b. Phạm vi nghiên cứu
2.1.3 Thời kỳ từ năm 1991 đến 2006
Cơ khí trong kinh tế thị trường - vươn lên từ khủng hoảng, chuyển qua bước phát triển mới.
- Giai đoạn 1990 - 1995: Từ 1988 xoá bỏ cơ chế bao cấp, cơ khí
không còn có tên trong danh mục đầu tư của Nhà nước. Tình cảnh hụt hẫng, khó khăn doanh nghiệp càng lớn, đông người thì càng khó khăn và cơ khí không phải là ngoại lệ. Sản phẩm lạc hậu, chất lượng thấp khó tiêu thụ, thiếu việc làm phổ biến, sản xuất cầm chừng và sa sút dần, thu nhập thấp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi mỏng dần, đỉnh điểm sa sút là vào những năm 1988 - 1989; khó khăn nhất là sản xuất máy công cụ, sản lượng giảm trên một nửa. Đây là thời kỳ cơ khí lâm vào khủng hoảng, mất phương hướng và gần như bị lãng quên.
Nhưng cũng chính trong giai đoạn này có một lực lượng mới bắt đầu xuất hiện và tăng mạnh từ 1995 trở về sau - đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lắp ráp ô tô, xe máy và từ năm 1995 tiếp tục phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất phụ tùng xe máy - ô tô, xe đạp, dây điện - dây
cáp, kỹ thuật điện, kết cấu kim loại và hàng phi tiêu chuẩn cỡ lớn, bơm nước, sửa chữa tàu biển, khuôn mẫu chính xác, lắp ráp điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh... số lượng các doanh nghiệp FDI về cơ khí đến năm 2000 có lẽ cũng tới hơn 100 đơn vị, tổng vốn đầu tư đã thực hiện có thể đạt đến hàng tỷ USD. Lực lượng cơ khí FDI đã góp phần làm phong phú sản phẩm cơ khí đồng thời nó cũng làm thức tỉnh nhận thức của doanh nghiệp trong nước về tiềm năng cụ thể của thị trường, cách tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
- Từ 1996 đến 2006: Qua quá trình làm quen với cơ chế mới, tích cực
thâm nhập thị trường, dần dà doanh nghiệp trong nước cũng đã tìm được con đường tiến lên của mình, bắt đầu từ việc đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Làm được việc này do doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn và điều rất quan trọng là đã có thị trường vật tư tự do có thể đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của sản xuất và làm sản phẩm mới. Từ năm 1996 các xí nghiệp cơ khí của 3 Bộ (Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng) đã được tập hợp thành các Tổng công ty Nhà nước theo ngành nghề, một số xí nghiệp thuộc các ngành khác và 3 thành phố lớn cũng tập hợp thành công ty. Nhiều xí nghiệp bắt đầu quan tâm đổi mới thiết bị, nâng cấp công nghệ nhằm vào các khâu cần năng suất và đảm bảo chất lượng; trong việc này hình như khu vực sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng thực hiện sớm hơn.
Chính phủ đã bắt đầu quan tâm chỉ đạo ngành cơ khí, ban hành một số chính sách ưu đãi về đầu tư và điều quan trọng là tạo cơ hội về thị trường cho cơ khí vươn lên làm được việc lớn. Bắt đầu từ việc chọn 25 danh mục đầu tư chiều sâu để cho vay vốn ưu đãi, xác định sản phẩm trọng điểm quốc gia (tàu biển 11.000 tấn, động cơ diezen cỡ nhỏ), chính sách ưu đãi đặc biệt cho đóng những con tàu biển lớn đầu tiên (người sản xuất và người tiêu thụ đều hưởng
lợi), chỉ định trong nước làm thầu chính công trình xi măng 1,4 triệu tấn, mở rộng nhiệt điện 0,3 triệu KW, bột giấy và giấy 6 vạn tấn, chỉ định thầu gần 1000 xe buýt và xe chở khách và gần đây nhất, cuối năm 2002 Chính phủ đã phê duyệt 8 nhóm sản phẩm trọng điểm từ nay đến năm 2010 gồm 24 danh mục đầu tư để Chính phủ tập trung sức hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, mua thiết kế và công nghệ, thuê chuyên gia và đào tạo.
Lực lượng cơ khí tư nhân ngày càng đông đảo, được trang bị và có công nghệ tốt, không chỉ sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng mà còn làm nhiều loại thiết bị, dây chuyền chế biến. Các Viện nghiên cứu cơ khí cũng chuyển biến, từ bỏ cách nghiên cứu cơ khí cũng chuyển biến, từ bỏ cách nghiên cứu suông mà đã gia nhập thị trường, tạo được các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và điều đáng ghi nhận là đã gắn chặt kết quả nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao công nghệ, tổ chức thương mại hoá sản phẩm. Có thể coi từ năm 1996 đến năm 2000 là thời kỳ hồi phục và phát triển trở lại của cơ khí.