Các vấn đề đưa ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 58 - 64)

GIẢI QUYẾT

3.3 Các vấn đề đưa ra cần giải quyết

3.3.1. Vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu

Việc đối phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng với tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo dự báo trong những năm tới Việt Nam sẽ phải đối phó với vô vàn những khó khăn như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành sản xuất lương thực. Vì vậy để đối phó với biến đổi khí hậu ngay từ lúc này ta cần chú ý tới những biện pháp nhằm khắc phục tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các biện pháp cần làm lúc này là: đắp đê xâm nhập mặn giúp giữ lại một diện tích đất canh tác lương thức lớn ở

đồng bằng sông Cửu Long tránh khỏi nặn xâm nhập mặn, hoàn chỉnh hệ thông thủy lợi giúp tưới tiêu cho lương thực trong mùa khô và thoát nước trong mùa lũ, xây dựng hệ thống cảnh báo và dự báo thiên tai hiện đại chính xác và kịp thời để ta có những biện pháp phòng tránh hợp lý.

3.3.2. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

Một là: Nâng cao nhận thức của tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cần thiết, khắt khe trong thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Từ nhiều năm nay, nhận thức của người nông dân về thương mại quốc tế, xuất khẩu mặt hàng lúa gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế chưa đầy đủ. Nông dân thường ít được trang bị tri thức về những yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa để tạo ra những hạt lúa xuất khẩu có chất lượng đáp ứng thị trường khu vực và thế giới. Dường như đây chỉ là công việc chung của Nhà nước, mà trực tiếp là các doanh nghiệp - Hiệp hội xuất khẩu lúa gạo VFA. Trong khi vấn đề này cần được xem xét một cách toàn diện, tổng thể của tất cả các chủ thể tham gia vào việc phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam.

Hai là: Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh, giữ vững diện tích trồng lúa hàng hóa, đảm bảo nguồn cung lúa gạo ổn định, uy tín và chất lượng cao. Quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh là công việc vô cùng quan trọng, bởi thông qua đó có thể dự báo được nguồn cung lúa gạo một cách khách quan, không bị động trong phát triển thị trường mặt hàng lúa gạo nội địa và ngoài nước. Trong quy hoạch ngành hàng này cần tính tới việc sản xuất và tiêu thụ gạo ở tất cả các loại thị trường kể cả dễ tính và khó tính; chủ động nguồn cung hàng lúa gạo đa dạng, phong phú với những loại gạo phù hợp với từng đối tượng nhập khẩu lúa gạo, bao gồm cả chất lượng gạo trung bình và cao. Ở nước ta từ khá lâu, việc phân chia vùng sản xuất trồng lúa là khá rõ ràng. Các vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng sản xuất lúa gạo chủ lực phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện vùng lúa cao sản và đặc sản theo quy hoạch còn chậm trễ; thậm chí không tuân thủ nghiêm quy hoạch đã hoạch định, làm giảm tính chủ động trong nguồn cung mặt hàng lúa gạo, nhất là

gạo đặc sản. Trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển nhanh đô thị, diện tích đất trồng lúa giảm rất đáng kể theo từng năm thì việc luật pháp hóa, hành chính hóa, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo hơn bao giờ hết phải đặt lên vị trí hàng đầu.

Ba là: Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật một cách đồng bộ, hiện đại và hiệu quả cao, đảm bảo vững chắc cho việc nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường thế giới. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa gạo bao gồm hệ thống các công trình thủy nông tưới, tiêu nước như máy bơm nước, hệ thống kênh mương nội đồng; hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa gạo như máy gặt, máy cấy, lò sấy lúa; hệ thống kho chứa lúa gạo đảm bảo không hao hụt về số lượng, phẩm cấp hạt gạo…

Việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật là một quá trình lâu dài và không đơn giản ở đồng bắng sông Cửu Long cần đầu tư thêm hệt thống giao thong hoàn thiện…, đồng bằng sông Hồng cải thiện tình trạng thoái hóa đất... Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo tuy đã được phân vùng nhưng sản xuất lúa chủ yếu vẫn từ hộ nông dân và rất phân tán; kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tuy từng bước được xây dựng nhưng thiếu tính đồng bộ từ khâu sản xuất-chăm sóc-thu hoạch-bảo quản, kỹ thuật lạc hậu chưa có nhiều máy móc mà việc sản xuất vẫn vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, và quan trọng hơn, đó là chưa một cơ quan, tổ chức nào đứng ra làm chủ trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Nông dân vẫn tự lo là chủ yếu, nhất là trong khâu bảo quản. Ở Thái Lan, việc tạo ra hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác xuất khẩu mặt hàng lúa gạo được Nhà nước làm “bà đỡ”, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp Thái Lan hình thành các kho chứa lúa lớn ở tất cả những nơi sản xuất lúa gạo nông dân không phải trực tiếp lo kho chứa; hệ thống máy xay xát đồng bộ, hiện đại được vận hành tốt, tạo ra những hạt gạo có phẩm cấp cao; tỷ lệ hạt gãy do xay xát thấp...

