Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 74)

4. Bố cục đề tài

3.2.1.Giải pháp từ phía Nhà nước

3.2.1.1. Cải cách về thủ tục hành chính

Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất- nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu. Cụ thể, một mặt, cần đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp những khó khăn trở ngại. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý với Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu.

3.2.1.2. Các Biện pháp hỗ trợ về vốn đầu tư

- Chính phủ và Nhà nước cần cải thiện môi trường đầu tư trong ngành Dệt may, khuyến khích và thu hút được mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt may. Cần khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt may có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường

và lao động có khả năng đào tạo. Chính phủ nên lập các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may sau đó kêu gọi các nhà đầu tư từ trong nước và nước ngoài.

- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này một cách khôn khéo….Chính phủ nên hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu trong các trường đào tạo và viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt may, hỗ trợ kinh phí cho cơ sở đào tạo nguồn nhân lực theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước nên cho doanh nghiệp Dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

- Chính phủ cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Dệt may Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp Dệt may vay vốn thông qua trái phiếu, cổ phiếu trong nước và nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán.

3.2.1.3. Biện pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu

- Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư. Hình thức bảo hiểm xuất khẩu chưa được áp dụng tại Việt Nam (các nước phát triển đang áp dụng phổ biến hình thức này như Đức, áo, Italia, Nhật Bản…). Trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO.

- Điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

3.2.1.4. Biện pháp hỗ trợ thông tin và phát triển thị trường

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm (ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Dệt may lớn.

- Chính phủ cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin phong phú cho các Doanh nghiệp Dệt may tìm hiểu thông qua các website các cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan. Chính phủ cũng nên thúc đẩy xây dựng và quản bá hình ảnh và thương hiệu quốc gia, không những đóng góp cho thương hiệu hàng Dệt may mà còn cho các các mặt hàng khác.

3.2.1.5. Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành Dệt may

Xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ ngành Dệt may. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, nhằm tạo thành các tổ hợp sản xuất liên hoàn nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngành trong giai đoạn phát triển.

- Trong quản lý vĩ mô, Nhà nước cần đánh giá lại, những sản phẩm phụ trợ nào trong nước có thể chủ động sản xuất, sản phẩm nào nhập khẩu hoàn toàn sẽ có lợi vì việc sản xuất khép kín là không phù hợp. Chính phủ nên lập

một cơ quan chuyên môi lái cho các các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hợp tác với các hãng lớn chuyên sản xuất sản phẩm phụ trợ.

- Bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ, nhất là những lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và lĩnh vực ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi đầu tư này gồm: Ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho công tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu phát triển công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng… Đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trọ ngành Dệt may, trong đó phải coi đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nguồn đầu tư chủ yếu.

- Thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hoá” với các chính sách hỗ trợ cần thiết khác. Chính sách “nội địa hoá” phải được đi kèm cùng chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu mà trong nước có thể cung cấp.

3.2.1.6. Các giải pháp khác

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

- Chính Phủ và Nhà nước cần quy hoạch và dự đoán về số lượng nguồn nhân lực gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực nhằm ổn định cung cầu trên thị trường lao động trong ngành Dệt may .

- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may, xây dựng Trường Đại học Dệt may và thời trang, thiết kế thời trang, đồng thời xây dựng cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. Có chính sách thích hợp để thu hút học sinh vào nghiên cứu những cơ sở đào tạo này, đồng thời cũng bảo đảm đầu ra cho những sinh viên ra trường. Định hướng phát triển

ngành Dệt may xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm khác biệt trên thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm.

Giải pháp phát triển công nghệ ngành Dệt may:

- Tổ chức lại viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt may; Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Khuyến khích việc nghiên cứu những công nghệ mới, nguyên liệu mới để tạo sự khác biệt trong ngành may mặc.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành Dệt may trong nghiên cứu và triển khai công nghệ hiện đại, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp Dệt may áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế

- Cần thiết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sau đó, thành lập các trung tâm giám định, tư vấn về chất lượng sản phẩm để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu.

Giải pháp thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam là một ngành kinh tế gồm đầy đủ thành phần. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các qui chế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài.

3.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp/ngành Dệt may xuất khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1. Giải pháp chủ động nguồn nguyên liệu dệt may

- Các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam cần tận dụng những ưu đãi của Chính phủ trong việc đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu và linh kiện, máy móc sản xuất. Các doanh nghiệp cần khai thác bằng các dự án và các chương trình mà ngành Dệt may còn nhiều hạn chế như: Dự án Dệt may , dệt thoi, chương trình trồng bông, đay…để tự chủ một phần nguồn nguyên liệu xơ phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp Dệt may nhất thiết phải thỏa thuận bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, đảm bảo lợi ích cho người trồng bông, đay…Có như vậy mới đảm bảo được nguồn cung ổn định phục vụ cho sản xuất.

3.2.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Theo “Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020”, năm 2015 ngành sẽ thu hút 2,75 triệu lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động. Như vậy, bình quân hàng năm ngành Dệt may cần thêm khoảng 160 ngàn lao động chưa kể phải bổ sung cho số lao động đến tuổi nghỉ hưu và rời bỏ ngành. Hơn thế nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO áp lực cạnh tranh gia tăng, việc đào tạo nguồn nhân lực cần được cải thiện cả về chiều sâu, nghĩa là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp Dệt may .

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là mô hình vừa có tính lý tưởng vừa có tính thực tiễn cao. Hai bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau, hình thành lên quan hệ cung – cầu về nhân lực một cách hoàn thiện. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo sự kết nối giữa

các doanh nghiệp Dệt may và các cơ sở đào tạo lao động cho ngành Dệt may . Thành lập hệ thống công ty cung ứng lao động cho các doanh nghiệp Dệt may là một giải pháp hợp lý. Nếu xây dựng được hệ thống công ty cung ứng lao động thì sẽ giải quyết được bài toán về tính mùa vụ trong ngành Dệt may. Công ty cung ứng lao động sẽ tạo ra sự linh hoạt trong sử dụng lao động, hỗ trợ được cho các doanh nghiệp trong lúc nhu cầu lao động tăng cao, giảm bớt mức độ nhàn rỗi của lao động khi doanh nghiệp có ít đơn hàng. Như vậy, mới đảm bảo mức độ ổn định cao về tiền lương của người lao động, khiến họ an tâm và gắn bó với nghề.

Các doanh nghiệp Dệt may cần phối hợp với nhau trong đào tạo và sử dụng các cơ sở đào tạo làm đầu mối liên kết. Các doanh nghiệp đó sẽ đánh giá và lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp rồi đi đến ký kết hợp đồng đào tạo. Nhờ đó mà tăng qui mô các lớp đào tạo và giảm chi phí đào tạo.

- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may .

Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.

Tăng cường hơn nữa việc liên kết với nước ngoài trong đào tạo các cán bộ ngành đặc biệt là đội ngũ thiết kế mẫu. Tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ trong các bộ phận xúc tiến bán hàng và đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

3.2.2.3. Giải pháp phát triển công nghệ ngành Dệt may Việt Nam

Ngành Dệt may Việt Nam hiện có hai tổ chức nghiên cứu khoa học là (1) Viện công nghệ dệt sợi và (2) Viện mẫu thời trang. Ngoài ra, khoa công nghệ dệt trường Đại Học bách khoa Hà Nội cũng là đơn vị cung cấp công nghệ cho ngành Dệt may. Tuy nhiên những tổ chức này hoạt động không mấy hiệu quả vì kinh phí hoạt động quá ít ỏi, không thu hút được nhân tài tham gia nghiên cứu, riêng nghiên cứu thời trang còn quá mới mẻ ở Việt Nam và không được tiếp xúc nhiều với các nhà tạo mẫu thời trang quốc tế.

- Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho đổi mới công nghệ phù hợp với sự phát triển công nghệ trên thế giới. Công nghệ chuyển giao không được lỗi thời nhưng cũng không nhất thiết phải hiện đại quá, mà công nghệ phải phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nên đào tạo hoặc thuê các chuyên gia đàm phán, chuyên gia kỹ thuật để mua bán công nghệ, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp Dệt may nước ngoài có lợi thế về trình độ công nghệ.

3.2.2.4. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu

- Nâng cao hơn nữa vai trò và chức năng của Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nên đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật SA 8000, ISO 14000, ISO 9001, và các tiêu chuẩn khác mà các thị trường nhập khẩu chính yêu cầu. Qua đó tạo dựng hình ảnh ngành Dệt may theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội”. VITAS cũng nên xúc tiến xây dựng và quảng bá một số thương hiệu mạnh trên một số thị trường xuất khẩu lớn cũng như thị trường nhỏ nhưng giàu tiềm năng phát triển…

- Để hàng Dệt may xâm nhập vào các thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, giá thành, đặc biệt là thương hiệu sản phẩm, năng lực marketing xuất khẩu… Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ để giảm giá thành và chất lượng sản phẩm. Tập trung vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm, tự xây dựng thương hiệu cho mình… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơng cho khâu quảng bá thương hiệu, tích cực tham gia các cuộc hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

- Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành Dệt may trên các trang website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường.

- Các doanh nghiệp Dệt may cần hợp tác chặt chẽ với nhau để hình thành mạng lưới tiêu thụ trên thị trường nội địa thông qua các đại lý, siêu thị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 74)