b. Phạm vi nghiên cứu
3.2.2 Định hướng phát triển ngành cơ khí đến năm 2015 và tầm nhìn
năm 2020:
Thiết bị toàn bộ
Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến...
Theo quy hoạch tới 2015, ngành sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp sẽ cơ bản hình thành mạng lưới sản xuất lắp ráp và công nghiệp hỗ trợ cho ngành trên cả 3 miền; tập trung giải quyết những khâu cơ bản là đúc, rèn phôi, nhiệt luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đầu tư đúng mức cho công nghiệp sạch.Ngành phấn đấu giành lại phần lớn thị phần trong nước đối với các loại động cơ diesel cỡ trung và nhỏ, động cơ xăng công suất nhỏ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Sau năm 2015, có thể sản xuất được các sản phẩm trình độ cao như bơm dầu, vòi phun cao áp và động cơ đa hệ nhiên liệu.
Đối với máy nông nghiệp, sản xuất đủ nhu cầu trong nước loại máy kéo 2 bánh 12 mã lực, bước đầu sản xuất loại máy kéo 4 bánh từ 18 - 25 mã lực. Sau năm 2015, sẽ hiện đại hoá phần lớn sản phẩm máy nông nghiệp, chuẩn bị đủ điều kiện sản xuất máy có ứng dụng cơ điện...Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, đưa sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp thành ngành sản xuất mạnh của Việt Nam và trong khu vực, quy hoạch đã đưa ra 7 nhóm giải pháp chính. Trong đó, đối với giải pháp về thị trường, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế hoạch nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu mạnh.
Về đầu tư, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn cũng như các dự án sản xuất máy nông nghiệp thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn.
Trong khuôn khổ quy định và lộ trình hội nhập cho phép, có giải pháp ưu tiên cho các cơ sở sản xuất trong nước được nhận các hợp đồng cung cấp máy nông nghiệp theo hình thức tổng thầu đối với các dự án xóa đói giảm nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa, trồng và chăm sóc rừng trồng...Để tiến tới thành lập tập đoàn sản xuất-kinh doanh máy động lực, máy nông nghiệp đa ngành, giải pháp đưa ra là củng cố các Tổng công ty nhà nước để có thể đảm nhiệm tốt vai trò định hướng chủ đạo; phát triển mô hình công ty mẹ-công ty con, chuyển dần một số doanh nghiệp sản xuất máy động lực, máy nông
nghiệp thuộc địa phương thành công ty con hoặc doanh nghiệp vệ tinh của các công ty lớn; đồng thời, đẩy mạnh việc cổ phần hóa để đa dạng hóa nguồn vốn sở hữu
Máy công cụ
Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
Cơ khí xây dựng
Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.
Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
Cơ khí đóng tàu
Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ.
Đến năm 2010 đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng
được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.
Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2015 lên 70% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.
Thiết bị điện
Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới. Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.
Cơ khí xe máy
Năm 2010 xuất khẩu xe thông dụng, linh kiện và phụ tùng xe tương đương 450 - 500 nghìn xe, ước kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD;
+ Thiết lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trước năm 2010.
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:
Sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước; trên 95% linh kiện, phụ tùng; kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoảng 500 triệu USD; nâng cao năng lực các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển để tự thiết kế được các loại xe thông dụng và một số loại xe cao cấp.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025:
+ Tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các loại xe máy, linh kiện, phụ tùng xe máy;
+ Sản xuất được xe máy cao cấp và xe máy chuyên dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu;
+ Tự thiết kế và sản xuất các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu sạch.
Cơ khí ôtô
Đối với ngành cơ khí ô tô Việt Nam, sự chuyển hướng của các liên doanh và sự đổ vỡ hàng loạt của các nhà sản xuất nội địa là hai nguy cơ rõ nét nhất đang được bản thảo. Kể từ năm 2009, nghĩa là thơi điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhập khẩu và phân phối ô tô nguyên chiếc theo nội dung cam kết gia nhập WTO, sẽ có hai khả năng lớn xảy ra đối với các doanh nghiệp liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Khả năng thứ nhất, các liên doanh này sẽ chuyển hẳng sang nhập khẩu phân phối ô tô thuần túy từ hãng mẹ hoặc tư các nhà máy trực thuộc hãng mẹ tại các quốc gia khác. Khả năng thứ hai là các liên doanh sẽ đồng thời sản xuát, lắp ráp có tỷ lệ nội địa hóa cao tại một số mẫu xe đạt doanh so thấp. Nhu vậy, hai khả năng này đêì có thể thay đổi gần như hoàn toàn diện mạo ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo các chuyên gia, khả năng thứ nhất sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp có doanh số bán thấp (ví dụ: Mekong, Mazda, Kia, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu). Khả năng thứ ai sẽ phổ biến tại các doanh nghiệp có doanh số phát triển cao và phát triển tốt (nhu Toyota, Honda, GM-Deawoo). Cả hai lựa chọn trên đều phụ thuộc vào chính sách thuế của Nhà nước đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu hai khả năng này thành hiện thực, những hệ ụy đến nền kinh tế là không nhỏ, chưa kể đến những tác động trực tiếp đến người lao động.