Thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 28 - 30)

b. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.2 Thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam

Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới- khu vực Đông Nam Á và đứng trước xu thế toàn cầu hóa, có thể nói ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và những thử thách hết sức khắc nghiệt, cụ thể là:

Thứ nhất sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các quốc gia ASEAN như

Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malysia. Điều đáng nói là nền Công nghiệp cơ khí của Việt Nam dù đã có thời gian phát triển lâu dài, gần như song song với các quốc gia nói trên. Nhưng hướng đi sai lầm trong nhiều năm khiến cho sự nghiệp Công nghiệp hóa đất nước chậm hơn so với Singapore,

Đài Loan, Trung Quốc... Điều đáng nói hơn nữa là trong hơn 10 năm qua, lượng vốn đổ vào đầu tư cho ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam tăng không đáng kể so với Trung Quốc – một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ điển hình và dễ nhận thấy nhất đó là sự phát triển của việc sản xuất và lắp ráp ô tô. Trung Quốc hiện là trung tâm sản xuất ô tô lớn thứ 3 Thế giới với việc xuất khẩu hơn 8 tỷ USD ô tô và phụ tùng, linh kiện khiến cho việc cạnh tranh của Việt Nam hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, để thực hiện các cam kết hội nhập, Chính phủ Việt Nam phải đưa ra chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, mở cửa thị trường ô tô. Điều này đồng nghĩa với việc ô tô nguyên chiếc cũng như linh kiện, phụ tùng ô tô của nước này sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế suất thấp, ưu đãi, tác động lớn đến nền Công nghiệp mới chuyển đổi của Việt Nam.

Thứ hai là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

Thương mại Thế giới WTO đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Quốc tế. Các thành viên WTO gây áp lực buộc Việt Nam phải chấp nhận giảm thuế suất cho các linh kiện nhập khẩu. Mặt khác, với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy tắc thương mại quốc tế, xóa bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa.

Thứ ba đó chính là những thách thức từ nội địa, Doanh nghiệp Việt

Nam thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ hoặc để đầu tư mới nhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Thiếu lực lượng nghiên cứu phát triển, trước hết là lực lượng thiết kế, chế tạo. Thiếu các tổng công trình sư hoặc kỹ sư trưởng cho các dự án thiết bị toàn bộ.Thiếu lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trong khi đó, các doanh nghiệp này vừa phải cạnh tranh trong

khi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trong nước còn yếu vừa phải tự sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, giải quyết lao động dôi dư.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w