Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều các cuộc khủng hoảng trong rất nhiều lĩnh vực trong đó vấn đề “An ninh lương thực” cũng đang là một vấn đề hết sức cấp bách.Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đều đưa tới sự phát triển trong mọi nghành kinh tế thì cả thế giới lại phải đối mặt với việc thiếu trầm trọng về lương thực,gánh nặng lương thực ấy lại kéo thêm các nước châu Phi luôn trong tình trạng thiếu lương thực và nạn đói triền miên.một số nước trước kia là cường quốc về xuất khẩu lương thực như Hoa Kỳ lại đang dần rút chân ra khỏi cuộc chạy đua về sản xuất và xuất khẩu lương thực.Nga và Ấn Độ thì cấm xuất khẩu Lương thực do lo ngại tình trạng thiếu lương thực trong nước đã làm giá lương thực thế giới tăng cao.Cũng chính những điều kiện đó đã đưa Việt Nam một nước đang phát triển có rất nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu thế giới.Một câu hỏi luôn đặt ra trong đầu tôi: “Tại sao không tận dụng và thúc đẩy những thế mạnh của chính nội lực quốc gia mình là sản xuất,xuất khẩu lương thực để phát triển kinh tế? ”.Đó cũng là lý do
em lựa chọn đề tài: “Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp”cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Từ đó để ra
một số giải pháp tăng năng xuất,chất lượng trong sản xuất và hiệu quả trong xuất khẩu.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang tăng nhanh về sản lượng lương thực cũng như kim nghạch xuất khẩu.Ước tính đến hết năm 2010 tổng sản lượng gạo của nước ta đạt 41 triệu tấn,kim nghạch xuất khẩu đạt mức 6,2 triệu tấn/năm,đạt giá trị 2,173 tỷ USD,tăng 36% so với năm 2008.Song tất cả các số liệu trên vẫn chưa xứng tầm với những thế mạnh mà Việt Nam đang có.giá lương thực của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của 1 số nước như Thái Lan do kém hơn về chất lượng và chính sách phân biệt của các nước nhập
Trang 2khẩu.Điều đó đang đặt chúng ta trước rất nhiều việc phải làm để tăng năng xuất,chất lượng lương thực.thay đổi hình ảnh lương thực Việt Nam trong mắt bạn hàng quốc tế.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp rất nhiều bất lợi từ nhiều phía tác động đến năng xuất cũng như hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lương thực như:Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam không tập trung trú trọng phát triển nông nghiệp Tình trạng đô thị hóa,công nhiệp hóa đang lấy mất diện tích sản xuất nông nghiệp Nền sản xuất nông nghiệp của ta còn nhỏ lẻ chưa tập trung,chưa áp dụng khoa học kỹ thuật rộng rãi trong sản xuất cũng như chế biến bảo quản lương thực do vậy chất lượng lương thực chưa cao dẫn đến sức cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.Điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực:Việt Nam là một trong nhưng nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới đến năm 2020, 12% diện tích đất của đồng bằng Sông Cửu Long chìm trong nước biển Trong xuất khẩu ta cũng gặp rất nhiều bất lợi như chưa có một thương hiệu lương thực mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới,chính sách phân biệt đối xử của các nước nhập khẩu đối với lương thực Việt Nam do đó lương thực Việt Nam vẫn đạt hiệu quả thấp trong xuất khẩu.
Chúng ta cần nhận ra những giải pháp mang tính cấp thiết giúp thay đổi bộ mặt củanghành sản xuất lương thực và tăng hiệu quả trong xuất khẩu.Trong sản xuất ta cần ban hành nhưng chính sách trú trọng đầu tư cho nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc thu hẹp diện tích đất dành cho nông nghiệp Áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như các biện pháp thâm canh chuyên canh trong sản xuất lương thực,áp dụng các biện pháp sinh,hóa để lai tạo các giống lương thực có năng xuất cao chất lượng tốt Chú trọng đến việc bảo quản và chế biến lương thực nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lương thực khi xuất khẩu.Tập trung đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu như đắp đê hạn chế sự xâm nhập mặn bảo vệ vựa lúa của ta là Đồng Bằng Sông Cửu Long.Trong xuất khẩu ta cần xây dựng một thương hiệu mạnh và có chỗ đứng trên thị trường lương thực thế giới.Bên cạnh đó cần áp dụng các biện pháp ngoại giao nhăm thay đổi
Trang 3cách nhìn của cộng đồng thế giới một cách nhìn công bằng hơn không có sự phân biệt đối xử với lương thực Việt Nam.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
b Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng năng xuất,chất lượng của ngành sản xuất lương thực cùng với tính hiệu quả trong việc xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây.
3 Nhiệm vụ của khóa luận:
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng biện pháp duy vật lịch sử,duy vật biện chứng phương pháp phân tích,tổng hợp,kết hợp với những phương pháp như thống kê,so sánh,thu thập tài liệu.
5 Những đóng góp của khóa luận:
Khóa luận đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản về vai trò và đặc điểm của sản xuất lương thực Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực ở Việt Nam những năm gần đây.
Trang 4Đánh giá nhưng kết quả mà Việt Nam đã đạt được cũng như những khó khăn vượt qua trong ngành sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn đã trải qua.
Đưa ra một số biện pháp đồng bộ để tăng năng xuất nâng cao chất lượng lương thực từ đó nâng cao giá trị,tăng sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới.
6 Kết cấu khóa luận:
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò, Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Chương 2: Thực trạng việc sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất,xuất lương thực của Việt Nam và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Trang 5CHƯƠNG 1
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ KHẨU LƯƠNG THỰC
1.1 Vai trò của nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng
1.1.1 khái quát lịch sử quá trình hình thành nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam:
Nông nghiệp là nghành xuất hiện rất sớm của xã hội loài người.Nông nghiệp cổ đại Ai Cập từ 5000 năm trước công nguyên với nhiều loại cây trồng trong đó có một số loại ngũ cốc và loại đậu (đậu răng ngựa đậu Hà Lan).Nông nghiệp Hi lạp sau nông nghiệp Ai Cập đã phát triển những loại cây trồng và vật nuôi biết từ trước nhưng không phong phú bằng nông nghiệp Ai Cập, rồi La Mã.Trung Hoa cổ đại có nền nông nghiệp từ thời Xuân Thu chiến quốc với nhiều loại ngũ cốc đồng thời cũng biết sử dụng công cụ và nông cụ.
Nông nghiệp ở Việt Nam ra đời trong lòng văn hóa khảo cổ học ở Hòa Bình.Những phát hiện ở hang Sủng sàm(Hòa Bình) đã khẳng định hơn một vạn năm về trước nền nông nghiệp nước ta đã có những mầm mống nảy sinh.Bên cạnh trồng các loại cây có củ,con người đã biết đến lúa nước,tất nhiên đó mới chỉ là lúa hoang, lúa trời Sau này trong quá trình phát triển tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền văn minh lúa nước sông Hồng Cách đây hơn 4000 năm,ở lưu vực sông Hồng và các phụ lưu các bộ lạc Phùng Nguyên với kĩ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng Tổ tiên ta từ văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn sản xuất chính, đạt nền móng cho nông nghiệp của nước nhà phát triển như ngày nay.
