1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc

120 3,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sảnxuất ra máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác.Thực tế cho thấy, trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào thực hiện thànhcông sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà lại không có nền côngnghiệp cơ khí mạnh, sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vừa là nềntảng vừa là động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề khác nhautrong xã hội, nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự pháttriển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao động xã hội, tham gia vàoquá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế

Phát triển công nghiệp cơ khí sẽ cho phép các nước tiết kiệm đượcnhững khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm(những năm gần đây Việt Nam đã nhập khẩu bình quân hàng năm là trên 10tỷ USD đối với máy móc thiết bị) và phát huy được thế mạnh cạnh tranh củanguồn nhân lực của các nước đang phát triển.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcvới mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩmcủa nó chủ yếu được sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vậy ngànhcông nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nướcxuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn do vậy chúng ta không thể tiến hànhsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nướcngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triểncông nghiệp cơ khí càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rấtsớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảng và Nhà nước ta đã luôn

Trang 2

đặt ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển Ngành công nghiệp cơkhí Việt Nam đã có thời kỳ thuộc loại mạnh của khu vực và đáp ứng đến hơn50% nhu cầu của nền kinh tế Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinhtế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạtchảy vào Việt Nam, các công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị,thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô…) của Việt Nam đã bắt đầu tìm được những đốitác chiến lược để hình thành nên các liên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị cơkhí Tuy nhiên, do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹthuật và nguồn nhân lực yếu nên sản phẩm cơ khí của ngành công nghiệp cơkhí Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nhỏ bé - giá trị kim ngạch thấp,manh mún, thiếu vốn, thiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bịphần lớn lạc hậu và rất nhiều bất cập khác Cho nên chất lượng sản phẩmthấp, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, hạn chế về thịtrường xuất khẩu và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn so với ngành côngnghiệp cơ khí thế giới.

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽtrên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế Việt Nam với tư cách làthành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cũng sẽ phảitìm cách phát triển ngành Công nghiệp cơ khí để tạo động lực cạnh tranh trênthị trường Quốc tế cho chính ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và cácngành công nghiệp khác nói chung, đồng thời tạo thêm nhiều công việc chongười lao động đang trong quá trình chuyển cần giảm tỷ lệ lao động nôngnghiệp chuyển sang lao động công nghiệp Liệu Việt Nam có thể vượt quanhững rào cản phức tạp trên hay nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp cơkhí Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu đó chỉ tập trung vào việc khảosát một doanh nghiệp, một vùng miền cụ thể tại Việt Nam mà chưa đặt địa vịViệt Nam trên trường Quốc tế đồng thời chưa có thống kê, tổng kết cụ thểtheo từng nhóm ngành Điều này khiến cho Bức tranh về ngành công nghiệpcơ khí Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn chưa được hoàn thiện Nhân thức

Trang 3

được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Pháttriển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nshập kinhtế quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hiện nay, có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về sự phát triển Côngnghiệp cơ khí Cụ thể là đề án “Giải pháp phát trể xuất khẩu một số sản phẩmcơ khí Việt Nam đến năm 2015” của Ths Phạm Thị Cải- năm 2005, “ Đánhgiá tổng quát hiện trạng cơ khí Việt Nam và để xuất giải pháp phát triểnngành cơ khí giai đoạn 2000-2010” của Hội Khoa học Kỹ Thuật cơ khí ViệtNam, “ Đánh giá trình độ khoa hoc Công nghệ ngành cơ khí chế tạo ViệtNam” của TS Nguyễn Đình Trung, Viện nghiên cứu cơ khí- năm 2005 Nhìnchung các đề tài trên đều tập trung khai thác một khía cạnh nào đó của Côngnghiệp cơ khí trước thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế mà chưa có một đề tài cụthể nào đánh giá chung về toàn ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì vậy, theo những thông tin có được thì đề tài “Phát triển ngành Côngnghiệp cơ khí Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế” là đề tài duy

nhất đề cập một cách toàn diện, sâu sắc hiện trạng cũng như xu hướng pháttriển Công nghiệp cơ khí trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế.

Trang 4

 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển chongành công nghiệp cơ khí Việt Nam

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨUa Đối tượng nghiên cứu:

Khóa luận nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệpcơ khí Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên cơ sởphương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMac- Lênin, các phương pháp toán thống kê, phương pháp phân tích tổnghợp, phương pháp biểu đồ, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát vàmột số phương pháp kinh tế khác.

6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt,Danh mục bảng,Danh mục hình Kết cấu của khóa luận chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển ngànhcông nghiệp cơ khí

Chương 2: Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam.Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành Công nghiệpcơ khí Việt Nam đến năm 2020.

Trang 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp cơ khí thế giới

1.1.1 Vài nét sơ lược về qúa trình phát triển công nghiệp cơ khí Thế giới

Nền công nghiệp cơ khí Thế giới đã có một lịch sự phát triển lâu đời.Người đặt nền móng cho nền Công nghiệp này là James Watt, bởi ông là nhânvật tiêu biểu nhất của nền công nghiệp cơ khí nước Anh, nơi khởi nguồn chosự phát triển ngành cơ khí chế tạo của nhân loại cách đây gần 250 năm Vớisự ra đời của Động cơ bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới năm 1765 củaJames Watt, ngành cơ khí non trẻ của nước Anh đã có một diện mạo mới thaythế cho nền công nghiệp cơ khí vốn đang còn rất thô sơ Dựa vào nguyên lýcủa James Watt, công nghệ chế tạo máy móc của nước Anh phát triển nở rộvà trở thành đầu tầu thúc đẩy nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Italia cùng phát triển theo Các máy công cụ ra đời giúp cho con người sản xuấtđược hàng loạt xilanh, pittông, khung máy, ốc vít, bàn tiện, bàn ren Nhờ đó,ngành cơ khí lắp ráp được hàng loạt máy móc riêng lẻ, máy móc thay thế dầnlao động chân tay trong đó phải kể đến các mốc lịch sử quan trọng như là:

Năm 1800, tàu biển chạy bằng hơi nước được chế tạo thành công Đâyđược coi là cuộc cách mạng ngành hàng hải.

Năm 1801, ngành công nghiệp cơ khí có thêm một phát minh mới củaJaka là áp dụng phiếu đục lỗ, thông qua các phiếu đục lỗ đã được lập trình màmáy móc phải hoạt động theo các lỗ đã lập trình sẵn đó Phát minh này tuycòn sơ khai, nhưng có ý nghĩa mở đường cho hướng tự động hóa trong ngànhcơ khí kể từ đó

Năm 1805, động cơ hơi nước công suất lớn do kỹ sư Tri-oai chế tạo,mở ra triển vọng lớn cho ngành giao thông vận tải Mười năm sau, năm 1815,Laenec phát minh ra ống nghe và ngay sau đó ngành cơ khí sản xuất thiết bị

Trang 6

cho ngành y tế, bắt đầu phát triển mà khởi đầu là sản xuất hàng loạt ống nghecho bác sĩ ở khắp châu Âu để chuẩn đoán bệnh

Năm 1820, Niepse phát minh ra máy chụp ảnh, mở đường cho ngànhcơ khí chính xác và quang học phát triển Chẳng bao lâu sau, nó đã đưa ra thịtrường với hàng loạt máy chụp ảnh phục vụ cho nhu cầu xã hội.

Năm 1929, nhờ có loại động cơ hơi nước công suất lớn, người ta đã chếtạo ra chiếc đầu tầu xe lửa đầu tiên, đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc cáchmạng trong ngành giao thông đường bộ Cũng phải nói thêm rằng, mới đầu,chiếc xe lửa này được chạy trên đường bộ và phải có một người đàn ông khoẻmạnh chạy trước đầu tầu để hô hoán, dẹp đường, báo cho khách bộ hành tránhxa để xe chạy Do sự phiền phức và an toàn như vậy nên chỉ ít lâu sau loại“đầu tầu xe hỏa chạy bằng động cơ hơi nước đi trên đường bộ” phải đình chỉhoạt động Sự cấm đoán này của nhà đương cục làm nảy sinh ra ý tưởng kỹthuật mới: cho tầu hỏa chạy trên đường ray Vậy là chẳng bao lâu sau, chiếcxe hỏa đầu tiên chạy trên đường ray ra đời, nối hai thành phố của Anh làDaclinton và Stocton lại với nhau, mang đến tràn ngập niềm vui cho dânchúng của hai thành phố này.

Năm 1830, chiếc tầu thuỷ chạy bằng hơi nước công suất lớn lần đầutiên ra đời Ngay sau đó, nó đã lập được kỷ lục: Vượt Đại Tây Dương đi từchâu Âu sang châu Mỹ Ngành cơ khí đóng tầu còn có thêm một sáng tạođáng nhớ nữa, đó là năm 1810 đã chế tạo thành công chiếc chân vịt đầu tiênđể thay thế bánh lái và con tầu vượt đại dương đầu tiên đã được áp dụng kỹthuật này.

Có thể nói, ngành công nghiệp cơ khí phát triển mạnh đã tạo ra cuộc“cách mạng hóa” các điều kiện sống và làm việc trong hoạt động kinh tế – xãhội của thế giới thời đó Đối với các nhà khoa học ngày nay thì có một cáchnhìn khái quát riêng, họ cho rằng: trên thế giới đã và đang diễn ra 3 cuộccách mạng khoa học công nghệ mà trong đó cơ khí đóng vai trò then chốt.

Trang 7

Cuộc cách mạng thứ nhất: Nổ ra đầu tiên ở nước Anh vào khoảng

giữa thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng này đã thay lao động thủ công bằng sửdụng máy móc Nó còn được gọi là bước khởi đầu của thời đại “cơ khí hóa”.Thành tựu nổi bật nhất của nó chính là phát minh ra máy hơi nước làm tăngnăng suất lao động.

Cuộc cách mạng thứ hai: Từ cuối thế kỷ thứ XIX đến những năm 30

của thế kỷ XX Nó ứng dụng rộng rãi sức điện, phát minh động cơ đốt trong,điện khí hóa.

