Quan điểm phát triển ngành cơ khí

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 79 - 81)

b. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1Quan điểm phát triển ngành cơ khí

Cơ khí là ngành công nghiệp then chót trong sự nghiệp CNH- HĐH

đất nước. Ngành cơ khí có vai trò đặc biệt quan trong trong quá

trình phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là ngành cung cấp hầu hết máy móc, thiết bị cho mọi ngành công nghiệp , sản phẩm của ngành có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế cũng như lĩnh vực tiêu dùng của nhân dân. Ngành cơ khí phải thực sự là nền tảng để tạo tiền đề cho CNH- HĐH, đặc biệt CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Có thể nói không có CNH-HĐH nếu như không có một ngành cơ khí mạnh và hiện đại. Hiện nay và sau này ngành cơ khí vẫn đảm trách vị trí then chốt đó.

Phát triển cơ khí kết hợp với phục vụ an ninh quốc phòng

Phát triển cơ khí gắn liền với việc tăng cường năng lực củng cố an ninh quốc phòng, kết hợp chặt chữ giữa sản xuất dân sinh với sản xuất quốc phòng và ngược lại. Việt Nam nằm dải theo Biển Đông, lãnh hải dài và giáp biên giới với nhiều nước, luôn tiềm ẩn những nguy cơ và xung đột phức tạp về chính trị và quân sự, củng cố và giữ gìn an ninh quốc phòng, ổn định chính tri- xã hội luôn là nhiệm vụ hàng đầu của đất nước. Hơn nữa, các trang thiết bị quan sự và vũ khí là sản phẩm của ngành cơ khí- điện tử phần còn lại là thuộc ngành hóa chất và các ngành khác. Do vậy, ngành cơ khí có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng. Trừ một số vũ khí chiến lược, còn lại các vũ khí trang bị quân sự được sản xuất đan xen và hợp tác giữa các xí nghiệp dân sự và xí nghiệp quốc phòng.

Nhìn rộng ra các nước công nghiệp phát triển luôn dành phàn tiên tiến và hiện đại nhất của ngành cơ khí của họ cho việc sản xuất các trang thiết bị quân sự. Các tập đoàn cơ khí mạnh của thế giới như GMC, Lockheed, Volvo, Krupp,

Mercedes Benz, Chrysler, Huyndai… luôn kết hợp giữa sản xuất dân sinh và sản xuất quốc phòng. Phần sản xuất phục vụ quốc phòng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số của các tập đoàn này.

Phát triển cơ khí để CNH-HĐH đất nước, đặc biệt CNH- HĐH nông

nghiệp nông thôn

CNH- HĐH thực hiện bằng máy móc thiết bị. Ngành cơ khi làm ra máy móc thiết bị, do đó khong thể có CNH- HĐH nếu không có ngành cơ khí đủ mạnh. Việt Nam là nước có dân số lớn, không hể CNH- HĐh bằng máy móc thiết bị của nước ngoài; tức là không thể CNH- HĐH bằng bàn tay của người khác. Mặt khác, 90% dân số Việt Nam đều sống ở các khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn là điều rất vô cùng quan trọng, trong đó hỗ trợ của công nghiệp cơ khí là điều cần thiết nhất và là yếu tố sống còn.

Khuyến khích các thành phần cùng làm cơ khí

Hoàn thiện các chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và bỏ vốn vào các chuyên ngành sản xuất cơ khí và trước hết là cơ khí tiêu dùng. Đa dạng hóa sở hữu và nguồn vốn, phát huy mạnh mẽ nội lực và nguồn vốn trong nước để xây dựng và phát triển các ngành cơ khí. Tạo dựng môi trường và thị trường- phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cơ khí.

Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao

chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Phát triển cơ khí phải gắn liền với các thành tựu của công nghiệp điện tử- tin học, đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo sản xuất có chất lượng trên mức trung bình của Thế giới; đồng thời tận dụng phát huy các công nghệ thích hợp sử dụng nhiều lao động.

Bảo vệ thị trường để chủ động hội nhập khu vực và thế giới, từng

Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới trong điều kiện bất lợi là chúng ta công nghiệp hóa muộn hơn các nước khác hàng chục năm. Thậm chí hàng trăm năm. Nếu Việt Nam không có chính sách bảo vệ tích cực (có lội trình hợp ký) để tranh thủ thời cơ trước hội nhập để phát triện các chuyên ngành công nghiệp có lợi thế thì chắc chắn ta sẽ bị thua thiệt nhiều hơn trong khi hội nhập. Đó cũng là nguy cơ thấy trước với ngành cơ khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 79 - 81)