Thời kỳ trước năm 1975

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 38 - 41)

b. Phạm vi nghiên cứu

2.1.1Thời kỳ trước năm 1975

Thời kỳ trước năm 1975, các xí nghiệp cơ khí chỉ là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ kế hoạch do cấp trên giao, vật tư cho sản xuất vốn liếng, đầu tư phát triển do Nhà nước lo, sản phẩm làm ra là tư liệu sản xuất đều giao nộp Nhà nước để phân phối. Nhìn chung xí nghiệp thời đó ít có khả năng lựa chọn sản phẩm. Sự phát triển của công nghiệp cơ khí thời gian này chủ yếu được phân ra 2 giai đoạn chính.

- Giai đoạn 1955 - 1964: xây dựng cơ sở ban đầu cho cơ khí - bước

khởi đầu đúng hướng.

Sau hoà bình lập lại, cơ khí miền Bắc chưa có gì đáng kể, lực lượng tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng; thời đó chỉ có một số cơ sở sửa chữa nhỏ và sản xuất hàng kim khí, xe đạp và một vài loại máy cỡ nhỏ, một hai xưởng quân giới từ chiến khu chuyển về, vài tập đoàn cơ khí do cán bộ miền Nam tập kết tổ chức; trang bị nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu.

Ngay từ năm 1955 Chính phủ đã tranh thủ các nước Xã hội chủ nghĩa giúp (XHCN) xây dựng công trình làm với Liên Xô mà thời đó thường được gọi là Cơ khí trung quy mô. Các nhà máy cơ khí trung quy mô được coi là hình mẫu của chế tạo máy hiện đại, gồm đủ các khâu công nghệ, sản xuất bài bản; nó còn được xem là nơi đào tạo cán bộ cơ khí. Điều đáng chú ý là cơ sở chế tạo máy đầu tiên được xây dựng mới là Nhà máy chế tạo máy công bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân có trình độ tốt cho cơ khí; sản phẩm của nhà máy (tiện, khoan, bào) đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới và tăng cường

trang bị cho cơ khí trong giai đoạn khôi phục kinh tế và cải tạo công thương nghiệp và chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Năm 1960-1964, xuất hiện thêm một số cơ sở sửa chữa độc lập và phân xưởng cơ khí như: Sửa chữa điện trung tâm Đông Anh, Cơ khí trung tâm Cẩm Phả (Liên Xô), Cơ khí Gang thép Thái Nguyên, Cơ khí phân đạm (Trung Quốc), tuy nhiệm vụ của các cơ sở này là sửa chữa và làm phụ tùng nhưng do cơ ngơi bề thế, trang bị phong phú và có nhiều máy lớn nên được coi là có tiềm lực chế tạo máy móc, thiết bị của miền Bắc Việt Nam. Bộ Công nghiệp gây dựng được các nhà máy: chế tạo bơm Hải Dương máy làm đất theo sau máy kéo, động cơ điện và máy biến thế, động cơ diezen cỡ nhỏ, chế tạo thiết bị lẻ, đá mài, hàng quy chế. Thành phố Hà Nội và Hải Phòng tổ chức các cơ sở sản xuất: máy rèn dập, máy tiện cấp tốc độ thấp, máy gia công gỗ, máy chế biến cỡ nhỏ, đóng xe ca, đóng và sửa chữa ca nô, cân bàn, xe đạp, đồ điện dân dụng... Các Bộ, ngành khác cũng đều xây dựng cơ khí để sản xuất một số trang bị chuyên ngành cho nhu cầu của mình: sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu công trình, tàu lu và máy làm đường và xây dựng cỡ nhỏ, thiết bị làm gạch ngói, bơm nước và phụ kiện công trình thuỷ lợi, rơ moóc, phụ tùng ô tô gầm bệ, nồi hơi áp, phụ tùng cho ngành giấy - dệt, thực phẩm, dụng cụ y tế, máy chiếu phim, máy in... Số lượng các nhà máy cơ khí nhờ nước ngoài giúp đã được xây dựng cộng với các nhà máy do trong nước tự tổ chức thuộc loại có tên tuổi vào khoảng 30-40 đơn vị.

Giai đoạn này đã xuất hiện các khái niệm cơ khí Bộ chủ quản - cơ khí Ngành, cơ khí trung ương - cơ khí địa phương và Nhà nước rất quan tâm công tác quy hoạch, sắp xếp, phân công. Hội nghị Cơ khí toàn miền Bắc lần thứ I (1961) đã đặt ra yêu cầu ban hành Tiêu chuẩn Nhà nước cho cơ khí, việc này sau đó đã được thực hiện.

Nhận xét tổng quát về Cơ khí Việt Nam ở giai đoạn này: làm trước các sản phẩm cơ khí thông dụng, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.

- Giai đoạn 1964 - 1975: Cơ khí thời chống chiến tranh phá hoại đến cơ khí thống nhất đất nước; phát triển ồ ạt cơ khí ở các Tỉnh.

Vào thời gian này cơ khí được nhận định là ngành có thể tiếp tục phát triển trong chiến tranh phá hoại (tất nhiên ở mức độ và phạm vi nhất định), tập trung phục vụ nông nghiệp và đảm bảo giao thông, kết hợp nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển sau chiến tranh.

Giai đoạn này, do đặc điểm phải phân nhỏ của chương trình sản xuất nông cụ thường và cải tiến và trang bị cho các điểm cơ khí nhỏ, tập trung làm 1965-1970. Xuất phát từ yêu cầu phải trang bị cho 1 lao động nông nghiệp 3-4 nông cụ và trang bị cho 2 vạn điểm cơ khí nhỏ (một hình thức của tiền chế biến) cho các hợp tác xã nông nghiệp (điểm cơ khí nhỏ gồm các máy tuốt lúa, xay xát, nghiền thức ăn gia súc, máy bơm và đầu máy diezen); việc sản xuất và tiêu thụ nông cụ và máy cơ khí nhỏ chủ yếu giao cho từng Tỉnh thực hiện. Kết hợp với nhiệm vụ hậu cần tại chỗ nên đã tăng cường lực lượng cơ khí cho tất cả các Tỉnh; mỗi huyện được tăng cường 1 xưởng cơ khí - rèn để làm nông cụ, mỗi một Tỉnh được đầu tư 1 cơ sở được gọi là "Cơ khí Tỉnh" công suất tạm quy định là 300 tấn/năm và 500 tấn/năm tuỳ theo tỉnh lớn nhỏ (lúc sát nhập tỉnh thì có tỉnh được 2 cơ sở); các cơ sở này trang bị vạn năng na ná như nhau để sản xuất máy cơ khí nhỏ và phần nào xe cải tiến.

Một số loại sản phẩm cơ khí khác cũng được chú ý phát triển trong thời chiến là: động cơ diezen, phụ tùng ô tô, đóng góp và sửa chữa phương tiện vận tải đường sông, máy bơm nước, và máy công cụ. Thời kỳ này đã nâng cấp 2 nhà máy làm máy công cụ (Mai Động, Cơ khí Kiến thiết) và gây dựng thêm mới một nhà máy làm máy công cụ (Cơ khí Giải phóng).

Phát triển cơ khí rộng khắp ở tất cả các tỉnh miền Bắc được coi là biện pháp tình thế trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Nhưng hậu quả của nó làm trầm trọng thêm tính phân tán, manh mún cho cơ khí về phương diện nhận và có sự lầm lẫn về sự tồn tại của một loại hình xí nghiệp được gọi là Cơ khí

Tỉnh không gắn với sản phẩm cụ thể mà gắn với cấp quản lý, coi đó là tiềm năng dự trữ cần được phân công sắp xếp để khai thác mà trên thực tế đã không thực hiện được vì việc dễ làm thì đã làm đủ, việc khó làm thì thiếu đội ngũ và công nghệ. Kết quả là sau khi thực hiện xong chương trình cơ khí nhỏ thì cơ khí tỉnh lúng túng về hướng phát triển, sản xuất cầm chừng và sa sút dần.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 38 - 41)