1.1.2 sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp, lương thực trên thế giới và Việt nam:
a.Thế Giới
Trang 6Trên thế giới đang dứng trước một số khó khăn lớn,dân số của các nước đang phát triển tăng quá nhanh trong khi sản xuất lương thực trên thế giới tăng không đáng kể Dự trữ lương thực trên thế giới ở mức thấp chưa từng thấy.nhiều khu vực sản xuất lương thực giảm sút do thời tiết khắc nhiệt,đất đai canh tác giảm và bị khai thác quá mức, đầu tư chiều sâu vào nông nghiệp ở mức thấp.Ở một số nước sản xuất sản xuất lương thực chính như: Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Ucraina…Sản lượng tăng không nhiều có năm còn giảm Châu Phi cận xahara đang đối mặt với nạn đói Đông Âu nhằm vào thị trường Tây Âu để xuất khẩu lương thực nay phải nhập từ nước ngoài.cho nên lương thực là vấn đề được cả loài người quan tâm.
Từ đầu thế kỉ đến nay sản xuất lương thực trên thế giới cả về diện tích năng xuất và sản lượng, trong gần 1 thế kỉ diện tích reo trồng tăng 1,5 lần và sản lượng tăng 3,5 lần.
Những nước có diện tích gieo trồng lương thực lớn nhất thế giới là Liên Xô(cũ): 120 triệu ha, Ấn Độ: 110 triệu ha, Trung Quốc: 95 triệu ha, Mĩ: 82 triệu ha Đi đôi với việc phát triển về số lượng, cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực trên thế giới cũng có nhiều thay đổi.Về diện tích gieo trồng vào đầu thế kỉ diện tích lúa nước lúa mì gần ngang nhau khoảng 30% tổng diện tích cây lương thực, Ngô chiếm 12%.
Hiện nay diện tích lúa mì chiếm diện tích lớn nhất rồi đến lúa nước và ngô.
Phân bố nước sản xuất lương thực lúa mì tập trung ở các nước Châu Âu,Châu Á và Bắc Mĩ các nước SNG: 51 triệu ha, Trung Quốc: 30 triệu ha, Mĩ 27 triệu ha, Ấn Độ: 25 triệu ha, các nước EU: 14 triệu và Canada Sản lượng tính theo đầu người cao nhất Canada, Mĩ, Pháp.
Lúa nước tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á (Ấn Độ: 39 triệu ha, Trung Quốc: 33 triệu ha, Bănglađét: 9,3 triệu ha, Indonexia: 9 triệu, Thái Lan: hơn 8 triệu ha và Việt Nam.
Địa bàn sản xuất nhiều lương thực hàng hóa trên thế giới Ở các quốc gia Bắc Mĩ như Hoa kỳ xuất khẩu 70% hạt ngũ cốc trong đó 40% la lúa mì trong
Trang 7tổng số sản lượng xuất khẩu Canada xuất khẩu 75% sản lượng lúa mì(28-30 triệu tấn) Từ thấp kỉ 80 nhiều nước Châu Âu từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay đã có lương thực xuất khẩu Pháp xuất từ 25-30 triệu tấn (2005).
Châu Á là một khu vực có tốc độ phát triển sản xuất lương thực nhanh diện tích và năng xuất cây trồng đều tăng đặc biệt là lúa nước,cây lương thực quan trọng nhất ở Châu Á tăng bình quân cao hơn so với bình quân thế giới,nhiều quốc gia đứng vào hàng ngũ các nước xuất khẩu gạo của thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
Lục địa Châu Phi và các nước đang phát triển khác: lương thực vẫn là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia, trong những năm thập kỉ 80 và 90 các nước đang phát triển chủ yếu là lục địa Đen thiếu 38 triệu tấn/năm,trong những năm đầu thế kỉ 21 con số này đã lên tới hàng trăm triệu tấn do nghèo không đủ tiền mua lương thực từ các nước dư thừa, mua các phương tiện sản xuất khác (phân bón,máy móc…) phục vụ sản xuất nên năng xuất thấp dẫn đến nạn đói xẩy ra triền miên.
b.Việt Nam
Các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam được chia làm 3 vùng trọng điểm chính: Đồng Bằng sông Hồng, Đồng Bằng sông Cửu Long và dải Đồng Bằng ven biển Miền Trung.
Đồng Bằng sông Cửu Long: Là vựa lúa lớn nhất nước ta, đây là Châu thổ mới
hình thành khoảng 500-600 năm trước đây và là món quà của Cửu Long giang ban tặng Đồng Bằng có có địa hình thấp, ngập nước, độ cao trung bình khoảng 2m trên mực nước biển, được cấu tạo bởi phù sa mới có độ dày phù sa trung bình khoảng 100m.Với những thế mạnh về mặt tự nhiên cùng với diện tích rộng nhất trong các đồng bằng châu thổ(gần 40.000km2) đồng bằng sông Cửu Long thật sự là nguồn cung cấp lớn nhất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (3872,9 nghìn ha lúa cả năm và 18.678 nghìn tấn lúa năm 2009).
Đồng Bằng sông Hồng: Là sản phẩm của của sông Hồng và sông Thái Bình khác
với đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác thì đồng bằng sông Hồng
Trang 8được khai thác từ lâu đời gắn với văn minh lúa nước của người Việt.với diện tích đất tự nhiên khoảng 15.000km2 tuy các thế mạnh về tự nhiên thua kém đồng bằng sông Cửu Long song bù lại đồng bằng có sự thâm canh cao nhất cả nước Ngành trồng lúa rất phát đạt và trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước (1155,5 nghìn ha lúa cả năm và 6500,7 nghìn tấn năm 2009).
Duyên Hải Miền Trung: Là dải đồng bằng nhỏ hẹp cũng là nơi phân bố trồng của
các cánh đồng lúa, tuy quy mô nhỏ và không tập trung Đây là một dải bao gồm đồng bằng: Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên- khánh Hòa, Ninh Thuận- Bình Thuận với diện tích tự nhiên sấp xỉ đồng bằng sông Hồng 14.560 km2 Được hình thành nhờ sự bồi đắp của các con sông nhỏ như sông Mã, sông Cả, sông Chu…Đây là vựa lúa lớn thứ 3 của cả nước với 1221,6 nghìn ha lúa cả năm và 5764,5 nghìn tấn năm 2009.
1.1.3 Vai trò sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực
Trong bất cứ xã hội nào, lương thực – cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu Vai trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người.Đối với đất nước nói chung và riêng từng thành viên nói riêng, lương thực có ý nghĩa rất quan trong.