Cuộc cách mạng thứ ba: từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Nó ứng dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, tự động hóa đặc biệt là công nghệ thôngtin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, hạt nhân, công nghệ vũ trụ

1.1.2 Những xu hướng chính trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới

Quốc tế hoá quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí

Trong những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra quá trình Toàn cầuhoá kinh tế, trước hết phải nói đến nền công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngànhcơ khí điện tử và công nghệ thông tin Do quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ranhanh chóng, nên linh phụ kiện của các sản phẩm như thiết bị ô tô, thiết bịthông tin… có thể được phân bố sản xuất ở nhiều nước, làm cho mỗi nước cóthể phát huy ưu thế của mình về mặt kỹ thuật, giá thành lao động và nguồn tàinguyên sẵn có, khiến cho sản phẩm cuối cùng trở thành “ sản phẩm quốc tế ”mang nhãn hiệu nhiều nước, tạo ra ưu thế cạnh tranh về kỹ thuật và giá thànhrất rõ ràng Có thể lấy ví dụ công ty sản xuất máy bay Boeing (Hoa Kỳ)chiếm giữ vị trí độc quyền trên toàn cầu, song các lĩnh vực sản xuất phụ kiệncủa hãng máy bay này cung do hàng chục nước và khu vực sản xuất, nênchính các công ty đa quốc gia tầm vóc lớn này thể hiện bản chất, đặc điểmquá trình Quốc Tế hoá rất rõ ràng.

Trang 8

Với sự cạnh tranh không ngừng giữa các quốc gia, đặc biệt là các nướcđang phát triển cũng như sự điều phối của chính phủ các nước này, hoạt độngcủa các công ty xuyên quốc gia từ chỗ hầu hết chống lại chuyển thành dungnạp, kết nạp, hoan nghênh và hợp tác Sự chuyển biến này đã góp phần đẩynhanh tiến trình phân công quốc tế và toàn cầu hóa kỹ thuật.

Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất sản phẩm cơ khí

Thế kỷ 21 là thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng,kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ Khoa học Công nghệ và xã hộithông tin, coi trọng bảo vệ môi trường khiến cho vị trí của ngành cơ khí chếtạo được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt Những yêu cầu đối với sảnxuất cơ khí ngày càng cao theo những xu thế:

- Sản phẩm mang tính toàn cầu hóa- Giảm chu kỳ tuổi thọ sản phẩm- Nhu cầu sử dụng đa dạng

- Thị trường lớn và có tính cạnh tranh cao

- Tin học hóa và trí tuệ hóa mọi khâu trong sản xuất và lưu thông- Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường

Với những yêu cầu nêu trên, các nhà sản xuất cơ khí hàng đầu Thế giớinhư Mỹ, Đức, Nhật Bản vẫn nâng cao chế tạo sản phẩm cơ khí có hàm lượngCông nghệ cao vào các cơ sở sản xuất tại các thị trường nước mình đồng thờiđưa một số bố phận lắp ráp sang các thị trường mới nổi với mục đích tạo tínhtoàn cầu hóa, giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻđồng thời nâng cao lợi nhuận để quay vòng tiếp tục đầu tư vào hoạt độngNghiên cứu và phát triển (R&D) Thị trường mới nổi bao gồm: các nước châuMỹ latinh, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và các thị trường khác ở Nam Á.

Hoạt động Mua lại và Sáp nhập

Trang 9

Hiện nay, hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành công nghiệp cơkhí toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ Rất nhiều các nhà sản xuất máy móclớn hàng đầu thế giới đã kết hợp lại với nhau, cùng hợp tác Hoạt động nàyđược nhìn thấy rõ rệt nhất là qua ngành cơ khí ô tô Ba nhà sản xuất ô tô lớnnhất của Mỹ (GM, Ford, Chrysler) đã sáp nhập với nhau, trong một vàitrường hợp đã thiết lập những chiến lược hợp tác kinh doanh với các nhà sảnxuất ô tô ở châu Âu và Nhật Bản Sư sáp nhập của Chrysler Daimler-Benz làsự sáp nhập đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô châu Âu với mục đích củng cốvị trí trên thị trường Mỹ Gần đây nhất, vào đầu năm 2009, hiệp hội các đại lýtiêu thụ xe tại Mỹ (AIADA) thông báo hãng sản xuất xe Trung Quốc- Geelychắc chắn sẽ đề nghị mua lại thương hiệu Volvo của Ford trong nỗ lực muốnmở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường ô tô quốc tế trong thời khủnghoảng.Nếu thương vụ trên thành công, Geely muốn giữ Volvo như mộtthương hiệu xe quốc tế thay vì tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Xu hướng liên kết giữa cơ khí và điện tử tạo thành lĩnh vực cơ khíđầy tiềm năng – Cơ điện tử

Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật Bản xuất phát từ nhu cầu pháttriển các sản phẩm cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện, điệntử, công nghệ thông tin và điều khiển hệ thống Sự tích hợp này tạo nên mộtcông nghệ mới, trong đó có sự chuyển biến về chất của tư duy công nghiệpmà trọng tâm là tư duy công nghệ tạo nên đổi mới và xúc tiến các phươngpháp giải quyết những vấn đề kỹ thuật tổng hợp Công nghệ này đã tạo ranhiều sản phẩm mới và đã cung cấp giải pháp tăng hiệu quả và tính năng củathiết bị công nghiệp, dân dụng Từ đó đến nay, cơ điện tử đã phát triển khôngngừng, nhất là khi kỹ thuật vi xử lý ra đời đã làm cho cơ điện tử có vai tròquan trọng trong khoa học và công nghệ Sản phẩm cơ điện tử ngày càng tíchhợp trong nó nhiều công nghệ cao hơn, mức độ thông minh ngày càng mạnh

Trang 10

và kích thước ngày càng được rút gọn Đây là ngành rất quan trọng và khôngthể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.

1.1.3 Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới

Sự phát triển của thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khíđã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định hính sách để hoạch định các chiếnlược kinh doanh Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí điểnhình nhất và dễ nhận thấy nhất là thương mại quốc tế trong lĩnh vực sản xuấtvà lắp ráp ô tô Vào những năm 1970, 1980, ngành công nghiệp ô tô của Mỹphải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.Đặc biệt là từ nhà sản xuất Nhật Bản Sự suy giảm của nền công nghiệp ô tônội địa cộng thêm sự gia tăng về nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản khiến chính phủMỹ đã phải đưa ra các chính sách để bảo hộ nền sản xuất nội địa, trong đó chủyếu là áp dụng hạn ngạch Trong giai đoạn khủng hoảng dầu, nhiên liệu dùngcho xe ô tô sản xuất tại Nhật có nhu cầu cao ở Mỹ Thêm vào đó, ba tập đoànô tô lớn của Mỹ lại không mấy mặn mà trong việc sản xuất ô tô cỡ nhỏ đã làmcho nhu cầu nhập khẩu xe từ Nhật Bản tăng mạnh Những ước tính vào nămđầu 1980 mỗi năm các nhà sản xuất xe ô tô Nhật thu về 5 tỷ USD từ hạnngạch nhờ việc bán những loại xe ô tô nằm trong hạn ngạch giá cao Các nhàsản xuất ô tô chính của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan đã vượt quanhững rào cản hạn ngạch để đầu tư vào thị trường Mỹ Ngược lại với các nhàsản xuất Nhật Bản, các công ty ô tô Mỹ chủ yếu phục vụ cho thị trường nộiđịa Trong giai đoạn áp dụng hạn ngach, khi các nhà sản xuất Nhật giảm giáxe tại thị trường Mỹ khiến các nhà sản xuất ô tô nội địa không có khả năngcạnh tranh Nhờ vào năng suất cao và hiểu quả, các nhà sản xuất ô tô NhậtBản đã giành được quy mô đáng kể mà các nhà sản xuất ô tô nội địa Mỹkhông thể đạt được Hiện nay các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang thực hiện táicơ cấu ngành, bắt đầu đầu tư tại nước khác nhằm lấy lại thị phần toàn cầu.Trong khi đó, các quốc gia Đức, Nhật Bản, Canada nổi lên như là những nhàxuất khẩu chính vào thị trường Mỹ.

Trang 11

Có phần khác biệt hơn so với Mỹ và Nhật Bản, nước Đức không dựa vàothị trường hay hạn ngạch mà dựa vào kẽ hổng của tỷ giá hối đoái để pháttriển Vào những năm 1997, nền kinh tế Thế giới lâm vào tình trạnh khủnghoảng tài chính, nền kinh tế phát triển yếu, đồng Euro mạnh, phí tổn lao độngcao, cạnh tranh mạnh từ các nước có lương thấp Nhưng ngành kỹ nghệ lớnnày của Đức, với 900.000 nhân công, đã biết sử dụng những năm tháng khókhăn để tiếp tục phát triển mạnh hơn Không một ngành nào mà sự trang bịtrước sự toàn cầu hóa tốt hơn ngành cơ khí chế tạo máy Khoảng 19% xuấtkhẩu máy móc trên thế giới là từ Đức, chỉ 15% từ USA Đáng ngạc nhiên nhấtlà ngành cơ khí nước này không bị ảnh hưởng mạnh bởi đồng Euro có nghĩalà ngành cơ khí Đức không bị ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Bởi chính cácnhà sản xuất của Đức đã sớm nhận ra tầm quan trọng của hệ thống máy móccó thể giảm được phí tổn sản xuất mạnh như thế nào Quan trọng hơn cả giácả và tỉ giá hối đoái là mối quan hệ phụ thuộc giữa khách hàng và nhà cungcấp Nhiều nhà máy cơ khí Đức cung cấp sản phẩm mà những sản phẩm nàylà kết quả của một sự làm việc và phát triển quan hệ khách hàng lâu dài nhiềunăm Theo Ralph Wichers- chuyên gia của VDMA- thì khi mà khách hàng vànhà cung cấp đã có liên hệ chặt chẽ thì không thể một sớm một chiều kháchhàng có thể chuyển sang nơi khác Do vậy, các nước dùng đô la không cókhả năng nào khác hơn là mua tiếp máy móc Đức vì tại nước họ lúc đó khôngcó một nhà máy cơ khí nào khác.Theo như lời nhận xét của giám đốc hãngDolmar tại Hamburg – hãng sản xuất máy móc cho lâm nghiệp và vườn tược-thì sự yếu kém của đồng đô la lại có tác dụng tích cực Họ đã tìm cách muakhoảng một phần ba sản phẩm và xuất khẩu khoảng 15% sang các nước dùngđồng đô la Hơn nữa, nhiều hãng kết hợp nhiều mô hình với nhau Bên cạnhtài khoản giờ, còn có hợp đồng lao động có hạn định và hệ thống làm việcuyển chuyển hơn Qua đó, họ có thể đối phó với những thay đổi của sự pháttriển nền kinh tế Ngày nay, các hãng cơ khí Đức đưa dây chuyền sản xuấtsang các nước có mức lương thấp hay mua sản phẩm tại các nước này Theothống kê, cứ bốn hãng thì có một hãng đưa nhiều phần sản xuất ra nước ngoài.

