Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam sớm trở thành ngành công nghiệpxuất khẩu chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Mấy năm gần đây, ngành Dệt may xuấtkhẩu Việt Nam liên tục giành được những thành tựu lớn, biểu hiện qua nhữngcon số ấn tượng về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng trong kimngạch xuất khẩu của cả nước và tổng thu nhập quốc dân
Tuy nhiên, gần đây có nhiều cảnh báo về tình trạng bất ổn trong thịtrường lao động, tình trạng yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệtmay , tình trạng gia công chiếm đa số…Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranhngày càng tăng trong quá trình hội nhập của Việt Nam Do vậy, đã đến lúcnăng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam cần được đánhgiá một cách khách quan, qua đó tìm ra những giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh, xây dựng một ngành Dệt may xuất khẩu một cách bền vững, cókhả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu Đó là lý do tác giả
chọn đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu ViệtNam trong điều kiện hội nhập kinh tế” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngànhDệt may xuất khẩu Việt Nam
Số liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ khoảng năm 2000 trở lạiđây.
Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Dệtmay xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nghĩa là phân tích nănglực cạnh tranh ngành Dệt may Việt Nam so với ngành Dệt may của quốc gia
Trang 2khác mà không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa Mặt khác, luậnvăn cũng không xem xét sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợpphân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làmsáng tỏ những vấn đề nghiên cứu
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm3 chương:
Chương 1: “Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiếtphải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Namtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Chương 2: “Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuấtkhẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế”
Chương 3:“Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngànhDệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Trang 3Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀSỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Khái niệm vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưngcủa nền sản xuất hàng hóa Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinhtế trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệthuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mìnhnhư chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế trên thị trường.Tuy nhiên, những mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi cấp doanhnghiệp Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả năng tạothêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân.
Trên mọi phương diện, cạnh tranh đều có vai trò rất lớn để mọi hoạtđộng kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trên bình diện quốc tế: Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp mở
rộng quy mô hoạt động và thị trường Thông qua cạnh tranh, giao thương quốctế ngày càng được mở rộng, thúc đầy quá trình chuyên môn hóa sản xuất
Trên bình diện quốc gia: Cạnh tranh khiến các nguồn lực được phân
bổ một cách hiệu quả nhất, cạnh tranh giúp các nhà sản xuất luôn sử dụng cácnguồn lực một cách tiết kiệm nhất Cạnh tranh còn góp phần phân phối lại thunhập và nâng cao phúc lợi xã hội
Trang 4Trên bình diện doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là
mục tiêu phát triển thường trực và lâu dài của mỗi doanh nghiệp Bằng sựthúc đẩy của lợi nhuận, doanh nghiệp luôn muốn đi đầu về chất lượng, giá cả,mẫu mã, dưới áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừngcải tiến phương thức sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới cáchquản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh haynăng lực cạnh tranh Đó là bởi cụm từ này là một phạm trù quá lớn để có thể tiếpcận từ mọi khía cạnh Chủ thể cạnh tranh có thể là của các tổ chức, ngành, lĩnhvực, sản phẩm hoặc quốc gia và bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới nó nhưhiệu quả thị trường, như các chính sách, cơ cấu thị trường và nghiệp vụ kinhdoanh về thương mại, đầu tư và các quy định…
M Porter, người trong Hội đồng về năng lực cạnh tranh các ngành ởHoa Kỳ cho rằng chưa có định nghĩa thống nhất nào về năng lực cạnh tranh.Tuy nhiên, Hội đồng về năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ cũng đề nghị một
định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh là năng lực
kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của nền sản xuất của một nước có thể vượtqua thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của dân chúng nướcấy có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài”1 Định nghĩa này tuylột tả được được tính cạnh tranh nhưng lại bị bó hẹp về năng lực cạnh tranhcấp quốc gia, chưa nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vàcủa ngành.
1 The First Report to the President and Congress, 1992, Requested by Mr Fred Bergsten, Chairman of
the Competitiveness Policy Council in the US House of Representatives, 15 March 1995.
Trang 5Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
“Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia
không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về nănglực kinh tế”2 Định nghĩa này đã bao quát được năng lực cạnh tranh của cáccấp độ nhưng diễn tả đầy đủ cụm từ “cạnh tranh” chưa rõ ràng
Một định nghĩa tương tự trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học thì năng
lực cạnh tranh là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phầncủa đồng nghiệp”3.
Giống như định nghĩa của Hội đồng về năng lực cạnh tranh Hoa Kỳđịnh nghĩa này không nêu rõ được chủ thể cạnh tranh Nhưng định nghĩa nàydiễn tả rất tốt về cạnh tranh
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác vàPhát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on IndustrialCompetitiveness) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của
các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thunhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Như vậy, mỗi một định nghĩa đều có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng,nhưng định nghĩa của OECD là hoàn thiện nhất khi nêu được chủ thể cạnhtranh và cụm từ cạnh tranh Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệmcủa OECD trong phân tích Tuy nhiên, tác giả muốn bổ xung khái niệm nàydựa vào các định nghĩa trên như sau:
2 Goode, W., Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics Studies, University of
Adelaide, 1997.
3 Từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2001, tr 349
Trang 6“Năng lực cạnh tranh là khả năng một doanh nghiệp, một ngành hay
một quốc gia có khả năng giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranhđể tạo ra thu nhập và việc làm cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
1.1.3 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được chia ra thành ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Việc phân chia cấp độ năng lực cạnh tranh như trên chỉ có tính tươngđối Mỗi một cấp độ đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ví dụ, bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng đều sản xuất hoặc kinh doanh một loại hàng hóa dịchvụ nhất định Chỉ khi hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranhthì doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh trên thị trường Một ví dụ khác,ngành Dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh, có thị phần lớn trên thị trườngthế giới cũng có thể nói Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường thếgiới,… Do vậy, cần phải nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên mối quan hệgiữa các cấp độ
1.1.3.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Uỷ ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (TheU.S President's Commission on Industrial Competitiveness) đưa ra định
nghĩa về năng lực cạnh tranh của một quốc gia như sau: “Năng lực cạnh
tranh của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó – trong điều kiện thịtrường tự do và công bằng – có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩncủa thị trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thựctế của công dân nước mình” 4.
4 Prepared jointly by UNIDO and DSI - Development Strategy Institute - Ministry of Planning and
Investment, Vietnam industrial competitiveness review , 1999, p 6.
