1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam

29 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 553,9 KB

Nội dung

Luận án được thực hiện với mong muốn đưa ra được những phân tích xác đáng nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu, góp phần củng cố, nâng cao giá trị xuất khẩu và hình ảnh tốt đẹp về hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thương trường quốc tế.

                 BỘ CƠNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ TRƯƠNG THỊ TH BÌNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG  THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chun ngành: Thương mại Mã số: 62.34.10.01 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2015 CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ­ BỘ CƠNG THƯƠNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh Đại học Thương mại 2. TS. Nguyễn Văn Long Viện Nghiên cứu Thương mại Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:  Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng luận án cấp Viện  Họp tại Viện Nghiên cứu Thương mại ­ Bộ Cơng Thương Địa chỉ: 46 – Ngơ Quyền – Hà Nội Vào hồi … ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Hà Nội 2. Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, thương hiệu đã trở thành một trong những nhân tố  then chốt của việc duy trì, mở  rộng, phát triển thị  trường trong và  ngồi nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, tạo   mơi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, phát triển thương hiệu là   vấn đề  hiện thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp nói   chung, các nhà cung cấp hàng thuỷ sản Việt Nam nói riêng.  Được xếp trong Top 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trên  thế giới, hàng năm hàng thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu tới  hàng trăm quốc gia trên thế  giới. Tuy nhiên, thực tế  những năm qua  cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu khơng ngừng gia tăng nhưng   giá trị  xuất khẩu của thuỷ  sản chưa tương xứng với tiềm năng của  Việt Nam. Sở  dĩ điều này xảy ra vì hàng thuỷ  sản xuất khẩu của  Việt Nam phải bán với giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của   nước khác do thương hiệu thuỷ sản Việt Nam chưa được biết đến và  quảng bá, rất nhiều lơ hàng của Việt Nam khơng được mang chính  thương   hiệu    mình,   mà   phải   mang   thương   hiệu    nhà   phân  phối.    Xuất phát từ  thực tế  đó, tác giả  đã lựa chọn đề  tài: “Giải   pháp phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt   Nam” cho Luận án tiến sĩ, với mong muốn đưa ra được những phân  tích xác đáng nhằm nhấn mạnh sự  cần thiết phải phát triển thương   hiệu  cho hàng thuỷ   sản xuất  khẩu của  Việt  Nam,  từ   đó  đề  xuất  những giải pháp cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu,  góp phần củng cố, nâng cao giá trị xuất khẩu và hình ảnh tốt đẹp về  hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thương trường quốc tế.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Đề xuất định hướng và các giải pháp  phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.  Nhiệm vụ  nghiên cứu:  Để  thực hiện mục đích nghiên cứu  trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: ­ Hệ thống hoá tiếp cận về thương hiệu và đưa ra những nội   dung chủ yếu cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu; ­  Nghiên  cứu kinh  nghiệm  của một  số   nước   trên    giới  trong việc phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu, trong đó có  thuỷ sản xuất khẩu; rút ra bài học cho Việt Nam; ­ Phân tích thực trạng phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây, chỉ ra các kết quả đã   đạt được, những tồn tại cùng nguyên nhân.  ­ Đề xuất một số quan điểm và định hướng chủ yếu cho phát   triển thương hiệu hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ  đó,  đưa ra một số giải pháp cụ thể cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề  lý luận và thực tiễn về  phát triển thương hiệu nói chung và phát triển thương hiệu cho hàng   thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nội  dung cơ  bản, hỗ  trợ  của Nhà nước và hiệp hội, các hoạt động đã   triển  khai     doanh   nghiệp  thuỷ   sản  Việt   Nam   nhằm   phát   triển  thương hiệu, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho  hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Về không gian: Luận án tập   trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu của các   doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra tại một số  thị  trường nhập   khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Australia,  Nga. Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012­2014, đề xuất  giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 4. Phương pháp nghiên cứu:  Luận án sử  dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu  khác nhau để  có được dữ  liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách   quan, đa chiều: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều  tra khảo sát, phương pháp chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu  chung     áp   dụng   cho   lĩnh   vực   nghiên   cứu   kinh   tế   khác   như  phương   pháp   so   sánh,   phương   pháp   thống   kê…   để   đánh   giá   thực  trạng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi 5. Những đóng góp mới của luận án: Thứ nhất, luận án đã có cách tiếp cận mới về thương hiệu và  phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam   Theo đó, phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của  Việt Nam là tập hợp các hoạt động nhằm gây được ấn tượng tốt, xây  dựng hình  ảnh đẹp về  hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong   tâm trí cơng chúng, khách hàng nước ngồi.  Thứ  hai, luận án đã đưa ra mơ hình và nội dung cơ  bản cần   thiết để  phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của   Việt Nam theo cách tiếp cận: phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ dựa trên phát triển các thương hiệu   tập thể cho các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực,  gắn với  dạng thức thương hiệu chứng nhận, với sự  dẫn dắt    các  doanh  nghiệp mạnh về  chế  biến xuất khẩu thuỷ  sản, và kết hợp với phát  triển các thương hiệu riêng của các doanh nghiệp thuỷ sản Thứ ba, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương   hiệu cho hàng xuất khẩu của Na Uy , Thái Lan, Pháp và rút ra bài học  kinh nghiệm cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu của   Việt Nam Thứ tư, luận án đã đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu  hàng thuỷ sản Việt Nam thời gian qua .Từ đó chỉ ra những kết quả đã  đạt được, những tồn tại và ngun nhân trong việc phát triển thương   hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Thứ năm, luận án đã đề xuất 3 quan điểm, 3 định hướng lớn;  đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho  hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 6. Kết cấu của Luận án Ngồi phần Mở  đầu, Tổng quan các cơng trình nghiên cứu,   Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ  lục, nội dung  chính của Luận án được trình bày theo 3 chương như sau: Chương   1.  Một   số   vấn   đề   lý   luận         phát   triển  thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu  Chương 2. Thực trạng phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam Chương 3.  Một số  giải pháp chủ  yếu để  phát triển thương   hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam  TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh tồn cầu hố diễn ra sâu sắc và văn minh tiêu   dùng ngày càng được đề cao, đặc biệt tại các nước cơng nghiệp phát  triển (nơi tiêu thụ  số  lượng lớn hàng thuỷ  sản xuất khẩu hàng năm  của Việt Nam), thì việc cung cấp ra thị trường những sản phẩm thuỷ  sản với thương hiệu uy tín, tạo được lòng tin đối với khách hàng  nước       thu   hút       quan   tâm       nhiều   doanh   nghiệp thuỷ  sản tham gia vào thị  trường xuất khẩu của Việt Nam,  cùng các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học trong và ngồi   nước.  Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh được biết và tiếp cận, chưa   có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách khoa học và  tập trung nhằm đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng   thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam. Các cơng trình khoa học trước  đây, thường tiếp cận thuật ngữ thương hiệu với quan niệm cũ và nói   chung cho hàng hố, chứ chưa tiếp cận trên góc độ thương hiệu theo   cách tiếp cận mới về thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của   Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sinh đã nhận biết được khoảng trống và  lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản   xuất khẩu của Việt Nam” cho Luận án tiến sĩ PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN  THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU 1.1. KHÁI QT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU  1.1.1. Khái niệm về thương hiệu Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về  thương hiệu, tuy  nhiên trong khn khổ luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận thuật   ngữ thương hiệu theo quan điểm: “Thương hiệu là một hoặc một tập   hợp các dấu hiệu để  nhận biết và phân biệt sản phẩm, phân biệt   doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm   trí khách hàng và cơng chúng”.  1.1.2. Chức năng và vai trò của thương hiệu Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, khi sự cạnh tranh ngày   càng quyết liệt giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ  khác nhau  người ta càng lưu tâm nhiều hơn đến vai trò và chức năng của thương   hiệu.  1.1.2.1. Chức năng của thương hiệu  Các chức năng cơ  bản của thương hiệu cần kể  tới: Chức   năng nhận biết và phân biệt; Chức năng thơng tin và chỉ  dẫn; Chức   năng tạo ra sự cảm nhận và tin cậy; Chức năng kinh tế 1.1.2.2. Vai trò của thương hiệu  Thương hiệu tạo dựng hình  ảnh doanh nghiệp và sản phẩm  trong tâm trí người tiêu dùng; Thương hiệu như một lời cam kết giữa  doanh   nghiệp     khách   hàng;   Thương   hiệu   nhằm   phân   đoạn   thị  trường và tạo nên sự  khác biệt trong quá trình phát triển của sản  phẩm;   Thương   hiệu   