Trang 12

Hơn một nửa các hãng đã lên kế hoạch cho việc này Phần lớn các hãng muasản phẩm từ các nước Đông Âu, Trung Quốc hay Ấn Độ Những hãng nhưThyssen-Krupp Uhde hay SMS Demag đã lên kế hoạch tại Trung Quốc và ẤnĐộ Các nước Trung Đông Âu cũng đang tạo ra được sức thu hút mạnh đốivới Đức

1.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp cơ khí

1.2.1 Khái niệm về ngành Công nghiệp cơ khí

Theo từ điển Encarta , Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, làlĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến"cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây làhoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ củacác tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật Một nghĩa rất phổ thông khác

của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vậtthể) tạo ra trở thành hàng hóa" Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế

chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành côngnghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điệnảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v.Điều này cho thấy hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, vì vậy có rất nhiềucách phân loại công nghiệp:

 Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệpnặng (công nghiệp sử dụng nhiều vốn để sản xuất máy móc phục vụ cácngành nghề sản xuất khác) và công nghiệp nhẹ (công nghiệp sử dụng nhiềulao động để sản xuất hàng phục vụ người tiêu dùng cuối cùng).

 Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ôtô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, công nghiệp tàu thủy…

 Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trungương…

Trang 13

 Theo hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh và Hoa Kỳkhông có mục công nghiệp riêng Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạtđộng kinh tế Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế của hai nước này,công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế TheoColin Grant Clark – nhà kinh tế học người Anh thì khu vực thứ hai của nềnkinh tế sử dụng những đầu vào là sản phẩm của khu vực thứ nhất để gia công,chế biến thành những sản phẩm hoàn chỉnh và phù hợp cho người tiêu dùngvà các xí nghiệp sử dụng (để gia công, chế biến) Nòng cốt của khu vực thứhai là các ngành chế tạo máy và xây dựng.

Như vậy, dựa vào cách phân loại ngành Công nghiệp của Encarta và

Wikipedia, Công nghiệp cơ khí thuộc ngành Công nghiệp nặng hay làngành công nghiệp thuộc khu vực thứ hai của nền kinh tế (theo quan điểmcủa Anh và Mỹ) Do đó, ngành Công nghiệp này gắn liền với quá trình sản

xuất máy móc, phương pháp công nghệ gia công kim loại, hợp kim để chế tạocác chi tiết hoặc kết cấu máy Quá trình sản xuất chế tạo đó bao gồm nhiềucông đoạn khác nhau được tóm tắt như sau:

Trang 14

Hình 1: Sơ đồ quá trình sản xuất cơ khí

(Nguồn: Giáo trình cơ khi Đại Cương)

Giải thích một số thuật ngữ trong mô hình trên:

 Phôi là một danh từ kỹ thuật có tính chất quy ước chỉ vật phẩm đượctạo ra của một quá trình sản xuất này chuyển sang một quá trình sản xuấtkhác Ví dụ: quá trình đúc, là quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khikim loại đông đặc trong khuôn ta nhận được một vật đúc kim loại có hìnhdáng kích thước theo yêu cầu Những vật đúc này có thể là: - Sản phẩm củaquá trình đúc - Chi tiết đúc: nếu như không cần gia công cắt gọt nữa - Phôiđúc: nếu vật đúc phải qua gia công cắt gọt như tiện, phay bào… Như vậytrong trường hợp này sản phẩm của đúc được gọi là phôi đúc của quá trình giacông cơ khí Hiện nay các phương pháp chế tạo phôi trong sản xuất cơ khíbao gồm đúc; gia công áp lực (rèn, dập) và hàn, cắt kim loại bằng khí, hồquang điện, tia lửa điện, lade.

 Chi tiết máy là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưngcủa nó là không thể tách ra được và đạt mọi yêu cầu kỹ thuật Chi tiết máyđược coi là sản phẩm khi nó là vật phẩm được tạo ra cuối cùng của một cơ sởsản xuất.Hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyênlý máy nhất định (liên kết động hay liên kết cố định) được gọi là bộ phậnmáy Bộ phận máy có nhiệm vụ nhất định trong máy được gọi là cơ cấumáy.Ví dụ: đĩa, xích, líp của xe đạp tạo thành cơ cấu chuyển động xích trongxe đạp

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển Công nghiệp cơ khí

Một quốc gia có nền Công nghiệp cơ khí phát triển khi các sản phẩmcủa quốc gia đó có sức cạnh tranh hay là có lợi thế cạnh tranh mạnh trên thịtrường trong nước và quốc tế, nó biểu hiện ở việc sản phẩm của nước đó đượcngười dân đón nhận, được nước ngoài quan tâm đặt hàng nhập khẩu Phạm trù

Trang 15

“sức cạnh tranh” là phạm trù thuộc tính của kinh tế thị trường Theo các nhàkinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi củacác chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắngtrong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh củacác tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từngchủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủthể với nhau Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêucầu sống còn của doanh nghiệp Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đốivới các doanh nghiệp sản xuất cơ khí bởi sản phẩm cơ khí sản xuất ra để tiếpđáp ứng nhu cầu thị trường dù là gián tiếp hay trực tiếp Hơn nữa, khi đánhgiá nền Công nghiệp cơ khí có đủ sức cạnh tranh tốt hay không người tathường dựa vào các tiêu chí về khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm,nguồn nhân lực và vốn Đây cũng là bốn tiêu chí cơ bản nhất và có tác độngqua lại với nhau góp phần thúc đẩy thị trường sản xuất và tiêu thụ cơ khítrong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài Thông qua đó tạo nên nềnCông nghiệp cơ khí phát triển mạnh

1.2.2.1 Tiêu chí về khoa học công nghệ

Trong suốt lịch sử loài người, sự phát triển của ngành công nghiệp cơkhí rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăngthêm lao động và vốn, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi côngnghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và vốncó thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ đã tạonên những bước đột phá trong phát triển các sản phẩm cơ khí chế tạo, cơ khíchinh xác và tạo điều kiện để sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao cónhững bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Tuynhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu;

Trang 16

công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ"phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sángchế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng Hiệnnay, các quốc gia thường đánh giá trình độ phát triển Khoa học Côngnghê qua bốn thành tố T(techware)- kỹ thuật, H(humanware)- con người,I(infoware)- thông tin và O (organware)- tổ chức

Thành tố kỹ thuật – Technoware (T)

Thành tố kỹ thuật là thành tố dùng để đánh giá các công cụ và các

phương tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩmmong muốn Technoware bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu (Trangthiết bị) và hệ thống xử lý thông tin (Công nghệ).

- Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ họctheo thiết kế của máy móc thiết bị.

- Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể đượcxây dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần Thiết bị Trongmột vài trường hợp, nó có thể không có trong thành phần này Hệ thống gồmba giai đoạn: nhận biết – phân tích – xử lý.

Thành tố con người- Humanware (H)

Thành tố con người là kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất biểu hiện vềmặt con người của công nghệ Tầm quan trọng của kỹ năng dựa trên ba điềucơ bản:

- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vàlà nguồn gốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.

- Con người có trí thông minh (không như máy móc) Do đó, họ có khảnăng suy nghĩ, phân tích, sáng tạo và phát triển thông tin cần thiết để tạo ra sựsung túc, giàu có.

Trang 17

- Năng suất lao động của con người có thể tăng hoặc giảm do môitrường làm việc.

Thành tố thông tin – infoware (I)

Thành tố thông tin biểu thị việc tích luỹ kiến thức bởi con người Dù có tổchức tốt, “Con người” cũng không thể sử dụng “Máy móc” hiệu quả nếu không cócơ sở “Thông tin, tài liệu” Inforware được chia làm ba loại:

- Thông tin chuyên về thiết bị: thông tin cần cho việc vận hành, bảo trìvà cải tiến.

- Thông tin chuyên về con người: thông tin về những hiểu biết và đánhgiá về quy trình sản xuất và thiết bị được sử dụng.

- Thông tin chuyên về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sửdụng hiệu quả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn củaTechnoware và Humanware.

Thành tố Tổ chức Orgaware (O)

Orgaware đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực tiễn, và bố trí để vận

hành hiệu quả việc sử dụng thành tố kỹ thuật và thành tố con người Nó có thểđược thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức côngviệc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc.

1.2.2.2 Tiêu chí về vốn

Vốn là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ vốn màngười lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ vốntrên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Vốn không chỉ là máymóc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn là vốn cố định xã hội,những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển Để có được vốn,phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai Điều này đặcbiệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, thực tế cho thấy những quốc gia có

Trang 18

tỷ lệ đầu tư vốn cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững trongphát triển Công nghiệp cơ khí- một ngành công nghiệp đòi hòi thời gian đầutư lâu dài và kiên trì

1.2.2.3 Tiêu chí về nguồn nhân lực

Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luậtcủa đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của ngành công nghiệp cơ khí.Hầu hết các yếu tố khác như vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể muahoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự.Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉcó thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa,có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tànphá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết vốn bị pháhủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồivà phát triển kinh tế một cách ngoạn mục Một ví dụ là nước Đức, "một lượnglớn vốn của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuynhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại Với nhữngkỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945 Nếu khôngcó số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thờihậu chiến."

