Luận án trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về “phát triển thị trường xuất khẩu” đối với mặt hàng giày da, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới.
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Từ năm 2014, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu da giày lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, về số lượng chiếm 4,6% và về trị giá chiếm 9,2% tổng xuất khẩu giày dép tồn cầu. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới. Tại các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng thị phần. Các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Tồn diện Xun Thái Bình Dương Tồn diện và Tiến bộ (CPTPP), Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hàn Quốc (VKFTA), Việt NamLiên minh Kinh tế ÁÂu (VNEAEU)… đã được Việt Nam ký kết dự báo mang lại nhiều lợi thế cho mặt hàng giày da Việt Nam bởi ưu đãi về thuế suất và nguồn gốc ngun phụ liệu. Tuy nhiên, để có được cơ hội này, ngành giày dép, túi xách Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngồi, các u cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa ngun phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi.Hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm giày da của Việt Nam cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thị trường thế giới có nhiều biến động và phụ thuộc vào nhập khẩu như thiết bị, chỉ khâu, da thuộc và da nhân tạo Ảnh hưởng của suy thối kinh tế thế giới vẫn chưa hết, sức mua ở nhiều thị trường giảm, biến động đồng nhân dân tệ, đồng EURO, Brexit đã ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của DN ngành Da Giày. Đứng trước thực tế này, để tiếp tục củng cố và duy trì phát triển những thị trường truyền thống cũng như nắm bắt cơ hội và tìm đường xuất khẩu vào những thị trường mới và tiềm năng. Nhìn nhận được sự cần thiết này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về “phát triển thị trường xuất khẩu” đối với mặt hàng giày da, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hố cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu giày da Việt Nam (2) Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam (3) Phân tích những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam (4) Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017 (5) Dự báo xu hướng phát triển thị trường xuất khẩumặt hàng giày da và đề xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: “Phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam” Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung vào mặt hàng giày da hay giày mũ da (mã HS 6403). Nghiên cứu về PTTTXK giày da 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp, trong đó tập chủ vào chủ yếu vào chủ thể Doanh nghiệp Việt Nam và 10 thị trường/khu vực thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da như: (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc); các thị trường mới, tiềm năng (châu Phi, Trung Đơng, Nam Mỹ, Đơng Âu, ASEAN) và thị trường ngách khác Trong giai đoạn 10 năm từ năm 2007 đến năm 2017, có cập nhật đến 2019 và các giải pháp đề xuất tới năm 2025, định hướng tới năm 2030 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: nhằm làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội hàm và các yếu tố tác động PTTTXK giày da. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây: làm rõ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong PTTTXK, các cam kết và các u cầu đặt ra trong hiệp định thương mại tự do Phương pháp so sánh, đối chứng:so sánh quy mơ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng, phương thức xuất khẩu giày da giữa các thị trường/khu vực khác nhau. Phân tích và xử lý thơng tin, dữ liệu thu thập được, phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để làm rõ thực trạng PTTTXK mặt hànggiày da của Việt Nam; dự báo về bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến PTTTXK mặt hàng giày da. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần xây dựng, bổ sung khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam. Xác định được những nhân tố (bên trong và bên ngồi) có ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam Xây dựng chiến lược, phương thức phát triển thị trường xuất khẩu cho các DN sản xuấtmặt hànggiày da trong bối cảnh mới Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 6. Kết cấu của luận án Ngồi phần danh mục chữ viết tắt, mở đầu, tổng quan về các cơng trình nghiên cứu liên quan,luận ánđược kết cấu thành ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM TỪ 20072017 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Qua nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩumặt hàng giày da Việt Nam trên thế giới, có thể rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, hiện cịn q ít nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là phát triển thị trường xuất khẩumặt hàng giày da trên thế giới cũng như ở Việt Nam Thứ hai, các nghiên cứu hiện có về phát triển thị trường xuất khẩu giày da đều cấp độ ngành cơng nghiệp, rất ít nghiên cứu cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp Thứ ba, những nghiên cứu của Việt Nam về phát triển thị trường xuất khẩu giày da đa phần tập trung vào xuất khẩu sang thị trường EU Cuối cùng, những nghiên cứu hiện có về các DN sản xuất giày da Việt Nam chưa xây dựng được khung phân tích cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, chưa xác định được những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu của 3 chủ thể chính là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp Do vậy, khoảng trống nghiên cứu dành cho đề tài là nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. Xác định nội hàm và các tác nhân tác động tới việc phát triển thị trường xuất khẩu giày da. Phân tích thực trạng, đánh giá thành cơng, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp phát triển thị trường xuất khẩumặt hàng giày da Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các nội hàm về phát triển thị trường xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu Trên cơ sở các khái niệm trên, theo tác giả, “thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp” là tập hợp những thị trường nước ngồi trọng điểm và tiềm năng của doanh nghiệp, tức là những thị trường nước ngồi đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy. Qua khái niệm này doanh nghiệp khơng chỉ xác định được mục tiêu của doanh nghiệp là hướng tới khách hàng với nhu cầu đặc trưng của họ mà cịn xác định rõ nhu cầu, cơ cấu nhu cầu đó mang đặc tính cơ bản của thị trường quốc tế, bị chi phối bởi các yếu tố như tập qn văn hố, ngơn ngữ lối sống, điều kiện tự nhiên của các nước đó 1.1.2. Vai trị của phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa PTTTXK có vai trị quan trọng đối với Nhà nướcđó là phát triển lợi thế so sánh của một quốc gia;đối với doanh nghiệp xuất khẩu: tăng thêm khách hàng, đồng thời mới có cơ may đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập cho nhân viên;tạo thêm việc làm cho người lao động tại quốc gia xuất khẩu 1.1.3. Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hố Theo tác giả, có thể phân loại thị trường xuất khẩu dựa trên 8 tiêu thức sau: (1) Căn cứ vào vị trí địa lý, (2) Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường, (3) Căn cứ vào kim ngạch nhập khẩu, cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, (4) Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường mức bảo hộ tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường, (5) Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước xuất khẩu, (6) Căn cứ vào loại hình cạnh tranh, (7) Căn cứ vào ngành hàng/mặt hàng xuất khẩu, và (8) Căn cứ vào thị trường trọng điểm, truyền thống hay thị trường mới, tiềm năng 1.1.4. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Chủ thể chính trong phát triển thị trường xuất khẩu hàng hố của một quốc gia sẽbao gồm: Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. Nội dung của PTTTXK của Nhà nước sẽ gồm có: Củng cố các thị trường trọng điểm, truyền thống; khai phá các thị trường mới, tiềm năng; tìm kiếm các thị trường ngách khác, Đa dạng hóa thị trường, chuyển dịch cơ cấu các khu vực thị trường xuất khẩu hàng hóa nhằm hạn chế tối đa và phân tán các rủi ro, Chọn lựa đối tác để đàm phán và kí kết các FTAs, phát huy vị ngoại giao để mở rộng thị trường XK, Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, Tạo thuận lợi hố thương mại, đa dạng hố hình thức thanh tốn quốc tế, Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, Tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại quốc tế, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngồi, Tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị tồn cầu [20].Đối với Hiệp hội ngành hàng thực hiện chức năng làm cầu nối hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, trong tranh chấp thương mại, hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo nâng cao lực xuất doanh nghiệp.Đối với Doanh nghiệp, nội dung phát triển thị trường xuất khẩu bao gồm có 4 bước dựa trên mơ hình Ansoff (1957): (1) Nghiên cứu, thị trường XK, (2) Lập chiến lược phát triển thị trường XK, (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra, đánh giá và thực hiện, hồn thiện chiến lược phát triển thị trường XK [59]. 1.1.5. Tiêu chí đánh giá phát triển thị trường xuất khẩu Về mặt lý thuyết, phát triển thị trường XK hàng hóa có thể được đánh giá theo chiều rộng, chiều sâu, hoặc đó là sự kết hợp theo cả theo chiều rộng và chiều sâu.Phát triển theo chiều rộng là hoạt động tập trung vào tăng khối lượng xuất khẩu tất cả các mặt hàng trên từng khu vực thị trường (market penetration), trước hết là các mặt hàng đang có tiềm năng mở rộng quy mơ sản xuất để xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường về mặt khơng gian thị trường và phạm vi địa lý của các mặt hàng xuất khẩu (market expansion). Cịn phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu cần tập trung vào nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ kèm theo, đưa ra thị trường ngày càng nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu 1.2. Các tác nhân ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu giày da 1.2.1. Các tác nhân vĩ mơ (PESTEL): Các tác nhân thuộc về mơi trường vĩ mơ (mơ hình phân tích PESTEL) có ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu giày da là các tác nhân thuộc về mơi trường vĩ mơ bên ngồi, ln biến động phức tạp, khơng thể kiểm sốt mà doanh nghiệp ln cần phải tính đến, điều chỉnh và thích ứng: bao gồm tác nhân chính trị, thể chế, pháp lý (Political); tác nhân kinh tế (Economy); tác nhân kĩ thuật và cơng nghệ (Technology), tác nhân văn hố, xã hội và mơi trường (Social, culture, envinronment) và trình độ phát triển đặc thủ của quốc gia (Country Specfic). 1.2.2. Các tác nhân vi mơ: DN cịn chịu tác động trực tiếp bởi các tác nhân của mơi trường vi mơtheo mơ hình 5 lực của M. Porter gồm: các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, các nhà phân phối, nhập khẩu, khách hàng, và các sản phẩm thay thế khác 1.2.3. Các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (Internal factors) Năng lực nội tại của chính doanh nghiệp sẽ là nhân tố tiên quyết để PTTTXK, theo đó các yếu tố cơ bản theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp sản xuất giày da gồm có: các nguồn lực nội tại cơ bản (primary resources) và nguồn lực hỗ trợ (supporting resources). 1.3. Kinh nghiệm PTTTXK của một số nước và bài học cho Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và chính sách dài hạn đối với phát triển thị trường xuất khẩu hàng hố nói chung và mặt hàng giày da nói riêng trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Thứ hai, Việt Nam cần nghiên cứu chọn lựa đối tác để đàm phán, kí kết và thực thi các FTAs để mở rộng tiếp cận thị trường thơng qua cắt giảm thuế quan và phi thuế quan tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng. Thứ ba, phát triển mở rộng các thị trường tiềm năng mới và các thị trường ngách, các thị trường khơng q khó tính, tính đến việc xuất khẩu tại chỗ, xây dựng nhà máy thị trường xuất (ASEAN, châu Phi, Đơng Âu, Nga…).Thứ tư, tích cực tham gia chiếm lĩnh các khâu ở thượng nguồn của chuỗi giá trị da giày tồn cầu như thiết kế, thương hiệu, phân phối (liên kết hoặc mua lại lại các chuỗi bán lẻ, hãng thời trang) tại các thị trường xuất khẩu. Thứ năm, xây dựng cụm khu liên kết cơng nghiệp sản xuất da, giày dép, phát triển ngành da thuộc và chủ động nguồn cung ứng ngun phụ liệu, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường cung ứng Thứ sáu, xây dựng và hình thành các nhãn hiệu uy tín, thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm giày da xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa trước từ đó làm bàn đạp đẩy mạnh, phát triển thị trường xuất khẩu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20072017 2.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam 2.1.1. Tổng quan ngành da giày và mặt hàng giày da xuất khẩu Trong 10 năm qua, sản xuất da giày tăng trưởng mạnh, cơ cấu sản phẩm da giày cũng có sự thay đổi. Năm 2017, sản lượng giày dép da, tăng 22,5% so với 2007, chiếm tỷ trọng 23% trong cơ cấu mặt hàng giày dép xuất khẩu (giảm so với tỷ trọng 38,6% năm 2007); giày vải tăng 34,6% so với 2007, chiếm tỷ trọng 6,1% (giảm so với tỷ trọng 9,4% năm 2007); giày thể thao tăng 280% so với 2007, chiếm 70,8% (tăng mạnh so với tỷ trọng 52% năm 2007). Như vậy, mặt hàng giày da xếp thứ 2 sau giày thể thao, nhưng tỉ trọng đã giảm đi đáng kể từ mức tỷ trọng 38,6% năm 2007 xuống chỉ còn 23% năm 2017 2.1.2. Quy mơ và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày da Giai đoạn 2007 2010, kim ngạch xuất khẩu giày da nói chung có sự tăng trưởng đột biến lên gần gấp đơi đạt 2,44 tỷ USD vào năm 2010. Giai đoạn 2011 – 2017, kim ngạch tăng XK từ 2,91 tỷ USD năm 2011 tăng lên 4,53 tỷ USD năm 2017.Các thị trường nhập khẩu giày da lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), thị trường châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2017, tính theo khu vực, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 1,8 tỷ USD mặt hàng giày da các loại sang thị trường Bắc Mỹ, 1,678 tỷ USD sang thị trường châu Âu, trong đó riêng khu vực EU là 1,634 tỷ USD, sang thị trường châu Á là 753,7 triệu USD, sang châu Phi và Trung Đơng là 84,4 triệu USD. 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Giày mũ da Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Hiện nay, ngành cơng nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất giày dép Việt Nam phát triển chưa tương xứng nên các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước vẫn phải nhập khẩu ngun liệu, đặc biệt là thiết bị, da thuộc, phụ kiện kỹ thuật cao từ thị trường nước ngồi để sản xuất giày da. Sản lượng của các doanh nghiệp nội địa trong phân khúc này khơng cao, mà chủ yếu tập trung từ các doanh nghiệp FDI.Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày da theo thị trường từ 2007 đến 2017 có nhiều thay đổi. Thị trường Hoa Kỳ ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cấu xuất khẩu giày da Việt Nam, cơ cấu giá trị xuất khẩu đến Hoa Kỳ đã tăng từ 21,1% năm 2007 lên 26,7% năm 2010 và lên 39,6% năm 2017. Tương tự, cơ cấu xuất khẩu giày da sang khu vực châu Á đang có xu hướng tăng, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày da đến châu Á đã tăng từ 10% năm 2007 lên 12,2% năm 2010 và 16,6% năm 2017 Tại châu Á, riêng thị trường Trung Quốc, tỷ trọng kim ngạch đã tăng mạnh từ 1,5% năm 2007 lên 5,8% năm 2017 2.2. Thực trạng công tác PTTTXK mặt hàng giày da Việt Nam trên thế giới 2.2.1. Thực trạng công tác PTTTXK mặt hàng giày da của Nhà nước 2.2.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp tới PTTTXK nói chung và mặt hàng giày da xuất khẩu nói riêng Để phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà nước xây dựng hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành có liên quan, từ cấp tổng thể đến cấp ngành. Những chiến lược, chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng giày da xuất khẩu (HS6403) nói riêng 2.2.1.2. Xúc tiến đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại quan trọng và tiềm năng để mở rộng thị trường XK Việc ký kết các FTA có tác dụng hạ thấp hàng rào thuế quan, tạo thuận lợi hóa trong thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong phát triển thị trường ra nước ngồi. Cơng tác đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực kinh tế, các quốc gia trên thế giới được Chính phủ, các Bộ, ngành tích cực thực hiện và đã thu được những thành tựu quan trọng 2.2.1.3. Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại thơng qua thương vụ Việt Nam tại nước ngồi Để phục vụ cơng tác phát triển thị trường xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng 57 Thương vụ và 7 Chi nhánh thương vụViệt Nam tại nước ngồi, bao phủ các thị trường của quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư lớn nhất với Việt Nam. 2.2.1.4. Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng hệ thống pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp để đáp ứng thị trường xuất khẩu Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là cơng cụ để các quốc gia xây dựng và áp dụng để kiểm sốt chất lượng hàng hóa, bao gồm hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa lưu thơng trên thị trường mỗi quốc gia. Việc chính phủ các nước cơng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của nhau, cấp phép kiểm định cho các tổ chức kiểm định quốc tế, cơng nhận kết quả đánh giá, kiểm định của nhau là cơ sở để doanh nghiệp nhận được chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi Đây là một bước hỗ trợ kỹ thuật quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. 2.2.1.5. Hỗ trợ xử lý các tranh chấp trong thương mại quốc tế Bộ Cơng Thương đã tăng cường phối hợp với các Hiệp hội để nâng cao vai trị đại diện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ cũng là đầu mối cung cấp thơng tin về phịng vệ thương mại, tập hợp nguồn lực để các doanh nghiệp phối hợp tốt hơn với các cơ quan Nhà nước, tham gia hiệu quả hơn vào việc khởi kiện cũng như xử lý các tranh chấp trong thương mại quốc tế 2.2.1.6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi hóa thương mại Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và ban hành Nghị định Hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định các giải pháp hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa vào nhỏ trong các lĩnh vực: cung cấp thơng tin pháp lý cho doanh nghiệp, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế, chế độ kế tốn, sở hữu trí tuệ, thơng tin về xúc tiến thương mại như xây dựng, phát triển sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm, gọi vốn đầu tư, phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp, kiến thức về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất thử, kiểm định, đo lường chất lượng … 2.2.1.7. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu của ngành da giày gồm có:hỗ trợ vốn, tài chính, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và phát triển cơng nghiệp hỗ trợ 2.2.2. Thực trạng cơng tác PTTTXK mặt hàng giày da của Hiệp hội Đối với hiệp hội ngành hàng, nội dung PTTTXK hàng hố bao gồm: thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp và hàng hố trong tranh chấp thương mại và hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 2.2.3. Thực trạng PTTTXK mặt hàng giày da của doanh nghiệp Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp gồm 4 bước: Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và quan trọng cho bất kì chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nào của doanh nghiệp. Những thơng tin, nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày da có định hướng rõ ràng nhằm thực hiện chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu trong từng giai đoạn phát triển của mình 10 Bước 2: Lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Chiến lược Thâm nhập thị trường (market penetration strategy) : hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược này nhằm tiếp tục duy trì vị thế và khai thác tối đa các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường Hoa Kỳ (tỷ trọng 39,6% 2017), EU (37%), Trung Quốc (5,8%), Nhật Bản (3,4%), Hàn Quốc (2,6%) (chiếm tổng cộng 86% tỷ trọng KNXK trong năm 2017) bằng cách gia tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị phần và giá trị gia tăng với các dòng sản phẩm giày da xuất khẩu đã được thị trường chấp nhận. Chiến lược Mở rộng thị trường(market expansion strategy): Khi thị trường truyền thống dần bão hịa và có dấu hiệu tăng trưởng chậm, một số doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu đã bắt đầu tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, tiềm năng mà Việt Nam chưa chiếm được nhiều thị phần như tại Đơng Âu, Trung Đơng, châu Phi, ASEAN, Nam Mỹ những dịng sản phẩm truyền thống đã được chứng minh chất lượng và thương hiệu. Việc Việt Nam ký kết một loạt các FTA với các đối tác thương mại mới đã giúp sản phẩm giày da bước đầu đặt chân tới các thị trường mới như tại Nam Mỹ: Đơng Âu, ASEAN… Chiến lược Phát triển sản phẩm (product development strategy): Ngồi thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất giày da đã mạnh dạn cải tiến sản phẩm và khai thác các phân khúc sản phẩm khác nhau (sản phẩm bình dân, trung cấp, cao cấp, sản phẩm xanh, thân thiện mơi trường) tại các thị trường hiện có. Chiến lược Đa dạng hóa(diversification strategy).:Chiến lược này hiện ít được doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam sử dụng vì để tiêu thụ những sản phẩm mới tại những thị trường mới địi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu nguồn lực lớn về sản xuất vừa có thể phát triển cải tiến sản phẩm vừa giới thiệu phân phối tới các thị trường tiềm năng. Bước 3: Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P) Sản phẩm (Product): hình thức, chất lượng