mang   lại     lợi   ích   cho   doanh   nghiệp;  Thương hiệu giúp thu hút đầu tư 1.1.3. Phân loại thương hiệu  Tuỳ  theo tiêu chí khác nhau, thương hiệu có thể  được chia  thành: Thương hiệu cá biệt (còn được gọi là thương hiệu cá thể hoặc  thương hiệu riêng), thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể; hay   chia   thành:   thương   hiệu   sản   phẩm,   thương   hiệu   doanh   nghiệp,   thương   hiệu   địa   phương,   thương   hiệu  quốc   gia;     chia   thành:  thương hiệu chính, thương hiệu phụ; hoặc chia thành; thương hiệu   điện tử, thương hiệu thơng thường 1.1.4. Khái niệm, mơ hình và nội dung của phát triển thương  hiệu  Luận án tiếp cận thuật ngữ phát triển thương hiệu theo quan  điểm: “Phát triển thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm gia  tăng sức mạnh và khả  năng bao qt, tác động của thương hiệu đến  tâm trí và hành vi của khách hàng, cơng chúng”.  Có thể  có nhiều mơ hình phát triển thương hiệu cho hàng  hố: Phát triển thương hiệu dựa trên phát triển thương hiệu cá biệt;  Phát   triển   thương   hiệu   dựa     phát   triển   thương   hiệu   gia  đình/thương hiệu doanh nghiệp; Phát triển thương hiệu dựa trên mơ  hình   đa   thương   hiệu;   Phát   triển   thương   hiệu   dựa     phát   triển  thương   hiệu   tập   thể;   Phát   triển   thương   hiệu   dựa     phát   triển   thương hiệu tập thể gắn với yếu tố chỉ dẫn địa lý; Phát triển thương   hiệu dựa trên phát triển thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên khơng có  một mơ hình nào là khn mẫu cố  định mà tuỳ  thuộc vào sự  vận  dụng Các nội dung của phát triển thương hiệu bao gồm: Phát triển  các giá trị  cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm và doanh  nghiệp; Phát triển các hoạt động truyền thơng thương hiệu nhằm tạo   dựng và củng cố  hình  ảnh thương hiệu, nâng cao nhận thức thương   hiệu; Mở rộng và làm mới thương hiệu; Phát triển các chuỗi liên kết   cung ứng hàng xuất khẩu 1.2   MƠ   HÌNH   VÀ   NỘI   DUNG   CỦA   PHÁT   TRIỂN   THƯƠNG   HIỆU   CHO   HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU 1.2.1. Mơ hình phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất  Mơ hình phù hợp dùng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu bao gồm: ­  Phát   triển  thương   hiệu riêng của    doanh nghiệp xuất   khẩu thuỷ sản; ­ Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu dựa   trên phát triển các thương hiệu tập thể, gắn với dạng thức thương   hiệu chứng nhận; ­ Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu dựa   trên phát triển các thương hiệu tập thể gắn với yếu tố chỉ dẫn địa lý; ­  Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu dựa   trên sự  kết hợp giữa phát triển thương hiệu tập thể  gắn với dạng   thức thương hiệu chứng nhận, kết hợp với phát triển thương hiệu   riêng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.  Căn cứ  vào đặc điểm của sản phẩm thuỷ  sản xuất khẩu và  đặc điểm q trình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đó là cần tận   dụng uy tín của doanh nghiệp mạnh trong ngành, xuất khẩu thường  qua dạng thơ, bán bn qua trung gian nên phù hợp với phát triển  thương hiệu tập thể, và cần gắn với dạng thức thương hiệu chứng   nhận Nên mơ hình luận án tiếp cận để  phát triển thương hiệu cho  hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam: phát triển các thương hiệu  tập thể cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực, gắn với dạng   thức thương hiệu chứng nhận, với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp  mạnh về chế biến xuất khẩu thuỷ sản, và kết hợp với phát triển các   thương hiệu riêng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản 1.2.2. Nội dung phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất   khẩu  ­ Duy trì và kiểm sốt chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu  ­ Bảo vệ thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu  ­ Phát triển các hoạt động truyền thơng thương hiệu cho hàng  thủy sản xuất khẩu ­  Mở   rộng    làm     thương   hiệu  cho    nhóm   sản   phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực  ­ Phát triển các chuỗi liên kết cung  ứng hàng thuỷ  sản xuất   1.3. NHỮNG  NHÂN TỐ   ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU   CHO HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU Nhận thức của các doanh nghiệp thuỷ  sản về  sự  cần thiết   phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu;  Mức đầu tư của doanh nghiệp thuỷ sản cho phát triển thương   hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu;  Công tác quản lý, hỗ  trợ doanh nghiệp thuỷ sản của cơ quan   quản lý Nhà nước và Hiệp hội;  Thị   hiếu,   xu   hướng   tiêu   dùng     người   tiêu   dùng     thị  trường đích;  Tập quán, xu hướng kinh doanh tại thị trường đích;  Uy tín và thương hiệu của nơi bán hàng thuỷ sản xuất khẩu 1.4   MỘT   SỐ   BÀI   HỌC   KINH  NGHIỆM   TRONG   PHÁT   TRIỂN  THƯƠNG  HIỆU CHO HÀNG XUẤT KHẨU 13 tạp chí chun ngành; tham gia hội chợ  triển lãm. Còn các cơng cụ  truyền   thông   khác     PR,   quảng   cáo   trên  truyền   hình,     radio  thường ít được sử dụng. Các doanh nghiệp cũng chưa khai thác được   nhiều sự  tương tác qua lại giữa thương hiệu riêng và thương hiệu   tập thể.  2.2.4   Thực   trạng   hoạt   động   mở   rộng   thương   hiệu   cho   hàng  thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam  Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay sử dụng  mơ hình thương hiệu gia đình, tức mỗi doanh nghiệp chỉ sở hữu một   tên thương hiệu và gắn nó cho mọi sản phẩm của mình. Bên cạnh ưu  điểm thì nhược điểm là chỉ cần một chủng loại sản phẩm nào đó gặp  rắc rối hoặc bị  tẩy chay thì tồn bộ  thương hiệu gia đình sẽ  bị   ảnh  hưởng   Phần   lớn     sản   phẩm   thuỷ   sản   xuất       doanh   nghiệp thuỷ  sản Việt Nam   dạng thơ, ít qua chế  biến và khó mở  rộng sang nhóm sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản qua chế biến sâu, có   giá trị tăng cao.  2.2.5. Thực trạng phát triển chuỗi liên kết cung  ứng hàng thuỷ  sản xuất khẩu  Tình trạng các doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam “mạnh ai   nấy làm”, khơng có tính liên kết vì một thương hiệu chung của cả  ngành thuỷ sản xuất khẩu là chuyện không hiếm gặp. Việc phát triển  chuỗi liên kết cung ứng hàng xuất khẩu để tận dụng lợi thế về kinh   nghiệm, năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế  của doanh  nghiệp thuỷ  sản mạnh, tranh thủ  mạng lưới rộng khắp trong nước   của các doanh nghiệp trong nước yếu vị thế hơn đang được xem như  một hướng đi đúng đắn cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ  sản   xuất khẩu của Việt Nam, nhưng lại chưa   các doanh nghiệp   thuỷ sản quan tâm và thực hiện đúng mức Đã từ  nhiều năm nay, ý định xây dựng thương hiệu tập thể  cho  cá tra,  tơm Việt Nam được hình thành, nhưng cho đến nay, qua  14 rất nhiều hội thảo, hội nghị  vẫn chưa tìm ra được một mơ hình có   sức cuốn hút nhất định. Các doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam chưa   thật sự hiểu về  sự  cần thiết phải xây dựng thương hiệu tập thể  và   một tỷ  lệ  khơng nhỏ  doanh nghiệp muốn được tận dụng tối đa cơ  hội hiện có tối  ưu hố lợi nhuận mà chưa nghĩ đến cần phải tạo   dựng được lợi thế  cạnh tranh bền vững nhờ  hình  ảnh thương hiệu  tập thể.   2.3   PHÂN   TÍCH   ẢNH   HƯỞNG   CỦA   CÁC   NHÂN   TỐ   ĐẾN   PHÁT   TRIỂN   THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM  Luận án chỉ  xin phân tích  ảnh hưởng của các nhân tố  xuất  phát từ phía Việt Nam: 2.3.1. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp về  thương  hiệu và sự  cần thiết của phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu  Cho dù hiện nay, việc phát triển thương hiệu của các doanh  nghiệp ở Việt Nam nói chung còn mang nhiều tính tự phát. Tuy nhiên,  nhận thức về  vấn đề  phát triển thương hiệu của hầu hết các doanh   nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu   thuỷ sản nói chung đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực 2.3.2. Thực trạng đầu tư  của các doanh nghiệp cho phát triển   thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu  Mặc dù đa số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã có đầu tư  tài chính cho phát triển thương hiệu thủy sản xuất khẩu, tuy nhiên  mức độ đầu tư còn thấp, điều này có thể được lý giải do đa số doanh   nghiệp thủy sản Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài  chính chưa cao.  2.3.3. Thực trạng cơng tác quản lý, hỗ  trợ  doanh nghiệp phát  triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của cơ  quan   quản lý Nhà nước và hiệp hội 15 Đối với các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước: hình thành cơ  quan quản lý, các chương trình giám sát quốc gia về  an tồn thực   phẩm thuỷ  sản, chống hàng giả, hàng nhái; phê duyệt Chiến lược  phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ký kết các văn bản thoả  thuận song phương về kiểm sốt an tồn thực phẩm; hỗ trợ các doanh  nghiệp trong xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, các việc làm trên chưa   thực sự triệt để, tính răn đe chưa cao nên chưa thực sự phát huy hết   hiệu quả.  Đối với Hiệp hội: điển hình là Hiệp hội Chế  biến và Xuất   khẩu thuỷ  sản Việt Nam,  đã có những hỗ  trợ  đáng kể  cho doanh   nghiệp     quảng   bá   thương   hiệu,   giúp   doanh   nghiệp   thuỷ   sản   trong các vụ  kiện bán phá giá, trợ  cấp. Tuy nhiên, cần  tạo nên sức  mạnh tập thể  của hội viên để  vượt qua những khó khăn thách thức  của mơi trường cạnh tranh quốc tế 2.4   ĐÁNH   GIÁ  CHUNG   VỀ   HOẠT  ĐỘNG   PHÁT   TRIỂN  THƯƠNG   HIỆU   CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.4.1. Những kết quả đạt được Cùng với thời gian, hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam   đang ngày càng được  ưa chuộng tại rất nhiều khu vực thị  trường,   điều đó chứng tỏ về mặt chất lượng và những u cầu của q trình   cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực để được khách hàng   nhập khẩu chấp nhận và người tiêu dùng hài lòng hơn. Vấn đề  phát  triển   thương   hiệu   bước   đầu       nhìn   nhận       doanh   nghiệp sản xuất, chế  biến và xuất khẩu thuỷ  sản Việt Nam. Trong   thời gian qua, các cơ  quan Nhà nước và Hiệp hội đã có