1.2.2.4 Tiêu chí về chất lượng sản phẩm cơ khí

Để đánh giá chất lượng của sản phẩm cơ khí, hầu hết các quốc gia trênthế giới đều áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế “Tiêu chuẩn là một tàiliệu kỹ thuật do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ranhững nguyên tắc và hướng dẫn mang tính tự nguyện áp dụng về những đặctính của sản phẩm, quá trình hoặc phương pháp” - Ts Steven.R.Wilson Tiêuchuẩn sản phẩm với yêu cầu chất lượng cao đã thúc đẩy sự đổi mới công nghệsản xuất Tiêu chuẩn hoá là cơ sở để phát triển, mở rộng mạng lưới.Các hệ

Trang 19

thống thông tin phải có khả năng mở rộng về dung lượng, năng lực cung cấpdịch vụ, chất lượng dịch vụ và khả năng kết nối mạng.Trên cơ sở tiêu chuẩnđể lựa chọn các hệ thống thông tin đường trục tốc độ cao làm tiền đề để xâydựng xa lộ thông tin đáp ứng cho việc mở rộng nhanh mạng lưới và đa dạnghoá các loại hình dịch vụ So với các ngành công nghiệp khác, vai trò củaTCH đối với ngành cơ khí chế tạo máy đã thể hiện khác rõ nét hơn Ví dụ:bulông, đai ốc có cùng kích thước lại không lắp lẫn được với nhau, xích xeđạp được chế tạo tại Trung Quốc hoặc Nhật Bản lại không lắp được với cácxe đạp chế tạo tại Việt Nam hoặc đầu máy xe lửa chế tạo tại Ấn Độ lại khôngchạy được trên đường sắt của Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác Hệthống TCH trước đây chỉ áp dụng phần nhiều cho các chi tiết, cụm chi tiếtnhỏ lẻ và một số thiết bị máy móc công nghiệp cơ khí truyền thống (VD: cácmáy gia công kim loại bằng cắt gọt, máy động lực, các phương tiện cơ giớigiao thông đường bộ, các máy móc thiết bị điện ) Hiện nay, do tác dụng vàlợi ích của nó đã mang hiệu quả và ý nghĩa kinh tế không nhỏ, hệ thống TCHtrong ngành Cơ khí Chế tạo không còn bó hẹp như trên nữa Một ví dụ đơngiản tiêu chuẩn hoá trong khâu tư vấn, tính toán và thiết kế các hệ thống thiếtbị cơ khí, có thể đơn giản và giảm bớt từ 10 đến 15% khối lượng công việc dosử dụng các chi tiết và cụm chi tiết được tiêu chuẩn, được thống nhất Trongcông nghiệp chế tạo cơ khí, quá trình lắp ráp và đặc biệt việc thay thế sửachữa các phụ tùng cơ khí đòi hỏi sử dụng tiêu chuẩn, không thể thiếu tiêuchuẩn và thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá khá cao, hiệu quả mang lại có ýnghĩa kinh tế tốt.Tiêu chuẩn áp dụng phổ biến nhất hiện nay là ISO 9000 Bộtiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn Trong đó tiêu chuẩnchính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầuđối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng khisản xuất sản phẩm cơ khí của mình.

Trang 20

1.3 Sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp cơ khí

Thứ nhất, Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nềntảng cho sự phát triển kinh tế Như chúng ta đã biết, vào những năm 80 của

thế kỷ 20 trên toàn cầu đã xuất hiện nhiều ngành Công nghiệp mới đặc biệt làsự đột phá của Công nghệ sinh học, tin học, vật liệu Vì vậy, ngành côngnghiệp cơ khí đã bị xem nhẹ Năm 1993, sau khi tổng kết đánh giá Hội kỹ sưcơ khí Mỹ đã ra lời kêu gọi toàn xã hội rằng: “Ngành cơ khí chế tạo hiện nayphải được phát triển lại” và dùng con số đơn giản nhất để khuyên người dânMỹ rằng hơn nửa nguồn giá trị tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động kinhdoanh năm 1992 của nước Mỹ là do ngành cơ khí đem lại Điều này đã làmcho hầu hết người dân Mỹ kinh ngạc vì qua một thời gian dài đã không hiểuđược sự thật đơn giản này Có thể nói rằng, nhân dân Mỹ đạt được sự thịnhvượng như hiện nay công lao chủ yếu do ngành cơ khí đem lại Theo thôngbáo mới nhất của Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển, liên tục với tỷ lệtăng trưởng cao những năm qua thì ngành cơ khí chế tạo đã chiếm tới 1/3tổng sản phẩm xã hội,đóng góp tới 90% kim ngạch xuất khẩu.

Thứ hai là Công nghiệp cơ khí tạo động lực thúc đẩy các ngành Côngnghiệp khác phát triển Công nghiệp cơ khí cung cấp máy móc thiết bị cho

mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng Bởi bất cứ lĩnh vực nào cũng đều cầnphải có sự hỗ trợ từ các sản phẩm cơ khí để nâng cao năng lực sản xuất.Có thểkể đến là Sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây dựng như cấu kiện xây dựng,ống thép, ống gang cầu, cửa sắt, xà gồ, máy trộn vữa…; Sản phẩm cơ khíphục vụ sản xuất nông nghiệp như máy nổ, máy cày bừa, máy chế biến thứcăn, thiết bị bơm nước, nuôi tôm; Sản phẩm cơ khí tiêu dùng như quạt điện,tivi, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy sưởi, máy in, linh kiện điện tử; Sảnphẩm cơ khí ô tô, xe gắn máy, tàu thủy Như vậy, ngành Công nghiệp cơ khí

Trang 21

phát triển sẽ trực tiếp kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành công nghiệpkhác như Công nghiệp ô tô, công nghiệp tàu thủy, công nghiệp thực phẩm….

Thứ ba, Công nghiệp cơ khí tạo ra việc làm người dân lao động Theo

như đánh giá của Trung Quốc, một quốc gia có hơn 1 tỷ dân, thì lao độngtrong ngành cơ khí hiện nay chiếm 83,43 triệu người Tại Việt Nam, số laođộng trong ngành cơ khí cũng chiếm hơn 10% tổng số người lao động toànquốc Điều này cho thấy, nếu công nghiệp cơ khí không phát triển sẽ dẫn tớihàng loạt người lao động trong ngành cơ khí không có việc làm Hơn nữa, dođặc thù là tạo động lực thúc đẩy cho các ngành công nghiệp khác, khi ngànhcơ khí kém phát triển, các ngành công nghiệp khác cũng sẽ trì trệ theo, nhucầu người lao động ngày càng giảm mạnh Do đó, phát triển mạnh Côngnghiệp cơ khí sẽ giải quyết được phần lớn vấn đề việc làm cho người dân laođộng.

Thứ tư, phát triển Công nghiệp cơ khí tạo nguồn thu ngoại tệ Một

quốc gia với nền cơ khí mạnh sẽ có khả năng tự chủ sản xuất không nhữngkhông phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhập khẩu mà còn xuất khẩumạnh sang các nước khác trên thế giới Xuất khẩu mạnh dẫn tới lượng ngoạitệ đổ vào trong nước càng nhiều làm khả năng dự trữ ngoại tệ càng cao giúpchính phủ có thể điều tiết được tỉ giá hối đoái trên thị trường và ổn định nềnkinh tế Ví dụ, chính phủ Nhật Bản thấy rằng hối suất đồng yên không nên đểcho đắt quá, cũng không nên rẻ quá đối với đồng Đô la, cứ để trong khoảng từ100 yên tới 120 yên trên một Đôla Mỹ là vừa Nếu khi thấy Đôla Mỹ xuốngthấp (99 yên đổi được một đô la Mỹ), Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sẽbỏ tiền Nhật ra mua Đô La Mỹ, nâng giá Đô la Mỹ lên Ngược lại, nếu thấygiá đồng yên xuống quá, 125 yên mua được một đồng Đô la Mỹ, Ngân hàngTrung Ương Nhật Bản sẽ bỏ tiền Đô la Mỹ ở trong kho dự trữ ngoại tệ ra đểnâng giá đồng Yên lên

Trang 22

Với tầm quan trọng đặc biệt như đã nêu trên, phát triển Công nghiệp cơkhí có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

1.4 Cơ hội và thách thức đối với nền Công nghiệp cơ khí Việt Nam trongquá trình hội nhập kinh tế Quốc tế

1.4.1 Tiến trình hội nhập của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của ngành Công nghiệpcơ khí Việt Nam được nhìn nhận bằng quá trình tham gia các tổ chức, diễnđàn kinh tế Thế giới và khu vực cũng như những hiệp định thương mại songphương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện, Tiến trìnhhội nhập của Việt Nam được trình bày ở những điểm sau:

1.4.1.1 Cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lựcngày 10/12/2001 Theo đó, Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằmmở cửa thị trường

- Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ;

- Ðối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuấttrong nước (còn được gọi là “đối xử quốc gia”);

- Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạntừ 3 đến 7 năm;

- Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ;

- Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phépkinh doanh xuất nhập khẩu mọi hàng hoá;

- Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (vớilộ trình từ 3-6 năm)

Trang 23

- Ðảm bảo doanh nghiệp nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO.Theo phụ lục B1 của Hiệp định này, lịch trình loại bỏ hạn chế số lượngnhập khẩu hàng cơ khí là từ 3 cho đến 7 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệulực Trong đó, phụ tùng xe đạp là 3 năm, ô tô chở 10 người trở lên kể cả lái xelà 5 năm, tàu vận chuyển người hoặc hàng trọng tải 5000DWT là 5 năm, độngcơ có công suất trên 30CV là 6-7 năm.

Tại phụ lục B3 về hàng hóa cấm nhập khẩu, Việt Nam cấm nhập mộtsố mặt hàng sau: ô tô có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyểnđổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam), phụ tùng đã qua sử dụng kể cả cácloại ô tô, xe hai bánh,ba bánh gắn máy kể cả các loại khung gầm của ô tô đãqua sử dụng, động cơ đốt trong đã qua sử dụng có công suất dưới 30CV,xehai bánh ba bánh gắn máy có dung tích từ 175cc trở lên Tuy nhiên, tùy theotừng trường hợp các loại động cơ này vẫn có thể nhập khẩu nếu có sự chophép của các cơ quan chức năng

Tại phụ lục D1 về lịch trình bãi bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhậpkhẩu và phân phối sản phẩm công nghiệp quy định với từng mặt hàng, thờigian để bãi bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu trong khoảng từ 0-5năm và thời gian để bãi bỏ hạn chế về quyền phân phối các sản phẩm côngnghiệp cơ khí là 5-7 năm.