Một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu nắm được cơng nghệ khâu thiết kế giày dép, một số cơng ty đã hình thành đội ngũ thiết kế khơng chỉ tiếp nhận mẫu thiết kế của đối tác mà đã cùng đối tác xây dựng được các mẫu thiết kế mới. Về chất lượng sản phẩm, những năm qua thương hiệu giày da Việt đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Chất lượng sản phẩm giày da 13 4,95 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giày dép. Những thành tựu trong PTTTXK mặt hàng giày da Việt Nam có những ngun nhân như: (1) Mơi trường kinh doanh ổn định, (2) Lao động khéo léo, có năng lực thích ứng, (3) Chi phí sản xuất có tính cạnh tranh, (4) Doanh nghiệp sản xuất giày dađã xây dựng được mối quan hệ đối tác lâu dài với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, và (5) Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng thuận tiện cho Việt Nam xuất hàng nhanh đến các thị trường 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân từ phía Nhà nước Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trên nền tảng cam kết WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới”, đặc biệt chưa tạo hành lang pháp lý khuyến khích doanh nghiệp SMEs phát triển. Thứ hai, chưa coi sản phẩm giày da là mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong ngành Da Giày, chưa xác định chiến lược phát triển mặt hàng giày da đối với từng thị trường, khu vực, Thứ ba, năng lực thực thi FTA cả 3 cấp Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp cịn hạn chế, cần nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp như: thị trường châu Phi, Trung Đơng, Nam Mỹ, Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại chưa thực sự tạo động lực cho các SMEs, chưa bắt kịp trong bối cảnh CMCN 4.0 và kinh tế số, đặc biệt là các hình thức XTTM mới qua kênh thương mại điện tử Thứ năm, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp của ngành cịn thiếu Thứ sáu, với biến động nhanh của thương mại quốc tế, khả năng dự báo cịn hạn chế, từ đó đưa ra phản ứng chính sách và xử lý có phần bị động. 2.3.2.2. Hạn chế và ngun nhân hạn chế từ phía Hiệp hội ngành hàng Thứ nhất, cơng tác tham vấn chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước chưa được quan tâm góp ý kiến thường xuyên. Thứ hai, nguồn lực hạn hẹp, chưa tập trung.Thứ ba, Hiệp hội chưa quy tụ được sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển thị trường xuất khẩu. Thứ tư, hoạt động khảo sát điều tra xây dựng cơ sở liệu của ngành về sản xuất, lao động, cơng nghiệp hỗ trợ và nguồn cung ngun phụ liệu cịn thiếu. 2.3.2.3. Hạn chế và ngun nhân hạn chế từ phía doanh nghiệp Luận án đưa ra một số hạn chế của doanh nghiệp trong PTTTXK mặt hàng giày da thể hiện trên 3 mặt: Xây dựng Chiến lược PTTTXK (mơ hình Ansoff), Chọn lựa Phương thức XK (mode of export) và Thực hiện chiến lược PTTTXK (marketing hỗn 14 hợp 7P) Dù tăng trưởng khá về doanh số gia cơng xuất khẩu, quy mơ doanh nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp sản xuất giày da trong nước vẫn có những hạn chế trên các mặt: nguồn lực tài chính, năng lực thiết kế, năng lực của dây chuyền cơng nghệ, thiết bị, cơng nghiệp hỗ trợ, ngun phụ liệu da, phụ liệu giày cịn yếu kém là những ngun nhân khiến cộng đồng doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam chưa thể tham nhập sâu vào chuỗi giá trị xuất khẩu. Có thể khẳng định, ngun nhân cốt lõi của hạn chế trong PTTTXK của doanh nghiệp nằm chính “mơ hình sản xuất gia cơng” khi ngành Da Giày Việt Nam đã “an tồn” q lâu với vị thế thấp nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm. Về Chiến lược PTTTXK: mơ hình Ansoff Chiến lược Thâm nhập thị trường (market penetration strategy) : Các doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu tại Việt Nam đang lựa chọn nhằm duy trì vị thế và khai thác tối đa các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, tuy nhiên, rào cản tại những thị trường phát triển lại rất cao, doanh nghiệp Việt chủ yếu là SMEs, với phương thức xuất khẩu chủ yếu là gián tiếp hoặc gia công, dẫn đến giá trị gia tăng rất thấp. Chiến lược và phương thức PTTTXK theo chiều rộng chỉ phù hợp với giai đoạn đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp cịn hạn chế, doanh nghiệp cần PTTTXK theo chiều sâu, chủ động chiếm lĩnh các khâu trên thượng nguồn của chuỗi giá trị, tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho mình Chiến lược Mở rộng thị trường (market expansion strategy): một số doanh nghiệp sản xuất giày dabằng cách tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, tiềm năng mà Việt Nam chưa chiếm được nhiều thị phần như tại Đơng Âu, Trung Đơng, châu Phi, ASEAN, Nam Mỹ Chiến lược và phương thức PTTTXK này phù hợp với năng lực hiện tại của doanh nghiệp sản xuất giày da, tuy nhiên vì các thị trường này tương đối dễ tính và rào cản gia nhập thấp, một số doanh nghiệp có tiềm lực cần tính ngay các bước phát triển bền vững tiếp theo như xuất khẩu trực tiếp, đầu tư trực tiếp, làm chủ kênh phân phối và thương hiệu riêng ngay từ khi xác lập vị thế thị trường. Chiến lược Phát triển sản phẩm (product development strategy): Một số doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đã mạnh dạn cải tiến và khai thác các phân khúc sản phẩm bình dân, trung cấp, cao cấp, sản phẩm xanh, thân thiện mơi trường tại các thị trường xuất khẩu hiện có. Đây là tín hiệu đáng mừng, vì chỉ có đầu tư vào R&D, phát triển mẫu mã và thương hiệu riêng, doanh nghiệp giày da mới thực sự làm chủ tại sân chơi quốc tế. Việc phát triển các phân khúc mặt hàng giày da mới, địi hỏi doanh 15 nghiệp phải quan tâm nghiên cứu kĩ nhu cầu của thị trường quốc tế, đầu tư bài bản từ khâu thiết kế, nguồn ngun liệu đầu vào, dây chuyền thiết bị sản xuất, nhân lực chất lượng cao. Chiến lược Đa dạng hóa (diversification strategy): Với Chiến lược này, doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam khó có thể sử dụng vì để tiêu thụ những sản phẩm mới tại những thị trường mới địi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu nguồn lực lớn về quy mơ sản xuất và xuất khẩu, cải tiến sản phẩm và giới thiệu phân phối tới các thị trường tiềm năng. Về phương thức PTTTXK (modes of export): Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng giày da có vốn trong nước phần nhiều chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp thơng qua gia cơng cho đối tác nước ngồi. Phương thức này cũng khiến doanh nghiệp bị động trong phát triển thị trường xuất Về thực hiện chiến lược PTTTXK (marketing hỗn hợp 7P) . Sản phẩm (Product):Các doanh nghiệp sản xuất giày da, hầu hết đều nhận thiết kế từ đơn vị thiết kế ở nước ngồi và gia cơng theo các mẫu thiết kế của đối tác Nhiều doanh nghiệp sản xuất giày da có năng lực thiết kế mẫu mã nhưng lại thiếu nguồn lực tài chính để thực hiện khâu marketing quảng bá sản phẩm, vì vậy hiệu quả chưa cao, sản phẩm làm ra được bán ở thị trường trong nước là chính, các sản phẩm tự thiết kế chưa tạo được hiệu ứng thị trường nước ngồi. Mặt khác, thị trường thời trang trên thế giới rất sơi động, ln địi hỏi phải có mẫu mới và sản phẩm mới bắt kịp thị trường tiêu thụ Giá (Price): Giá trị trung bình một sản phẩm giày da Việt Nam (24,13USD/đơi) ở mức trung bình của thế giới nhưng do doanh nghiệp sản xuất giày da chủ yếu thực hiện cơng đoạn gia cơng nên phần giá trị nội