Thực trạng phát triển Khoa học Công nghệ của ngành cơ khí Việt

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 44 - 47)

b. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng phát triển Khoa học Công nghệ của ngành cơ khí Việt

nhập WTO đến nay

2.2.1. Thực trạng phát triển Khoa học Công nghệ của ngành cơ khí Việt NamNamNam Nam

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, hiện nay, bình quân một doanh nghiệp có vốn ĐTNN có 90 thiết bị so với bình quân một cơ sở cơ khí trong nước chỉ có 3 thiết bị công nghệ. Giá trị trung bình 01 thiết bị công nghệ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 612,2 triệu đồng, trong khi giá trị bình quân 01 thiết bị của cơ sở cơ khí trong nước chỉ 64 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn nhiều lần so với các cơ sở trong nước (Tuy nhiên nếu lấy 8 doanh nghiệp cơ khí quốc doanh so sánh với doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì trình độ, năng lực chênh lệch không nhiều).

Giai đoạn 2007-2009 là thời kỳ ngành cơ khí trong nước đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị công nghệ. Thời kỳ này, các doanh nghiệp cơ khí tập trung đầu tư các loại máy móc, thiết bị gia công tự động hoặc tự động gia công theo chương trình CNC và điều khiển kỹ thuật số (PLC) theo hướng tự động hoá trang thiết bị công nghệ. Điển hình là máy tiện trục khuỷu động cơ theo chương trình CNC, máy tự động gia công thân động cơ diesel D9 theo chương trình CNC của Nhật, hệ thống máy phay lăn răng tự động gia công các loại bánh răng của Công ty Vikyno và cơ khí thực phẩm – xây lắp Biên Hoà; Lò luyện thép hợp kim chất lượng cao điều khiển bằng chương trình kỹ thuật số PLC, máy soi kim tương của nhà máy cơ khí luyện kim Sadakim có khả năng tự động phân tích 18 nguyên tố kim loại… Việc chuyên môn hoá (CMH) sản xuất cũng đã bước đầu được hình thành tại các doanh nghiệp cơ khí trong nước nhất là cơ sở sản xuất máy nông nghiệp. Một số công ty với các phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa như: Lắp ráp động cơ diesel; lắp ráp máy xay xát; lắp ráp bơm nước; sản xuất rulo cao su cho máy xay xát... Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thời kỳ này có trên 60 doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng, gia công cơ khí phục vụ lắp rắp ô tô, xe gắn máy... trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp ở mức trên trung bình trong khu vực, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, sản xuất các thiết bị có kỹ thuật cao. Việc đẩy mạnh cải tiến, đổi mới máy móc, trang thiết bị công nghệ chủ yếu là thay thế thiết bị vạn năng bằng thiết bị chuyên dùng và thiết bị tự động gia công ứng dụng NC, CNC, PLC ...không những nâng cao và ổn định được năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra mà còn có thể không tăng thậm chí giảm thiểu số lượng máy và thiết bị côngnghệ tham gia vào sản xuất cơ khí.

Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp cơ khí nhìn chung cao hơn các ngành công nghiệp khác trên cả nước. Hiện trạng trình độ công nghệ Việt Nam được xác định và so sánh đánh giá thông qua các hệ số thành phần Kỹ

thuật - Technoware (T), Con người - Humanware (H), Thông tin - Infoware (I), Tổ chức - Orgaware (O) và hệ số đóng góp công nghệ cho thấy các thành phần công nghệ của ngành công nghiệp cơ khí đều cao hơn so trung bình toàn quốc. 0.641 0.4346 0.7743 0.7659 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 T H I O Ngành cơ khí

Hình 2: Thành tố Khoa học Công nghệ ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam

(Nguồn: vima.com.vn).

Từ số liệu tại Hình 2 cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan nhất về hiện trạng Khoa học Công nghệ ngành cơ khí Việt Nam. Chỉ số “Hệ số đóng góp của công nghệ” (TCC) có giá trị trên trung bình (TCC=0,7030). Trong đó các chỉ số thành phần “Kỹ thuật” (T), “Con người” (H), “Thông tin” (I), “Tổ chức” (O) có giá trị tương ứng (0,6410; 0,4346; 0,7743; 0,7659). Ba thành phần T (Technoware), O (Organware) và I (Infoware) đạt ở mức khá, nhưng thành phần H (Humanware) đạt thấp. Trong tổng cộng 96 doanh nghiệp được khảo sát, các chỉ số chung của ngành khá cao và gần 80% doanh nghiệp (76/96) có chỉ số TCC trên mức trung bình. Tuy nhiên, theo nhận xét của

ngân hàng Thế giới WB, điều đó cho thấy trình độ công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam nhìn chung vẫn còn thấp, không lạc hậu nhưng cũng chỉ đạt mức trên trung bình là chủ yếu.

Riêng về xây dựng các hệ thống đảm bảo chất lượng thì tỷ lệ các doanh nghiệp ngành cơ khí đạt chứng chỉ về hệ thống đảm bảo chất lượng các loại tương đối cao, với những doanh nghiệp có chứng chỉ, chứng tỏ quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã được chuẩn hoá.

42.7 57.3 có chứng chỉ chất lương chưa có chứng chỉ nh 3: Tỷ lệ Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đạt chuẩn chất lượng

(Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê ) Các doanh nghiệp có chứng chỉ chất lượng trong ngành công nghiệp cơ khí chiếm đến trên 42,7%, trong khi đó trung bình cả nước chỉ đạt trên 33%. Điều này cũng khẳng định một lần nữa ngành công nghiệp cơ khí là ngành có trình độ công nghệ và kỹ thuật cao hơn các ngành công nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w