Không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn dôi dư để xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia bên cạnh đó nó còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, cung cấp lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Sản xuất lương thực còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các ngành như: chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt, giấy…vì thế nông nghiệp có vai trò ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế Nông nghiệp hiện nay vẫn chiếm gần 70% lao động xã hội của cả nước Khả năng thúc đẩy nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế thể hiện ở chỗ nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các ngành nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật Tất nhiên là lao động thủ công và muốn sử
Trang 9dụng có hiệu quả phải được đào tạo Mặt khác việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành khác cùng phát triển Trong mối quan hệ đó bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hiện đại hóa đất nước nông nghiệp được coi là đối tượng chủ yếu Thông qua đó nông nghiệp được trang bị lại từ công cụ sản xuất đến phương tiện sản xuất Bằng việc mở mang ngành mới hướng vào sản xuất nông phẩm hàng hóa, nông nghiệp đang tự cải tạo và chuyển hướng sản xuất sử dụng lao động phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn rộng lớn của nước nhà.
1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực
Sản xuất lương thực là một ngành sản xuất đặc biệt không giống như các ngành kinh tế khác.Sản xuất lương thực phụ thuộc vào môi trường tự nhiên đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước là những tài nguyên tác động mạnh mẽ và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố sản xuất lương thực Sản xuất lương thực là quá trình tái sản xuất những sinh vật có khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi nhưng không phải vô hạn Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền sản xuất lương thực hợp lý cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây lương thực cho phù hợp Đồng thời có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác hại của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của sản xuất lương thực.
Sản xuất lương thực là ngành sản xuất có thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động Trong sản xuất lương thực thời gian lao động không trùng khớp với thời gian sản xuất, tính thời vụ thể hiện rất rõ Vì vậy lao động sản xuất lương thực có thời gian dồn dập có thời gian nhàn dỗi Việc sử dụng đất đai và lao động thế nào cho hợp lý là rất cần thiết.
Sản xuất lương thực được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, đất đai là công cụ đồng thời là đối tượng của lao động Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất lương thực cho nên nơi nào có điều kiện đất đai phù hợp có thể tiến hành sản xuất và phân bố cây lương thực Trong khi sản xuất công nghiệp thường tập trung vào những địa điểm nhất định thì sản xuất lương thực
Trang 10lại có xu hướng trải rộng và đất đai không chỉ là nơi sản xuất, là đối tượng của lao động mà còn là công cụ của lao động Vì vậy khi phân bố sản xuất lương thực phải chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và làm giàu cho đất đai.
Sản xuất lương thực cần gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ, tạo nên chu trình sản xuất nông – công nghiệp hoàn chỉnh và khép kín Hình thành tổ chức nông – công nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng miền Các hình thức tổ chức sản xuất này sẽ làm tăng giá trị của lương thực, nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất giảm bớt tình thời vụ, làm tăng khối lượng và chất lượng lương thực, giảm giá thành Đưa chế biến lại gàn vùng nguyên liệu và tiêu thị giảm bớt chi phí giao thông.
Tạo điều kiện kết hợp chặt chẽ hơn giữa công nghiệp với nông nghiệp Áp dụng những phương pháp công nghiệp vào sản xuất lương thực tiến tới công nghiệp hóa sản xuất lương thực.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực
1.3.1.Điều kiện tự nhiên – thiên nhiên
Sản xuất lương thực là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi điểu kiện tự nhiên - thiên nhiên do đặc thù của ngành sản xuất này Một số yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lương thực:
a.Đất đai
Đất đai ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng, năng xuất cũng như sản lượng lương thực Trong việc sản xuất lương thực đất đai phù hợp nhất là đất phù sa vì loại đất này rất phù hợp với điều kiện sống, sinh trưởng của các giống cây lương thực nhờ có độ phì cao Nếu đất tốt ta có thể sản xuất thâm canh nhiều vụ như ở ĐBSH Song nếu đất xấu độ mặn độ phèn cao ta chỉ có thể sản xuất một vụ như ĐBSCL Vì vậy khi sử dụng ta cần áp dụng các biện pháp cải tạo và chống chịu với chua mặn.
b Nước
Nước cũng là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá phục vụ cho sản xuất lương thực Do sản xuất lương thực nước ta chủ yếu là lúa nước vì vậy việc đảm bảo lượng nước phù hợp cho sản xuất lương thực là rất cần thiết Với vị trí địa lý
Trang 11nằm ở vành đai nhiệt đới, lượng mưa lớn cùng hệ thông sông ngòi dày đặc điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất lương thực Song cần trú trọng đến các vấn đề xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh giúp tưới tiêu, xây dựng các hồ, đập chứa nước để điều hòa nguồn nước cho sản xuất.
c.Khí hậu
nhiệt độ: Cây lương thực là cây thích hợp và phát triển một cách thuận lợi
nhất ở nhiệt độ giao đông từ 15 – 300C vì vậy một nước như nươc ta hết sức thích hợp để thâm canh sản xuất lương thực.
Độ ẩm: Một nước nhiệt đới với độ ẩm trung bình hàng năm 70-80% là điều
kiện thích hợp để cây lương thực sinh trưởng và phát triển song đây cũng chính là điều kiện để sâu bệnh hại cây phát triển ta cần trú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ thực vật.
Ánh sáng: Giờ chiếu sáng trong ngày và trong năm rất cần thiết cho quá trình
quang hợp của cây vì vậy số giờ chiếu sáng trong năm giao đông từ khoảng 2000- 2700 giờ là thích hợp nhất để cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng thời chống lại các loại sâu bệnh.
1.3.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội
a Vị trí địa lý kinh tế giao thông
Sản xuất lương thực phát triển trước tiên ở những nơi có vị trí địa lý phù hợp có mạng lưới giao thông hoàn thiện về các loại phương tiện đắc biệt là đường bộ phát triển điều đó ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các khu chế biến, tiêu thụ giúp hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
b Dân cư và nguồn lao động
Sản xuất lương thực được tiến hành ở các vùng lao động dồi dào có thói quen, kinh nghiệm và truyền thống.
c Sự phát triển của các ngành sản xuất, hỗ trợ
Sự phát triển sản xuất lương thực không thể thiếu sự phát triển đồng bộ và cân đối của các ngành sản xuất khác Cùng với quá trình “công nghiệp hóa sản xuất nông nghiêp” ta cần gắn các vùng sản xuất lương thực với các vùng công nghiệp phục vụ sản xuất lương thực như: sản xuất phân bón, máy móc, bảo vệ
Trang 12thực vật… Đi đôi với nó là công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm Cùng với đó là sự áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nâng cao năng xuất, sản lượng lương thực Kết hợp có khoa học việc phân công lao động một cách hợp lý, tập trung chuyên môn hóa, chuyên canh trong sản xuất điều đó giúp đẩy nhanh quá trinh công nghiệp hóa nông nghiệp.
d Sự điều hành của nhà nước
Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đế quá trình phát triển sản xuất lương thực ở nước ta Nhà nước điều hành vĩ mô cùng với đó là các vùng các địa phương cũng có những chính sách hợp lý thúc đẩy sản xuất lương thực Các yếu tố thường được nhà nước áp dụng rất hiệu quả như: chính sách đầu tư vào nông nghiệp, chính sách can thiệp giá cả hợp lý, chính sách tín dụng, chính sách điều chỉnh cơ cấu sản xuất, chính sách xây dựng và cải tạo các vung sản xuất Tất ca đều ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lương thực.