địa thu về là rất thấp. . Quảng bá (Promotion): Doanh nghiệp sản xuất giày da đã tiếp cận nhiều kênh xúc tiến thương mại truyền thơng như các chương trình hội nghị, hội chợ, triển lãm trong và ngồi nước để quảng bá thương hiệu giày da Việt tới các thị trường. Hiện nay, với sự phát triển của CMCN 4.0, doanh nghiệp cần đổi mới tư duy tìm hiểu những phương thức xúc tiến thương mại mới như kết nối kinh doanh điện tử (business matching và ebusiness matching), thương mại điện tử doanh nghiệp kết nối doanh nghiệp (ecommerce B2B), xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ thông tin thương mại (business community) 16 . Địa điểm (Place): như nội dung của Phương thức XK, kênh phân phối . Con người (People): Hiện nay, doanh nghiệp da giày nội địa đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng từ đội ngũ thiết kế, marketing, kỹ sư lành nghề tới lao động phổ thơng. Doanh nghiệp Việt Nam năng suất thấp làm gia tăng chi phí hoạt động cho doanh nghiệp . Quy trình (Process): Hầu hết doanh nghiệp đã áp dụng các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo mơi trường như ISO 9001, EMAS, Ecolabel. . Máy móc thiết bi, cơ sở vật chất (Physical evidence): Các doanh nghiệp nhỏ do hạn chế về năng lực nên khơng thể tiếp nhận đơn hàng lớn, hầu hết khơng nhận được đơn hàng trực tiếp từ đối tác nước ngồi mà phải nhận gia cơng lại từ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI ở một số khâu nhất định.Về các loại máy móc, thiết bị trong các khâu sản xuất giày da, doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhập khẩu đến 90%. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 3.1. Bối cảnh mới và triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1. Bối cảnh mới Thứ nhất, xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo trên thế giới trong tương lai. Thứ hai, Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần này mang lại sự thay đổi rất mạnh về năng suất, quy mơ và mơ hình quản lý, ảnh hưởng tới tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới và tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành DaGiày và doanh nghiệp sản xuất giày da của Việt Nam. Thứ ba, do chi phí nhân cơng và mơi trườngcao, các nước đang có xu hướng chuyển nhà máy đến Việt Nam và Đơng Nam Á. Đây là cơ hội để Việt Nam tận dụng, tiếp nhận dịng đầu tư nước ngồi của các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sản xuất và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ tư, Chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng leo thang do tác động của kinh tế toàn cầu,cùng với hệ luỵ của cuộc chiến tranh thương mại MỹTrung, các nước đang phát triển như Việt Nam phải tìm ra những giải pháp để chống lại chủ nghĩa bảo hộ và phi thuận lợi hố thương mại. 3.1.2. Dự báo về PTTTXK mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh 17 3.1.2.1. Về thị trường xuất khẩu Nhìn chung, dự báo, phát triển thị trường xuất khẩu hàng giày dép nói chung và mặt hàng giày da nói riêng của nước ta vẫn tập trung vào các thị trường xuất khẩu truyền thống và có kim ngạch cao như như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tiếp đến là các thị trường ASEAN, Trung Đơng, châu Phi và Nam Mỹ. 3.1.1.3. Về phương thức xuất khẩu Thứ nhất, xuất khẩu gián tiếp dưới dạng gia cơng cho các đối tác nước ngồi, các đối tác này sẽ phân phối hàng đến các thị trường trên thế giới. Thứ hai, xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của đơn vị sản xuất là hình thức doanh nghiệp sản xuất trực tiếp thực hiện các khâu xuất khẩu hàng hóa của mình cho đối tác nước ngồi mà khơng qua đơn vị ủy thác trung gian. Tại các thị trường EU, Mỹ, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp dưới thương hiệu của nhà sản xuất nội địa dự kiến có thể tăng nhưng nhiều khả năng khơng thể tăng mạnh. Thứ ba, hình thức xuất khẩu ủy thác dự báo sẽ khơng tăng, thậm chí có thể giảm. Các doanh nghiệp da giày hiện nay ngày càng chun nghiệp hơn trong khâu thương mại xuất khẩu, do đó dự báo xuất khẩu theo hình thức ủy thác có thể giảm 3.2. Mục tiêu và triển vọngPTTTXK mặt hàng giày da trên thị trường thế giới 3.2.1 Mục tiêu đến năm 2025 Chính phủ đã định hướng phát triển của ngành da giày, với tư cách là một ngành cơng nghiệp của nền kinh tế, thúc đẩy tạo nhiều cơng ăn việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 3.2.2. Triển vọng PTTTXK mặt hàng giày dép trong bối cảnh mới Việt Nam hiện nay đã và đang xúc tiến ký kết hồng loạt các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với những thị trường có tiềm năng lớn về giày dép (EU, Hoa Kỳ, châu Á Thái Bình Dương…), vì vậy sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lớn về giá cả so với nhiều nước xuất khẩu khác chưa kí kết FTA. 3.3. Một số quan điểm về PTTTXK đối với mặt hàng giày da của Việt Nam Thứ nhất, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam là nhằm hiện thực hố các mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn của Đảng, Nhà nước nhằm đa dạng hố, đa phương hố thị trường xuất khẩu trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều biến động. Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển cơng nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các địa phương; Thứ 18 ba, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da phải huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngồi để xây dựng và phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam theo hướng chủ động phục vụ xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc làm, tăng thu nhập đi đơi với cải thiện đời sống người lao động; coi mặt hàng giày da là sản phẩm chiến lược, trong đó phát triển da thuộc và cơng nghiệp hỗ trợ là khâu nịng cốt của ngành, Thứ tư, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da là gắn việc phát triển nhanh qui mơ sản xuất với việc tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng Thứ năm, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da là phát triển mạnh sản xuất ngun phụ liệu và cơng nghiệp hỗ trợ ngành Da – Giày. Thứ sáu, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da là phát triển nhanh, ổn định và bền vững các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng giày da theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng cơng nghệ mới hiện đại với thiết bị tiên tiến, thân thiện với mơi trường. Thứ bảy, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới, sản xuất sản phẩm giày da cao cấp có giá trị gia tăng cao, ưu tiên ứng dụng cơng nghệ tự động hóa trong tổ chức quản lý sản xuất Cuối cùng và quan trọng nhất, doanh nghiệp phải nỗ lực vượt khó, tiên phong, “tìm đường mở cõi”, dám phát triển, dám mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn ra thế giới. 3.4. Định hướng PTTTXK đối với mặt hàng giày da của Việt Nam 3.4.1. Định hướng từ phía Nhà nước nhằm PTTTXK hàng giày da Việt Nam 3.4.1.1. Tích cực hội nhập quốc tế để phát triển thị trường xuất khẩu: Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế thơng qua việc đàm phán và kí kết nhiều hiệp định FTA “thế hệ mới” trong đó có EVFTA với EU, CPTPP với 11 đối tác thương mại quan trọng trên thế giới (Nhật Bản, Úc, Canada…), RCEP (Trung Quốc), VKFTA (Hàn Quốc), VNEAEU FTA (Liên minh Kinh tế ÁÂu). Tới đây, ta có thể tính đến ký kết FTA với đối tác trọng điểm tại châu Phi, Trung Đơng, Trung và Nam Mỹ, Đơng Âu, Anh quốc… nhằm khai phá những thị trường mới, tiềm năng trên thế giới 3.4.1.2 Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành da giày công nghiệp hỗ trợ để phát triển thị trường xuất khẩu:Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong xây dựng chiến lược, quy hoạch và phát triển ngành DaGiày, cụ thể là quy hoạch sản phẩm chiến lược, phát triển ngành da thuộc, quy hoạch và phát triển các cụm, vùng ngun phụ liệu cho hoạt động sản xuất giày da. Trong đó, phải coi giày da là mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược. Quy hoạch theo vùng lãnh thổ:Quy hoạch các trung tâm phát triển và bố trí năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ được dựa trên 19 lợi thế về nhân lực, về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, giao thông, cảng biển theo hướng. 