Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 68 - 70)

b. Phạm vi nghiên cứu

2.4.1. Kết quả đạt được

Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:

• Ngành công nghiệp cơ khí phát triển nhanh, hầu hết sản lượng các nhóm sản phẩm trọng điểm vượt mục tiêu quy hoạch ngành cơ khí nhất là các lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí xây dựng.

• Hình thành ngành công nghiệp cơ khí, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng GTSXCN toàn ngành công nghiệp và trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong những năm tới, hình thành ngành công nghiệp then chốt.

• Với những điều kiện thuận lợi vị trí địa lý, nới lỏng chế độ pháp lý và trở thành thành viên thứ 150 của WTO, công nghiệp cơ khí tiếp tục thu hút thêm nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp cơ khí. Việc thu hút nhiều các dự án đầu tư nước ngoài,

đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp cơ khí, tạo điều kiện tiếp thu được nhiều công nghệ mới, góp phần làm cho quy mô của ngành ngày càng lớn mạnh, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp.

• Sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí ngày càng đa dạng phong phú, trong đó hình thành một số nhóm sản phẩm chủ lực của ngành như sản phẩm phục vụ nông nghiệp, xây dựng, tiêu dùng... Cơ cấu sản phẩm ngành phát triển theo hướng tích cực so với cơ cấu chung của cả nước và Vùng, tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao, các sản phẩm tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp.

Đạt được những kết quả trên, có thể đánh giá một số nguyên nhân chính sau đây:

• Ngành cơ khí là ngành cần phát triển mạnh để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển những ngành kinh tế khác. Đó cũng là xu hướng phát triển chung của thế giới trong thời đại cơ điện tử – tự động hoá, do đó Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển ngành, từng bước ban hành nhiều chủ trương, chính sách về ưu tiên, khuyến khích và thu hút đầu tư.

• Kinh tế trong nước từng bước ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất phát triển, đời sống được cải thiện, cơ sở hạ tầng gia thông, xây dựng... phát triển mạnh, làm tăng sức mua, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước đối với sản phẩm cơ khí. Các sản phẩm sản xuất trong nước từng bước có uy tín trên thị trường và được nhiều người quan tâm.

• Ngành công nghiệp cơ khí là ngành được quan tâm phát triển, nên đã sớm có định hướng, quy hoạch chuyên ngành. Thời gian qua, các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng được Nhà nước quan tâm kêu gọi các dự án vào ngành cơ khí, từng bước hình thành các dự án ưu tiên kêu gọi khuyến khích đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển và bộ máy quản lý hành chính nhà nước hoạt động có hiệu quả... đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp cơ khí có nhiều thuận lợi để phát triển.

• Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm để thích ứng trong quá trình hội nhập, không ngừng tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đa dạng hoá sản phẩm... Bộ máy quản lý doanh nghiệp ngày càng năng động, trình độ người lao động ngày được nâng cao và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w