4. Bố cục đề tài
2.1.4 Số lượng và quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của nước ta tăng mạnh nhờ số lượng cũng như quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, năm 2007, toàn ngành công nghiệp Dệt may nước ta có 2.390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006. Phần lớn, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006.
Năm 2007, số lượng các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may xuất khẩu cao tăng mạnh so với năm 2006, cụ thể:
+ 4 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, tăng 2 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ 15 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 50 triệu USD đến dưới 100 triệu USD, tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Có 174 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 10 triệu USD đến dưới 50 triệu USD, tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Có 638 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ trên 1 triệu USD đến dưới 10 triệu USD, tăng 47 doanh nghiệp so với năm 2006.
+ Còn lại là 1559 doanh nghiệp đạt kim ngạch dưới 1 triệu giảm 18 doanh nghiệp so với năm 2006.
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
(Phụ lục 2: Một số thông tin về năng lực sản xuất và xuất khẩu của những doanh nghiệp Dệt may hàng đầu Việt Nam )
Như vậy, qua phân tích trên chúng ta thấy một cách tổng thể thực trạng xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam một số năm gần đây. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam là khá khả quan, hứa hẹn nhiều triển vọng trong những năm tiếp theo. Để đạt được những kết quả trên, các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu đã không ngừng đổi mới và tìm những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh toàn
cầu. Phần tiếp theo của luận văn phân tích rõ hơn về những biện pháp mà ngành Dệt may nước ta đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam.