Dự báo khả năng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 77 - 79)

b. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2Dự báo khả năng xuất khẩu

Các sản phẩm cơ khí gồm nhiều mặt hàng như: sản phẩm công nghiệp đóng tàu, máy biến thế điện, động cơ điện, dụng cụ cầm tay, xe đạp… Dự báo do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới bắt nguồn từ Mỹ, nhu cầu trong năm 2009 sẽ có khả năng giảm nhưng sẽ phục hồi lại và phát triển với nhu cầu tăng lớn. Sau đây là dự báo thị trường xuất khẩu đối với một số sản phẩm thế mạnh xuất khẩu hiện nay:

Sản phẩm công nghiệp đóng tàu: Đây là ngành được đánh giá là rất

có tiềm năng phát triển và được sự đầu tư tập trung của nhà nước thông qua nhiều dự án và khoản cho vay để đầu tư phát triển qui mô lớn. Theo Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ (VINASHIN), với khoản đầu tư 3 tỉ USD vào ngành đóng tàu trong 10 năm tiếp theo thì sản lượng mỗi năm đạt giá trị khoảng 3 tỉ USD nên đây sẽ là hướng đầu tư có hiệu quả và đem lại kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Hiện tại,

Vinashin đã đàm phán xong và nắm chắc một lượng hợp đồng đến năm 2009 với giá trị thu về ước khoảng 1,5 tỉ USD. Các hợp đồng khác vẫn đang được xúc tiến đàm phán.

Thị trường mục tiêu trong thời gian tới là các nước Đông á, ấn Độ, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và các thị trường tiềm năng như Ba Lan, Italia, Thuỵ Điển…

Sản phẩm thiết bị điện: Đây là mặt hàng đang có thị trường xuất

khẩu tốt, đặc biệt là sang các nước châu Phi. Trong chiến lược phát triển các mặt hàng công nghiệp thì đây sẽ là những mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm tiềm năng, cần tập trung đầu tư phát triển để phục vụ xuất khẩu. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu về mặt hàng này vẫn duy trì ở mức cao d vậy theo đề xuất của nhà nước, phấn đấu đạt kim ngạch khoảng 920 triệu USD vào năm 2010. Với tốc độ tăng trường 30%/1 năm.

Thị trường xuất khẩu mục tiêu thời gian tới là Nhật Bản, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, các nước thuộc EU cũ và mới và các nước thuộc Đông Âu cũ. Đặc biệt chú trọng khai thác thị trường Mỹ vì đây là thị trường lớn nhất thế giới trong 5 năm qua.

Nhìn chung, khả năng gia tăng xuất khẩu của các mặt hàng cơ khí là rất lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vướng mắc cần phải giải quyết đặc biệt là khó khăn về vốn. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, kể cả các doanh nghiệp đã có uy tín trong xuất khẩu như tàu thuỷ, máy công cụ, kết cấu thép… đều gặp khó khăn về vốn thiếu vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 77 - 79)