Như vậy, thời gian bảo hộ ngành công nghiệp cơ khí trong nước theoBTA chỉ được đến năm 2006 (với việc nhập khẩu), 2007 (đối với việc kinhdoanh nhập khẩu), và năm 2008 (đối với hoạt động phân phối)

1.4.1.2 Cam kết trong khu vực Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Hiện nay, khu vực hiệp định mậu dịch tự do ASEAN gần như đã đượcthành lập Các quốc gia thành viên ASEAN đã tạo ra được bước tiến đáng kểtrong việc giảm thuế quan trong nội bộ khối thông qua chương trình ưu đãithuế quan có hiệu lực chung CEPT Hơn 9% các sản phẩm trong danh mục

Trang 24

giảm thuế (IL) của CEPT của các nước ASEAN-6 bao gồm: Bruney,Indonxia, Malayxia, Philipin, Singapore và Thái Lan đã giảm xuống còn 0-5% Các thành viên mới của ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar và ViệtNam là những nước tham gia muộn hơn, nên thời hạn để giảm thuế các mặthàng xuống còn 5% đối với Việt Nam là năm 2006, Myanmar và Lào năm2008, Campuchia vào năm 2010 Mức thuế quan 0% cho các nước ASEAN-6được thực hiện trước năm 2010, còn đối với Việt Nam, Lào, Myanmar vàCampuchia là trước năm 2015, một số mặt hàng nhạy cảm có thể gia hạntrước năm 2018.

1.4.1.3 Cam kết trong khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc

Vào ngày 12.6.2006, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định35/2006/QĐ-BTC về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất thuếnhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mạihàng hóa ASEAN- Trung Quốc Theo đó 9.133 mặt hàng sẽ tham gia thựchiện cắt giảm thuế kể từ ngày 1/1/2006 với mức thuế suất ACFTA theo đúnglộ trình giảm thuế của năm 2006 đã được quy định tại Hiệp định Thương mạihàng hóa và Biên bản ghi nhớ.

1.4.1.4 Cam kết với Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO

Trở thành thành viên của WTO vào ngày 7/11/2006, Việt Nam phảituân thủ theo nguyên tắc không phân biệt đối xử với:

 Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư.

 Quyền nhập khẩu hàng hóa, quyền kinh doanh. Quyền về thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu ô tô cũ đã qua sử dụng hợp pháp. Xóa bỏ cơ chế hai giá từ 31/12/2005.

Về việc cắt giảm thuế nhập khẩu sản phẩm cơ khí, theo chương 84 và85 của Biểu thuế cam kết WTO về các thiết bị cơ khí , máy phát điện, thiết bị

Trang 25

điện, các bộ phận của chúng Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuếsuất thuế suất đối với các loại động cơ đốt trong là 15-45 % tùy theo từng loạicông suất và dung tích xi lanh Bộ phận máy nén và quạt không khí giảmxuống còn 15-30% riêng bộ phận lọc không khí vẫn giữ nguyên mức thuế5% Thuế suất đối với máy điều hòa 15-30%, máy nông nghiệp 5-7%, các loạimáy giặt là 7-15%, máy phát điện 20-25% Một số loại máy phát điện đãđánh thuế nhập khẩu 0-10% vẫn được giữ nguyên mức thuế.

Theo chương 87 của Biểu thuế cam kết WTO đối với các loại xe ô tô,xe máy, xe đạp và thiết bị phụ tùng của chúng Một số loại xe nhập khẩu nhưxe ô tô nguyên chiếc chở người có khoang chở hành lý, xe ô tô 4 bánh, xescooter, xe mô tô địa hình giảm thuế suất từ 100% xuống còn 70% Xe đạphai bánh và các loại xe đạp khác giảm từ 80% xuống còn 45% Các loại phụtùng cho xe ô tô, xe đạp giảm xuồng còn 25-45% Riêng đối với xe cho ngườitàn tật không bị đánh thuế

Theo chương 89 của Biểu thuế cam kết WTO đối với các loại tàu thủy,thuyền Các loại tàu thuyền để vận chuyển hàng hóa và người giảm thuế từ15% xuống còn 10% Các loại tàu thuyền đã bị đánh thuế từ 0-10% vẫn giữnguyên mức thuế này.

Cũng theo Biểu thuế cam kết WTO trên, Việt Nam cam kết đến năm2014 sẽ cắt giảm hết các mặt hàng được cam kết Trong đó, có một số mặt hàngcó thời gian thực hiện cắt giảm đến cuối năm 2009 như máy quạt máy nén côngsuất thấp, đến cuối năm 2010 như các bộ phận lắp ráp xe đạp

Về trợ cấp hàng công nghiệp cơ khí, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàncác loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấpnội địa hóa Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấptrước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm.

Trang 26

1.4.2 Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Namtrong tiến trình hội nhập

1.4.2.1 Cơ hội đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam

Hội nhập kinh tế Quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội pháttriển cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp cơ khí nóiriêng Đó là tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng cácnguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và thị trường toàn cầu nhằm thúc đẩyphát triển Trong đó, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam cũng có những cơhội phát triển rất lớn đó là:

Thứ nhất là có điều kiện để tiếp cận các thành tựu khoa học và công

nghệ hiện đại, tiếp thu và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, có thời cơ để“Đi tắt đón đầu” trong một số lĩnh vực.

Thứ hai là có điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo,

nâng cao năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu khoa học công nghệ vàthiết kế trong nước.

Thứ ba là có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm

cơ khí mới, có khả năng cạnh tranh như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ, máy công cụ,phụ tùng máy móc thiết bị

Thứ tư là Hội nhập là cơ hội thúc đẩy cải cách hành chính, đổi mới

doanh nghiệp, đổi mới phương thức quản lý giúp cho doanh nghiệp nâng caonăng lực cạnh tranh của mình

Hiện nay, Việt Nam- một nước đang phát triển, nếu hội tụ đủ nhữngđiều kiện kinh tế xã hội nhất định, biết tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật,nắm được thời cơ và chọn đúng đường đi thích hợp thì chỉ trong một thời gianngắn có thể biến đổi từ lạc hậu thành tiên tiến Đặc biệt, với lợi thế về nguồnnhân lực và lợi thế của nước đi sau trong một khu vực mà khoa học côngnghệ, vốn đầu tư cùng với tri thức kinh doanh đang chuyển dịch mạnh mẽ,

Trang 27

ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được cùngvới việc nhận thức rõ những thách thức và tận dụng tối đa mọi cơ hội pháttriển trong quá trình hội nhập sẽ phấn đấu để đạt được những thành tích to lớnhơn nữa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.

1.4.2.2 Thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam

Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới- khu vực ĐôngNam Á và đứng trước xu thế toàn cầu hóa, có thể nói ngành Công nghiệp cơkhí Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và những thử thách hết sứckhắc nghiệt, cụ thể là:

Thứ nhất là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các quốc gia ASEAN như

Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malysia Điều đáng nói là nền Côngnghiệp cơ khí của Việt Nam dù đã có thời gian phát triển lâu dài, gần nhưsong song với các quốc gia nói trên Nhưng hướng đi sai lầm trong nhiều nămkhiến cho sự nghiệp Công nghiệp hóa đất nước chậm hơn so với Singapore,Đài Loan, Trung Quốc Điều đáng nói hơn nữa là trong hơn 10 năm qua,lượng vốn đổ vào đầu tư cho ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam tăng khôngđáng kể so với Trung Quốc – một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, thu hútngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài Ví dụ điển hình và dễ nhận thấy nhấtđó là sự phát triển của việc sản xuất và lắp ráp ô tô Trung Quốc hiện là trungtâm sản xuất ô tô lớn thứ 3 Thế giới với việc xuất khẩu hơn 8 tỷ USD ô tô vàphụ tùng, linh kiện khiến cho việc cạnh tranh của Việt Nam hết sức khó khăn.Bên cạnh đó, để thực hiện các cam kết hội nhập, Chính phủ Việt Nam phảiđưa ra chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, mở cửathị trường ô tô Điều này đồng nghĩa với việc ô tô nguyên chiếc cũng như linhkiện, phụ tùng ô tô của nước này sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với mức

Trang 28

thuế suất thấp, ưu đãi, tác động lớn đến nền Công nghiệp mới chuyển đổi củaViệt Nam.

Thứ hai là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

Thương mại Thế giới WTO đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp cơ khíViệt Nam phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Quốc tế.Các thành viên WTO gây áp lực buộc Việt Nam phải chấp nhận giảm thuếsuất cho các linh kiện nhập khẩu Mặt khác, với tư cách là thành viên củaWTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy tắc thương mại quốc tế, xóa bỏcác yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa

Thứ ba đó chính là những thách thức từ nội địa, Doanh nghiệp Việt

Nam thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ hoặc để đầu tư mớinhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càngcao của thị trường trong và ngoài nước Thiếu lực lượng nghiên cứu pháttriển, trước hết là lực lượng thiết kế, chế tạo Thiếu các tổng công trình sưhoặc kỹ sư trưởng cho các dự án thiết bị toàn bộ.Thiếu lực lượng lao động đãqua đào tạo Trong khi đó, các doanh nghiệp này vừa phải cạnh tranh trongkhi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trong nước còn yếu vừaphải tự sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, giải quyết lao động dôi dư.

1.5 Kinh nghiệm quốc tế phát triển công nghiệp cơ khí

1.5.1 Kinh nghiệm của Singapore

Khi mới tách khỏi Malaysia, tuyên bố thành lập quốc gia độc lập(1965), Singapore gặp không ít khó khăn, tài nguyên thậm chí cả nước ngọtrất khan hiếm; sản xuất nông nghiệp hầu như không có; các cơ sở sản xuấtcông nghiệp có không đánh kể; tình trạng tăng dân số cơ học với tốc độ nhanhkhông những làm cho một vấn đề xã hội trở nên phức tạp mà còn làm cho nạnthất nghiệp tăng lên với tỷ lệ cao Từ điểm xuất phát không mấy thuận lợi nhưvậy, nhưng chỉ sau ¼ thế kỷ, nền kinh tế Singapore đã nhanh chóng khôi phục

Trang 29

và phát triển đưa Singapore trở thành một trong những “Con Rồng” ở khu vựcChâu Á Sự tăng trưởng vượt bậc của Singapore trong thời kỳ này không thểkhông kể đến những đóng góp to lớn của ngành Công nghiệp cơ khí trong quátrình Công nghiệp hóa đất nước Chiến dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế củaSingapore trong quá trình Công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ lớn:

Thời kỳ 1966- 1980: Đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng cao và với

đặc trưng phát triển mạnh của ngành gia công lắp ráp, sử dụng nhiều laođộng.Trong đó phát triển nhất là các ngành: đồ điện, điện tử, bán dẫn, lọc dầuvà sản xuất dàn khoan, sửa chữa, đóng tàu, lắp ráp ô tô và các thiết bị kháccho ngành giao thông vận tải, sản xuất các mặt hàng cho ngành xây dựng.