những đóng  góp nhất định trong cơng tác quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu thuỷ  sản xuất   khẩu.  16 2.4.2. Những tồn tại và ngun nhân ­ Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện vẫn đang rất  lúng túng khi hiểu về  thương hiệu và đặc biệt khơng biết cần phải  làm những gì cụ  thể  để  phát triển thương hiệu cho hàng hóa của   mình, nhất là tại thị trường nước ngồi. Tồn tại trên, có ngun nhân  là do vấn đề  thương hiệu hiện vẫn còn khá mới mẻ  đối với nhiều  doanh nghiệp thủy sản. Tâm lý ỷ lại, chờ đợi vẫn còn tồn tại ở khá   nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ­ Tình trạng thiếu kiểm sốt đối với sản lượng, chủng loại và  chất lượng thuỷ  sản cả  trong q trình ni, chế  biến và xuất khẩu  ln là mối nguy đối với hình  ảnh chung của thuỷ  sản Việt Nam   Ngun nhân:  do một số  cá nhân, doanh nghiệp làm ăn khơng chân   chính vì lợi ích trước mắt mà đã vơ tình hoặc cố ý huỷ  hoại thương  hiệu hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam; chúng ta chưa có chế  tài đủ  mạnh để  xử  lý, răn đe những vi phạm trong ni và chế  biến   thuỷ  sản xuất khẩu; cơng tác quản lý và hỗ  trợ  của cơ  quan Nhà  nước và hiệp hội dù đã được triển khai ở nhiều mặt, nhưng còn lỏng   lẻo, nhiều lỗ hổng.  ­ Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam  vẫn chưa coi trọng  đúng mức vấn đề  bảo vệ  thương hiệu. Tỉ  lệ  các doanh nghiệp biết  đồng thời chủ động đi đăng ký bảo hộ thương hiệu, áp dụng các biện  pháp chống xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài, và chống lại sa sút   thương   hiệu  ngay  từ   bên  trong  thấp  Nguyên  nhân:  Doanh  nghiệp  xuất khẩu thuỷ  sản Việt Nam hiểu chưa đầy đủ  và chưa thấy hết  tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ thương hiệu; phần nữa do áp lực  cạnh tranh về  giá khiến nhiều doanh nghiệp gian lận, trà trộn hàng  kém chất lượng 17 ­   Việc  truyền  thông  cho  thương   hiệu  thuỷ   sản  xuất     hiện nay chưa tiếp cận được công cụ  truyền thông hiệu quả  hơn là  truyền hình, đặc biệt trên truyền hình nước ngồi; quảng bá theo cách  đơn lẻ, cho thương hiệu của từng doanh nghiệp là chủ  yếu, ít khai   thác được sự  tương tác qua lại giữa thương hiệu riêng và thương   hiệu tập thể  Ngun nhân của tồn tại:  trên 90% các doanh nghiệp  Việt Nam thuộc diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ln bị  hạn chế   tiềm lực tài chính  Các doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam chưa   nhận thức được đầy đủ  vai trò nâng đỡ, hỗ trợ của thương hiệu tập  thể, thương hiệu ngành hàng đối với thương hiệu riêng của doanh  nghiệp, nên chưa có tính liên kết trong q trình truyền thơng thương   hiệu cho thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam.  ­ Hoạt động mở  rộng thương hiệu cho doanh nghiệp thuỷ  sản xuất khẩu Việt Nam qua mở rộng thương hiệu cho nhiều nhóm  sản phẩm thuỷ  sản xuất khẩu hiện  chưa được quan tâm đúng mức.  Phần lớn các sản phẩm thuỷ  sản xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam  ở dạng thơ, ít qua chế  biến, giá trị  tăng thấp.  Ngun   nhân của tồn tại: Do dây truyền cơng nghệ chưa hiện đại; Các doanh   nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cho rằng: sản phẩm thuỷ sản thơ có thể  bán dễ, với khối lượng lớn hơn nhiều so với các sản phẩm đã qua   chế biến.  ­ Hoạt động phát triển chuỗi liên kết cung ứng hàng thuỷ sản   xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp mạnh đóng vai trò lãnh đạo  chuỗi, vì một thương hiệu tập thể chung cho cả ngành thuỷ sản xuất   khẩu Việt Nam chưa  được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.  Ngun nhân: do các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết   được vai trò của việc phát triển chuỗi liên kết cung  ứng hàng thuỷ  sản xuất khẩu nêu trên 18 ­ Cơng tác quản lý và hỗ  trợ  của cơ  quan Nhà nước và hiệp  hội dù đã được triển khai ở nhiều mặt, nhưng còn lỏng lẻo, nhiều lỗ  hổng.  CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG  HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM  3.1  QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỰ  BÁO VỀ  PHÁT TRIỂN THƯƠNG  HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM  3.1.1. Quan điểm phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất  khẩu của Việt Nam Phát triển thương hiệu cho thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam   phải dựa trên sự  tuân thủ  (đạt) các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế,   khơng nên chạy theo số lượng.    Cần  phải   có    liên   kết    tất       cá   nhân,   doanh  nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội liên quan trong phát triển  thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu Riêng đối với việc phát triển thương hiệu tập thể  cho thuỷ  sản xuất khẩu: các doanh nghiệp thuỷ sản cần biết đó là tự  góp sức  để  phát triển cho thương hiệu của riêng doanh nghiệp bên cạnh hình   ảnh chung của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Ban đầu thương   hiệu tập thể  nên được phát triển với các sản phẩm xuất khẩu chủ  lực như cá tra, tơm.  3.1.2   Định   hướng  phát   triển  thương  hiệu   cho  hàng  thuỷ   sản  xuất khẩu của Việt Nam ­  Giữ  vững thị  phần trên các thị  trường lớn (EU, Nhật, Hoa  Kỳ, Nga…), đồng thời không ngừng mở  rộng thị  trường để  tăng thị  phần trên các thị trường tiềm năng khác ­ Nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam,   thông qua việc giảm các sản phẩm xuất khẩu thô, xuất khẩu qua   19 trung gian phân phối; tăng các sản phẩm thuỷ  sản xuất khẩu  đạt  chuẩn quốc tế và hinh thanh ̀ ̀ , phát triển hê thông kênh phân phôi  ̣ ́ ́ trực  tiếp sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại thị trường nươć  ngồi.  ­ Riêng với tơm và cá tra, đây là những sản phẩm xuất khẩu  chủ  yếu  của ngành  thuỷ   sản  Việt  Nam  Cần nhắm   đến hai  phân  khúc, một là sản phẩm chất lượng cao cho những thị trường khắt khe   (với giá bán cao) và hai là sản phẩm có chất lượng thấp hơn cho   những thị  trường dễ  tính, với giá bán thấp, cạnh tranh với các đối  thủ.   3.1.3. Dự  báo cơ  hội và cảnh báo rủi ro về  phát triển thương   hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian   tới 3.1.3.1. Dự  báo cơ  hội trong phát triển thương hiệu cho   hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam  Dự  báo, trong thời gian tới, với sự  thay đổi trong chính sách  quản lý liên quan đến thuỷ sản của cơ quan quản lý Nhà nước, cùng  với việc Việt Nam đã hoàn thành đàm phán, tiến tới ký kết các Thoả  thuận thương mại tự  do (FTA) sẽ  mở  ra nhiều cơ  hội tăng lượng   hàng thuỷ  sản xuất khẩu sang  thị  trường các nước thành viên FTA,  khi các nước này tiếp tục giảm thuế và nới lỏng các rào cản thương   mại, từ  đó  giúp tăng sự  hiện diện, sự  phổ  biến của hàng thuỷ  sản  xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển thương hiệu cho hàng  thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.  3.1.3.2. Cảnh báo rủi ro khi phát triển thương hiệu tập   thể cho hàng thuỷ sản xuất khẩu  Mất kiểm sốt đối với hoạt  động sản xuất và kinh doanh  xuất khẩu sản phẩm thuỷ  sản có thương hiệu tập thể, do có q   nhiều người cùng tham gia ni, chế biến và xuất khẩu sản phẩm đó;   trong khi chỉ có một bộ phận nhỏ trong số đó tham gia vào Hiệp hội  và trở thành đồng chủ sở hữu thương hiệu tập. Doanh nghiệp có thể  20 quay lưng lại với thương hiệu tập thể do thương hiệu tập thể khơng  mang lại lợi ích gì cho họ, nếu cơng tác quản lý và khai thác thương  hiệu tập thể khơng tốt, khơng gắn kết được những lợi ích từ thương  hiệu tập thể và do thương hiệu tập thể mang lại đối với từng thương   hiệu riêng của doanh nghiệp.  3.2. MỘT SỐ  GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ  NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG   HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.2.1. Một số giải pháp  3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về  tầm quan trọng của việc   phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong    doanh   nghiệp   sản   xuất,   chế   biến   thuỷ   sản   xuất       người nuôi thuỷ sản Để  nâng cao nhận thức về  vấn đề  phát triển thương hiệu,   các doanh nghiệp, người ni thuỷ sản cần tham gia vào các lớp học   của các cơ  quan Nhà nước liên quan, thơng qua các phương thiện   thơng tin đại chúng, hay đọc các tạp chí chun ngành về  thuỷ  sản.  Các cơ  quan quản lý Nhà nước có liên quan cần tun truyền cho   doanh nghiệp cũng như những người có liên quan đến sản xuất, xuất   khẩu thuỷ  sản về  vai trò của việc phát triển thương hiệu cho hàng   thuỷ sản xuất khẩu.  3.2.1.2. Duy trì và kiểm sốt chất chượng hàng thuỷ  sản   xuất khẩu  * Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản:   Các doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam phải tn thủ  các tiêu chuẩn   “phần cứng” ­ tức những tiêu chuẩn cần phải có – nhằm đáp ứng yêu  cầu     thị   trường   xuất     thuỷ   sản   (bao   gồm       tiêu  chuẩn về  kỹ  thuật, cũng như  những tiêu chuẩn về  trách nhiệm xã  hội). Bên cạnh đó, để  tạo lòng tin và sự  n tâm cho các nhà nhập   khẩu và người tiêu dùng, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần có  biện pháp bảo vệ  thương hiệu cho sản phẩm thuỷ  sản xuất khẩu   21 Với quan điểm bảo vệ thương hiệu khơng chỉ là việc xác lập quyền   được bảo vệ của pháp luật, nghĩa là khơng chỉ tiến hành đăng ký bảo  hộ  cho nhãn hiệu và các đối tượng sở  hữu trí tuệ  khác có liên quan,   mà quan trọng hơn nữa là phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác   nhau để  tự  bảo vệ  thương hiệu chống lại những xâm phạm từ  bên   ngoài và những sa sút thương hiệu ngay từ bên trong.  * Đối  với   quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội:   Để   kiểm sốt chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu:  Hiệp hội (điển hình   VASEP)   cần  đề   ra  những  tiêu chí  hoạt   động  cho   doanh   nghiệp thành viên, u cầu các thành viên phải đáp  ứng các tiêu chí   đó, nhằm mục đích kiểm sốt tốt nhất chất lượng hàng thuỷ  sản từ  khâu chế  biến đến xuất khẩu.  