3.4.1.3. Định hướng PTTTXK đối với mặt hàng giày da Việt Nam Bao gồm định hướng phát triển thị trường Mỹ, EU, ASEAN, Trung Đơng và châu Phi, Nga và Đơng Âu và Nam Mỹ 3.4.1.4. Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh (2018) và Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và phịng vệ thương mại theo các chuẩn mực và thơng lệ của luật pháp quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp tự vệ và đối kháng thương mại khi cần thiết. Bộ Cơng Thương nâng cấp Hệ thống này nhằm giúp doanh nghiệp nắm được thơng tin hữu ích, nhận diện nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tại những thị trường trọng điểm, dự báo rủi ro, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, và tăng cường phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành. 3.4.1.5. Xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu Trong bối cảnh quốc tế mới, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, định hướng và cải thiện hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thị trường xuất khẩu. Nghị định quy định chi tiết luật Quản lý Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Nghị định này cũng quy định một số biện pháp phát triển ngoại thương .Ngoài ra, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 đã có nhiều đổi mới khi tập trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng, thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. 3.4.1.5. Hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thị trường xuất khẩu Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về hàng hố ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu, trong thời gian qua, Việt Nam đã tiếp tục triển khai và hồn thiện hệ thống pháp luật về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. 3.4.2. Định hướng của Hiệp hội về PTTTXK mặt hàng giày da Việt Nam 3.4.2.1. Định hướng của Hiệp hội da giày Việt Nam trong hoạt động PTTTXK: LEFASO) cần tập trung vào các định hướng liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện 20 đời sống của người lao động trong ngành Da Giầy; Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi thơng tin thị trường, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngồi nước; cung cấp thơng tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tại, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ, tham quan, khảo sát ở trong và ngồi nước 3.4.2.2. Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp tại thị trường nước ngồi và bảo trợ sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Hiệp hội cần thành lập bộ phận nước ngồi đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên trong các hoạt động nước ngồi; giúp đỡ, bảo trợ trong các cơng trình nghiên cứu riêng, bảo vệ quyền tác giả đối với cơng trình nghiên cứu, các sáng kiến phát minh trong ngành Da Giày, bảo vệ quyền lợi chính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước; Tiếp nhận, tập hợp thơng tin về các vấn đề mà doanh nghiệp hội viên gặp phải khi hoạt động kinh doanh nước ngồi nhằm có hướng hỗ trợ pháp lý kịp thời, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lý phía Việt Nam và cơ quan chủ quản nước ngồi để có hướng xử lý, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp da giày Việt Nam sản xuất kinh doanh ở nước ngồi; đóng vai trị là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp da giày Việt Nam kinh doanh ở nước ngồi trong việc trao đổi, hợp tácvới cộng đồng doanh nghiệp nước ngồi sở tại; Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đơng Nam Á và các nước trên thế giới, quan hệ với các hiệp hội da giày quốc tế và hiệp hội da giày nước ngồi 3.5. Các giải pháp PTTTXK mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới 3.5.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 3.5.1.1. Nhóm giải pháp về PTTTXK mặt hàng giày da Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, dựa trên nền tảng các cam kết WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới”, tạo lập hành lang pháp lý và mơi trường đầu tư thơng thống cho các doanh nghiệp, đặc biệt các SMEs, phát triển trở thành các tập đồn sản xuất giày da mang thương hiệu quốc gia, quốc tế. Thứ hai, hồn thiện và thực thi hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và chính sách PTTTXK mặt hàng da giày, phải ưu tiên coi giày da là mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong ngành DaGiày và phát triển cơng nghiệp sản xuất da thuộc là tiên quyết đối với mặt hàng giày da Thứ ba, Chính phủ, Bộ Cơng Thương, Bộ Ngoại Giao tiếp tục đẩy mạnh đàm 21 phán, kí kết và thực thi các hiệp định thương mại (FTA) với các thị trường/khu vực thị trường trọng điểm, nâng cao năng lực để thực thi hiệu quả các FTA ở cả 3 cấp Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. Thứ tư, Chính phủ, Bộ Cơng Thương cần tiếp tục đổi mới tư duy và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của CMCN 4.0 và kinh tế số, tập trung vào các hình thức XTTM mới, hiệu quả, với chi phí thấp, phù hợp với các doanh nghiệp SMEs như các kênh thương mại điện tử. Thứ năm, xây dựng và hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN), thương hiệu quốc gia Việt Nam và thương hiệu ngành DaGiày. Việt Nam cần tiếp tục kí kết thêm nhiều hiệp định cơng nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giúp doanh nghiệp để vượt qua các rào cản kỹ thuật tại thị trường xuất khẩu. Ban Chỉ đạo quốc gia chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý thị trường một cách có hiệu quả nhằm quản lý hàng giày da nhập khẩu dưới chuẩn từ đó nâng cao chất lượng sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ PTTTXK mặt hàng giày da. Thứ sáu, hỗ trợ đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại, đối phó với khả năng xảy ra các tranh chấp pháp lý. Cục Phịng vệ Thương mại, Bộ Cơng Thương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội Da giàyTúi xách Việt Nam nâng cao khả năng dự báo các rủi ro pháp lý với những biến động nhanh của mơi trường thương mại quốc tế, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp phịng chống rủi ro pháp lý và xử lý một cách chủ động khi xảy ra tranh chấp tại các thị trường xuất khẩu Thứ bảy,Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hóa thương mại hỗ trợ PTTTXK. Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hải quan, đơn giản và chuẩn hóa, tăng cường tính minh bạch trong quy trình thủ tục hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp SMEs sản xuất giày da bước đầu xuất khẩu, thu hút nhiều loại hình đầu tư (trong nước và ngồi nước) vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. 