Trang 7Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (The GlobalCompetitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 thì
“Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó
duy trì và đạt được những tiến bộ trong việc cải thiện mức sống, được phảnánh bằng mức tăng GDP trên đầu người”5.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng xâm nhập hàng hóacủa một quốc gia trên thị trường quốc tế và đạt được những mục tiêu vĩ môcủa quốc gia đó như tăng trưởng GDP, thu nhập và mức sống của người dân
1.1.3.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác vàPhát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on IndustrialCompetitiveness) đã định nghĩa về khái niệm năng lực cạnh tranh của ngành
như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc
tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”6.Tuy là định nghĩa của cấp ngành nhưng OECD đã gắn với điều kiện cạnhtranh quốc tế Định nghĩa này rất hợp lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốctế hiện nay Năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng Nóichung, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc của một ngành tuỳthuộc vào khả năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, chất lượng, mức giá bằnghoặc thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường mà không cần đến trợ giá
1.1.3.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sựkhác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá
5 Global Competitiveness report, 1997.
6 OECD, Competitive Policy: A New Agenda
Trang 8cùng loại Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được địnhđoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sảnphẩm hàng hoá yếu khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh sản phẩm đó thấp Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm,không những doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,doanh nghiệp còn phải có chiến lược quảng bá, phát triển thị trường sảnphẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm…
1.1.4 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.4.1 Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo các tiêu chí của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) có 8 nhóm tiêuchí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm:
Độ mở của nền kinh tế: Bao gồm các chỉ tiêu như: Hệ thống thuế quanvà phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính và tíndụng…
Vai trò và hiệu lực của chính phủ: bao gồm mức độ can thiệp của Nhànước và Chính phủ trong, khả năng điều hành vĩ mô của chính phủ, khảnăng kiểm soát thuế của Chính phủ
Sự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ: Khả năng thực hiện cáchoạt động trung gian tài chính một cách hiệu quả, rủi ro tài chính vàkhả năng tiết kiệm
Trình độ phát triển công nghệ: Chỉ số về năng lực phát triển công nghệtrong nước, khai thác công nghệ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài hoặc qua các kênh chuyển giao khác
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: Bao gồm trình độ phát triển tronglĩnh vực bưu chính viễn thông, hệ thống giao thông…
Trang 9 Trình độ quản lý doanh nghiệp: Trình độ quản lý nguồn nhân lực, tàichính, sản xuất, marketing…
Số lượng và chất lượng lao động: Bao gồm các yếu tố về trình độ taynghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệuquả của các chương trình xã hội.
Trình độ phát triển thể chế: Bao gồm các chỉ số về chất lượng hay hiệuquả các thể chế pháp lý, luật và các văn bản pháp quy khác.
1.1.4.2 Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanhnghiệp
Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được xác định trên cơ sởbốn nhóm yếu tố cơ bản bao gồm:
- Chất lượng và khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào:bao gồm khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, nguồn côngnghệ và nguồn vốn Việc sản xuất của ngành hay doanh nghiệp có đượcchuyên môn hóa qua từng khâu hay không, khả năng cung ứng sản phẩm triênthị trường thế nào?
- Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ: bao gồm hệ thống giao thông, thôngtin liên lạc hay hệ thống tài chính, tư vấn…
- Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng về chấtlượng sản phẩm, dịch vụ: Điều này là đánh giá năng lực cạnh tranh trênphương diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ ngành/ doanh nghiệp cung ứng.Thông qua nghiên cứu nhu cầu, ta có thể xác định được khả năng cung ứngcủa ngành/ doanh nghiệp.
- Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà ngành/doanh nghiệp kinh doanhvà vị thế của ngành/doanh nghiệp so với các ngành/doanh nghiệp khác: Đâylà yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp
Trang 10trên thị trường Các thông số có thể đánh giá là so sánh thị phần của ngànhhay doanh nghiệp trên thị trường, quy mô của ngành…
1.1.4.3 Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thể hiện tập trung ở 4 yếu tố: Giá cả:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện về khả năng sản xuất hiệu quả hay không,năng suất lao động cao hay thấp hay mức độ trang bị công nghệ của doanhnghiệp Cuộc chiến giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh không bao giờ kết thúc.Thông qua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất không ngừngđược nâng cao, đồng thời giá cả sản phẩm được hạ đến mức thấp nhất Ngườitiêu dùng luôn chọn giá cả làm tiêu chí để lựa chọn sản phẩm Do vậy, yêucầu đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quốc tế phải khôngngừng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, cải tiến côngnghệ…
Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng là thuộc tính không thể thiếu trong bất cứ hàng hoá và dịchvụ nào Khi mức sống của con người ngày càng tăng, thì nhu cầu được hưởngthụ sản phẩm hay dịch vụ cũng ngày càng cao Đầu tư phát triển chất lượngsản phẩm là con đường phát triển một cách bền vững và là bài toán khó củadoanh nghiệp Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao thì nhãn hiệu sảnphẩm mới được nhiều người tiêu dùng biết đến Qua đó, thị phần của doanhnghiệp được mở rộng, uy tín của doanh nghiệp ngày một gia tăng và tất yếunâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Mẫu mã sản phẩm:
Trang 11Mẫu mã sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng củangười tiêu dùng, chiếm lĩnh các phân đoạn thị trường Qua đó, sản phẩm cónăng lực cạnh tranh cao
Khả năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm:
Nếu khâu tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thì doanh nghiệp có thểlàm giảm chi phí trung gian, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm Hơn nữa,sản phẩm dù có chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn nhưng không có chiến lượcmarketing tốt thì không được nhiều người tiêu dùng biết đến Xu hướng hiệnnay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều cho thương hiệu sản phẩm vàmarketing sản phẩm
1.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA NGÀNH/DOANH NGHIỆP
1.2.1 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành
1.2.1.1 Phương pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm
Phương pháp này đánh giá năng lực cạnh tranh trong trạng thái độngdựa trên hệ thống các chỉ số Các chỉ số này cho phép xác định được mức độđóng góp của ngành/doanh nghiệp vào nền kinh tế Khi phân tích năng lựccạnh tranh theo phương pháp này cần tính đến một số dự báo như: Biến độngchu kỳ sản phẩm, mức độ phổ biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phíđầu vào, những thay đổi trong chính sách của Chính phủ và khuynh hướngphát triển…
Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra được những phân tích địnhlượng để đánh giá năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, phương pháp này khá phức
Trang 12tạp và khó thực hiện, ít được áp dụng trong thực tế, đặc biệt rất khó ứng dụngvào việc phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành ở nước ta
1.2.1.2 Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng hợp
Hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi của ngành/doanh nghiệpđều đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản phẩm tốt,công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này Một nhà sản xuất thườngđược gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng một sản phẩmcó chất lượng tốt với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh Một doanhnghiệp được xem là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó duy trì đượcvị thế của mình trên thị trường cùng các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thaythế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn, hoặc cungcấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằnghoặc cao hơn.
Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp so vớicác đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp được thể hiện trên haimặt: ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) và ưu thế cạnh tranh bênngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá).
Ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) là ưu thế được thểhiện trong việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sảnxuất hay các giải pháp nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng nhữngcông nghệ hiện đại… Ưu thế này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhờgiá cả và chất lượng sản phẩm.
Ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá) là ưuthế dựa vào khác biệt của các sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với cácsản phẩm của đối thủ cạnh tranh Chất lượng khác biệt của sản phẩm phụthuộc vào năng lực maketing của nhà sản xuất Chất lượng khác biệt của
Trang 13sản phẩm tạo nên “giá trị cho người mua” thể hiện qua việc giảm chi phí sửdụng sản phẩm hay tính tuyệt hảo khi sử dụng sản phẩm Ưu thế cạnh tranhbên ngoài tạo cho nhà sản xuất “quyền lực thị trường” ngày càng tăng.
Phương pháp này là một công cụ mạnh, ưu điểm là phân tích bằng địnhlượng, vừa chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm tính cạnh tranhbằng phân tích định tính Phương pháp này cho phép đánh giá năng lực cạnhtranh từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp hay của ngành Song cómột hạn chế là phương pháp này thường được sử dụng nhiều để đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là năng lực cạnh tranh của mộtngành
1.2.1.3 Phương pháp 3: Phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúcngành của Michael Porter
Đây chính là phương pháp phân tích theo “Quan điểm quản trị chiến
lược” của Michael Porter Theo phương pháp này, đối với mỗi ngành, năng
lực cạnh tranh được xem xét theo 5 yếu tố:
Sự thâm nhập của các tổ chức mới vào lĩnh vực kinh doanh; Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế;
Sức mạnh của nhà cung ứng; Sức mạnh của người mua;
Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành
(Tham khảo phụ lục 2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngànhtheo mô hình kim cương của Michael Porter)
Đây là một phương pháp phân tích sâu những nhân tố chính tác độngđến lợi thế cạnh tranh của ngành Tuy nhiên, cả năm nhân tố trên đây lànhững nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành Sẽ rấtthiếu xót nếu đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành nếu không xét đến
Trang 14yếu tố bên trong của ngành (năng lực sản xuất của ngành) Hơn nữa, trong môhình có xét đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, nhưng trong phạm vi luậnvăn tác giả không nghiên cứu sự cạnh tranh trong ngành
1.2.2 Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
Tác giả xin được đề xuất mô hình riêng trong nghiên cứu đề tài này Vềcơ bản mô hình này phỏng theo mô hình của Michael Porter, tác giả có lượcđi một vài yếu tố “ngoại vi” và thêm vào yếu tố “nội vi” cho phù hợp với mụcđích nghiên cứu của đề tài
Mô hình này xem xét năng lực cạnh tranh của ngành dưới 4 tác động: Năng lực sản xuất;
Thị trường tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh; Các ngành hỗ trợ liên quan (Công nghiệp phụ trợ) Môi trường cơ chế, chính sách
(Nhân tố năng lực sản xuất được xem như là yếu tố bên trong đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành, bốn nhân tố còn lại là những yếu tố bênngoài)
Tiếp theo tác giả sẽ giải thích rõ hơn về các nhân tố:
Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất là nhân tố bên trong quan trọng
nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Năng lực sản xuất được cấuthành từ các yếu tố: Nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất,và quy mô sản xuất Còn yếu tố giá cả, chất lượng, sản lượng sản phẩm lànhững nhân tố biểu hiện hay đo lường năng lực sản xuất
Trang 15Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh: Thị trường tiêu thụ quyết
định mức cầu của ngành Thị trường tiêu thụ ở đây xét trên quy mô quốc tếnghĩa là cả thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, luận vănchỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Namnên sẽ tập trung đi sâu vào thị trường tiêu thụ quốc tế mà ngành Dệt may ViệtNam đã cung cấp Còn đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hiện tại và tiềmẩn sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự của ngành Đó là nhữngdoanh nghiệp/ ngành của nước khác đang dành giật thị phần trên thị thịtrường thế giới, từ đó mà ảnh hưởng đến lợi nhuận, doanh thu hay nói chunglà năng lực cạnh tranh của ngành
Đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố ảnh hưởng vừa là nhân tố đánh giánăng lực cạnh tranh của ngành Trong luận văn này tác giả chỉ đi sâu phântích đối thủ cạnh tranh của nước khác trong ngành Dệt may trên thị trườngquốc tế
Ngành hỗ trợ liên quan: Trong một nền kinh tế có thể nói không có
một ngành nào lại độc lập hoàn toàn với ngành khác Các ngành luôn có sựtác động qua lại với nhau Một ngành chỉ có thể phát triển được nếu có cácngành hỗ trợ liên quan mà bản thân ngành đó không tự đáp ứng được Trongluận văn này, tác giả chỉ phân tích công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt mayxuất khẩu của Việt Nam
Môi trường cơ chế chính sách: Có thể nói đây là yếu tố bên ngoài
quan trọng nhất đối với khả năng phát triển của ngành Mỗi một quốc gia đềulựa chọn cho mình một số ngành mũi nhọn và đưa ra những chính sách thíchhợp để tạo môi trường thuận lợi nhằm mở rộng quy mô của ngành, tăng lợithế cạnh tranh của ngành như: Xây dựng một chiến lược dài hạn cho pháttriển ngành, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, quy hoạch vùng nguyên liệunhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành, hay tạo ra các rào cảng thuế và phithuế làm giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, và không thể không nhắc tới
Trang 16các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thịtrường thế giới… Trong luận văn này, tác giả chỉ phân tích môi trường cơ chếchính sách của Việt Nam đã áp dụng tác động đến năng lực cạnh tranh củangành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam
1.2.3 Lý thuyết về mô hình SWOT
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đượcsắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễthảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình raquyết định Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),Opportunities (cơ hội), and Threats (thách thức)
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths
-Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của tổ chức để tận dụng các cơhội thị trường (2) WO (Weaks - Opportunities): Các chiến lược dựa trên khảnăng vượt qua các yếu điểm của tổ chức để tận dụng cơ hội thị trường (3) ST(Strengths - Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của của tổ chức để tránhcác nguy cơ của thị trường (4) WT (Weaks - Threats): Các chiến lược dựatrên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của tổ chức để tránhcác nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một tổ chức,người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của tổ chức là gì? Công việc nào mình làm tốt
nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy
Trang 17được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và củangười khác Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnhtranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sảnphẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy khôngphải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Cần đặt câu hỏi, tại sao đối thủ làm tốt hơn mình? Điều
gì làm hạn chế năng lực cạnh tranh của tổ chức mình Phải xem xét vấn đềtrên cơ sở bên trong và cả bên ngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểmmà bản thân mình không thấy.