Bốn là: Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất lúa hàng hóa. Để công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, ứng dụng công

nghệ cao, hiện đại vào sản xuất lúa cần phải thực hiện nghiên cứu một cách cơ bản, hiệu quả về giống lúa, điều kiện khí hậu, tính chất lý hóa của đất đai mỗi vùng, miền; kết hợp với việc triển khai, tập huấn ngoài đồng ruộng, đưa khoa học – công nghệ đến với người nông dân gần hơn, sát với sản xuất hơn. Tăng cường vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ; thực hiện đi tắt và đón đầu trong việc tạo giống lúa mới, công nghệ chế biến mới … thông qua đó, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam, đảm bảo phát triển vững chắc thị trường lúa gạo nước nhà trong những năm tiếp theo.

Năm là: Thực hiện hiệu quả mối liên kết kinh tế giữa nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, tạo thành sức mạnh tổng thể nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới.Theo Quyết định 80/QD-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, tạo mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, ban hành từ năm 2002 có thể coi là khâu đột phá, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản nói chung, mặt hàng lúa gạo nói riêng. Tuy nhiên, mối liên kết này mới dừng lại ở khẩu hiệu. Vì vậy, nông dân là người trực tiếp sản xuất lúa gạo đang rất cần có sự chung tay, giúp sức của nhiều nhà: Nhà khoa học (các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các khu công nghệ cao …) trong việc nâng cao tiềm lực sản xuất và chế biến gạo, tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh cao; nhà doanh nghiệp cung ứng vốn đầu tư để mua các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu…) phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao, hình thành các kho chứa, bãi tập kết hàng hóa đảm bao không giảm phẩm cấp, chất lượng hạt gạo khi sơ chế; Nhà nước trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn chính sách trợ cấp, trợ giá khi sản xuất lúa gạo gặp rủi ro về thiên nhiên, về thị trường tiêu thụ …

Sáu là: Xây dựng thương hiệu mạnh cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, thực hiện tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị phần xuất khẩu gạo, thông qua việc thực hiện tốt các biện pháp: Nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạo; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước

… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất lúa gạo hàng hóa; làm tốt khâu đóng gói, bao bì; thực hiện tốt việc chỉ dẫn địa chỉ, mẫu mã, quy cách sản phẩm … ngay trong khâu đóng gói hàng hóa; tăng cường quảng bá mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức. Đặc biệt là tổ chức tốt và tham gia một cách hiệu quả các hội chợ về lúa gạo để nâng cao tầm ảnh hưởng trong sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, bao gồm cả thị trường truyền thống và thị trường mới phát triển; đẩy mạnh thực hiện liên kết các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam với các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo trong khu vực và trên thế giới, nhất là Thái Lan nhằm chủ động và chi phối việc cung khối lượng gạo cũng như giá bán gạo trên thị trường khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế trong đó có những đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp và đặc biệt là ngành sản xuất lương thực.

Mặc dù có được những thành công hết sức to lớn trong những năm qua song đứng trước những yêu cầu công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Nghành nông nghiệp đã có những thay đổi to lớn về mọi mặt, năng suất và sản lượng lương thực không ngừng tăng lên đồng thời Việt Nam cũng đã trở thành nước xuất lúa gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Hàng năm thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất

nước đồng thời nâng cao tính cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới.

Đề tài: “ Sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam những năm

gần đây thưc trạng và giải pháp” đã làm rõ vấn đè trên cơ sở phân tích nội dung thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây cùng những thành tựu mà nước ta đạt được trong 10 năm đầu thế kỷ 21 trên cơ sở đó đề ra mục tiêu phát triểu cho ngành này. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra những hạn chế của Việt Nam mắc phải trong quá trình sản xuất và xuất khẩu lương thực trong những năm gần đây giúp đưa ra phương hướng giải quyết giúp tăng hiệu quả cao nhất cho ngành sản xuất lương thực. Đề tài cũng đã đua ra các vấn đề Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới để ngày càng phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.

Bên cạnh những thành tựu to lớn trên Việt Nam đã đạt được chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn thách thức cần vượt qua để giữ vững vị trí của mình trên thị trường lương thực thế giới như sự bất lợi do biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam còn yếu. Khó khăn và thách thức ấy là không hề nhỏ song thiết nghĩ lúc này cần phát huy hết sưc mạnh nội lực và ngoại lực để đảm bảo tốc độ phát triển ổn định và bền vững góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.

Hiện tôi đang sống ở Hải Phòng một thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng. Cũng như những địa phương khác trên cả nước, thực trạng sản xuất lương thực cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Diện tích canh tác trong nông nghiệp ngày càng thu hẹp do tình trạng công nghiệp hóa, đô thị hóa, đất bạc màu không cho năng suất cao, sản xuất lương thực còn manh mún chưa tạp trung, trình độ canh tác chưa cao. Vì vậy thiết nghĩ qua một địa phương cũng là bài học kinh nghiệm cho cả nước, cần quan tâm thích đáng cho phát triển nông nghiệp: quy hoạch đô thị hoặc các khu công nghiệp một cách khoa học tránh lấy đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chú trọng phát triển theo chiều sâu…

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w