Các giải pháp phát triển Công nghiệp cơ khí

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 86 - 89)

b. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1Các giải pháp phát triển Công nghiệp cơ khí

3.3.1.1Giải pháp về thị tr ư ờng

Mọi động thái của ngành cơ khí đều căn cứ vào tín hiệu thị trường. Người sản xuất phải nhìn thấy thị trường mới đầu tư đổi mới công nghê, mới đầu tư chiều sâu, cải tiến sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất, đào tạo đội ngũ khi có thị trường ổn định. Do đó,có một số vấn đề đặt ra là bảo vệ thị trường, tạo dựng và mở rộng thị trường.

Bảo vệ thị trường.

Với nhận thức thị trường nội địa cũng là tài nguyên thì không bảo vệ thị trường là một lãng phí lớn nguồn lực của đất nước. Bảo vệ thị trường tức là ngăn chặn không cho những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm, hàng đã qua sử dụng, hàng rởm, hàng giả, hàng nhái và hàng lậu thâm nhập vào thị trường để lấn át những hàng sản xuất trong nước. Như vậy, Nhà nước phải có các biện pháp để kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường và phải đầu tư phương tiện để kiểm định chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Những sản phẩm nào không có chứng chỉ kiểm định của các trung tâm mà không được phép lưu thông trên thị trường.Việc làm này rất cần thiết đối với các sản phẩm quan trọng như: ô tô, xe máy, máy công cụ, máy lạnh, máy

quạt, bơm nước….Kiểm định chất lượng của các trung tâm này cũng giúp cho các nhà sản xuất định ra các biện pháp phương hướng cải tiến sản phẩm của mình. Liên quan đến vấn đề này, Nhà nước cần ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với những sản phẩm quan trọng để ngăn chặn việc lưu thông những hàng hóa không mong muốn trên thị trường. Cung cấp thông tin cho khách hàng để hướng dẫn họ mua những sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Tạo dựng và mở rộng thị trường

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước là một trong những chính sách hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất công nghiệp cơ khí. Trên giác độ Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Hàng năm, các doanh nghiệp tại Tỉnh,Thành phố có nhu cầu hỗ trợ, xây dựng kế hoạch để Ngành thương mại tổng hợp chung thành chương trình. Các doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ khi chương trình được chấp thuận và sau khi đã hoàn thành công việc. Tùy theo từng thị trường và từng hoạt động phát triển thị trường,Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp như sau:

Đối với thị trường trong nước

Nhà nước cần có những chính sách để kích cầu, tạo dựng thị trường qua sản phẩm cơ khí. Nhà nước hãy là khách hàng chính của ngành cơ khí Việt Nam. Các công trình Nhà nước đầu tư hãy tìm cách sử dụng các sản phẩm cơ khí chế tạo và sản xuất trong nước. Ngoài ra, Nhà nước phải khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm nội địa, bằng cách không cho vay vốn để mua các máy móc thiết bị ngoại nhập khi trong nước đã có khả năng sản xuất được các máy móc thiết bị đó. Bản thân nhà đầu tư cũng phải hình thành những gói thầu trong nước hoặc đấu thầu hạn chế, hoặc chỉ định thầu.

- Doanh nghiệp được cung cấp thông tin miễn phí về thị trường trong nước thông qua các cơ quan quản lí nhà nước, bộ phận xúc tiến thương mại của Tỉnh, Thành phố.

- Về hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở trong nước được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính, về hướng dẫn việc quản lí và sử dụng kinh phí sự nghiệp đối với hoạt động khuyến công, trong đó Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được nhà nước hỗ trợ 50% chi phí thuê diện tích gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước. Riêng hội chợ tổ chức tại các vùng miền núi, Tây Nguyên, vùng cao được hỗ trợ tối đa 80%. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác này, được cân đối từ kinh phí khuyến công hàng năm của Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo đúng điều kiện quy định và chưa được hưởng bất kì một nguồn kinh phí nào cho hoạt động trên. Đây được coi là chính sách kích cầu phù hợp. Bởi thị trường nông thôn là thị trường được nhân định là có sức mua hạn hẹp nhưng nhu cầu lớn. Do vậy, Nông dân cần vay vốn đề mua sắm thiết bị cơ giới hóa theo hình thức trả chậm, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ giá bán. Người sản xuất được hỗ trợ để đưa sản phẩm đến tận tay người nông dân, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, tổ chức mạng lưới bảo hành- sửa chữa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với điều kiện cơ giới hóa nông nghiệp, chế biến nông sản; tổ chức các cuộc trình diễn sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp ở các địa phương để đưa thông tin đến được cho khách hàng.

- Hàng năm, Nhà nước nên dành một nguồn ngân sách thích đáng để hỗ trợ cho các nhà đầu tư và nông dân mua sắm thiết bị, máy móc cơ khí nội địa bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất tín dụng thương mại.

- Đối với những doanh nghiệp đăng ký chương trình xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành được hỗ trợ một phần kinh phí.

Nguồn và mức kinh phí hỗ trợ này được thực hiện thông qua chương trình xúc tiến thương mại hàng năm.

- Đối với các hội trợ, triển lãm do ngành Thương mại và các ngành khác chủ trì, doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng phù hợp với chương trình, ngân sách hỗ trợ 100% chi phí.

Đối với thị trường nước ngoài

- Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường và công khai các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của Trung ương cho các doanh nghiệp tham gia.

- Các hỗ trợ khác đối với các doanh nghiệp được thực hiện theo chương trình xúc tiến thương mại hàng năm theo đúng những quy định của chính phủ tại Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 86 - 89)