Nhà nước cần tăng cường cơng tác  quản lý thị  trường nhằm ngăn ngừa, phát hiện hàng giả, hàng nhái,   hàng kém chất lượng  Để  trợ  giúp doanh nghiệp trong việc bảo vệ   thương hiệu: Nhà nước cần hồn thiện các quy định pháp lý và tăng  cường quản lý Nhà nước về  bảo hộ  quyền sở  hữu trí tuệ. Cục Sở  hữu trí tuệ cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các đồng nghiệp   nước ngồi để  giúp đỡ  doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong đăng  ký bảo hộ thương hiệu tại nước ngồi 3.2.1.3. Áp dụng các biện pháp bảo vệ  thương hiệu cho   hàng thuỷ sản xuất khẩu  *   Đối   với   doanh   nghiệp   xuất     thuỷ   sản:   Bảo   vệ  thương hiệu không chỉ  là việc xác lập quyền được bảo vệ  của pháp   luật, nghĩa là không chỉ  tiến hành đăng ký bảo hộ  cho nhãn hiệu và   các đối tượng sở  hữu trí tuệ  khác có liên quan, mà quan trọng hơn  nữa là phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ  thương hiệu chống lại những xâm phạm từ bên ngồi và những sa sút  thương hiệu ngay từ bên trong * Đối với cơ  quan quản lý Nhà nước và hiệp hội:  Nhà  nước cần hồn thiện các quy định pháp lý và tăng cường quản lý Nhà   22 nước về  bảo hộ  quyền sở  hữu trí tuệ. Cục Sở  hữu trí tuệ  cần tăng  cường hơn nữa sự hợp tác với các đồng nghiệp nước ngồi để  giúp  đỡ  doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ  sản trong đăng ký bảo hộ  thương   hiệu tại nước ngồi 3.2.1.4. Áp dụng các biện pháp truyền thơng cho thương   hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu  * Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản:  Cần liên kết    doanh   nghiệp   xuất     thuỷ   sản     thống     thông   điệp   truyền thông  thương  hiệu  cho thuỷ  sản xuất  khẩu  Việt  Nam   Áp   dụng các biện pháp truyền thông thương hiệu một cách linh hoạt tại   các khu vực thị  trường, trong đó trước mắt tập trung cho thị trường   Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong q trình truyền thơng thương hiệu cần  quảng   cáo   kết   hợp     thương   hiệu   riêng     doanh   nghiệp   với   thương hiệu tập thể của nhóm sản phẩm xuất khẩu hay thương hiệu  tập  thể   gắn  với   yếu tố    dẫn  địa  lý   Phương  tiện  chủ   đạo  để  truyền thông, quảng bá cho thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu của Việt   Nam, trước hết là hội chợ  triển lãm, kế  sau đó là quảng cáo trên  truyền hình và một số hoạt động PR khác.Mạnh dạn sử dụng tư vấn   quốc tế  để  thực hiện kế  hoạch truyền thơng, quảng bá cho thương   hiệu.  * Đối với cơ quan Nhà nước và hiệp hội: Đối với hiệp hội,  cần đóng vai trò là người trung gian đứng ra tạo sự liên kết, đồn kết   giữa các doanh nghiệp thành viên, định hướng và tư  vấn về  thơng  điệp truyền thơng và giúp họ thấy được lợi ích của việc kết hợp giữa   truyền thơng thương hiệu riêng với thương hiệu tập thể gắn với yếu   tố  chỉ  dẫn địa lý, vì một hình  ảnh thương hiệu chung cho cả  ngành  hàng thuỷ  sản xuất khẩu Việt Nam. Phối hợp cùng với các cơ  quan   Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thuỷ sản trong việc tham gia các hoạt   động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm… Với cơ quan Nhà   nước, cần hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến  23 thương mại đối với hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam; Tăng  cường hoạt động của các Thương vụ tại các nước (đặc biệt là các thị  trường trọng điểm về  xuất khẩu thuỷ  sản của Việt Nam như  Hoa   Kỳ, EU, Nhật Bản) và hình thành trung tâm thơng tin thị  trường để  giúp các doanh nghiệp tra cứu thơng tin.  3.2.1.5. Mở rộng và làm mới thương hiệu cho những nhóm   sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Cách làm mới thương hiệu nên thay đổi theo hướng các logo,   hay khẩu hiệu và một số thành tố thương hiệu phải truyền tải được  trách nhiệm của doanh nghiệp thuỷ sản với xã hội, và sự thay đổi đó  cần được đưa lên các phương tiện và cơng cụ truyền thơng.  Thay vì, phần lớn các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu  ở dạng   thơ, ít qua chế biến thì các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần mở  rộng sang các nhóm sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng.  3.2.1.6. Tăng cường hoạt động phát triển chuỗi liên kết   cung  ứng hàng thuỷ  sản xuất khẩu vì một thương hiệu chung   mang tính tập thể Cần tun truyền về  vai trò của hoạt động phát triển chuỗi   liên kết cung  ứng hàng thuỷ  sản xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh vai   trò lãnh đạo chuỗi của các doanh nghiệp mạnh trong ngành hàng. Với   tiềm lực của mình, các doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm kinh   doanh trên thương trường thế giới, thương hiệu doanh nghiệp của họ  phần nào đã có uy tín đối với những nhà nhập khẩu, họ  sẽ biết cần   phát triển và bán sản phẩm gì, với thị  trường nào, chất lượng phải   đạt thương hiệu chứng nhận nào. Như  vậy, các doanh nghiệp thuỷ  sản nhỏ  hơn nên trở  thành các “chân rết” hoặc cung  ứng, hoặc thu   mua nguyên liệu đầu vào, hay chế  biến thuỷ  sản   trong nước cho   các doanh nghiệp lớn, trên tinh thần đảm bảo vệ sinh, chất lượng; tất    đều vì một thương hiệu chung cho cả  ngành hàng thuỷ  sản xuất   khẩu của Việt Nam.  