Giải pháp tạo vốn cho ngành công nghiệp cơ khí

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 89 - 92)

b. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1.2.Giải pháp tạo vốn cho ngành công nghiệp cơ khí

Nhu cầu về vốn đầu tư

Với dự báo hệ số ICOR theo GTSXCN giai đoạn 2006 – 2010 cho ngành công nghiệp cơ khí là 1,13, nhu cầu vốn đầu tầu tư cho ngành công nghiệp cơ khí giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 9.574 tỷ đồng, tương đương khoảng 600 triệu USD (bình quân mỗi năm 120 triệu USD). Đây là nhu cầu vốn rất lớn, đòi hỏi phải tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước mới đáp ứng được như cầu.

Nguồn vốn đầu tư

Với nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, do đó giải pháp về nguồn vốn cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Tăng cường thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công

nghiệp cơ khí.

Thu hút vốn FDI là yếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp cơ khí. Nguồn vốn này trong những năm qua đã thực sự mang lại nguồn sinh lực mới

cho ngành cơ khí.. Để tiếp tục thu hút các dự án ngành cơ khí, cần nghiên cứu tạo môi trường thuận lợi hơn nữa trong thu hút đầu tư, trong đó tập trung:

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước để cải thiện môi trường đầu tư. Để thu hút đầu tư, một trong những vấn đề quan trọng và mang lại hiệu quả đó là cải thiện môi trường đầu tư, thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước. Đối với các biện pháp như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ và các hỗ trợ từ ngân sách khác... để cải thiện môi trường đầu tư cần phải có nguồn kinh phí và phải tốn rất nhiều kinh phí, sau thời gian dài mới phát huy hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Bên cạnh đó thực hiện “Minh bạch hóa cơ chế, chính sách”. Việc minh bạch hóa cũng là một trong những biện pháp mạnh, nhằm công khai, cụ thể hoá chính sách (trong đó có những chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như ngành công nghiệp cơ khí...), hạn chế nhũng nhiễu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

+ Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư, trong đó coi trọng công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp cơ khí. Đối với ngành công nghiệp cơ khí, việc tổ chức xúc tiến đầu tư phải được xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể các danh mục dự án cần tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư. Bên cạnh việc kêu gọi thu hút đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại, cần tập trung vào các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng (công nghiệp phụ trợ)... Những năm tới cần tiếp tục kêu gọi thu hút các dự án sản xuất lắp ráp để thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí phụ trợ phát triển, từng bước nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài trên địa bàn tiếp tục đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất ngành công nghiệp cơ khí.

Giai đoạn 2001 – 2005, có đến trên 60 dự án đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào ngành công nghiệp cơ khí, do mới đầu tư nên nhiều dự án chưa phát huy hết công suất. Bên cạnh đó, một số dự án mới chỉ thực hiện một phần vốn

đăng ký hoặc đang có chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo sau khi đã phát huy hết công suất đầu tư. Do đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vốn (nuôi dưỡng các dự án), nâng cao năng lực sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp cơ khí tiếp tục phát triển.

Để thực hiện được vấn đề trên, cần thực hiện tốt phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, trong đó đối với ngành công nghiệp cơ khí cần ưu tiên tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp về các chế độ chính sách (thuê đất, thuế, xuất nhập khẩu...), về nguồn nhân lực. Hỗ trợ các điều kiện về cơ sở hạ tầng (điện, nước,giao thông, thông tin liên lạc...), đất đai mở rộng sản xuất, xây dựng nhà ở công nhân và các vấn đề có liên quan như đưa rước công nhân, đào tạo nguồn nhân lực...

- Huy động mọi nguồn vốn trong nước để đầu tư, phát triển sản xuất,

đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp cơ khí giai đoạn 2006 – 2010, nguồn vốn đầu tư trong nước, tuy khó khăn và hạn hẹp nhưng đóng một vai trò hết sức quan trọng để ngành công nghiệp cơ khí trong nước từng bước phát triển. Ngoài nguồn ngân sách, nguồn vốn trong nước hiện nay tập trung cho ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu dựa vào:

+ Nguồn tích lũy (vốn tự có): Vốn của các doanh nghiệp trong nước

thuộc ngành công nghiệp cơ khí rất nhỏ so với tổng số vốn của ngành, chỉ chiếm khoảng 8% so toàn ngành và hiệu quả đầu tư (lợi nhuận/vốn) cũng chưa cao. Với số vốn và hiệu quả như vậy khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp trong nước, thiếu vốn vẫn là khó khăn thường xuyên của đa số các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có là nguồn vốn chủ động của doanh nghiệp và đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn các nguồn vốn khác, do đó các

doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất để có nguồn tích lũy phục vụ tái đầu tư.

+ Nguồn vốn tự huy động: Đây là một nguồn huy động của các tổ chức,

cá nhân mang tính tạm thời, chỉ giải quyết phần nào vốn lưu động hoặc đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần quan tâm để giải quyết những khó khăn trước mắt về vốn.

+ Nguồn cổ phần hoá, thị trường chứng khoán: Hiện nay khả năng huy

động vốn từ cổ phần hóa các DNNN thuộc ngành hoặc thành lập những công ty cổ phần mới, phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng chỉ có thể giải quyết vốn cho các dự án loại vừa và hiện tại cũng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đây là một kênh vốn đầy tiềm năng, có quy mô lớn mà các nước phát triển đã và đang thực hiện. Xu hướng những năm tới, nguồn vốn này là một nguồn chủ lực để các doanh nghiệp tiếp cận và phát triển sản xuất trong nền kinh tế hội nhập. Để tham gia được thị trường này, bản thân các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển (từ quy mô đầu tư, sản phẩm, thương hiệu...) mới có thể thu hút mạnh mẽ nguồn vốn này.

+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Khả năng cung ứng của nguồn này

hiện tại cho các doanh nghiệp cũng rất lớn và là một trong những nguồn chính hiện nay. Từ thực tế các nguồn vốn trên, trong giai đoạn 2006-2010 nguồn vốn tín dụng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các nguồn vốn trong nước, do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xây dựng các dự án mang tính khả thi cao, để đảm bảo hiệu quả đầu tư và thu hồi vốn mới có thể tiếp cận được các nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 89 - 92)