- Opportunities: Cơ hội tốt cho tổ chức đang ở đâu? Xu hướng đáng
quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệvà thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chínhsách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của tổ chức, từ sự thayđổi khuôn mẫu xã hội, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phương thức tìmkiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của tổ chức và tự đặt câu hỏi liệucác ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, ràsoát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếuloại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang gặp phải là gì? Các đối thủ cạnh tranh
đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ cóthay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với tổ chức hay không?Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạtổ chức không? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phảilàm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của tổchức thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses)
Trang 18và bên ngoài (Opportunities và Threats) của tổ chức SWOT thực hiện lọcthông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Trong phần cuối chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng mô hình nàyđể tổng kết lại năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam.Mô hình SWOT là một công cụ quan trọng để đề xuất, giải pháp sau khi phântích và đánh giá thực trạng Lý thuyết về mô hình SWOT trên đây không chỉdành để phân tích trong các doanh nghiệp mà nó còn áp dụng để đưa ra nhữnggiải pháp vĩ mô như trong luận văn này.
1.3 VỊ TRÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀUKIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.3.1 Vị trí của ngành Dệt may xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
Nghề ươm tơ, dệt vải đã trở thành một nghề truyền thống lâu đời củaViệt Nam được truyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn taykhéo léo của người phụ nữ Việt Nam Những nghề truyền thống này là mộtnền tảng vô cùng quý báu cho ngành Dệt may của Việt Nam phát triển Tuynghề Dệt may được hình thành khá sớm ở Việt Nam nhưng chủ yếu mangtính thủ công, lạc hậu so với thế giới
Thời điểm năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tậptrung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất được cung ứng theo chỉ tiêu củaNhà nước Ngành Dệt may chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng nội địa, một sốlượng nhỏ xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu Đến cuối năm 1990, khi hệthống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, ngành Dệt may xuất khẩu của nướcta gần như mất hết thị trường xuất Từ năm 1991 trở đi, nhờ có chính sáchphát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của ngành Dệt may Việt Nam
Trang 19Ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiếnlược phát triển ngành Dệt may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg.Với chiến lược này ngành Dệt may có nhiều cơ hội mới để phát triển đó là:Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạtđộng sản xuất kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, đượcNgân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh bảolãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
ngày 10/3/2008 tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg Chiến lược đưa ra mục tiêu
cụ thể giai đoạn 2008-2010, ngành Dệt may tăng trưởng sản xuất hàng năm từ16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởngsản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% Doanh thutoàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 vàlên 31 tỷ USD trong đó, xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
Bảng 1.1 Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may vớitổng kim ngạch xuất khẩu và GDP (ĐV: Ngàn USD)
(3) 27600 30000 33500 38300 44700 52900 60800 65900(1)/(2)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 20Từ đó đến nay, ngành Dệt may Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu trong10 ngành có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng20 – 40% và tốc độ tăng trưởng này khá ổn định Kim ngạch xuất khẩu củangành Dệt may luôn chiếm khoảng từ 13 đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩucả nước, chiếm khoảng 6% cho GDP hàng năm, đóng góp đáng kể vào tăngtưởng GDP của cả nước Đặc biệt, năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước đạt 48 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may đạt7,78 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ chiếm 16% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước, đóng góp 11% cho GDP, cao nhất trong giai đoạn từ năm2000 đến nay Cũng trong năm 2007, Lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu Dệt may Ngành Dệt may đã phát triểnthành một trong những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam.Với tỷ lệ trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào GDPnhư trên, ngành Dệt may thực sự xứng đáng là một ngành công nghiệp xuấtkhẩu mũi nhọn của Việt Nam Không những thế, lần đầu tiên ngành dệt mayViệt Nam nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.Qua đó, ngành Dệt may đã góp phần tạo dựng danh tiếng và hình ảnh ViệtNam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt mayxuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩulà vì những lý do sau:
Một là, như ta đã biết, cạnh tranh là yếu tố đặc trưng của cơ chế thị
trường và không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của nó trong cơ chế thịtrường
Trang 21Cạnh tranh thúc đẩy sự lưu động các yếu tố sản xuất và phân phối lạitài nguyên Các Mác cho rằng: Cạnh tranh là sức ép từ bên ngoài buộc cácnhà tư bản không ngừng tích lũy tư bản Trong cuộc cạnh tranh một mất mộtcòn, để tăng cường thực lực giúp mình chiến thắng trong cạnh tranh, nhà tưbản cũng phải đầu tư ngày càng nhiều tư bản để mở rộng sản xuất, áp dụng kỹthuật mới, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động Mà năng suấtlao động thì lại trực tiếp do trình độ kỹ thuật sản xuất, qui mô sản xuất và việcgia tăng mức độ mở rộng sản xuất Kết quả, cạnh tranh làm cho tư bản, sứclao động không ngừng chuyển dịch từ ngành này (ngành có lợi nhuận thấp)sang ngành khác (có lợi nhuận cao hơn), cạnh tranh cũng phát triển từ cạnhtranh nội bộ ngành đến cạnh tranh giữa các ngành Theo đà phát triển và nângcấp cạnh tranh thì tài nguyên kinh tế xã hội, tài nguyên tự nhiên cũng khôngngừng được phân phối lại giữa các ngành khác nhau, không ngừng điều chỉnhvà tối ưu hóa kết cấu ngành, kết cấu sức lao động, qua đó thúc đẩy tập trunghóa sản xuất và tích lũy tư bản.
Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và nâng cao năng lựcngành Dệt may nói riêng sẽ:
- Sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất- Thúc đẩy tập trung hóa sản xuất và tích lũy vốn- Góp phần tái cơ cấu thu nhập
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng năngsuất lao động, thúc đẩy sự sáng tạo…
Hai là, Ngành Dệt may Việt Nam có lợi thế để phát triển như: Đây là
ngành mà nước ta có truyền thống lâu đời; do bản chất của người Việt Namcần cù chịu khó, khéo tay nên thích hợp với nghề Dệt may; nguồn lao độngcủa Việt Nam khá dồi dào và rẻ Đây là lợi thế lớn so với các nước trong khuvực Tuy nhiên, trình độ phát triển ngành Dệt may Việt Nam còn hạn chế so
Trang 22với các nước tiên tiến là một thách thức lớn Sớm nhận thức được lợi thế vàcơ hội này, Chính phủ đã chủ trương phát triển ngành Dệt may thành ngànhcông nghiệp mũi nhọn, ngành chủ lực xuất khẩu trong tiến trình công nghiệphóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Ngày 23 tháng 4năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệtmay đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg và Chiến lược phát triểnngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết
định 36/2008/QĐ-TTg Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh để ngành Dệt
may là một ngành chủ lực của Việt Nam là một chiến lược của Việt Namtrong điều kiện Việt Nam thực hiện Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hộinhập kinh tế quốc tế
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường thế giới sẽ đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ đángkể để phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng caomức sống cho người dân… đồng thời còn nâng cao uy tín của hàng Việt Nam,nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh của Việt Nam với bạn bè thế giới
Bốn là, trong tiến trình tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam, các rào cản thương mại dần bị cắt giảm hay xóa bỏ,một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu toàncầu nhưng nó cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh to lớn buộc ngành Dệt maynước ta phải tự biến đổi Thứ nhất, Việt Nam cam kết xóa bỏ rào cản thươngmại về hàng hóa nói chung và hàng Dệt may nói riêng, ngành Dệt may khôngchỉ bị cạnh tranh ở nước ngoài mà còn gặp phải nguy cơ “thua ngay trên sânnhà” như một số nhận định của một số chuyên gia Thứ hai, áp lực cạnh tranhsẽ tăng khi các nước xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi từ nước nhậpkhẩu (như giảm thuế nhập khẩu, xóa bỏ hạn ngạch hay quy chế giám sát…)
Trang 23Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may là cách duy nhất vừakhống chế đuợc nguy cơ từ cạnh tranh vừa tận dụng tốt những cơ hội trongtiến trình hội nhập.
1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU
1.4.1 Trung Quốc
Cách đây 20 năm, ngành Dệt may Trung Quốc còn chưa đáp ứng nổinhững nhu cầu của thị trường trong nước, thì đến nay, nhờ sự đột phá mạnhvề đầu tư nhằm hiện đại hóa và phát triển, công nghiệp Dệt may Trung Quốcđã chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường thế giới Kim ngạch xuất khẩu Dệtmay Trung Quốc tăng trưởng liên tục và đều đặn từ 20 đến 25%/năm Năm2006, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Trung Quốc đạt 143,99 tỷ USD,tăng 25,2% so với năm 2005 Với 13% dân số lao động và chiếm gần 10%GDP, công nghiệp Dệt may Trung Quốc đã góp phần tạo ra 17 triệu việc làmvà hàng trăm triệu nông dân sản xuất nguyên phụ liệu
Về chính sách, Nét nổi bật trong chính sách phát triển ngành côngnghiệp Dệt may xuất khẩu của mình là đầu tư mạnh cho tài sản cố định vàcông nghệ sản xuất Trung Quốc đã triển khai kế hoạch tái cơ cấu một cáchtriệt để từ năm 1998 nhằm hiện đại hóa ngành Dệt may Chính phủ TrungQuốc cho thành lập tổ chức nghiên cứu phát triển (commercial R&Dorganization), Tập đoàn phát triển công nghệ và khoa học dệt Trung Quốc(The Chinese Textile Science and Technology Development Corporation)nhằm tìm ra những thế mạnh mới trong ngành công nghiệp Dệt may Hiện
tại, Trung Quốc đang khởi động kế hoạch 5 năm lần thứ 10 với khẩu hiệu “Từ
ngành Dệt may quy mô lớn sang một ngành Dệt may mạnh” Năm 2000,
Chính Phủ và Nhà nước Trung Quốc trợ cấp không hoàn lại 4,2 tỷ USD và
Trang 242,9 tỷ USD cho vay ưu đãi để nâng cấp thiết bị công nghệ thuộc dạng hiện đạinhất thế giới cho toàn ngành Tổng cộng trong 3 năm 2001 đến 2004, TrungQuốc đầu tư 21 tỷ USD nhằm nâng cấp 3500 nhà máy toàn ngành
Công nghệ phụ trợ cho công nghiệp Dệt may Trung Quốc rất phát triển,đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu Các doanh nghiệp Dệt may liênkết chặt chẽ với nông dân bằng cách bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá thu muanguyên liệu nên vùng nuôi trồng nguyên phụ liệu luôn được ổn định Năm2002 sản lượng bông của Trung Quốc là 8,2 triệu tấn, sản lượng vải là 32,2 tỷmét vuông Năm 2005, Trung Quốc chiếm 26% sản lượng sợi dệt, 33% sảnlượng chỉ, 25% sản lượng vải của toàn thế giới Phó chủ tịch Hội đồng ngànhDệt may Trung Quốc, Ông Xu Kunyuan cho biết Trung Quốc hiện có tới 19triệu lao động ngành Dệt may và khoảng 100 triệu nông dân tham gia vào quátrình sản xuất nguyên liệu cung cấp cho ngành Dệt may
Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực đặcbiệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiếtkế thời trang Hệ thống đào tạo của Trung Quốc là một hệ thống rất chặt chẽvà quy mô lớn Hiện tại, cả nước đã có 140 trường đào tạo về thời trang.Trung bình 1 năm, các doanh nghiệp bỏ ra 70 giờ cho công tác đào tạo công
nhân, trong khi Canada là 32 giờ, Ấn Độ là 10 giờ ( thống kê của chandra et
al , 1998)
Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã là một nét đặc trưng của ngành côngnghiệp Dệt may xuất khẩu Trung Quốc Trung Quốc sớm theo đuổi chiến
lược kép trong việc thiết lập thị trường: “Sản xuất khối lượng lớn sản phẩm
với giá trị thấp và khối lượng nhỏ hơn những sản phẩm giá trị cao” Nhờ
chiến lược này, hàng hóa Trung Quốc có thể thỏa mãn đa dạng nhu cầu thịtrường và chiếm lĩnh hầu hết các phân khúc thị trường Dệt may thế giới