Tạo được liên kết chuỗi cung  ứng như  trên,  24 cũng sẽ    góp phần tạo nên sự  liên kết giữa thương hiệu riêng của   doanh nghiệp và thương hiệu tập thể của ngành thủy sản xuất khẩu  Việt Nam.  3.2.1.7. Nâng cao kiến thức về pháp luật thương mại quốc   tế,   chủ   động   phòng   tránh     đối   phó   với     vụ   tranh   chấp   thương mại    Trong hành trang hội nhập kinh tế  quốc tế  của mình, các  doanh nghiệp thuỷ  sản Việt Nam cần trang bị cho mình những kiến   thức pháp lý nhất định, trong đó khơng thể thiếu kiến thức về luật sở  hữu trí tuệ, luật thương mại quốc tế, đặc biệt là các hàng rào thương   mại, đơn cử như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp…;  3.2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước  Nhà nước cần linh hoạt hay nới lỏng quy định về chi phí cho  hoạt động quảng bá của doanh nghiệp, nên nhanh chóng thơng qua dự  thảo bỏ  mức trần chi phí quảng cáo, khuyến mại cho doanh nghiệp.  Nhà nước nên coi thương hiệu của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam là  cấu thành tài sản quốc gia  Nhà nước cần có chế  tài xử  phạt thích  đáng đối với các hành vi làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp thương hiệu   trên thị trường thuỷ sản.  KẾT LUẬN Yếu tố tạo nên giá trị gia tăng nhiều hơn cho ngành hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp cũng như cơ quan   Nhà nước, hiệp hội cần lưu tâm hiện nay là phát triển thương hiệu   cho  ngành  hàng    Đề   tài   luận  án  tiến  sĩ   “Giải   pháp  phát   triển   thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của  Việt  Nam”  ra   đời   trước u cầu trên. Luận án đã đạt được những kết quả  chính và có   những điểm mới sau đây: 25 Thứ  nhất, luận án đã hệ  thống hố và có cách tiếp cận mới    thương hiệu và phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất   khẩu của Việt Nam. Theo đó, phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt Nam  là tập hợp các hoạt động nhằm gây  được  ấn tượng tốt, xây dựng hình  ảnh đẹp về  hàng thuỷ  sản xuất   khẩu của Việt Nam trong tâm trí cơng chúng, khách hàng nước ngồi.  Thứ  hai, luận án đưa ra mơ hình và nội dung cơ bản để  phát  triển thương hiệu cho ngành hàng trong điều kiện xuất khẩu   Theo  đó,  phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ  sản xuất khẩu của Việt  Nam sẽ dựa trên phát triển các thương hiệu tập thể cho các nhóm sản  phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực, thơng qua các doanh nghiệp mạnh    chế  biến xuất khẩu thuỷ sản, và phát triển các thương hiệu gắn  với các yếu tố chỉ dẫn địa lý.  Thứ ba, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương   hiệu cho hàng xuất khẩu của một số  nước là Na Uy, Thái Lan và  Pháp. Trong đó đặc biệt rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển   thương hiệu cá hồi xuất khẩu của Na Uy, bài học từ  Thái Lan trong   việc tham gia vào chỗi cung  ứng hàng thuỷ  sản toàn cầu, và bài học   kinh  nghiệm  của Pháp về   quản lý   dẫn  địa  lý  trong  phát  triển   thương hiệu tập thể Thứ tư, luận án đã đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu  hàng thuỷ sản Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đã  đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển thương   hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.  Thứ năm, luận án đã đề xuất 3 quan điểm, 3 định hướng lớn;   đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho  hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Kết quả trên đây chính là những đóng góp về  mặt lý luận và   thực tiễn của đề tài luận án vào việc phát triển thương hiệu cho hàng   thuỷ  sản xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị  thương hiệu cũng như  26 giá trị  xuất khẩu của thuỷ  sản Việt Nam, từ  đó nâng cao vị  thế  và  khai thác tối đa lợi thế của ngành thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù đã hết   sức cố gắng nhưng luận án khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất   mong được sự  góp ý của các Thầy, Cơ giáo, các nhà khoa học để  luận án hồn chỉnh hơn.                DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Trương Thị  Thúy Bình (2014),  “Một số  giải pháp phát triển   thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam” , Tạp chí  Nghiên cứu Thương mại, số 7 (2/2014) 2. Trương Thị Thúy Bình (2014), “Kinh nghiệm của Na Uy về phát   triển thương hiệu cá hồi xuất khẩu và bài học cho Việt Nam”, Tạp  chí Nghiên cứu Thương mại, số 9 (6/2014) ... Thứ nhất, luận án đã có cách tiếp cận mới về thương hiệu và  phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam   Theo đó, phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là tập hợp các hoạt động nhằm gây được ấn tượng tốt, xây ... THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG  THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Khái qt tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản nói ... MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG  HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1  QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỰ  BÁO VỀ  PHÁT TRIỂN THƯƠNG  HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Ngày đăng: 16/01/2020, 06:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w