b. Phạm vi nghiên cứu
1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực và luôn duy trì tốc độ trưởng kinh tế cao. Trong đó Công nghiệp cơ khí Hàn Quốc là ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới (chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới); hàng điện tử: đứng thứ 4. Hàn Quốc đồng thời cũng là một nhà sản xuất ô tô lớn với trên ba triệu xe hàng năm. Kể từ khi lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp cơ khí ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc và vươn lên đứng thứ 6 Thế giới.
Có được những thành tựu đáng kinh ngạc như vậy là nhờ vào đường lối chính sách và định hướng phát triển công nghiệp cơ khí của Hàn Quốc qua mỗi thời kỳ đã trợ giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới một tương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn.
Thứ nhất là Chính sách điều hành của Nhà nước. Trước những năm 50,
chính phủ Hàn Quốc gần như bảo hộ toàn nền Công nghiệp cơ khí. Các doanh nghiệp cơ khí chỉ làm theo đúng kế hoạch Nhà nước đặt ra đồng thời không hề có sự gắn bó với nhu cầu thị trường. Điều này đã làm cho Công nghiệp cơ khí nước này không phát triển, mất cân đối giữa khu vực tư nhân - khu vực Nhà nước; mặt khác, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia nghèo đói nhất Thế giới thời đó. Nhận thấy không thể kéo dài tình trạng này lâu dài, đầu năm 1953, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tự giảm bớt vai trò của mình và chỉ đảm đương những chức năng mà khu vực tư nhân mặc dù có thể phát triển mạnh cũng vẫn chưa thể thay thế được như: Nhà nước vẫn giữ chức năng vạch kế hoạch để giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế song
chủ yếu chỉ mang tính gợi ý và khuyến khích chứ không mang tính “mệnh lệnh”.
Hơn nữa, Nhà nước cũng tiến hành các chính sách nhằm giảm bớt sự can thiệp của mình qua chương trình tự do hóa. Việc đầu tiên cho chính sách tự do hóa là trả lại tự do cạnh tranh bằng chính sách ban hành đạo luật chống độc quyền và buôn bán trung thực. Tiếp theo là tự do hóa hình thành cơ cấu trong ngành Công nghiệp cơ khí để giải tỏa sự mất cân đối trước đây. Nhà nước vào giai đoạn này không dùng phương pháp phân bổ tích lũy và các nguồn lực khác để tạo cơ cấu Công nghiệp cơ khí theo kế hoạch mà tận dụng sự hình thành cơ cấu cho các lực lượng thị trường. Thị trường sẽ quyết định bộ phận nào đang và sẽ được thịnh vượng. Đây là điều khác biệt của Hàn Quốc so với các nước khác trên Thế giới. Chính nhờ sự khác biệt này, các doanh nghiệp cơ khí đã có sự chủ động trong việc sản xuất sản phẩm cơ khí, tích cực liên kết với nhau để học hỏi và trao đổi thông tin, đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Thứ hai là Chính sách thị trường. Để giải quyết bế tắc là sự hạn chế về
thị trường tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ Hàn Quốc đã đổi mới căn bản phương pháp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa Công nghiệp cơ khí. Từ chỗ phát triển cơ khí dựa vào thị trường nội địa chuyển sang lấy xuất khẩu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế và Công nghiệp. Cụ thể là cuối năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cơ khí bằng cách ban hành hàng loạt các luật và quy định có liên quan và lập ra những chương trình phát triển hướng tới xuất khẩu cho các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó phải kể đến Luật cơ sở Công nghiệp vừa và nhỏ, Luật đẩy mạnh phát triển Công nghiệp vừa và nhỏ; luật về các hiệp hội doanh nghiệp doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ; luật về sự hợp tác trong các giới doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ. Các luật này có quy định rõ vai trò điều tiết của Nhà nước, qua đó Nhà nước
đảm bảo thực hiện các biện pháp giúp đỡ tài chính, công nghệ và marketing; hỗ trợ triển khai sử dụng phương tiện mới hiện đại hóa; kích thích phát triển khoa học công nghệ; đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp có quy mô lớn cho các doanh nghiêp cơ khí quy mô nhỏ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của bộ phận này. Những dự định phát triển như dự định xâm nhập thị trường quốc tế, liên kết với các nước để sản xuất của các doanh nghiệp cơ khí cũng được đưa ra trao đổi rộng rãi tại các hiệp hội hỗ trợ như Hội vì sự phát triển Công nghiệp chế tạo máy, Hội máy móc công cụ, Hội hợp tác Công nghiệp đóng tàu để khai thác các khía cạnh khác nhau trên thị trường nước ngoài.
Thứ ba là Chính sách tạo vốn cho nền kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đã nhận
thấy rằng một doanh nghiệp cơ khí muốn phát triển được phải có đủ năng lực về vốn. Do đó, để tạo vốn, Chính phủ đã lập quỹ đầu tư toàn quốc để đáp ứng nhu cầu rất lớn về vấn đề vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp cơ khí. Nhà nước cũng nhanh chóng thành lập các quỹ riêng để cho vay với lãi suất thấp nhằm khích lệ việc sử dụng sản phẩm của các ngành Công nghiệp cơ khí như Quỹ dùng máy móc trong nước, Quỹ dùng nhà máy chế tạo cơ khí trong nước, Quỹ xuất khẩu máy móc, Quỹ thay thế máy móc và Ngân hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước còn tiến hành các biện pháp đẩy lùi đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư vào các ngành tiêu dùng nhiều lao động và chỉ khuyến khích đầu tư với quy mô lớn vào các ngành Công nghiệp nặng điển hình là Công nghiệp cơ khí, chỉ có đầu tư vào các công ty nước ngoài mới nhận được chế độ ưu đãi.
Để nhanh chóng tổ chức được các doanh nghiệp cơ khí mới trong điều kiện tư bản tư nhân vẫn còn yếu so với nhiệm vụ phát triển xuất khẩu sản phẩm cơ khí, Nhà nước đã trực tiếp đầu tư xây dựng các đơn vị mới hoặc độc lập hoặc liên doanh với các mức vốn khác nhau: 100% vốn, trên 50% vốn và dưới 50% vốn.
Thứ tư là Chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực là một
phương tiện để thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Hàn Quốc, giúp nước này có thể rút ngắn khoảng cách so với các cường quốc cơ khí như Đức, Mỹ, Nhật trong thời gian nhanh nhất. Do vậy, chính sách đào tạo nguồn nhân
lực rất được chú ý, Nhà nước đã vạch những chiến lược cụ thể cho nguồn nhân lực của mình bằng cách khuyến khích họ học hỏi và tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất có thể. Đầu năm 1970, một số lượng lớn kỹ sư và cán bộ được cử ra nước ngoài để làm chủ các kỹ năng sản xuất theo cách học việc đào tạo tại chỗ nhằm giúp Nhà nước xây dựng chính sách công nghệ, giúp công nghiệp cơ khí bắt kịp các thông tin về công nghệ Thế giới, nhập khẩu, khai thác và nâng cao khả năng sử dụng các công nghệ này.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG