lần so với sảnxuất gạo và 2,9 lần ngô Hơn nữa, cây cà phê là một loại cây công nghiệp dài ngày,việc đầu tư ban đầu chỉ cần một lần, sau đó là đầu tư bổ sung Điều này rất phù hợpvới nguồn vốn eo hẹp của các hộ nông dân ở nước ta Cụ thể Viện nghiên cứu đã đưa
ra hiệu quả và mức vốn đầu tư cho một ha cây cà phê trồng ở Tây Nguyên, một vùngđất rất thích hợp với loại cây này, thì thứ tự mức lợi nhuận như sau (so với một sốloại cây công nghiệp khác)
Biểu 2: Mức lợi nhuận đối với mỗi loại đất trồng
n v : 1000 /ha/n m Đơn vị: triệu bao ị: triệu bao đ/ha/năm ăm
Cây công nghiệp Cà phê Tiêu Cao su Chè Điều
Đất rất thích hợp (S1) 7508 4740 4200 3720 3094
Đất thích hợp (S2) 4035 2440 3050 3110 2800
Đất ít thích hợp (S3) 2057 _ 2610 2200 2144
Nguồn: Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và PTNT
Do hiệu quả kinh tế cao như vậy, nhiều vùng, nhiều nơi trong cả nước đã chuyểnsang trồng và thâm canh cây cà phê Thậm chí , do có một thời gian dài (1997 - 2000)
cà phê bán được giá cao, sản xuất thu được lợi nhuận siêu ngạch, thêm vào đó các hộ
Trang 30nông dân lại được giao đất và tự quản lý công việc trồng trọt kinh doanh của mình.Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng đua nhau ồ ạt trồng cà phê Nhiều người nhất là dân
di cư tự do vào chặt phá rừng để trồng cà phê Theo thống kê sơ bộ, hàng chục ngàn
ha rừng đầu nguồn đã bị tàn phá Chính vì vậy, trong những năm qua diện tích cà phêtăng tràn lan, đặc biệt là giai đoạn 1995 - 2000
3.2 Năng suất
Một điều mà ngành cà phê Việt Nam đáng tự hào là năng suất cà phê Việt Namđược đánh giá là cao nhất thế giới, vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phêkhác, kể cả những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia.Đấy chính là điểm mạnh và cũng là lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam khiến chonhiều nước sản xuất cà phê trên thế giới phải kinh ngạc Năng suất bình quân củaViệt Nam qua một số năm như sau:
Biểu 3: Năng suất bình quân qua các giai đoạn
Biểu 4: Năng suất cà phê của một số nước năm 2002
STT Tên nước Năng suất kg/ha Hệ số so với Việt Nam
(Nguồn ACPC, ICO, Commodity expert.com, niên giám thống kê 2003)
Bên cạnh nguyên nhân trong những năm qua Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam
đã cung cấp hàng chục tấn hạt giống mới, năng suất cao cho các địa phương thì đấtđai cùng với điều kiện khí hậu thích hợp là hai yếu tố quan trọng giúp cho cà phê Việt
Trang 31Nam đạt năng suất cao Mặt khác, cây cà phê Việt Nam lại trẻ hơn rất nhiều so với càphê của các nước khác và hiện nay đang là thời điểm cho năng suất cao nhất
Ngành cà phê Việt Nam luôn tự hào đạt được năng suất cao nhất thế giới, hơn cảBraxin, nhưng trước những diễn biến của thị trường cà phê thế giới hiện nay thìngành cà phê Việt Nam cần phải xem xét lại Bởi vì cà phê Việt Nam đạt năng suấtcao nhất thế giới nhưng mức chi phí một tấn cà phê nhân cũng ở mức cao Và năngsuất cao không hẳn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, bên cạnh việc duy trìnăng suất đã đạt được, Việt Nam cần phải chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giáthành sản phẩm
3.3 Sản lượng
Năm 2002 vừa qua là năm đột phá của ngành cà phê Việt Nam về sản lượng Sảnlượng cà phê đạt mức cao nhất từ trước tới nay và vượt xa chỉ tiêu đặt ra, đưa ViệtNam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà phê và đứng đầu thế giới về sảnlượng cà phê vối (cà phê vối của Việt Nam chiếm 18% sản lượng cà phê vối toàncầu) Đây là kết quả tất yếu của năng suất cao và diện tích cà phê ngày càng được mởrộng Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cây cà phê cho năng suất cao nhất Có thể nói,nếu xét về năng suất và sản lượng thì ngành cà phê Việt Nam không thua kém bất kỳmột ngành cà phê nào trên thế giới
Niên vụ Sản lượng (tấn) Số lượng tăng so với niên vụ
Trang 32Nguồn: Báo cáo VICOFA
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức cà phê thế giới (ICO) vào năm
1991, hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam bắt đầu đi vào quy mô hơn, sản lượngtăng đều qua các năm và Việt Nam luôn giữ vị trí là một trong ba nước sản xuất càphê hàng đầu thế giới Trừ niên vụ 1998/1999, do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino,thời tiết khô hạn, sản lượng cà phê Việt Nam giảm 9374 tấn nhưng sau đó lại tăngmạnh vào niên vụ 1999/2000, 2000/2001 và 2001/02 Nếu như so với niên vụ1992/1993 diện tích cà phê chỉ tăng gấp 4 lần thì sản lượng tăng tới gần 7,5 lần Đâycũng chính là yếu tố góp phần tạo nên sự biến động thị trường trong niên vụ vừa qua
Từ trước tới nay, sản lượng cao luôn là mục tiêu đặt ra của ngành cà phê ViệtNam nói chung cũng như của mỗi hộ trồng cà phê nói riêng Đến nay, mục tiêu đó đãphần nào đạt được và đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi quan điểm về mục tiêu đặt racho toàn ngành Mục tiêu đặt ra lúc này không chỉ là sản lượng cao mà chúng ta cầnphải xét đến hiệu quả kinh tế
4 Công nghệ chế biến cà phê.
4.1 Kỹ thuật chế biến cà phê nhân.
Hiện nay nước ta đang áp dụng 2 phương pháp: phương pháp chế biến khô đốivới cà phê Robusta và phương pháp chế biến ướt đối với cà phê Arabica:
* Phương pháp chế biến ướt: là phương pháp chế biến với công nghệ phức tạp,
mang lại năng suất và chất lượng cao nhưng chi phí đầu tư lớn Chế biến ướt gồm 2giai đoạn chính:
- Giai đoạn xát tươi loại bỏ các lớp vỏ thịt và chất nhờn bên ngoài, ủ lên men vàphơi sấy khô đạt mức độ quy định về độ ẩm của hạt
* Phương pháp chế biến khô: là phương pháp chế biến đơn giản, trong phương
pháp này chỉ có một công đoạn chính là làm khô cà phê tươi bằng cách phơi nắnghoặc sấy khô để tách vỏ Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy
và trong các hộ gia đình Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, chi phí thấpnhưng chất lượng thấp Hơn nữa, những năm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người
ta phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củi
4.2 Công nghệ chế biến.
Trang 33Sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới chỉ có một ítxưởng chế biến ở Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960 -1962 doCộng hoà dân chủ Đức chế tạo Ở phía Nam có một số xưởng của các doanh điền cũnhư: Rossi, Delphante để lại, công suất không lớn Cùng với việc mở rộng diện tíchtrồng cà phê, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng các xưởng chế biến mới, bắt đầu từnhững thiết bị lẻ rồi đến các dây chuyền sản xuất sao chép theo mẫu của Hang-xa nhưcủa Nhà máy cơ khí 1-5 Hải Phòng, Nhà máy A74 bộ Công nghiệp ở Thủ Đức -thành phố Hồ Chí Minh
Trang 34Sơ đồ chế biến cà phê nhân sống
Nguyªn liÖu qu¶ t ¬i
Ph¬ikh«hoÆcsÊy
Cµphªqu¶kh«
Ph©nlo¹itrongbÓxi phongong
X¸tt ¬i
Ph©nlo¹icµphªthãc theoträngl îng
Ng©mlªnmen
Röas¹ch Lµmr¸on íc
Ph¬ikh«hoÆcsÊy Cµphªthãckh«
Lµms¹cht¹pchÊt X¸tkh«
§¸nhbãngcµphªnh©n Ph©nlo¹icµphª
Cµ phª nh©n thµnh phÈm
Những năm gần đây, nhiều công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biếnmới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ Cộng hoà liên bang Đức, Braxin Một loạthơn một chục dây chuyền chế biến của hãng Pinhalense -Braxin được đưa vào ViệtNam Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt
Trang 35Nam chế tạo, mô phỏng có cải tiến công nghệ của Braxin Các cơ sở chế biến vớithiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5-7 năm trở lại đâyđảm bảo chế biến được khoảng 150.000 tấn đến 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu Tuy nhiên tốc độ phát triển của công nghệ chế biến không đáp ứng kịp sự gia tăng
về sản lượng Có thể nói cà phê là một trong những ngành sản xuất nông nghiệpphát triển với một tốc độ rất cao ở Việt Nam Chỉ sau 20 năm, từ năm 1982 đếnnăm 2002 sản lượng cà phê ở nước ta đã tăng từ 6.000 tấn lên tới trên 1 triệu tấntấn nghĩa là tăng hơn 100 lần và chỉ sau 10 năm (1992-2002) sản lượng cà phê đãtăng trên 7 lần Đặc biệt là trong 2 năm lại đây sản lượng mỗi năm tăng khoảng100.000 tấn đến 150.000 tấn Có thể nói đó là một mức tăng trưởng kỷ lục tronglịch sử của ngành cà phê toàn cầu Sự tăng trưởng vượt bậc của sản lượng cà phêViệt Nam là một nhân tố quan trọng làm tăng nhanh sản lượng cà phê thế giới vànhiều người cũng coi đó là nguyên nhân của việc giảm giá cà phê trên thế giới.Mặt khác, do sản xuất cà phê phát triển nhanh như vậy đã tạo nên sự mất cân đốigiữa sản xuất và công nghiệp chế biến Với sản lượng cà phê nhân hàng năm là700.000 tấn và cà phê vối có tỉ lệ tươi: nhân tạm tính là 4,6:1 thì mỗi năm ngành
cà phê phải thu hái và chế biến trên 3 triệu tấn cà phê quả tươi Đó là một khốilượng sản phẩm không nhỏ, nó đòi hỏi sự phát triển tương ứng của công nghiệpchế biến Trong tình hình hiện nay, thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng caokhông chỉ về mặt hàng và chất lượng cà phê thử nếm mà còn phải đảm bảo ở mức
độ cao tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh nước uống Ngoài ra để chế biến trên 3 triệutấn quả cà phê vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sống cũng đòi hỏi đầu tưgiải quyết
Ở nước ta, phần lớn các nhà chế biến đều thuộc loại nhỏ Hiện tại cả nước cókhoảng trên 50 dây chuyền thiết bị chế biến cà phê nhân, trong đó có 14 dây chuyềnnhập ngoại (Braxin, Anh…) còn lại là sản xuất trong nước Quy mô công suất cácdây chuyền này từ 2 đến 9 tấn/giờ, phần lớn đều do các nông trường, doanh nghiệpNhà nước trang bị Khu vực sản xuất và chế biến cà phê trong nhân dân hầu hết đềuqua sơ chế bằng các máy có công suất nhỏ từ 300 đến 500 kg/giờ Nhiều nơi chúng tadùng các máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho nhiều người
Trang 36thu gom Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất lượng khôngđồng đều.