Thời kỳ 1981 đến nay: Đây là thời kỳ tập trung phát triển các ngành

có vai trò quyết định sự thành công của chương trình Công nghiệp hóa Đó làcác ngành công nghiệp kỹ thuật cao, sử dụng lao động có đào tạo chuyên sâunhư sau: cơ khí chế tạo máy, luyện kim, chế tạo thiết bị chính xác cho hàngkhông- vũ trụ, máy điện tử, thiết bị tự động hóa.

Sự phát triển vượt bậc trong ngành Công nghiệp cơ khí Singapore qua2 giai đoạn này phần lớn nhờ vào những chính sách thúc đẩy phát triển côngnghiệp hóa cơ bản như sau:

Thứ nhất là vai trò điều tiết của Chính phủ Khi tách khỏi Liên bang

Malaysia, cả nước Singapore chỉ có tất cả 8 xí nghiệp công nghiệp thuộc quymô lớn và trung bình Mặc dù vậy, một mặt với thị trường chưa đến 2 triệudân của Singapore thì dù chỉ ngần ấy cơ sở thôi cũng đã trở nên chật hẹp chosự phát triển Mặt khác, xuất phát từ tình hình của nền kinh tế Thế giới cũngnhư điều kiện trong nước lúc bấy giờ, mà chính phủ Singapore đã quyết địnhphải có một bước chuyển hướng cơ bản từ nền sản xuất hàng hóa thay thếnhập khẩu, sang chiến lược Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

Chính phủ Singapore đề ra mục tiêu cho quá trình công nghiệp là pháttriển Công nghiệp cơ khí, tăng việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tự dohóa thương mại, tạo môi trường chính trị- xã hội ổn định.

Trang 30

Có thể nói, việc lựa chọn và thực hiện thành công chiến lược côngnghiệp hóa hướng về xuất khẩu là chìa khóa mở ra quá trình phát triển kinh tếSingapore Đây là điều kiện để nền kinh tế Singapore ngày càng gắn bó chặtchẽ hơn với nền kinh tế Thế giới Nền kinh tế Thế giới vừa là thị trường rộnglớn tiêu thụ các sản phẩm của Singapore, vừa là nguồn cung cấp các yếu tốcần thiết nhất là vốn và kỹ thuật cho sản xuất của Singapore phát triển Thựchiện chiến lược này, Chính phủ Singapore đồng thời tạo ra những chiếc cầunối liền sản xuất của mình với các trung tâm công nghiệp lớn, tạo ra nhữngkhả năng cho đầu tư và xây dựng các dự án có quy mô lớn, làm tiền đề cho sựphát triển công nghiệp.

Theo cách so sánh của Ngân hàng thế giới WB, Singapore được xếpvào nhóm các nước có nền kinh tế hướng ngoại mạnh mẽ Cũng theo đánh giácủa WB thì nhóm các nước này luôn dẫn đầu về tốc độ tăng GDP, và có tỷ lệlạm phát bao giờ cũng ở mức thấp nhất so với các nước khác.

Việc chuyển đổi từ chiến lược sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩusang chiến lược Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã làm xuất hiện thêmnhiều ngành nghề mới mà trong đó Chính phủ có vai trò quan trọng trong việchình thành và tài trợ cho các xí nghiệp thuộc các ngành nghề mới Khi cầnthiết, Chính phủ quyết định cho ngừng hoạt động một số ngành nghề tỏ rakhông phù hợp với yêu cầu phát triển.

Trong chính sách điều tiết phát triển ngành nghề của giai đoạn đầu tiếnhành Công nghiệp hóa, Chính phủ Singapore chủ trương ưu tiên phát triển cácngành sản xuất hàng xuất khẩu Chẳng hạn, tất các các xí nghiệp sản xuấthàng xuất khẩu đều được ưu tiên vay vốn và được giảm thuế Đối với nhữngxí nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực quan trọng, cần thiết phục vụ xuất khẩuđược Chính phủ giành cho một số ưu đãi riêng, gọi là chế độ đối với các xínghiệp tiên phong

Thứ hai là Chính sách tài chính tiền tệ Chính phủ Singapore đã rất

thành công trong việc đề ra các chính sách để hình thành và thúc đẩy hoạtđộng khá hiệu quả một thị trường tài chính tiền tệ.

Trang 31

Về đối nội, Chính phủ Singapore chủ trương mở rộng các hoạt động tàichính, ngân hàng làm đòn bẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế cơ bản mà họđang theo đuổi là:

- Cho phép các ngân hàng có quyền tự quyết định mức lãi suất củangân hàng mình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phép các xí nghiệp Công nghiệp cơ khíphát hành chứng khoán.

- Thành lập hệ thống bảo hiểm việc phát hành chứng khoán của xínghiệp công nghiệp, bảo hiểm tín dụng cho các xí nghiệp vay trực tiếp đề đầutư vào các bất động sản công nghiệp, cũng như bảo hiểm cho cơ sở sản xuấtphục vụ xuất khẩu.

Nhờ thực hiện thành công các chính sách tài chính- tiền tệ mà Chính phủ đãtạo ra nguồn cung cấp vốn khá phong phú không những cho quá trình thựchiện công nghiệp hóa của Singapore mà còn đưa Singapore trở thành mộttrong những nguồn cung cấp vốn cho cả khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Thứ ba là Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực

tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng nhất trong thời kỳ đầu tiến hànhCông nghiệp hóa của Singapore Khác với nhiều nước khi tiến hành côngnghiệp hóa, Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách mới, tạo môi trườnghấp dẫn, kích thích các nhà vốn nước ngoài trực tiếp bỏ vốn vào đầu tư Ngaytừ đầu, Chính phủ Singapore đã có những chính sách khuyến khích, thu hútcác dự án đầu tư có quy mô lớn, mạnh dạn mở cửa và tạo điều kiện thuận lợiđể thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư, hoạt động kinh doanh tại nướcmình Họ sử dụng chủ yếu các đòn bẩy kinh tế đề điều chỉnh đầu tư các mụctiêu và cơ cấu kinh tế cần đạt tới của một nền kinh tế Công nghiệp hóa Để đạtđược điều đó, Chính phủ Singapore đã dự kiến và đưa vào bảng phân loại cácxí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chếđộ ưu đãi cụ thể, có phân biệt.

Singapore đã rất thành công không những trong việc thu hút số lượngđầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn cả trong việc sử dụng hiệu quả loại hình

Trang 32

kinh tế này Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực sự trở thành một trong nhữngphương tiện chính đưa nền kinh tế Singapore phát triển lên trình độ của mộtnền kinh tế Công nghiệp hóa.

Thứ tư là Đào tạo nhân lực và đổi mới công nghệ Đào tạo nhân lực

được coi là phương tiện đầu tư, là phương tiện phát triển công nghiệp quantrọng, Singapore đánh giá cao lao động được đào tạo và có kỹ năng góp phầncực kỳ quan trọng trong những thành công sau này của mình Ở Singaporengười ta dự báo chi tiết về nhu cầu lực lượng lao động và trên cơ sở đó đưa rachương trình đào tạo thích hợp : đào tạo và đào tạo nâng cao cán bộ quản lý,kỹ sư và công nhân lành nghề nhằm thỏa mán những nhu cầu lao động củacác ngành công nghiệp mới, đang trên đà phát triển nhanh Để khuyến khíchđổi mới kỹ thuật công nghệ, Singapore ưu đãi thuế đối với các khoản chi trảcho những hoạt động nghiên cứu- triển khai (R&D) Bên cạnh chế đội ưu đãiđó còn có quỹ đổi mới giá trị 500 triệu đô la Singapore hàng năm để hỗ trợcho những dự án triển khai ở công ty chiếm 79% giá trị dự án.

1.5.2Kinh nghiệm của Hàn Quốc.

Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câuchuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực và luôn duy trì tốc độ trưởng kinh tếcao Trong đó Công nghiệp cơ khí Hàn Quốc là ngành công nghiệp then chốtvà đã được thế giới công nhận Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thếgiới (chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới); hàng điện tử: đứngthứ 4 Hàn Quốc đồng thời cũng là một nhà sản xuất ô tô lớn với trên ba triệuxe hàng năm Kể từ khi lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành côngnghiệp cơ khí ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc và vươnlên đứng thứ 6 Thế giới

Có được những thành tựu đáng kinh ngạc như vậy là nhờ vào đường lốichính sách và định hướng phát triển công nghiệp cơ khí của Hàn Quốc qua

Trang 33

mỗi thời kỳ đã trợ giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới mộttương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn

Thứ nhất là Chính sách điều hành của Nhà nước Trước những năm 50,

chính phủ Hàn Quốc gần như bảo hộ toàn nền Công nghiệp cơ khí Các doanhnghiệp cơ khí chỉ làm theo đúng kế hoạch Nhà nước đặt ra đồng thời khônghề có sự gắn bó với nhu cầu thị trường Điều này đã làm cho Công nghiệp cơkhí nước này không phát triển, mất cân đối giữa khu vực tư nhân - khu vựcNhà nước; mặt khác, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia nghèo đóinhất Thế giới thời đó Nhận thấy không thể kéo dài tình trạng này lâu dài, đầunăm 1953, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tự giảm bớt vai trò của mìnhvà chỉ đảm đương những chức năng mà khu vực tư nhân mặc dù có thể pháttriển mạnh cũng vẫn chưa thể thay thế được như: Nhà nước vẫn giữ chứcnăng vạch kế hoạch để giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế songchủ yếu chỉ mang tính gợi ý và khuyến khích chứ không mang tính “mệnhlệnh”

