Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 55 - 60)

4. Bố cục đề tài

2.3.2.Thị trường tiêu thụ

Phân tích thị trường tiêu thụ là một tiêu chí đánh giá tốt về năng lực cạnh tranh. Trong bảng 2.2 cho thấy sản phẩm hàng Dệt may thâm nhập nhiều thị trường khác nhau trên khắp thế giới, trong đó liệt kê 23 thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng khối lượng xuất khẩu lại tập trung vào 3 thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là những dấu hiệu tốt vì sẽ ẩn chứa những rủi ro nếu thị trường này thay đổi chính sách nhập khẩu đột ngột. Do đó tăng cường xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Nam Phi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… lại là chính sách hay vì không những giảm áp lực cạnh tranh lại vừa gia tăng nhanh chóng kim ngạch và tận dụng được ưu đãi của bên nhập khẩu. Dưới đây là những đánh giá về năng lực cạnh tranh trên 3 thị trường lớn:

- Thị trường Hoa Kỳ:

Về mặt thuận lợi, Theo Phòng thương mại Hoa Kỳ (US Commerce Department), kim ngạch hàng Dệt may xuất sang Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm 2007 là do Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch từ đầu năm 2007, tăng 35,2% về giá trị (Trung Quốc tăng trưởng 22,8% năm 2007), đạt 4,36 tỉ USD, đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Mêhicô. Việc nguy cơ Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá hàng Dệt may hầu như không có. Tổng giá trị nhập khẩu Dệt may vào Hoa Kỳ năm 2007 là 73,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là 22,7 tỷ USD chiếm 30,8%. Việt Nam và Mêhicô chiếm thị phần gần như nhau, kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô là 4,52 tỷ USD chiếm 6,15%, còn Việt Nam là 4,36 tỷ USD chiếm 5,93%. Tuy nhiên, Kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô lại giảm 14,61% tạo thuận lợi cho Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Xuất khẩu tăng mạnh ở cả hai cat hàng may mặc làm từ bông và xơ nhân tạo sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá đáng kể hai mặt hàng này cụ thể là 17% thị phần ở cat 634 (các loại áo khoác làm từ xơ nhân tạo dành cho đàn ông và bé trai), 33% ở cat 644 (quần áo vet

làm từ xơ nhân tạo dành cho phụ nữ và bé gái. Nhờ việc Hoa Kỳ vẫn áp hạn ngạch đối với hàng Trung Quốc, nên hàng Việt Nam còn tăng mạnh ở các cat 338/339 (sơ mi dệt kim bông) hoặc 347/348 (quần bông). Việt Nam thực sự có được lợi thế từ việc chi phí sản xuất trong nước thấp, điều này cho phép Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc trên phân đoạn thị trường hàng giá rẻ, và rõ ràng hơn nữa là cạnh tranh với Bangladesh và Indonesia. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tại Trung Quốc ngày càng tăng và đang gặp nhiều bất lợi về vấn đề tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ so với đô la Hoa Kỳ. Do đó, áp lực cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ được xoa dịu một phần.

Về mặt khó khăn, tuy Hoa Kỳ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng Dệt may Việt Nam nhưng hiện tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục “Chương trình giám sát hàng Dệt may nhập khẩu từ Việt Nam” đến hết năm 2008. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc tính bằng USD lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mexico, nhưng thị phần của Việt Nam trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu Hoa Kỳ chỉ chiếm 5,9% (4,36 tỷ USD) so với thị phần Trung Quốc là 31% (trên 22 tỷ USD) trong năm 2007. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn áp hạn ngạch đối với những cat hàng quan trọng nhất của Trung Quốc nhưng thị phần của Trung Quốc trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu Hoa Kỳ đã tăng nhảy vọt từ 14% năm 2004 lên 31% năm 2007.

Tóm lại, trên thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – thị trường Hoa Kỳ, năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam là khá tốt với kim ngạch hàng năm tăng trưởng đều đặn và có nhiều lợi thế so với đối thủ lớn đặc biệt là Trung Quốc.

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Dệt may sang EU là 19,74%, thấp hơn so với mức 37,46% của năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21,32% của năm 2006 xuống 19,14% trong năm 2007. Cũng trong năm 2007, EU xóa bỏ hạn ngạch với hàng Dệt may Trung Quốc, rõ ràng xuất khẩu sang EU của Trung Quốc sẽ th uận lợi hơn rất nhiều. Không chỉ đối thủ đến từ Trung Quốc, Hàng hóa Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các cường quốc dệt may khác như: Ấn Độ, Bangladesh, Inđônêxia… Dưới đây là bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của một số quốc gia trên thị trường EU

Bảng 2.11: So sánh kim ngạch xuất khẩu của một số nước trên thị trường EU ( Đơn vị: Triệu USD ), (KN: Kim ngạch; TP: Thị phần)

Năm Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Bangladesh

KN TP KN TP KN TP KN TP

2003 537,1 0,6 9.980,4 12,2 2.355,9 3,0 3.101,5 3,4

2004 760 0,7 11.483,3 12,9 2.478,3 2,9 3.477,9 3,8

2005 882,8 0,7 16.855,6 18 3.232,8 3,4 3.529,6 3,8

Nguồn: Eucostat.comext

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường EU của Việt Nam tăng trưởng nhanh những năm gần đây nhưng thị phần trên thị trường này vẫn chưa được cải thiện với con số chưa đầy 1% mỗi năm. Nếu so sánh với Trung Quốc thì thị phần của họ hơn ta 25,7 lần năm 2005. Ngoài ra, Bangladesh cũng là đối thủ lớn của Việt Nam khi thị phần của nó luôn ổn định ở mức trung bình 3,8% năm gấp 5,4 lần nước ta. Rõ ràng, những con số

chênh lệch về thị phần so với Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh thì ngành Dệt may xuất khẩu của nước ta còn thua xa.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2008, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU đang khá thuận lợi. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong hai tháng đầu năm đạt 240 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh trên các thị trường như: Anh tăng 34%, Pháp tăng 27%, Tây Ban Nha tăng 25%, Bỉ tăng 42%, Italia tăng 32%

- Thị trường Nhật Bản

Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Đứng đầu là Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Hoa Kỳ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối. Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm 2008 và có hiệu lực ngay sau đó) là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”.

Trong khi 6 nước ASEAN khác (Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia, Thái Lan) được miễn thuế hoàn toàn do đáp ứng được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn" thì thuế xuất của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải chịu 10 do nguồn nguyên liệu của Việt Nam là trên 80% nhập khẩu ngoài Nhật Bản và ASEAN. Đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” này Việt Nam sẽ có thuận lợi là: Dễ dàng đáp ứng tiêu chí khác của Nhật Bản; Có lợi thế so với Trung Quốc do Trung Quốc không được giảm thuế; và tăng cường sự hợp tác nội khối ASEAN.

Các chuyên gia thương mại cũng đưa ra giả thiết rằng, khi EPA có hiệu lực, giả dụ trong trường hợp 10% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của

Trung quốc được thay thế bằng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 55 - 60)