Các nhà chế biến này tiến hành giai đoạn sơ chế đầu tiên với công suất dưới 100tấn/năm, chỉ có thể sơ chế được nửa tổng sản lượng Ở Đăk Lăk - đại diện tiêu biểutrong chế biến cà phê, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng toàn quốc - có khoảng 10-
15 nhà chế biến tư nhân, công suất trong khoảng từ 1000 đến 2000 tấn/năm và 3 công
ty tư nhân có công suất 5000 tấn trở lên
Nông trang Nhà nước là các nhà cung cấp cho hầu hết các nhà máy chế biến củaNhà nước Có khoảng 14 nhà máy chế biến liên kết với các nông trang Nhà nước ởĐăk Lăk Các nhà máy này thường có quy mô vừa với công suất 3000 tấn/năm Tổngcông ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) có 7 nhà máy chế biến được cung cấp đầuvào từ 7 nông trang Nhà nước
Khâu chế biến là một trong những khâu quyết định chất lượng cà phê thươngphẩm, thế nhưng có đến 70% sản lượng là sơ chế phân tán tại các hộ gia đình vớiphương pháp thủ công, phơi nắng tự nhiên nên không đảm bảo yêu cầu Điều kiệnsân thì rất hạn chế, tại Đăk Lăk 217 ha cà phê mới có 1 ha sân phơi, trong khi đó tiêuchuẩn quốc tế là 100 ha cà phê cần 1 ha sân phơi, chưa kể điều kiện độ ẩm của ViệtNam khá cao, cao hơn mức chuẩn 13%
Một khâu không kém phần quan trọng rất dễ thực hiện nhưng ta lại không làmđược đó là khâu thu hái Thực tế cho thấy vì thu hái xanh nên cà phê nhân của ViệtNam có nhiều hạt đen vỡ, nhăn nhúm, kích thước nhỏ, dễ bị mốc Đây là lí do chủyếu làm cà phê Việt Nam chưa đẹp, bị đánh giá thấp Khâu vận chuyển từ nơi thuhoạch đến nơi chế biến không được thực hiện ngay làm phẩm cấp giảm do hạt cà phêtươi có thể nảy mầm ngay
Về tiêu chuẩn xếp loại, qua biểu 10 có thể thấy hệ thống xếp loại cà phê ViệtNam quá đơn giản Có 3 hạng cà phê dựa trên 4 tiêu thức trong khi Colombia có 6hạng cà phê xuất khẩu chất lượng Excelo dựa trên 7 tiêu thức: độ ẩm, hương thơm,màu sắc, cỡ hạt, hàm lượng hạt lỏng, tạp chất và mùi vị
Bi u 6: Tiêu chu n ch t l ểu 6: Tiêu chuẩn chất lượng cà phê Việt Nam ẩn chất lượng cà phê Việt Nam ất lượng cà phê Việt Nam ượng cà phê Việt Nam ng c phê Vi t Nam ài nét v ệu bao
Tiêu thức
Tiêu chuẩn cho mỗi loại
Trang 37Hạt vỡ 2-3% 2-3% 4-5%
Nguồn: Hiệp hội cà phê -ca cao Việt Nam (Vicofa)
Việc không đủ tiêu thức để phân loại cà phê (đặc biệt là chỉ tiêu màu sắc) dẫn tớiviệc cà phê hạt được chấp nhận trong nước lại không được quốc tế chấp nhận, vì thếdanh tiếng của cà phê Việt Nam giá cả trên thị trường thế giới đều bị giảm sút Bêncạnh đó tiêu chuẩn xếp loại cà phê ở Việt Nam ít khi tương thích với các tiêu chuẩnquốc tế Điều này dẫn đến tình trạng là cà phê được xuất khẩu theo yêu cầu của nhànhập khẩu quy định trong hợp đồng mà không có một tiêu chuẩn chính thức nào Vìthế các nhà xuất khẩu, chế biến Việt Nam trở nên phụ thuộc vào người mua nướcngoài, mất đi tính chủ động của mình và dễ bị ép giá
Mấy năm gần đây, do cung vượt cầu, giá cả xuống thấp liên tục, người mua đòihỏi chất lượng cao hơn và áp đặt các yêu cầu cho người bán như đòi nếm thử hàng,lấy đó làm cơ sở giao dịch, thanh toán Ngành cà phê Việt Nam đang phải đường đầuvới những thách thức mới về mặt công nghiệp chế biến Ngoài đòi hỏi ngày càng caocủa khách hàng về chất lượng, còn có nhiều vấn đề mới nảy sinh trên thị trường càphê thế giới như:
nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ chủ trương loại bỏ cà phê chất lượng thấp ra khỏithị trường và coi đó là một cách cải thiện cán cân cung cầu
các nước xuất khẩu cà phê: Độ ẩm không được cao hơn 12,5%; đối với cà phêRobusta số lỗi không được quá 150 lỗi trên mẫu 300g Tiêu chuẩn này đã bắt đầuđược áp dụng từ 1/10/2002 vừa qua
trong cà phê, nếu áp dụng tại Việt Nam thì tương đương với 40.000 tấn-trị giá gần
200 tỷ đồng, sẽ không thể tiêu thụ Những điều đó đòi hỏi ngành cà phê nước ta phải
có một chuyển biến trong công nghệ chế biến để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển Tóm lại, do công nghệ lạc hậu, đầu tư ít và không tập trung vào cà phê xuất khẩu của
Trang 38Việt Nam chủ yếu dưới dạng nghiền thô, chưa qua chế biến cao cấp Vì vậy, cải tiến côngnghệ và thiết bị chế biến cà phê để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là một trongnhững yêu cầu bức thiết cần được quan tâm một cách triệt để.