Hơn nữa, Nhà nước cũng tiến hành các chính sách nhằm giảm bớt sựcan thiệp của mình qua chương trình tự do hóa Việc đầu tiên cho chính sáchtự do hóa là trả lại tự do cạnh tranh bằng chính sách ban hành đạo luật chốngđộc quyền và buôn bán trung thực Tiếp theo là tự do hóa hình thành cơ cấutrong ngành Công nghiệp cơ khí để giải tỏa sự mất cân đối trước đây Nhànước vào giai đoạn này không dùng phương pháp phân bổ tích lũy và cácnguồn lực khác để tạo cơ cấu Công nghiệp cơ khí theo kế hoạch mà tận dụngsự hình thành cơ cấu cho các lực lượng thị trường Thị trường sẽ quyết địnhbộ phận nào đang và sẽ được thịnh vượng Đây là điều khác biệt của HànQuốc so với các nước khác trên Thế giới Chính nhờ sự khác biệt này, cácdoanh nghiệp cơ khí đã có sự chủ động trong việc sản xuất sản phẩm cơ khí,tích cực liên kết với nhau để học hỏi và trao đổi thông tin, đầu tư mạnh vào

Trang 34

hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu củathị trường

Thứ hai là Chính sách thị trường Để giải quyết bế tắc là sự hạn chế về

thị trường tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ Hàn Quốc đã đổi mới căn bảnphương pháp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa Công nghiệp cơ khí Từ chỗ pháttriển cơ khí dựa vào thị trường nội địa chuyển sang lấy xuất khẩu làm độnglực cho tăng trưởng kinh tế và Công nghiệp Cụ thể là cuối năm 1960, HànQuốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cơ khí bằng cách ban hành hàngloạt các luật và quy định có liên quan và lập ra những chương trình phát triển hướngtới xuất khẩu cho các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ Trong đó phải kể đến Luật cơ sở Công nghiệp vừa và nhỏ, Luật đẩymạnh phát triển Công nghiệp vừa và nhỏ; luật về các hiệp hội doanh nghiệp doanhnghiệp cơ khí vừa và nhỏ; luật về sự hợp tác trong các giới doanh nghiệp cơ khí vừavà nhỏ Các luật này có quy định rõ vai trò điều tiết của Nhà nước, qua đó Nhà nướcđảm bảo thực hiện các biện pháp giúp đỡ tài chính, công nghệ và marketing; hỗ trợtriển khai sử dụng phương tiện mới hiện đại hóa; kích thích phát triển khoa học côngnghệ; đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp có quy mô lớn cho các doanh nghiêpcơ khí quy mô nhỏ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của bộ phận này Những dựđịnh phát triển như dự định xâm nhập thị trường quốc tế, liên kết với các nước để sảnxuất của các doanh nghiệp cơ khí cũng được đưa ra trao đổi rộng rãi tại các hiệp hộihỗ trợ như Hội vì sự phát triển Công nghiệp chế tạo máy, Hội máy móc công cụ, Hộihợp tác Công nghiệp đóng tàu để khai thác các khía cạnh khác nhau trên thị trườngnước ngoài

Thứ ba là Chính sách tạo vốn cho nền kinh tế Chính phủ Hàn Quốc đã nhận

thấy rằng một doanh nghiệp cơ khí muốn phát triển được phải có đủ năng lực về vốn.Do đó, để tạo vốn, Chính phủ đã lập quỹ đầu tư toàn quốc để đáp ứng nhu cầu rất lớnvề vấn đề vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp cơ khí Nhà nước cũng nhanh chóngthành lập các quỹ riêng để cho vay với lãi suất thấp nhằm khích lệ việc sử dụng sản

Trang 35

phẩm của các ngành Công nghiệp cơ khí như Quỹ dùng máy móc trong nước, Quỹdùng nhà máy chế tạo cơ khí trong nước, Quỹ xuất khẩu máy móc, Quỹ thay thế máymóc và Ngân hàng xuất khẩu Ngoài ra, Nhà nước còn tiến hành các biện pháp đẩylùi đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư vào các ngành tiêu dùng nhiều lao động và chỉ khuyến khíchđầu tư với quy mô lớn vào các ngành Công nghiệp nặng điển hình là Công nghiệp cơkhí, chỉ có đầu tư vào các công ty nước ngoài mới nhận được chế độ ưu đãi

Để nhanh chóng tổ chức được các doanh nghiệp cơ khí mới trong điều kiện tưbản tư nhân vẫn còn yếu so với nhiệm vụ phát triển xuất khẩu sản phẩm cơ khí, Nhànước đã trực tiếp đầu tư xây dựng các đơn vị mới hoặc độc lập hoặc liên doanh vớicác mức vốn khác nhau: 100% vốn, trên 50% vốn và dưới 50% vốn.

Thứ tư là Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực là một

phương tiện để thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa của HànQuốc, giúp nước này có thể rút ngắn khoảng cách so với các cường quốc cơ khí nhưĐức, Mỹ, Nhật trong thời gian nhanh nhất Do vậy, chính sách đào tạo nguồn nhânlực rất được chú ý, Nhà nước đã vạch những chiến lược cụ thể cho nguồn nhân lựccủa mình bằng cách khuyến khích họ học hỏi và tạo môi trường làm việc thuận lợinhất có thể Đầu năm 1970, một số lượng lớn kỹ sư và cán bộ được cử ra nước ngoàiđể làm chủ các kỹ năng sản xuất theo cách học việc đào tạo tại chỗ nhằm giúp Nhànước xây dựng chính sách công nghệ, giúp công nghiệp cơ khí bắt kịp các thông tinvề công nghệ Thế giới, nhập khẩu, khai thác và nâng cao khả năng sử dụng các côngnghệ này.

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNGNGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1 Sơ lược về quá trình ra đời và phát triển của Công nghiệp cơ khí ViệtNam

2.1.1 Thời kỳ trước năm 1975

Thời kỳ trước năm 1975, các xí nghiệp cơ khí chỉ là những đơn vị thựchiện nhiệm vụ kế hoạch do cấp trên giao, vật tư cho sản xuất vốn liếng, đầu tưphát triển do Nhà nước lo, sản phẩm làm ra là tư liệu sản xuất đều giao nộpNhà nước để phân phối Nhìn chung xí nghiệp thời đó ít có khả năng lựa chọnsản phẩm Sự phát triển của công nghiệp cơ khí thời gian này chủ yếu đượcphân ra 2 giai đoạn chính.

- Giai đoạn 1955 - 1964: xây dựng cơ sở ban đầu cho cơ khí - bướckhởi đầu đúng hướng.

Sau hoà bình lập lại, cơ khí miền Bắc chưa có gì đáng kể, lực lượng tậptrung ở Hà Nội, Hải Phòng; thời đó chỉ có một số cơ sở sửa chữa nhỏ và sảnxuất hàng kim khí, xe đạp và một vài loại máy cỡ nhỏ, một hai xưởng quângiới từ chiến khu chuyển về, vài tập đoàn cơ khí do cán bộ miền Nam tập kếttổ chức; trang bị nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu.

Ngay từ năm 1955 Chính phủ đã tranh thủ các nước Xã hội chủ nghĩagiúp (XHCN) xây dựng công trình làm với Liên Xô mà thời đó thường đượcgọi là Cơ khí trung quy mô Các nhà máy cơ khí trung quy mô được coi làhình mẫu của chế tạo máy hiện đại, gồm đủ các khâu công nghệ, sản xuất bàibản; nó còn được xem là nơi đào tạo cán bộ cơ khí Điều đáng chú ý là cơ sởchế tạo máy đầu tiên được xây dựng mới là Nhà máy chế tạo máy công bộquản lý, kỹ thuật và công nhân có trình độ tốt cho cơ khí; sản phẩm của nhàmáy (tiện, khoan, bào) đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới và tăng cường

Trang 37

trang bị cho cơ khí trong giai đoạn khôi phục kinh tế và cải tạo công thươngnghiệp và chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Năm 1960-1964, xuất hiện thêm một số cơ sở sửa chữa độc lập và phânxưởng cơ khí như: Sửa chữa điện trung tâm Đông Anh, Cơ khí trung tâm CẩmPhả (Liên Xô), Cơ khí Gang thép Thái Nguyên, Cơ khí phân đạm (TrungQuốc), tuy nhiệm vụ của các cơ sở này là sửa chữa và làm phụ tùng nhưng docơ ngơi bề thế, trang bị phong phú và có nhiều máy lớn nên được coi là cótiềm lực chế tạo máy móc, thiết bị của miền Bắc Việt Nam Bộ Công nghiệpgây dựng được các nhà máy: chế tạo bơm Hải Dương máy làm đất theo saumáy kéo, động cơ điện và máy biến thế, động cơ diezen cỡ nhỏ, chế tạo thiếtbị lẻ, đá mài, hàng quy chế Thành phố Hà Nội và Hải Phòng tổ chức các cơsở sản xuất: máy rèn dập, máy tiện cấp tốc độ thấp, máy gia công gỗ, máy chếbiến cỡ nhỏ, đóng xe ca, đóng và sửa chữa ca nô, cân bàn, xe đạp, đồ điện dândụng Các Bộ, ngành khác cũng đều xây dựng cơ khí để sản xuất một sốtrang bị chuyên ngành cho nhu cầu của mình: sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu côngtrình, tàu lu và máy làm đường và xây dựng cỡ nhỏ, thiết bị làm gạch ngói,bơm nước và phụ kiện công trình thuỷ lợi, rơ moóc, phụ tùng ô tô gầm bệ, nồihơi áp, phụ tùng cho ngành giấy - dệt, thực phẩm, dụng cụ y tế, máy chiếuphim, máy in Số lượng các nhà máy cơ khí nhờ nước ngoài giúp đã đượcxây dựng cộng với các nhà máy do trong nước tự tổ chức thuộc loại có têntuổi vào khoảng 30-40 đơn vị

Giai đoạn này đã xuất hiện các khái niệm cơ khí Bộ chủ quản - cơ khíNgành, cơ khí trung ương - cơ khí địa phương và Nhà nước rất quan tâm côngtác quy hoạch, sắp xếp, phân công Hội nghị Cơ khí toàn miền Bắc lần thứ I(1961) đã đặt ra yêu cầu ban hành Tiêu chuẩn Nhà nước cho cơ khí, việc nàysau đó đã được thực hiện

Nhận xét tổng quát về Cơ khí Việt Nam ở giai đoạn này: làm trước cácsản phẩm cơ khí thông dụng, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.