1.4 Vai trò của xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam đặc biệt trong cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay
1.4.1 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay thế giới đang đứng trước vô vàn những khó khăn cần giải quyết tác động tiêu cực đến thị trường lương thực thế giới: cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, vấn nạn bùng nổ dân số, nạn đói triền miên ở Lục Địa Đen, sản lượng lương thực không tăng mà thậm trí còn giảm do diện tích ngày càng thu hẹp do quy luật đô thị hóa tất yếu Bên cạnh đó các biến đổi khí hậu bất thường đang ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất lương thực: hạn hán, lũ lụt, lạnh giá bất thường… Cộng với đó là các cuộc thiên tai kinh hoàng như:sa mạc hóa, động đất, sóng thần đang đặt thế giới trước tình trạng báo động nghiêm trọng việc “Bất ổn an ninh lương thực” Theo tính toán của tổ chức Lương Thực thế giới (FAO) và ngân hàng thế giới lương thực đang đạt mức tăng kỉ lục Bước sang năm 2011 giá lương thực tăng 28,3% so với năm 2010 Riêng giá gạo tăng 15% so với năm trước và Việt Nam cũng được dự báo chỉ xếp sau Ấn Độ với mức tăng 38% Điều đó đặt thế giới trước vô vàn những khó khăn xong lại đặt Việt Nam trước những thuận lợi do ta có thế mạnh về xuất khẩu lương thực Vai trò
Trang 13của xuất khẩu lương thực đang được đề cao hơn lúc nào hết không chỉ riêng Việt Nam mà với với toàn thế giới.
Lương thực là một mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người vì vậy ta khẳng định viêc xuất khẩu lương thực có tầm quan trọng trước mắt là đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
mỗi con người
Với thế giới vai trò của xuất khẩu là hết sức quan trọng Nó giúp thế giới ổn định lại an ninh lương thực, giải quyết lại với nạn đói đang hoành hành ở các quốc gia Châu Phi Thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển thu hẹp hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia từ đó giảm gánh nặng kinh tế thế giới Việc xuất khẩu lương thực ổn định cũng giúp thế giới ổn định lại giá cả lương thực leo thang như hiện nay.
Đối với Việt Nam một nước đang phát triển với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp xuất khẩu lương thực đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Xuất khẩu lương thực giúp thu về một nguồn ngoại tệ lớn đóng góp vào tăng trưởng GDP cho quốc gia Xuất khẩu lương thực cũng thúc đẩy sản xuất lương thực từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển theo Xuất khẩu lương thực cũng là một hình thức giúp hoạch định chính sách phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên những thế mạnh sẵn có Một đất nước đang phát triển như nước ta việc tích lũy của cải vật chất là hết sức quan trọng cho quá trình phát triển vì vậy tận dụng thế mạnh xuất khẩu lương thực để tích lũy là hoàn toàn đúng đắn Song bên cạnh đó ta cũng cần chú ý đế việc tận dụng việc lương thực thế giới đang tăng giá mà đẩy mạnh sản xuất lương thực cùng với đó dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực trong nước Chuyển dịch lao đông chậm từ nông nghiêp sang công nghiệp và dịch vụ đầu tư mạnh vào nông nghiệp khoa học và tri thức nhằm nâng cao năng xuất và sản lượng cho lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới
1.4.2 Những tác động từ cuộc khủng hoảng lương thực tới thị trường xuất khẩu lương thực thế giới và Việt Nam
Trang 14Cuộc khủng hoảng lương thực đang đặt thế giới và Việt Nam ở trước những thái cực trái chiều về thị trường xuất khẩu Số lượng lương thực giao dịch trên thị trường thế giới ngày càng giảm do các nước có thế mạnh xuất khẩu lương thực nay phải đối mặt với việc giảm năng xuất và sản lượng do rất nhiều nguyên nhân mà trong số đó quan trọng nhất là biến đổi khí hậu và lo ngại mất an ninh lương thực ngay trong chính quốc gia ḿnh Chính những điều đó khiến lương thực thế giới ngày càng trở lên bất ổn giá cả leo thang không ngừng ngoài dự báo và tầm kiểm soát của tổ chức Lương Thực thế giới.
Cuộc khủng hoảng trầm trọng lương thực thế giới đó lại có những tác động hết sức tích cực đến việc xuất khẩu lương thực của Việt Nam một quốc gia có đầy đủ các thế mạnh để xuất khẩu lương thực Giá lương thực tăng cao công với đó thị trường xuất khẩu lương thực không ngừng được mở rộng đã đưa xuất khẩu lương thực Việt Nam thay đổi đang kể Đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Đồng thời cuộc khủng hoảng lương thực thế giới cũng đặt chúng ta trước những thách thức vô cùng to lớn Thách thức ấy chính là chúng ta phải cố gắng giữ vị trí xuất khẩu lương thực(Gạo) hàng đầu thế giới Đồng thới không ngừng đổi mới thay đổi kĩ thuật nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cho lúa gạo Việt Nam qua đo giữ vững được thị trường và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của ta.
1.4.3 Khái quát thành tựu Việt Nam đạt được trong việc xuất khẩu lương thực
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong xuất khẩu lương thực là vô cùng to lớn và đáng tự hào Tác động từ cuộc khung hoảng lương thực thế giới cùng với đó là việc rút chân khỏi thị trường xuất khẩu gạo của các “Ông lớn” như Hoa Kỳ, Ấn Độ đã đưa nước ta trở thành một trong hai nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Những thành tích đó là vô cùng đáng khích lệ, trong những năm 70 của thế kỷ trước nước ta từ một nước thiếu đói triền miên sống dựa vào sự viên trợ của các nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) đến đầu thập kỷ 90 ta đã bắt đầu có lương thực dự trữ và xuất khẩu Tính đến năm 2009 sản lượng gạo xuất khẩu của ta đạt 6,052 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD Các con số thống kê đó không ngừng tăng lên, theo thông kê sơ bộ của hiệp hội Lương
Trang 15Thực Việt Nam sang năm 2010 sản lương thực xuất khẩu đạt mức 6,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo vượt mức 3 tỉ USD cao nhất từ trước đến nay Con đường trở thành một nước xuất khẩu lương thực(Gạo) đứng đầu thế giới như hiện nay tuy không phai dễ dàng song đó là công lao từ sự thay đổi tư duy sản xuất của cả một dân tộc Điều đó càng đáng trân trọng hơn khi ta đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo lạc hậu phải trải qua sự tàn phá tàn khốc của 2 cuộc chiến tranh Tất cả sẽ là những bước đệm cho những thành tựu tiếp theo trong việc sản xuất cũng như xuất khẩu lương thực của nước nhà.