II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU.
1 Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu.
1.1 Những thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê ra nước ngoài.
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triểnlớn, có thể nói là vượt bậc về nhiều mặt, cả về mở rộng diện tích, tăng năng suất, sảnlượng và nâng cao khối lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam đã từ một vị trí xuất phátthấp vươn lên đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối, và đứng thứ hai chỉ sau Braxin vềxuất khẩu cà phê trên thế giới
Đạt được những thắng lợi trên là nhờ cây cà phê VN có những thuận lợi sau:
a Về khách quan
Cà phê Robusta được trồng tập trung trên những vùng đất tốt có biên độ ngàyđêm lớn, có lợi cho sự hình thành và tích luỹ các hợp chất hữu cơ Hơn nữa, lại đượctrồng phần lớn ở độ cao từ 450-1000m so với mặt nước biển, khí hậu thích hợp nên
cà phê Robusta của nước ta có hương vị đậm đà được nhiều nước ưa chuộng Nếu càphê Robusta của châu Phi bị đánh giá là gắt (strong) thì cà phê Robusta của Việt Namđược khách hàng châu Âu đánh giá là dịu (mild) đến trung tính (neutral), được sửdụng trong việc đấu trộn và sản xuất cà phê hoà tan
Cà phê Arabica ở Việt Nam được trồng ở độ cao 500m trở lên ở vùng á nhiệt đới
và 2500m ở vùng xích đạo với điều kiện sinh trưởng rất thích hợp Lần đầu tiên dượctrồng thử vào năm 1858, đến thập kỷ 30,40 cà phê Arabica của Việt Nam đã nổi tiếngtrong các hội chợ quốc tế dưới tên gọi "Moka Tonkin", "Tonkin Superieur"
b Về chủ quan
Thứ nhất, chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu Những năm
qua, nhờ đẩy mạnh phong trào phát triển cà phê trong các hộ gia đình nên cà phê đãtăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng Ở Việt Nam, 80% khối lượng cà phê
Trang 39xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân Đó là thế mạnh của chúng ta trong khâutạo ra nguồn nguyên liệu.
Thứ hai, là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng lượng
xuất khẩu hàng năm lớn (khoảng 20,35%), Việt Nam đã thực sự có ảnh hưởng to lớnđến giá giao dịch của cà phê Robusta trên thị trường thế giới Có thể nói, giá cà phêRobusta trên thế giới tăng giảm theo vụ mùa thu hoạch cà phê của Việt Nam vàIndonesia Trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường với sự cạnh tranh gaygắt, đây là một điểm hết sức thuận lợi cho cà phê Việt Nam
Thứ ba, trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu
cà phê lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàngxuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ cà phêlớn của thế giới Đối với hai thị trường đặc biệt này, Việt Nam có lợi thế hơn hẳn cácnước xuất khẩu cà phê khác về vị trí địa lý nên có thể tiết kiệm được chi phí vậnchuyển vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí cho xuất khẩu Trong kinh doanh,nếu chi phí này giảm sẽ dẫn đến việc giá cà phê giảm, từ đó làm tăng sức cạnh tranhcủa hàng hoá
1.2 Những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê ra nước ngoài.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê ViệtNam trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém Trong hoạt động xuất khẩu cà phê,chúng ta gặp phải những khó khăn sau:
a Về chủ quan
Trước hết về nguồn nguyên liệu Cà phê trồng ở Việt Nam phần lớn là cà phê
Robusta (chiếm khoảng 95% diện tích), trong khi đó cà phê Arabica chỉ chiếm 5%diện tích lại là loại cà phê có chất lượng thơm ngon hơn hẳn, chiếm trên 70% tổngkhối lượng cà phê tiêu thu trên thế giới Vì thế, khi xuất khẩu cà phê Việt Namthường phải chịu giá thấp (trên thế giới, cà phê Arabica thường bán với giá cao hơnhơn Robusta từ 650-750 USD/tấn) Thêm vào đó, cà phê của ta chỉ phơi nắng ngoàitrời nên chất lượng thấp, tỷ lệ hạt đen vỡ cao, lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng nước caohơn mức chuẩn
Trang 40Thứ hai là khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà
phê Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng Nhưng công nghệ chế biến lạc hậunên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới còn hạn chế.Giá cà phê nhân xuất khẩu của ta bị thua thiệt lớn so với thế giới và ngay cả các nướctrong khu vực (bình quân vài trăm USD/tấn), lượng xuất khẩu lớn mà kim ngạchchưa cao Hiện phần lớn sản phẩm bán ra của ta còn là cà phê nhân xô làm nguyênliệu tái chế ở nước ngoài Có thể nói, trong những năm qua, diện tích và sản lượng càphê có sự gia tăng mạnh mẽ nhưng trình độ công nghiệp chế biến chưa được nângcao tương xứng Nhìn chung tình hình chế biến cà phê trong nước hiện còn phân tán
và khá tuỳ tiện Còn tới 70-80% cà phê được chế biến trong các hộ gia đình với côngnghệ giản đơn là phơi khô, xát vỏ bằng thiết bị thủ công, chắp vá, không đúng quycách, tiêu chuẩn Cà phê được chế biến như vậy nếu không được tái chế trước khixuất khẩu thì thường có chất lượng rất kém
Ngay trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch, người ta cũng chỉ chú ý đến vấn đề
số lượng mà quên đi chất lượng Người trồng cà phê nhiều khi hái cả quả xanh và quảchín lẫn lộn nhau Bên cạnh đó, vấn đề sân phơi cũng còn nhiều nhức nhối Đa số các
hộ nông dân không có sân phơi tốt, phơi cà phê cả trên sân đất, đường đi khiến cà phê
bị lẫn tạp chất Thậm chí các nông trường cũng không có đủ diện tích sân phơi theoyêu cầu nên khi thu hái dồn dập phải đổ đống khiến cà phê bị thối và mốc Nếu cócứu được thì cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cà phê nhân
Trong điều kiện cạnh tranh mua bán sản phẩm cà phê trên thị trường thế giớingày càng gay gắt, nền công nghiệp chế biến vẫn ở trong tình trạng manh mún nhưhiện nay thì cà phê Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm càphê của các nước khác như Braxin, Ấn Độ, Inđônêxia… Nhiều năm qua, các nhà xuấtkhẩu cà phê Việt Nam đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì giá của cà phê Việt Namthường thấp hơn so với các nước khác mặc dù chất lượng tự nhiên của cà phê ViệtNam được đánh giá là tốt hơn Các nhà quản lý ngành cà phê vẫn nói đến vấn đề là ởchỗ thiếu vốn để đầu tư Song có một nghịch lý là, khi thu được lãi dường như không
ai nghĩ đến việc sử dụng một phần thích đáng để đầu tư cho chế biến cà phê Cónhững hộ nông dân vào năm bán cà phê được giá đã thu lãi hàng chục, hàng trăm