Trang 25Cuối cùng, Hồng Kông đóng vai trò chủ chốt cho tăng tưởng của ngànhcông nghiệp Dệt may Trung Quốc Hồng Kông là trung tâm thiết kế mẫu mãthời trang của Trung Quốc cũng như toàn thế giới Đồng thời Hồng Kông cóhệ thống tài chính, dịch vụ cảng biển hiện đại nhất thế giới, nó cho phépdoanh nghiệp Dệt may rút ngắn thời gian giao hàng, đáp ứng được nhu cầugiao hàng gấp của khách hàng
Một mạng lưới sản xuất chi thấp ở Trung Quốc đại lục, một trung tâmthiết kế thời trang hiện đại, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi và chi phí thấp, bên cạnh đólà những nhà tạo lập thị trường rộng khắp Châu Âu và Hoa Kỳ… Tất cảnhững yếu tố trên khiến Ngành Dệt may Trung Quốc luôn chiếm vị trí số mộttrong thị trường Dệt may thế giới
1.4.2 Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia lớn thứ hai thế giới về sản xuất dệt may với 31000doanh nghiệp và sản xuất 4 triệu tấn sợi Ấn Độ có lợi thế dồi dào về nguồnlao động, giá nhân công rẻ, có kỹ năng và kỹ năng sản xuất đa dạng các mặthàng Dệt may Ấn Độ thuộc số các nhà sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới,có thể sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau Ấn Độ được xem là mộtnguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt trong nhà
Về mặt chính sách, Ấn Độ loại bỏ khống chế với đầu tư nước ngoài, bãibỏ nhiều hạn chế về giấy phép nhập khẩu, hỗ trợ nâng cao chất lượng bông,giảm thuế nhập khẩu hàng nguyên phụ liệu, cải tiến trang thiết bị, hỗ trợ đàotạo thiết kế thời trang
Dự báo Ấn Độ cùng với Trung Quốc có thể sẽ chiếm lĩnh thị phần quantrọng sau khi sau giai đoạn hậu hạn ngạch Một số ý kiến cho rằng, xuất khẩuDệt may Ấn Độ sẽ tăng trưởng gấp 3 lần trong giai đoạn 2005 – 2010, đặcbiệt sau khi Ấn Độ đã và đang đầu tư mạnh cho lĩnh vưc xơ, sợi, vải và dệt.
Trang 26Số lượng sợi Polyester dự báo sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần từ 1,2 triệu tấn năm2003 đến 2 triệu tấn năm 2010
1.4.3 Inđônêxia
Inđônêxia là một trong những nước sản xuất hàng Dệt may tiêu biểucủa Đông Nam Á và có nhiều nét tương đồng so với ngành Dệt may ViệtNam Hiện tại, Indo có khoảng 1,2 triệu lao động trực tiếp và 3,5 triệu laođộng trong lĩnh vực liên quan khác Kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Indolà 7,7 tỷ USD năm 2004 tăng 8,5% so với năm 2003
Lợi thế của ngành Dệt may Indo là sự phát triển đồng bộ theo chiều dọctrong mọi công đoạn sản xuất Ngành Dệt may Indo bao gồm hầu hết cáccông đoạn sản xuất từ sản xuất xơ, sợi nhân tạo tới kéo sợi dệt và hoàn tất vảivà sản phẩm may Về cơ bản, các nhà máy dệt Inđônêxia có thể sản xuất vảiđể đáp ứng cho xuất khẩu sản xuất sợi đủ đáp ứng nhu cầu nội địa Với lợi thếnày, Inđônêxia đang hướng tới chiếm lĩnh thị trường Dệt may trung, cao cấp
Bài học rút ra cho Việt Nam
Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành Dệt may một số nướcta rút ra những bài học cơ bản sau:
Thứ nhất, phải xem đầu tư là là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh Tăng đầu tư cho nâng cao trình độ công nghệ, nângcao trình độ nguồn nhân lực là khoản đầu tư then chốt nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh Khi đầu tư cho công nghệ hiện đại, sản phẩm Dệt may sẽ cóchất lượng tốt hơn, thậm chí nhờ công nghệ tiên tiến giá thành sản xuất trênmỗi sản phẩm có thể được hạ thấp Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết địnhtrong mọi quá trình sản xuất kinh doanh Qua việc đầu tư cho phát triển nguồnnhân lực, doanh nghiệp có thể dành ưu thế trước mọi thách thức.
Trang 27Thứ hai, chú trọng phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước Qua
những bài học về Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia trên ta thấy bất cứ cườngquốc dệt may nào cũng đều chú trọng phát triển sản xuất và cung cấp nguyênphụ liệu Chủ động được nguồn nguyên phụ liệu cho phép ngành Dệt maymới tổ chức sản xuất có hệ thống, cắt giảm chi phí và ít phụ thuộc
Thứ ba, Chính phủ và Nhà nước cần có chính sách toàn diện và định
hướng và hỗ trợ sự phát triển ngành Dệt may Trung Quốc là một ví dụ điểnhình về sự hỗ trợ và định hướng về chính sách cho ngành công nghiệp Dệtmay của mình Một ngành công nghiệp sở hữu công nghệ hiện đại, chi phí sảnxuất thấp cũng như sản phẩm đa dạng ít nhiều là sự định hướng và hỗ trợ từphía chính sách của Chính Phủ và Nhà nước Trung Quốc
Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hệ thống kênh phân
phối ở nước ngoài là một công cụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh, đồng thời cũng là kênh quảng cáo thương hiệu cho sản phẩm Dệt mayxuất khẩu Phía Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại cungcấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời có chính sách khuyến khíchViệt kiều tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu Dệt may như TrungQuốc đã thực hiện
Trang 28Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNHDỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAMNHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, ngành Dệt may đã chứngtỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong lĩnh vực xuất khẩu Tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành khoảng 20% /năm (Mức tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 dướiđây).
Trong bảng 2.1 có một điểm đáng lưu ý là mứctăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 rất thấp so với các năm (khoảng 4% tương đương 83 triệu USD) Nguyên nhân là trong năm này hàng Dệt maycủa Việt Nam phải cạnh tranh với hàng Dệt may của Trung Quốc Bên cạnhđó, nền kinh tế của một số thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đang suythoái nên số lượng nhập khẩu cũng giảm đi so với năm 2000 Trong khi đó,hàng Dệt may của các nước Đông Âu, Campuchia, Bangladesh, Srilanka, BắcPhi, xuất khẩu vào EU được miễn thuế và hạn ngạch, trong khi hàng Dệt mayViệt Nam bị đánh thuế nhập khẩu bình quân là 14% và bị khống chế hạnngạch khiến hàng hóa của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước khác.