3.5.1.2. Nhóm giải pháp của Nhà nước về nâng cao năng lực sản xuất Thứ nhất, quy hoạch và phát triển các trung tâm da giày, Thứ hai, nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Thứ ba, giải pháp phát triển sản xuất ngun phụ liệu và cơng nghiệp hỗ trợ, Thứ tư, phát triển cơng nghiệp thuộc da đảm bảo xử lý mơi trường và Thứ năm, phát triển các trung tâm thiết kế mẫu mã 3.5.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội LEFASO cần tiếp tục thực hiện tốt vai trị làm cầu nối, đại diện và hỗ trợ 22 quyền lợi cho doanh nghiệp; kiến nghị với Nhà nước trong xây dựng chính sách phát triển ngành da giày; tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp; cung cấp thơng tin thị trường; hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn đào tạo; xúc tiến thương mại; bảo vệ quyền lợi chính đáng của DN và thực hiện những nghĩa vụ khác đối với Nhà nước 3.5.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.5.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về PTTTXK Về phía doanh nghiệp, bên cạnh khai thác tốt thị trường trong nước, việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp sản xuất giày da là phải nâng cao nhận thức về PTTTXK 3.5.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển thị trường XK Đối với Doanh nghiệp, nhóm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gồm 4 bước theo mơ hình Ansoff: (1) Về nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu: Doanh nghiệp cũng cần có nghiên cứu và hiểu biết nhất định về thị trường tiêu dùng và xu hướng đặt hàng.Việc nghiên cứu và đánh giá được thị trường xuất khẩu cho phép doanh nghiệp điều chỉnh trong nội bộ doanh nghiệp, điều chỉnh chính sách bán hàng, giá cả phù hợp, có lợi nhất, đồng thời gia tăng năng lực thích ứng trước các thay đổi của thị trường (2) Lập chiến lược PTTTXK theo mơ hình Ansoff: Chiến lược thâm nhập thịtrường (market penetration): Doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác hiệu quả chiến lược này bằng cách gia tăng doanh số, thị phần và giá trị gia tăng tại 5 thị trường truyền thống, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm tới 85% tỷ trọng KNXK giày da Việt Nam). Doanh nghiệp cần tìm kiếm nhiều hơn các đối tác đặt hàng hoặc đối tác nhập khẩu tại mỗi thị trường nhằm đa dạng hóa đối tác thị trường, giảm thiểu rủi ro, đồng thời cho phép doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Một phương thức thâm nhập khác là góp vốn hoặc mua lại cổ phần của đối tác thương mại tại địa phương nhằm định hướng để đối tác thương mại nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn, đồng thời góp vốn để đối tác mở rộng hệ thống phân phối tại thị trường Chiến lược mở rộng thị trường (market expansion): doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng việc ký kết nhiều hiệp định FTA để mở ra cơ hội tiếp cận những thị trường mới và tiềm năng tại ASEAN, châu Phi, Trung Đơng, Nam Mỹ, phù hợp với năng lực sản xuất và xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs. Bên cạnh việc 23 khai thác các thị trường lớn, doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm các thị trường mới, những thị trường đã có FTA với Việt Nam hoặc FTA với ASEAN (như Ấn Độ, Trung Quốc). Với doanh nghiệp SME của ngành DaGiày, cần tích cực tìm kiếm đối tác nhập khẩu tại các thị trường gần và có tiềm năng như: Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Đối với các doanh nghiệp da giày lớn, có năng lực sản xuất tốt cần nghiên cứu tiếp cận đối tác nhập khẩu tại các thị trường mới như tại các quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Mexico, Chile…), các quốc gia Trung Đơng. Để mở rộng thành cơng, các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với Hiệp hội và thương vụ tại chỗ để nắm bắt nhu cầu và liên hệ đối tác. Chiến lược Phát triển sản phẩm (product development): Doanh nghiệp giày da Việt Nam cần tiếp tục mạnh dạn cải tiến sản phẩm và khai thác các phân khúc sản phẩm giày da khác nhau (sản phẩm bình dân, trung cấp, cao cấp, sản phẩm xanh, thân thiện mơi trường) tại các thị trường hiện có. Giải pháp trực tiếp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm là đầu tư vào năng lực thiết kế, đầu tư thiết bị mở rộng năng lực máy móc thiết bị để sản xuất được sản phẩm mới. DN cần có giải pháp mang tính dài hạn và đồng bộ, từ tích lũy vốn, đầu tư vào con người, đầu tư máy móc thiết bị, tìm đối tác phù hợp đến xây dựng chiến lược marketing thơng minh và xây dựng kênh phân phối ổn định, tất cả cần được xây dựng một cách đồng bộ để đảm bảo việc phát hành sản phẩm mới có hiệu quả. Chiến lược Đa dạng hóa (diversification): Chiến lược này chưa thật sự khả thi tại thời điểm hiện tại vì để tiêu thụ những sản phẩm mới tại những thị trường mới địi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu nguồn lực lớn cả về sản xuất và xuất khẩu, nhằm vừa có thể phát triển cải tiến sản phẩm vừa giới thiệu phân phối tới các thị trường tiềm năng Về phương thức Xuất khẩu: Xuất khẩu gián tiếp hoặc gia cơng (CMT, FOB): phương thức XK này chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế, phương thức này mang lại GTTT rất thấp vì vậy doanh nghiệp giày da cần chủ động đầu tư, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị giày da để mang về phần giá trị lớn hơn.Xuất khẩu trực tiếp theo thương hiệu của nhà sản xuất (ODM): các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam cần hướng đến phương thức này vì phần GTTT thu về lớn hơn, muốn được như vậy cần tiếp cận được trực tiếp với khách hàng giảm sự phụ thuộc vào các trung gian thương mại Đầu tư sản xuất nước ngoài, xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp nghiệp Việt và phát triển kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu. (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P) 1. Sản phẩm (Product): Về thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp sản xuất cần 24 tiếp tục xây dựng đội ngũ thiết kế chất lượng, có năng lực thiết kế. Về chất lượng sản phẩm, cần đảm bảo chất lượng sản phẩm giày da trên tồn bộ chu trình quản lý chất lượng mặt hàng này từ khâu cung ứng ngun liệu đầu vào, xử lý ngun liệu, thuộc da, gia cơng thành phẩm, đóng gói, nhãn mác, hậu mãi…Về tính năng, doanh nghiệp cần tiếp tục cải tiến sản phẩm, phát triển các dịng sản phẩm giày da mới, cao cấp, có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. 2. Giá cả (Price): Về mặt giá thành, giá trị trung bình của một sản phẩm giày da của Việt Nam đã cao hơn với với mức trung bình của thế giới, doanh nghiệp sản xuất giày da cần tận dụng các FTA mới kí kết, việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan và mở rộng tiếp cận thị trường xuất khẩu sẽ giúp mặt hàng giày da xuất khẩu cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Về mặt chi phí, chi phí sản xuất giày da có xu hướng ngày càng tăng do chưa làm chủ khâu cung ứng ngun phụ liệu, chăn ni lấy da chưa đảm bảo kỹ thuật vì vậy muốn tối đa hóa lợi nhuận, DN cần định hướng xây dựng thương hiệu riêng (tăng giá bán) và làm chủ hơn nữa chuỗi giá trị ngành giày da (giảm được chi phí). 