Trang 16Hiện nay trên thế giới có 5 loai cây lương thực chính là: Lúa mì, lúa gạo, ngô, sắn và khoai tây trong đó lúa mì, lúa gạo và ngô là 3 loại cây lương thực chính trên thế giới chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng
Trang 1743% calori từ mọi lương thực, thực phẩm Dưới đây là tình hình sản xuất các loại cây lương thực chính trên thế giới.
a. Lúa gạo
Lúa gạo hay còn gọi là lúa nước là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á và Châu Phi Lúa nước cung cấp 1/5 toàn bộ calo tiêu thụ bởi người Theo dự báo của FAO, sản lượng lúa trong năm nay ước đạt 668 triệu tấn thóc, tương đương 446 triệu tấn gạo nhưng đó mới là sản lượng cao thứ 2 kể từ năm 2000, chỉ kém sản lượng kỷ lục năm 2008 Một số nước trọng điểm sản xuất lúa gạo trên thế giới là Thái Lan và Việt Nam Hai nước này cũng đồng thời là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Hình ảnh lúa gạo
b Ngô
Ngô là loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ 3 thế giới chỉ sau lúa mì và lúa gạo Sản lượng sản xuất ngô trên thế giới trung bình hàng năm đạt 696,2 đến 723,3 triệu tấn (2005-2007) Trong đó Mỹ là nước sản xuất hàng đầu với 40,62% tổng sản lượng ngô và 59,38% do các nước khác sản xuất Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới hàng năm đạt khoảng 82,6 đến 86,7 triệu tấn
Trang 18trong đó Mỹ xuất khẩu chiếm 64,41% tổng sản lượng và các nước khác chiếm 35,59% sản lượng.
Hình ảnh sản xuất Ngô
c Lúa mì
Lúa mì hay còn có tên gọi khác là tiểu mạch là loại nhóm các loại cây cỏ được thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng rãi trên khắp thế giới nhưng loài cây này đặc biệt thích hợp với khí hậu ôn đới Các nước có sản lượng lúa mì cao trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Mỹ,Pháp… Các nước này cũng đồng thời là những nước có sản lượng lúa mì xuất khẩu cao nhất trên thế giới Về tổng thể lúa mì là loại cây lương thực quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau lúa gạo và ngô trong số các cây lương thực trên thế giới Hạt lúa mì là loại lương thực chung sử dụng sản xuất bột mì dùng trong sản xuất bánh mì, mì sợi, bánh, keo… Hạt lúa mì còn được lên men trong sản xuất bia, rượu, nhiên liệu sinh học Theo dự báo sản lượng lúa mì năm 2009-2010 lên tới 659 triệu tấn, do khả năng một số nước được mùa Con số này vẫn thấp hơn mức 684,5 triệu tấn vụ năm 2008-2009.
Trang 19Hình ảnh cây lúa mì
Dưới đây là diện tích, năng xuất, sản lượng 3 loại cây lương thực chính trên thế giới năm 2008
Bảng 1: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây lương thực thế giới (2008)
Cây lương thực Thế giớiDiện tích(triệu ha)
Năng xuất(tấn/ha)
Sản lượng(triệu tấn)
Nguồn: AGROINFOTrong 10 năm đầu thế kỷ 21 năm 2008 chính là năm mà lương thực thế giới bội thu về lương thực Cả diện tích, năng xuất và sản lượng lương thực đều có mức tăng kỷ lục do gặp rất nhiều thuận lợi về mặt thời tiết Trong năm 2008 thế giới cũng đạt được mức xuất khẩu lương thực kỷ lục Đây chính là mốc tăng mà cả thế giới đáng ghi nhận và cần phát huy để đẩylùi cuộc khúng hoảng lương thực hiện nay.
Trang 20Ngoài 3 loại cây lương thực chính kể trên thế giới còn nhiều loại cây lương thực quan trong khác nó giúp giải quyết nhu cầu lương thực từng khu vực, vùng miền của nhiều quốc gia trên thế giới Tùy thuộc vào điều kiên song tự nhiên mà các loại cây này cũng có những sự phân bố khac nhau trên thế giới Các loại cây lương thực khác khá phổ biến như: Khoai Tây là loại cây trồng khá phổ biến ở Châu Âu nhưng cho đến nay nó đã trở thành loại cây trồng phổ biến trên khắp thế giới.
Sắn cũng là loại cây lương thực khá phổ biến nó được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và các nước Châu Phi Trong đó Thái Lan là nước chiếm 85% sản lượng sắn xuất khẩu Các cây lương thực trên thế giới không thể không kể đến khoai Lang đây là loại cây lương thực phân bố trên khắp thế giới, có tới 111 quốc gia trên thế giới trồng sắn Trong đó các nước đang phát triển chiêm tới 95% diện tích và sản lượng sắn
Ba loại cây còn lại trong nhóm các loại cây lương thực phải kể đến đó là Cao Lương, Đại Mạch và Kê Tuy xét về cả diện tích và sản lượng chúng không thể so sanh với các loại cây lương thực khác song nó cũng đóng một vai trò khá quan trong trong việc giải quyết lương thực nội vùng và cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn cho gia súc
Trong 10 năm đầu thế kỷ 21 thế giới phải đối mặt với hàng loạt các vấn nạn cần giải quyết trong đó vấn đề lương thực đang là vấn đề nóng bỏng được đặt lên hàng đâu Thưc trạng trên cũng bắt nguồn từ việc tác động của cuộc bùng nổ dân số, thiên tai diễn ra triền miên và kéo dài Điều quan trong nhất là các nước phát triển không trú trọng tới việc phát triển do không nhận ra đây là hướng đầu tư bền vững cho sự phát triển của mỗi quốc gia Cùng với đó tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chóng mặt ở một số nước đang phát triển điều này đang có tác đông rất tiêu cực đến tình hình sản xuất lương thực trên thế giới Diều này làm giảm nhanh cả về diện tích và sản lượng lương thực trên thế giới Giờ đây lương thực không chỉ là mối lo của riêng mỗi gia đình mỗi quốc mà nó đang là vấn nạn của toàn thế giới Đứng trước những cuộc khủng hoảng về kinh tế tài chính trong những năm đầu thế kỉ 21 thế giới nhận ra nông nghiệp
Trang 21mới là ngành sản xuất bền vững làm nền tảng và tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển Trong nhưng bài phát biểu mới nhất của thổng thống Mỹ Obama cũng như chủ tịch liên minh Châu Âu đều cho rằng hiên nay thế giới nói chung cũng như Mỹ và Châu Âu nói riêng đang bỏ quên nông nghiệp Một trong những hành động mới nhất của mình nhằm khôi phục lại nền nông nghiệp trong nước tổng thống Mỹ đã dự tính chi khoảng 87 tỉ USD cho 5 triệu nông trai trên khắp cả nước Liên minh Châu Âu cũng vừa công bố chi khoảng 130 tỉ USD cho hoạt động phục hưng lại nền nông nghiệp Cùng với đó là những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân quốc gia mình như chính sách thếu chính sách khuyến khích xuất khẩu và bảo trợ cho nông sản Những chính sách này bước đầu đang giúp nguồn tiền chảy vào túi một bộ phân người dân Mỹ và Châu Âu gây khó khăn rất nhiều cho việc cạnh tranh của các nước đang phát triển song hi vong trong thời gian không xa nó sẽ giúp bình ổn lại thị trường bất ổn lương thực hiện nay giúp đẩy lùi nạn đói và tình trạng bất ổn an ninh lương thực trầm trong như hiện nay.