Biểu đồ 2.1 dưới đây biểu hiện rõ hơn xu hướng tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu.
Trang 29Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam (1998-2007)( Đơn Vị: triệu USD )
Năm1998199920002001200220032004200520062007Giá trị1450174618921975273236094385486257847780
20,41 8,364,3938,3332,1021,5010,8818,9634,50
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may ViệtNam Giai đoạn (1998-2007)
GT (Tr USD)
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Biểu đồ 2.1 cho thấy, từ năm 2002 trở đi kim ngạch xuất khẩu hàng Dệtmay của nước ta tăng rõ rệt Cuối năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu hàngDệt may của Việt Nam đã đạt 2,732 tỷ USD tăng hơn 28% so với năm 2001,
Trang 30vượt giá trị xuất khẩu dầu thô (giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 2,51 tỷ USD),đứng vị trí thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu của cả nước Có hai nguyên nhânchính lý giải tốc độ tăng đột biến kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt
Nam năm 2002, 2003 Nguyên nhân thứ nhất, sau khi Hiệp định thương mại
Việt – Hoa Kỳ được ký kết (năm 2001) đã mở cửa cho hàng Dệt may ViệtNam xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường này Riêng trong năm 2002 xuất khẩuDệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 850 triệu USD, tăng 20 lần so với năm
2001, chiếm 30% tổng kim ngạch hàng Dệt may (Nguồn: Hiệp hội Dệt may
Việt Nam) Nguyên nhân thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính
Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt may đến năm 2010 theo QĐsố 55/2001/QĐ-TTg Từ đó ngành Dệt may đã có những chuyển biến mạnhmẽ, nhiều kỷ lục mới trong xuất khẩu Dệt may được lập
Thị phần của hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ tăng lênrất nhanh ( từ 0,17 % năm 2001 lên 3,92 % năm 2003), từ vị trí thứ 64 năm2001 trong số các nước xuất khẩu hàng Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ lênthứ 7 trong năm 2003 (đứng sau Trung Quốc, Mexico, Pakistan, Ấn Độ,Campuchia, Brazil) Sau khi tăng đột biết trong 2 năm 2002 và 2003 ( tốc độtăng trưởng năm 2002 và năm 2003 lần lượt 38,3% và 32,1%) thì kim ngạchxuất khẩu hàng Dệt may của nước ta trong năm 2004 và 2005 lại hơi chữnglại do xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU bị áp hạn ngạch Sang năm 2006 và2007 nhờ xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ được dỡ bỏ hạn ngạch nên kimngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng khá trở lại
Năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, ngành Dệt may Việt Nam đãđạt được những thành tựu chưa từng có Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt maynăm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2006, cao hơn nhiều sovới mức gần 20% của năm 2006 Như vậy, năm 2007ngành công nghiệp Dệtmay nước ta vượt 280 triệu USD so với mục tiêu đề ra Sau một năm gia nhập
Trang 31WTO ngành Dệt may Việt Nam đã khẳng định được mình là một ngành côngnghiệp mũi nhọn hàng đầu của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốctế, đồng thời cũng khẳng định được năng lực cạnh tranh trên quy mô quốc tế
Kim ngạch xuất khẩu không những tăng trưởng qua các năm mà cònthể hiện sự tăng trưởng trong từng tháng của năm Biểu đồ 2.2 cho thấy,trong từng tháng năm 2006 và 2007, kim ngạch xuất khẩu đều có mức tăngđột biến so với cùng kỳ năm trước Do đó, Việt Nam gia nhập WTO có ảnhhưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may nước ta, bất chấp áplực cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng
Biểu đồ 2.2 Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của ViệtNam trước và sau một năm gia nhập WTO
Nguồn: tinthuongmai.vn
Trang 322.1.2 Cơ cấu xuất khẩu hàng Dệt may theo thị trường
Tuy thị trường tiêu thụ hàng Dệt may Việt Nam là khá rộng nhưng nhìnchung, hàng Dệt may xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các thị trường khác chiếm tỷ trọng rất thấp
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may tới một số thị trường(Đơn Vị Triệu USD)
Thị trường2006 (trNămUSD)
Năm 06so với 05
Tỷ trọngKN năm
Năm2007 (tr
Năm 07so với 06
KNnăm2007
Trang 3322 Thụy Sỹ 10,8 31,97 0,19 11,3 4,80 0,15
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Namsang một số thị trường trọng điểm năm 2006 ( Đơn vị: % )
MỹEUNhật bảnThị trường khác
Nguồn: Tinthuongmai.vn
Trang 34Bảng 2.2 cho biết về số liệu thống kê về 23 thị trường tiêu thụ lớn nhấthàng Dệt may Việt Nam Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kimngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD năm 2006 và 4,4 tỷ năm 2007 Thị trườngchiếm tỷ trọng thấp nhất là Nam Phi (chỉ 0,06% năm 2006 và 0,17% năm2007) và thị trường Phipine với 6,3 triệu USD bằng 0,21% so với kim ngạchxuất sang Hoa Kỳ (năm 2006) và hơn 11 triệu USD bằng 0,25% so với kimngạch xuất sang Hoa Kỳ (năm 2007) Sau đây tác giả sẽ đi sâu phân tích mộtsố thị trường xuất khẩu tiêu biểu của hàng Dệt may Việt Nam
4464,8Toàn ngành
Tỷ trọng (1)/(2) (%)
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp định thương mại Việt -Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 là dấu mốcquan trọng cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của ngànhDệt may xuất khẩu của Việt Nam, đóng gớp lớn cho sự tăng trưởng của cảngành Sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may vàoHoa Kỳ năm 2002 tăng lên gấp 20 lần so với cả năm 2001, đạt 850 triệu USD,chiếm 1/3 giá trị kim ngạch toàn ngành Từ đó, kim ngạch xuất khẩu sangHoa Kỳ luôn giữ ở mức cao và ổn định luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch
Trang 35xuất khẩu Như vậy, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ vàthị trường này có ảnh hưởng rõ nét nhất đến kim ngạch xuất khẩu của ngànhDệt may Việt Nam Biểu đồ 2.3 dưới đây xem xét mức tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ so với toàn ngành:
Biểu đồ 2.5 So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sangHoa Kỳ so với toàn ngành (2000 - 2007)
010002000300040005000600070008000
Trang 36(đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so năm 2006,
tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003 (Xem biểu đồ 2.6 )
Biểu đồ 2.6 Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may sang EU qua các năm 2003 - 2007 (Đơn vị triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Trong năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch Dệt may cho Trung Quốc vàsẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phépxuất khẩu hàng Dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vàoEU So với trước đây, hàng Dệt may Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập vàothị trường EU hơn Do hàng Dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranhcao do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loạiphẩm cấp hàng hóa, nên sẽ rất khó cho các đối thủ khác gia tăng thị phầntrong đó có Việt Nam trên thị trường EU
- Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hàng Dệt may Việt Nam vớikim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch củangành Trước những rào cản từ thị trường Hoa Kỳ và EU thì Nhật Bản vẫnluôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các doanh nghiệp xuất
Trang 37khẩu hàng Dệt may Việt Nam Trong khi hàng Dệt may của Việt Nam xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng mạnh, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăngchậm Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bảntrong năm 2006 chỉ tăng 3,93%, đạt 627 triệu USD Năm 2007 kim nghạchxuất khẩu sang Nhật Bản đạt 738 triệu USD tăng 12,14% so với năm 2006.Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu so với toàn ngành lại giảm từ 10,76% năm 2006xuống còn 9,05% năm 2007 Từ năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam vừaphải đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU trong khi vẫn phảiduy trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản Hơn thế nữa, Nhật Bản đã đạtđược thỏa thuận về tiêu chí xuất xứ mặt hàng Dệt may với 6 nước ASEAN(Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia, Bruney và Thái Lan) và các nướcnày đã được xóa bỏ thuế quan xuống 0% Một trong những yêu cầu của NhậtBản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA, làhàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “haicông đoạn” Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất từnguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.