3. Quảng bá (Promotion): Về hình thức XTTM truyền thống, doanh nghiệp tiếp cận nhiều kênh xúc tiến thương mại truyền thống như các chương trình, hội nghị, hội chợ, triển lãm trong và ngồi nước. Về XTTM hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, doanh nghiệp cần năng động, đổi mới tư duy tìm hiểu những phương thức xúc tiến thương mại mới như thương mại điện tử với hiệu quả với chi phí thấp, phù hợp với các doanh nghiệp SMEs giày da Việt Nam. 4. Địa điểm (Place): Với doanh nghiệp định hướng trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, có thể thơng qua đối tác phân phối tại địa phương tại thị trường xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường. Một phương thức hiện đại hiện nay là thơng qua các sàn giao dịch điện tử quốc tế để tìm kiếm đối tác trước khi tiến tới xây dựng kênh phân phối lâu dài. Các doanh nghiệp mạnh có thể tự xây dựng kênh phân phối thơng qua thiết lập hệ thống đại lý các cấp. Theo đó, doanh nghiệp có thể thiết lập mỗi thị trường mục tiêu 1 đại lý phân phối lớn và hợp tác với các bên để xây dựng hệ thống các đại lý cấp nhỏ hơn, qua đó từng bước xây dựng kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu. 5. Con người (People): Đối với lao động phổ thơng, cần tính đến xây dựng các chương trình đào tạo, kết hợp chặt chẽ với các trường nghề, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại xưởng ngay từ năm thứ Đối với đội ngũ thiết kế, marketing, kỹ sư lành nghề, doanh nghiệp cần có cơ chế thu hút, đãi ngộ, nguồn nhân lực chất lượng cao. 6. Quy trình (Process): Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giày da 25 Việt Nam đã áp dụng các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo mơi trường như ISO 9001, EMAS, Ecolabel. Về xử lý chất thải, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới thiết bị để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm hao phí trong sản xuất, giảm nguồn thải, góp phần cải thiện tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn mơi trường của nhiều thị trường xuất khẩu khó tính. 7. Máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính (Physical evidence): Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư máy móc, tự động hóa nhiều khâu sản xuất nhằm gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Đầu tư máy móc, cơng nghệ vào những khâu mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị sản xuất giày da như phát triển mẫu mã và sản xuất (máy may lập trình, máy thêu vi tính, máy cắt laser…) nhằm tự động hóa các cơng đoạn sản xuất quan trọng.Đối với doanh nghiệp SMEs, vì tiềm lực kinh tế hạn chế, doanh nghiệp cần chủ động kêu gọi thêm đầu tư để mở rộng và liên kết sản xuất, tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi về đầu tư cơng nghệ của Nhà nước, tham gia các hoạt động chuyển giao cơng nghệ với chi phí rẻ hơn được hỗ trợ bởi Hiệp hội và các đối tác nước ngồi. DN cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, cải tiến máy móc đáp ứng phục vụ lĩnh vực sản xuất giày da tại Việt Nam trong thời gian tới. (4) Kiểm tra, đánh giá, hồn thiện chiến lược PTTTXK Với thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật, Hàn Quốc: thâm nhập thị trường (gia tăng doanh số và GTTT trong sản phẩm) và phát triển sản phẩm (sản phẩm phân khúc cao cấp, xanh ), tận dụng cam kết trong FTA, chiếm lĩnh lên thượng nguồn Chuỗi giá trị, xuất khẩu trực tiếp… Với thị trường Trung Quốc: thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm phân khúc trung bình, bình dân, phát triển kênh phân phối, liên doanh, xây dựng thương hiệu riêng Với thị trường ASEAN, Đơng Âu: mở rộng thị trường, đầu tư ra nước ngồi, phát triển kênh phân phối, liên doanh, xây dựng thương hiệu riêng Với thị trường châu Phi: mở rộng thị trường, đầu tư bên ngồi, phát triển kênh phân phối, thương hiệu riêng, nghiên cứu kí kết FTA Với thị trường Trung Đơng: mở rộng thị trường, XTTM, nghiên cứu kí kết FTA. Với thị trường Nam Mỹ: mở rộng thị trường, XK uỷ thác, trực tiếp, XTTM, nghiên cứu kí kết FTA Với thị trường Anh: Đàm phán và Kí kết FTA song phương mới 26 KẾT LUẬN Luận án đã giải quyết những mục tiêu cụ thể là: Một là, Luận án đã làm rõ các phương thức phát triển thị trường xuất khẩu được xây dựng từ lý thuyết Ansoff lựa chọn 4 chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ triển khai các chiến lược này bằng các hoạt động marketing hỗn hợp (7P). Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu của một số quốc gia sản xuất giày da lớn trên thế giới và rút ra một bài học cho Việt Nam; cũng như phân tích những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam trên ba cấp độ là mơi trường vĩ mơ, vi mơ và nội tại doanh nghiệp. Hai là, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, đánh giá trên các bình diện từ quy mơ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu thị trường xuất khẩu, cho tới phương thức xuất khẩu. Đánh giá những biện pháp của Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp về phát triển thị trường xuất khẩu cũng như phân tích những thành tựu, hạn chế và ngun nhân. Ba là, Những yếu tố mới này được nhận dạng bao gồm: sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trước những biến động này, dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục gia tăng nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi trong cả trung hạn và dài hạn. Dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 8%/năm từ nay đến năm 2025. Đối với khu vực quản lý nhà nước: cần tiếp tục nỗ lực đàm phán với các quốc gia nhằm tạo điều kiện pháp lý, điều kiện thuế và chế độ thương mại thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu pháp lý, hàng rào kỹ thuật tại mỗi thị trường, hỗ trợ tổ chức xúc tiến thương mại giày dép tại mỗi quốc gia Đối với Hiệp hội Da – Giày Túi xách, cần tiếp tục các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, kiến nghị chính sách, đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật ngành nghề, tổ chức liên kết sản xuất, hỗ trợ tổ chức xúc tiến thương mại giày dép tại các thị trường nhằm hỗ trợ cả cộng đồng doanh nghiệp da giày phát triển và thâm nhập thị trường Đối với DN, cần quyết liệt thực hiện nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực quản trị thương mại quốc tế, tích cực nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa 27 chọn các phương thức thâm nhập thị trường hữu hiệu nhằm gia tăng được giá trị xuất khẩu, mang về lợi nhuận cao hơn cho DN. Đề đạt được hiệu quả tổng thể, các nhóm giải pháp này phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa cả 3 chủ thể tham gia PTTTXK mặt hàng giày da, Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. ... mạnh,? ?phát? ?triển? ?thị? ?trường? ?xuất? ?khẩu 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY? ?DA? ?CỦA VIỆT? ?NAM? ?GIAI ĐOẠN 20072017 2.1. Thực trạng? ?xuất? ?khẩu? ?mặt? ?hàng? ?giày? ?da? ?Việt? ?Nam. .. triển? ?thị? ?trường? ?xuất? ?khẩu? ?giày? ?da. Phân tích thực trạng, đánh giá thành cơng, hạn chế và ngun nhân từ đó đề ra? ?giải? ?pháp? ?phát? ?triển? ?thị? ?trường? ?xuất? ?khẩumặt? ?hàng? ?giày? ?da Việt? ?Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY? ?DA? ?VIỆT? ?NAM. .. trong các khâu sản? ?xuất? ?giày? ?da, doanh nghiệp tại? ?Việt? ?Nam? ?phải nhập? ?khẩu? ?đến 90%. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY? ?DA? ? VIỆT? ?NAM? ?TRONG BỐI CẢNH MỚI 3.1. Bối cảnh mới và? ?triển? ?vọng? ?phát? ?triển? ?thị? ?trường? ?xuất? ?khẩu? ?mặt? ?hàng? ?giày? ?