2.1.2 Xuất khẩu
Bước sang thế kỷ 21 cùng với những vấn đề bất ổn về mọi mặt của thế giới như kinh tế, chính trị và xã hội Cộng thêm vấn đề bất ổn về an ninh lương thực đang đặt thế giới trước những mối quan tâm nóng bỏng cần giải quyết Người ta thông kê trên thế giới cứ 10 người thì lại có 1 người thiếu đói tỉ lệ này trong xã hội phát triển ngày nay không những giảm mà ngày càng có xu hướng tăng lên Từ năm 1985 đến nay con số người thiếu đói đã tăng thêm 40 triệu người Ngoài số lượng người thiếu đói kinh liên thế giới còn có thêm khoảng 500 triệu người thiếu ăn Ở lục địa đen khoảng 4/5 số nước ở châu lục này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu đói một cách trầm trọng Điều này càng làm tăng lên gánh nặng về lương thực cho thế giới Mỗi năm thế giới phải chi khoảng 200 tỉ USD cho việc xuất khẩu lương thực Những điều trên được lý giải do các nước phát triển đang đánh mất cơ cấu trong ngành kinh tế đề cao các ngành công nghiệp và dịch vụ và dần bỏ việc trú trọng đầu tư cho nông nghiệp Tình trạng thiên tai hạn hán liên miên cũng làm giảm sút nghiêm trọng về sản lượng lương
Trang 22thực toàn thế giới Diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhừng chỗ cho các dự án công nghiệp và dịch vụ Hiện nay gánh năng về lương thực không được các nước trên thế giới chung tay giải quyết mà nó được đặt vào vai các nước đang phát triển Cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay đã tác động rất xuất tới tình hình xuất khẩu lương thực của thế giới Một số nước do lo ngại tình trạng thiếu hụt lương thực đã cấm xuất khẩu lương thực cộng với đó các nước còn mua thêm lương thực để dự trữ Các nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam các nước hầu hết đều hạn chế xuất khẩu lương thực do biến đổi bất thường của thời tiết dẫn đến giảm mạnh về sản lượng Tình trạng hạn hán kéo dài ở Trung quốc và Nga lũ lụt ở Mỹ đều tác động rất mạnh mẽ tới thị trường xuất khẩu lương thực thế giới Thực trạng xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra ở 3 loại cây lương thực chính của thế giới là: Lúa mì, lúa gạo và ngô.
a Lúa mì
Lúa mì là loại lương thực chính của thế giới, lúa mì cũng là loại lương thực có hoạt đông xuất nhâp khẩu diễn ra khá nhộn nhịp trên thế giới do các quốc gia trên thế giới muốn dự trữ an ninh quốc gia hoặc xuất khẩu lại cho các nước khác nhằm thu lợi Dưới đây là số liệu xuất nhập khẩu mùa năm 2007-2008 năm mà thị trường lúa mì có những chuyển biến lớn và sôi động đồng thời đây cũng là hình ảnh thu nhỏ của của thị trường xuất khẩu lương thực xuất 10 năm đầu thế kỷ 21.
Bảng 2: Tình trạng dự trữ và xuất nhập khẩu lúa mì một số quốc gia trên thế
giới vụ 2007-2008 (Nguồn tin: Bộ NN Hoa Kỳ)
Trang 23Đơn vị: Triệu tấn
Dự trữ đầu vụ
Sản lượng
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Dự trữ cuối vụ
Các nước khác 110,61 551,16 102,22 80,21 99,97Các nước XK lớn 25,03 187,92 6,35 52,00 23,19
Trang 24sản lượng lúa mì của Trung Quốc giảm ảnh hướng tới sản lượng chung của thế giới dẫn đến lúa giá lúa mì ngày càng tăng.
a Ngô
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới đứng thứ 3 sau lúa mì và gạo Sản lượng sản xuất ngô trên thế giới trung bình hàng năm từ 696,2 đến 723,3 triệu tấn(2005-2007) Trong đó Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô toàn thế giới còn lại 59,38% do các nước khác sản xuất suất trong thập liên đầu của thế kỷ 21 Mỹ đã độc chiếm ngôi vị số 1 trên thị trường ngô thế giới.
Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn Trong đó chỉ riêng Mỹ xuất khẩu chiếm 64,41% tổng sản lượng, các quốc gia khác chỉ chiếm 35,59% Sản lượng ngô trong những năm gần đây cũng tăng nhanh theo thời gian nhờ thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất Tính đến năm 2007 sản lượng ngô toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 30 năm trước(1977: 349 triệu tấn)
Dưới đây là bảng số liệu sản lượng, lượng ngô tiêu thụ và sản lượng ngô xuất khẩu trong giai đoạn từ 2005-2007 trên thế giới
Trang 25Bảng 3: Sản lượng ngô sản xuất trên thoàn thế giới 2005-2007
c Lúa gạo
Lúa gạo là cây lương thực quan trong thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau lúa mì Tuy lượng gạo thế giới giao dịch trên thế giới chỉ băng 1/5 lượng giao dịch lúa mì trên thế giới song những năm gần đây thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực bên cạnh đó là tình trạng thất thường của thiên tai khiến các nước sản xuất lúa mì phải thay đổi chính sách lương thực của quốc gia mình điều này ảnh hưởng rất lớn đế thị trường xuất khẩu gạo của thế giới Nga ra sắc lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc tới hết năm 2011 đáp lại động thái đó của Nga một số nước xuất khẩu lương thực lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng dè chừng trong việc xuất khẩu lương thực do lo ngại thiếu hụt lương thực quốc gia Những điều trên đã đẩy nhu cầu lương thực thế giới quay sang lúa gạo đẩy giá gạo của thế giới tăng nhanh 2 quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam đang gánh trên vai 50% lượng gạo xuất khẩu trên toàn
Trang 26thế giới Dưới đây là số liệu xuất khẩu gạo những năm gần đây phân theo quốc gia.
Lúa gạo Việt Nam Xuất khẩu
Bảng 4: Xuất khẩu gạo phân theo nước(2004-2007)
Trang 27Nguồn: Báo cáo thương mại lúa gạo thế giới(USDA) Qua bảng số liệu những năm trên ta có thể thấy rằng vựa lúa của thế giới năm ở Châu Á có tới 4 trên tổng số 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là các quốc gia Châu Á Con số trên phản ánh thực tế rằng điều kiện tự nhiên các quốc gia Châu Á rất thích hợp để phát triển ngành trồng lúa nếu biết tận dụng lợi thế và tranh thủ mức tăng giá gạo trên thị trường thế giới hiện nay các nước Châu Á này có thể thu về một khoản lợi nhuận lớn giúp tích lũy cho nền kinh tế Riêng với Thái Lan và Việt Nam cần tranh thủ cơ hội thế giới đang có nhiều biến động nhu cầu lương thực và giá đang tăng nhanh,một số nước như Hoa Kỳ đang dần rút chân ra khỏi thị trường xuất khẩu gạo thế giới Hai nước nên tranh thủ thời cơ này đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo để có được giá trị cao nhất, đảm bảo vị trí của mình trên bản đồ xuất khẩu gạo thế giới.