Do đó, hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn vị áp thuế 10% gâynhiều bất lợi về năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trênthị trường Nhật
- Các thị trường tiềm năng khác
Ngoài những thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật bản (chiếm tỷ trọng trên80% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành ) thì các doanh nghiệp Việt Namnên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nhỏ hơn nhưng lạigiàu tiềm năng như Arập Xê út, Singapore, Campuchia, Brazil, Nam Phi, ThổNhĩ Kỳ, Ucraina, Thái Lan…
Trên bảng 2.2 ta thấy điển hình là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi – lànhững thị trường khá xa lạ với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Tỷ trọng
Trang 38xuất khẩu chưa đầy 0,5% so với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Tuy nhiêncon số tăng trưởng trong hai năm lại rất ấn tượng Kim ngạch năm 2006 đạt5,6 triệu USD (đã tăng 135% so với năm 2005) Năm 2007 tốc độ tăng trưởnggiá trị xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là 563% so với năm 2006 Do vậy, xuấtkhẩu sang những thị trường tiềm năng này một mặt sẽ giúp ngành Dệt maygia tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng lợi nhuận, mặt khác làm giảm thiểu rủiro khi Việt Nam quá tập trung vào thị trường Hoa Kỳ và EU
2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng Dệt may xuất khẩu
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng Dệt may xuấtkhẩu của Việt Nam năm 2006 – 2007 (Đơn vị: Triệu USD)
Chủng loạiNăm2006 Năm 06 sovới 05 (%)
Tỷ trọngKN 2006
Năm2007
Năm 07so với 06
Tỷ trọngKN 2007
Áo thun 945,524,5516,21 1.535,562,4119,74Quần dài1064,027,1018,24 1.351,327,0017,37Áo Jacket 870,417,1814,92 1.120,728,7614,40
Áo khoác 289,530,264,96368,227,204,73Quần Short 241,049,794,13355,047,304,56
Áo loại khác338,980,445,81294,4-13,103,78Q.áo trẻ em 131,819,892,26259,997,163,34
Quần áo Vest 111,522,681,91124,711,911,60Q,áo loại khác 75,5-56,241,29123,463,421,59Q,thể thao 70,344,311,20103,346,951,33
Trang 39Hàng may mặc khác 4,8-95,830,0891,8 1808,321,18
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Qua bảng 2.4 ta rút ra những nhận xét như sau:
Thứ nhất, ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam có thể sản xuất khá đa
dạng các loại hàng may mặc, đáp ứng đa dạng nhu cầu thế giới
Thứ hai, Có 3 loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD là:
Áo thun, quần dài và áo Jacket Trong đó, áo thun có giá trị xuất khẩu lớnnhất đạt 1,5 tỉ USD năm 2007 tăng 62,41% so với năm 2006 Tiếp theo làquần dài và áo jacket đều có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD mức tăng trưởnghàng năm là gần 30% Cả ba mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơcấu hàng Dệt may xuất khẩu, 51,63% năm 2006 và 51,51% năm 2007.
Thứ ba, Mức tăng trưởng của “các loại mặt hàng khác” được in đậm
trong bảng là ấn tượng nhất với tốc độ tăng năm 2007 là 1808% so với năm2006 chiếm 1,18% trong cơ cấu kim ngạch hàng xuất khẩu Tuy giá trị xuấtkhẩu và tỷ trọng không cao, nhưng nó thể hiện rằng ngành Dệt may nước tađang có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu một cách nhanh chóng
Trang 402.1.4 Số lượng và quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của nước ta tăng mạnhnhờ số lượng cũng như quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh.Theo số liệu thống kê, năm 2007, toàn ngành công nghiệp Dệt may nước ta có2.390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 85 doanh nghiệp so với năm2006 Phần lớn, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so vớinăm 2006.
Năm 2007, số lượng các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàngDệt may xuất khẩu cao tăng mạnh so với năm 2006, cụ thể:
+ 4 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, tăng 2doanh nghiệp so với năm 2006.
+ 15 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 50 triệu USD đếndưới 100 triệu USD, tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Có 174 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 10 triệu USDđến dưới 50 triệu USD, tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Có 638 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ trên 1 triệu USD đến dưới 10triệu USD, tăng 47 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Còn lại là 1559 doanh nghiệp đạt kim ngạch dưới 1 triệu giảm 18doanh nghiệp so với năm 2006
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
(Phụ lục 2: Một số thông tin về năng lực sản xuất và xuất khẩu củanhững doanh nghiệp Dệt may hàng đầu Việt Nam )
Như vậy, qua phân tích trên chúng ta thấy một cách tổng thể thực trạng
xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam một số năm gần đây Nhìn chung,tình hình xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam là khá khả quan, hứa hẹnnhiều triển vọng trong những năm tiếp theo Để đạt được những kết quả trên,