Trang 38

- Giai đoạn 1964 - 1975: Cơ khí thời chống chiến tranh phá hoại đếncơ khí thống nhất đất nước; phát triển ồ ạt cơ khí ở các Tỉnh.

Vào thời gian này cơ khí được nhận định là ngành có thể tiếp tục pháttriển trong chiến tranh phá hoại (tất nhiên ở mức độ và phạm vi nhất định), tậptrung phục vụ nông nghiệp và đảm bảo giao thông, kết hợp nhiệm vụ hậu cần tạichỗ, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển sau chiến tranh.

Giai đoạn này, do đặc điểm phải phân nhỏ của chương trình sản xuấtnông cụ thường và cải tiến và trang bị cho các điểm cơ khí nhỏ, tập trung làm1965-1970 Xuất phát từ yêu cầu phải trang bị cho 1 lao động nông nghiệp 3-4 nông cụ và trang bị cho 2 vạn điểm cơ khí nhỏ (một hình thức của tiền chếbiến) cho các hợp tác xã nông nghiệp (điểm cơ khí nhỏ gồm các máy tuốt lúa,xay xát, nghiền thức ăn gia súc, máy bơm và đầu máy diezen); việc sản xuấtvà tiêu thụ nông cụ và máy cơ khí nhỏ chủ yếu giao cho từng Tỉnh thực hiện.Kết hợp với nhiệm vụ hậu cần tại chỗ nên đã tăng cường lực lượng cơ khí chotất cả các Tỉnh; mỗi huyện được tăng cường 1 xưởng cơ khí - rèn để làm nôngcụ, mỗi một Tỉnh được đầu tư 1 cơ sở được gọi là "Cơ khí Tỉnh" công suấttạm quy định là 300 tấn/năm và 500 tấn/năm tuỳ theo tỉnh lớn nhỏ (lúc sátnhập tỉnh thì có tỉnh được 2 cơ sở); các cơ sở này trang bị vạn năng na nánhư nhau để sản xuất máy cơ khí nhỏ và phần nào xe cải tiến

Một số loại sản phẩm cơ khí khác cũng được chú ý phát triển trong thờichiến là: động cơ diezen, phụ tùng ô tô, đóng góp và sửa chữa phương tiệnvận tải đường sông, máy bơm nước, và máy công cụ Thời kỳ này đã nângcấp 2 nhà máy làm máy công cụ (Mai Động, Cơ khí Kiến thiết) và gây dựngthêm mới một nhà máy làm máy công cụ (Cơ khí Giải phóng).

Phát triển cơ khí rộng khắp ở tất cả các tỉnh miền Bắc được coi là biệnpháp tình thế trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt Nhưng hậu quả của nó làmtrầm trọng thêm tính phân tán, manh mún cho cơ khí về phương diện nhận vàcó sự lầm lẫn về sự tồn tại của một loại hình xí nghiệp được gọi là Cơ khí

Trang 39

Tỉnh không gắn với sản phẩm cụ thể mà gắn với cấp quản lý, coi đó là tiềmnăng dự trữ cần được phân công sắp xếp để khai thác mà trên thực tế đãkhông thực hiện được vì việc dễ làm thì đã làm đủ, việc khó làm thì thiếu độingũ và công nghệ Kết quả là sau khi thực hiện xong chương trình cơ khí nhỏthì cơ khí tỉnh lúng túng về hướng phát triển, sản xuất cầm chừng và sa sútdần

2.1.2 Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1990

Đất nước thống nhất cho đến những năm đầu của công cuộc đổi mới Ýđồ xây dựng cơ khí thật lớn lao nhưng thực hiện được rất thấp.

Sau khi đất nước thống nhất có thêm lực lượng cơ khí ở phía Nam chủyếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, đáng chú ý là Hải quân công xưởng(Ba Son), Lục quân công xưởng, Nhà máy Caric và 2 cơ sở lắp ráp động cơdiezen và máy cày cỡ nhỏ

Ở phía Bắc thì các công trình thiết bị toàn bộ còn lại của giai đoạn 1955- 1964 và các công trình đàm phán trong thời chiến lần lượt được xây dựng,bước đầu hình thành các cụm Cơ khí Đông Anh, Sông Công, Phổ Yên (TháiNguyên); có thêm Nhà máy Sửa chữa tàu biển Phà Rừng (làm với Phần Lan)và nhập từ Pháp một số dây chuyền làm phụ tùng xe đạp Sau chiến tranhcũng đã diễn ra quá trình sắp xếp lại lực lượng, định hướng lại nhiệm vụ sảnxuất, chia tách cơ sở và từ đó có thêm các nhà máy mới: Khí cụ điện hạ thế,phụ tùng ô tô, cần trục, dụng cụ cắt, vòng bi ; từ việc thu gom được mộtphần máy công cụ "vô thừa nhận" đã xây dựng được nhà máy đóng tàu BếnKiền (đóng tàu ven biển đến tàu hút bùn, tàu cá).

Đầu những năm 1980 Bộ Cơ khí Luyện kim đề ra chủ trương đa dạnghoá sản phẩm cũng được nhiều nơi hưởng ứng, ngoài các sản phẩm truyềnthống, nhiều cơ sở còn làm thêm những mặt hàng khác để khai thác tốt hơnthiết bị, công nghệ và tận dụng vật tư.

Trang 40

Trong khối XHCN, Liên Xô đã giúp lập luận chứng KTKT (TEO) chohàng loạt công trình: liên hợp chế tạo máy kéo MTZ50 làm 2 vạn máy kéo và1 vạn tấn phụ tùng thay thế, máy rèn ép cỡ vừa và lớn (đến 1600 tấn) 250 cái,van công nghiệp 1 vạn tấn, đúc rèn tập trung 2,5 vạn tấn, phụ tùng ô tô 6.000tấn, đá mài 1 vạn tấn

Ngoài khối XHCN thì những năm 1975 – 1976, nước ta tiến hành đithăm dò các nước tư bản khả năng cho vay vốn để xây dựng các công trình cơkhí lớn Với Pháp là chế tạo ô tô tải cỡ vừa và lớn, với Ý là máy kéo, với ĐanMạch là động cơ thuỷ cỡ lớn, với CHLB Đức là cơ khí nặng; nhưng cũngkhông có dự án nào thành hiện thực do vốn yếu, số lượng nhà máy quá ít ỏi.

2.1.3 Thời kỳ từ năm 1991 đến 2006

Cơ khí trong kinh tế thị trường - vươn lên từ khủng hoảng, chuyển qua bướcphát triển mới.

- Giai đoạn 1990 - 1995: Từ 1988 xoá bỏ cơ chế bao cấp, cơ khí không

còn có tên trong danh mục đầu tư của Nhà nước Tình cảnh hụt hẫng, khókhăn doanh nghiệp càng lớn, đông người thì càng khó khăn và cơ khí khôngphải là ngoại lệ Sản phẩm lạc hậu, chất lượng thấp khó tiêu thụ, thiếu việclàm phổ biến, sản xuất cầm chừng và sa sút dần, thu nhập thấp, đội ngũ cánbộ kỹ thuật và công nhân giỏi mỏng dần, đỉnh điểm sa sút là vào những năm1988 - 1989; khó khăn nhất là sản xuất máy công cụ, sản lượng giảm trên mộtnửa Đây là thời kỳ cơ khí lâm vào khủng hoảng, mất phương hướng và gầnnhư bị lãng quên

Nhưng cũng chính trong giai đoạn này có một lực lượng mới bắt đầuxuất hiện và tăng mạnh từ 1995 trở về sau - đó là các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (FDI) lắp ráp ô tô, xe máy và từ năm 1995 tiếp tục pháttriển thêm nhiều cơ sở sản xuất phụ tùng xe máy - ô tô, xe đạp, dây điện - dâycáp, kỹ thuật điện, kết cấu kim loại và hàng phi tiêu chuẩn cỡ lớn, bơm nước,

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ quá trình sản xuất cơ khí - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Hình 1 Sơ đồ quá trình sản xuất cơ khí (Trang 15)
Hình 2: Thành tố Khoa học Công nghệ ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Hình 2 Thành tố Khoa học Công nghệ ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam (Trang 46)
Bảng1: Đánh giá hiệu quả đầu tư Công nghiệp cơ khí - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 1 Đánh giá hiệu quả đầu tư Công nghiệp cơ khí (Trang 49)
Hình 4: Đánh giá trình độ lao động ngành Cơ khí Việt Nam - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Hình 4 Đánh giá trình độ lao động ngành Cơ khí Việt Nam (Trang 53)
Bảng 2: Chất lượng sản phẩm sản xuất thiết bị toàn bộ - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 2 Chất lượng sản phẩm sản xuất thiết bị toàn bộ (Trang 55)
Hình 5: Báo cáo tình hình sản xuất và lắp ráp xe máy - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Hình 5 Báo cáo tình hình sản xuất và lắp ráp xe máy (Trang 61)
báo cáo tình hình sản xuất động cơ - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
b áo cáo tình hình sản xuất động cơ (Trang 63)
Bảng 3: Tổng hợp tình hình sản xuất sản phẩm thiết bị điện,dây và cáp điện - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 3 Tổng hợp tình hình sản xuất sản phẩm thiết bị điện,dây và cáp điện (Trang 64)
Bảng 4: Dự báo nhu cầu trong nước đối với sản phẩm ôtô - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 4 Dự báo nhu cầu trong nước đối với sản phẩm ôtô (Trang 74)
Bảng 5: Dự báo nhu cầu trong nước đối với sản phẩm cơ khí xây dựng - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 5 Dự báo nhu cầu trong nước đối với sản phẩm cơ khí xây dựng (Trang 76)
Bảng 6: Dự báo nhu cầu trong nước với sản phẩm cơ khí tiêu dùng - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Bảng 6 Dự báo nhu cầu trong nước với sản phẩm cơ khí tiêu dùng (Trang 77)
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH - Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH (Trang 120)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w