2.1.3 Các vùng sản xuất chính
Do điều kiện tự nhiên và xã hội nên sự phân bố các loại cây lương thực trên thế cũng khác nhau tuy thuộc vào sự thích nghi với điều kiện khí hậu hay tập quán canh tác của các vùng lãnh thổ trên thế giới Vì vậy trong 10 năm đầu thế kỷ 21 các vùng sản xuất 3 loại cây lương thực chính của thế giới không có gì thay đổi hay xáo trộn Lúa mì thích nghi với khí hậu ôn đới sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất nên được phân bố chủ yếu ở Châu Âu, một số quốc gia Châu Á và Châu Mỹ Các vùng lãnh thổ này thường có lượng mưa ổn định tập quán người dân khu vực này thích nghi rất tốt với thức ăn từ lúa mỳ Lúa nước là lương thực mà ngay trong cái tên của nó cũng nói lên điều kiện sống, sinh trưởng và phát của nó ở những khu vực nào của thế giới Lúa nước thích nghi rất tốt ở vành đai nhiệt đới nơi lượng mưa hàng năm lớn, sông ngòi dày đặc có lượng phù sa ngập nước quanh năm Cư dân nơi này có tập quán canh tác lúa nước lâu đời gắn liền với nền văn minh lúa nước công thêm đó là thói quên lương thực là gạo Vì vậy lúa gạo được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Châu Á Ngô là loại cây lương thực có khả năng thích nghi cao nhất nên sự phân bố cây ngô cũng rộng khắp trên thế giới Ngô tập trung chủ
Trang 28yếu ở các quốc gia Châu Mỹ Các vùng sản xuất 3 loại cây lương thực chính của thế giới được phân bố như sau:
a Lúa mì
Trong 10 năm qua thế giới phải đối mặt với tình trạnh thiên tai liên miên điều nay gây ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và sản lương lúa mì toàn thế giới trong đó những nước bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là những cương quốc lúa mì của thế giới Hạn hán kéo dài kỉ lục ở Trung Quốc trong vòng 60 năm qua khiến diện tích lúa mì giảm sút nghiêm trọng Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010 hạn hán đã gây ảnh hương tới 17% diện tích lúa mì của Trung Quốc Tổng diện tích gieo trồng vụ đông là 22,67 triệu ha trong đó bị ảnh hưởng bởi thiên tai là 418,000 nghìn ha song sản lượng lúa mì của Trung Quốc vẫn tăng 2,9% so với năm 2009 đạt mức kỉ lục 546,4 triệu tấn(tổng sản lương thực) nhưng đến năm 2010 do hạn hán sản lượng lại giảm hơn 100 triệu tấn Ngoài Trung Quốc Ấn Độ là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 trên thế giới do thành công từ cuộc cách mạng xanh lần 2 mang lại Ấn Độ đang phấn đấu vượt Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất lúa mì Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Pháp, Mỹ cũng là những nước có diện tích gieo trồng lúa mì lớn của thế giới song cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai kéo dài Tại Nga chỉ tính riêng năm 2010 hạn hán đã làm ảnh hưởng tới 13,3 triệu ha của 43 vùng trồng lúa mì của cả nước Thu hoạch chỉ còn 37% tương đương với 60,9 triệu tấn Theo những thống kê ban đầu năm 2011 sản xuất lúa mì có nhiều khởi sắc ước tính sản lượng lúa mì sẽ tăng khoảng 40% tương đương từ 80 đến 85 triệu tấn Trong điều kiện bất lợi trên do lo ngại thiếu hụt lương thực trong nước nên từ 1 nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất nước Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu lương thực vô thời hạn Quốc gia cũng có diên tích gieo trông lúa mì lớn trên thế giới là Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai song theo thống kê mới nhất của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cả diện tích năng xuất và sản lượng lúa mì đều tăng tỉ lệ dự trữ và xuất khẩu vần đảm bảo Ngoài 3 nước Pháp, Nga, Mỹ nước có diện tích gieo trồng lúa mì tương đương nhau phải kể đến các quốc gia có diện tích gieo trồng lúa mì lớn trên thế giới và có sản lượng xuất khẩu lớn như: Úc, Canada, pháp, Nam Phi,
Trang 29Kazactan, Pakistan, Argentina, Brazil… các quốc gia nà đã đóng góp khá lớn vào cơ cấu sản lượng lúa mì của thế giới.
b Lúa gạo
Trong số 5 nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thì có tới 4 nước thuộc khu vực Châu Á nước còn lại là Mỹ Trong đó riêng Việt Nam và Thái Lan chiếm tới 50% diện tích cũng như sản lượng lúa gạo toàn thế giới Đây là vùng hầu như không có triển vọng về mở rộng diện tích canh tác song lai hứa hẹn là khu vực có thể tăng cao về sản lượng Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có khả năng thu hẹp diện tích trong những năm mới Triển vọng mở rộng thêm diện tích lúa trên thế giới chỉ có thể nhờ vào các quốc gia saharan-Châu Phi khu vực này vẫn còn 1 diện tích đất trống khá lớn nếu có chính sách đầu tư đúng thích hợp sẽ là vùng có khả năng mở rộng diện tích vùng trồng lúa Các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam cần áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ đầu tư khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất và sản lượng lúa cung cấp cho thị trường thế giới Đông Nam Á đang được kì vọng sẽ trở thành vựa lúa lớn của thế giới với trình độ cơ giới hóa và chuyên môn hóa cao trong sản xuất lúa gạo.
c Ngô
Qua tất cả các số liệu thông kê trong 10 năm qua Mỹ chính là quốc gia thống lĩnh trên cương vị số một của thế giới trong việc sản xuất ngô Mỹ là quốc gia chiếm 40% diện tích, 46% sản lượng và 64,59% sản lượng ngô xuất khẩu toàn thế giới Còn lại là Trung Quốc và các quốc gia Chau Phi Trong khi diên tích trồng ngô không hề tăng và sản lượng giữ nguyên ở Trung Quốc và một số quốc gia khác thì Mỳ lại ngày càng và khẳng định vị trí thống lĩnh số 1 trên thị trường ngô thế giới.
2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam từ 2000-2010
Trang 302.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội tác động đến sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam.
a Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là quốc gia nằm trọn trong vành đai nhiệt đới với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực Nằm trong vành đai nhiệt đới với khí hậu ổn định Lượng mưa trung bình hàng năm lớn từ 1500-3000 mm/năm điều Độ ẩm trung bình khoảng 70% Số giời chiếu sang 1 năm từ 2000-2700h Với điều kiện khí hậu trên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt song với diện tích tự nhiên trải dài cùng với đó là sự thất thường của khí hậu như bão, lũ lụt gây rấy nhiểu khó khăn cho việc canh tác Đây cũng là môi trường rất thích hợp cho sự hoạt động và sinh trưởng cho các loại sâu bệnh Cần trú trọng đến các biện pháp bảo vệ thực vật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của nông sản
Với diện tích 3/4 là đồi núi nếu nói là thuận lợi cho sản xuất lương thực là không đúng song với diện tích đồi núi lớn như vậy có thể canh tác Ngô và Sắn hai loại cây có thể thích nghi với điều kiện địa hình dốc cùng với những loại đât đồi núi Phần diện tích đất còn lại của nước ta là những đồng bằng trù phú được bồi đắp phù sa từ các dòng sông Đây là nới có thể thâm canh cây lúa và khoai lang cho năng xuất cao Hai đồng bằng lớn nhất nước là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng cộng với dải đồng bằng ven biển miền trung, đây là nới cung cấp sản lượng lúa chính cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Cùng với những thuận lợi trên việc địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi và sông ngòi dày đặc diều này gây rất nhiều khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển lương thực đến nơi chế biến-bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Điều kiện tự nhiên của nước ta cũng khá bất lợi cho xuất khẩu do khí hậu thay đổi thất thường gây khó khăn cho việc sản xuất, bảo quản lương thực do đó giá lương thực của Việt Nam vãn ở mức thấp do chất lượng lương thực không cao Với điều kiện tự nhiên trải dài bờ biển dài 3260km là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường biển con đường chính để xuất khẩu lương thực Nằm trên
Trang 31con đường trung chuyển từ đông sang tây, từ bắc xuống nam điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vẩn chuyển lương thực tới các thị trường xuất khẩu.
b Điều kiện xã hội
Với dân số đông và trẻ, 70% dân số sống ở nông thôn đây là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp Cùng với nền văn minh lúa nước lâu đời người dân Việt Nam rất có kinh nghiệp trong canh tác nông nghiệp nhất là trong canh tác lúa nước cây lương thực chính của Việt Nam Hệ thống giao thông phục vụ cho sản xuất lương thực khá hoàn chỉnh trả dài từ bắc xuống nam từ miền ngược xuống miền xuôi điều này cũng góp phần và thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực Hệ thống giao thông tuy hoàn chình song chất lượng giao thông chưa cao cơ sở giao thông còn nghèo nàn điều này cũng ảnh hưởng tới việc thu hoạch và vận chuyển lương thực cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giao thông để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu lương thực
Với nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng điểm, là nền tảng tích lũy cho các ngành kinh tế khác phát triển nhà nước cũng ban hành các chính sách hết sức tích cực Đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp hệ thông cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lương thực khá hoàn thiện và ngày càng được chú trọng Hệ thông thủy lợi hoàn chỉnh, các cơ sở bảo vệ thực vật được trang bị tới từng địa phương Do không thể mở rộng về diện tích mà đang có xu hướng thu hẹp diện tích đất canh tác lương thực nhà nước đang rất chú trọng đến việc thâm canh tăng vụ cơ giới hóa, chuyên canh trong sản xuất đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Song những sự đầu tư trên vẫn chưa thật sự có hiệu quả do còn manh mún thất thoát và đầu tư không có trọng điểm điều này chưa thể giúp lương thực Việt Nam có năng xuất, hiệu quả tốt nhất xứng tầm với những điều kiện hiện có của nước ta.
Đối với xuất khẩu điều kiện xã hội cũng có rất nhiều thuận lợi Năng suất và sản lượng ngày càng tăng do chủ chương đầu tư vào nông nghiệp của nhà nước điều này giúp phục vụ đầy đủ cho nhu cầu xuất khẩu Cùng với những chính sách hết sức thông thoáng như giảm thuế rút gọn thủ tục xuất nhập khẩu
Trang 32điều này cùng giúp thúc đẩy tối đa hoạt động xuất khẩu nhằm hiệu quả cao nhất cho việc xuất Với hệ thông cảng biển trải dài từ bắc vào nam đây là con đường chính đưa lương thực Việt Nam đến với các nước trên thế giới
2.2.2 Thực trạng sản xuất lương thực qua các năm
Cây lương thực chính của Việt Nam gồm 4 loại cây: lúa nước, ngô(bắp), khoai lang và sắn Trong đó cây lúa là cây lương thực có diện tích và sản lượng lớn nhất Ba loại cây còn lại là các loại cây màu lương thực song nó cũng chiếm diện tích và sản lượng khá lớn trong cơ cấu lương thực Việt Nam Bước sang thế kỷ 21 tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi do thời tiết cũng như sự biến động trên thị trường thế giới nhưng tình hình sản xuất vẫn có những bước nhảy vọt cả về năng xuất và sản lượng Dưới đây là tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.
a Lúa gạo
Lúa gạo là loại cây lương thực chính của Việt Nam đồng thời nó cũng chính là cây lương thực chính của thế giới Lúa gạo cũng chính là hình ảnh nông nghiệp của Việt Nam với bạn bè thế giới Đây cũng chính là loại cây lương thực đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, cung cấp sản phẩm chính cho xuất khẩu Với điều kiện sống thích nghi với các vùng châu thổ ngập nước vì vậy lúa gạo được gieo trong nhiều ở các lưu vực sông trên khắp cả nước với diện tích gieo trồng 7,4 triệu ha cả năm Lúa là loại cây lương thực ngắn ngày có những vùng có thể sản xuất 3 vụ một năm riêng Đồng Bằng sông Cửu Long chỉ sản xuất được một vụ do có một mùa lũ trong năm nên không thể canh tác cây lúa Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam không tăng mà còn giảm do rất nhiều lý do cả về tự nhiên và xã hội Tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh đã lấy đi một diện tích đất cach tác nông nghiệp khá lớn của Việt Nam hầu hết diện tích trên đang canh tác lúa nước đây là những diện tích đất tốt nhất Tình hình bất thường của thời tiết cũng là lý do chính ảnh hưởng đến việc thu hẹp diện tích canh tác lúa Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hường nặng nề của biến đổi khí hậu bão lụt đã gây mất mùa giảm năng xuất lúa công với đó là tình trạng nước
Trang 33biển dâng lấy đi của nước ta một diện tích canh tác lúa lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính năm 2020, 12% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng này sẽ chìm trong nước biển.
Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu song đây là vùng có tốc độ đô thi hóa cao nhất nước điều này gây rất nhiều bất lợi thu hẹp về diện tích canh tác lương thực Đây đồng thời cũng là thâm canh nông nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm do vậy tình trạng thoái hóa đất đang là vấn đề hết sức cấp bách Trong những năm gần đây ta lai phải đối mặt với hạn hán và tình trạng xây dựng các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn các con sông điều này dẫn đến đồng bằng này không được bổ sung lượng phù sa cũng như lượng nước canh tác Dưới đây là số liệu sản xuất lúa gạo của Việt Nam qua các năm.
Bảng 5: Diện Tích và sản lượng lúa cả năm
Năm Diện tích(nghìn ha) Sản Lượng(nghìn tấn)
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Lúa Mùa
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu Lúa mùa200
766,3 3013,2
8625,0 8333,3200
749,2 3056,9
8328,4 8305,6200
9188,7 8538,9