Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 50 - 54)

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta. Đây là châu thổ mới hình thành và khai thác khoảng 500-600 năm trước đây do quá trình nam tiến khai hoang lấn biển của ông cha ta. Đồng bằng sông Cửu Long là món quà của Cửu Long giang ban tặng. Vùng này gồm 14 tỉnh và thành phố. Diện tích tự nhiên của đồng bằng khoảng 40.000 km2 .Địa hình thấp độ cao trung bình thấp hợn mực nước biển 2m. Song đây là vùng có lượng phù sa hỗn hợp sông biển rất mà mỡ. Độ dày phù sa lớn độ dày trung bình từ 20-260 m. Tuy diện tích lớn nhưng phần lớn diện tích chỉ được canh tác một vụ do có 1 mùa lũ. Dưới đây là số liệu khai quát tình hình sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long phân theo địa phương giai đoạn từ 2007-2009.

Bảng 15: Tình hình sản xuất lương thực đồng bằng sông Cửu Long phân theo địa phương giai đoạn 2007-2009

DT: Diện tích(nghìn ha) ; NS: Năng xuất(tạ/ha) ; SL: Sản lượng(nghìn tấn) ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh thành phố 2007 2008 2009 DT NS SL DT NS SL DT NS SL ĐBSCL 3683,1 50,0 18678,9 3858,9 53,6 200669,5 3872,9 52,9 20483,4 Long an 428,4 45,5 1950,6 457,0 47,7 2178,1 463,6 40,6 2158,6 Tiền giang 246,8 52,9 1306,7 244,9 53,9 1321,0 246,4 53,1 1308,0 Bến tre 79,7 38,2 304,8 79,2 45,6 361,1 81,1 44,7 362,7 Trà vinh 224,0 41,5 929,8 226,9 47,9 1086,7 231,9 46,4 1076,8 Vĩnh long 158,3 51,2 810,8 177,4 50,5 896,1 176,7 51,6 911,4 Đồng tháp 447,1 56,9 2544,4 468,1 58,1 2729,2 450,8 58,8 2650,4 An giang 520,3 60,4 3142,9 564,5 62,2 3513,8 557,2 60,7 3383,6 Kiên giang 582,9 51,1 2977,3 609,2 55,6 3387,2 622,1 54,6 3397,7

Cần thơ 207,9 54,4 1131,6 218,6 54,8 1198,5 208,8 54,5 1138,1 Hậu giang 189,3 45,7 865,1 202,9 50,3 1020,1 191,2 52,0 993,8 Sóc trăng 325,4 49,2 1602,5 322,3 54,0 1739,5 334,6 53,2 1780,4 Bạc liêu 149,9 46,2 693,2 155,0 49,3 764,4 166,5 48,5 808,2 Cà mau 123,1 34,1 419,2 132,9 36,3 482,8 142,0 36,2 513,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng số liệu phản ánh rất rõ ràng đây là vùng trọng điểm lúa số 1 của Việt Nam. Tuy sản lượng lúa hàng năm của đồng bằng này khá lớn song vẫn chưa xứng tầm với nhũng điều kiện thuận lợi mà đồng bằng này có. Do chưa có những biện pháp thâm canh trong sản xuất nên sản lượng lúa ở các địa phương chưa cao hầu như phụ thuộc vào độ phì đất tự nhiên. Phần lớn diện tích canh tác lúa 1 vụ. Đây cũng là vùng có khả năng mở rông diện tích rất lớn song cần trú trọng đến các phương pháp khai hoang, đắp đê trống lại hiện tượng xâm nhập mặn tăng diện tích trồng lúa 2 vụ. Đồng bằng sông Cửu Long có 1 hệ thông giao thông kém nhất nước do địa hình ngập nước nên chủ yếu di chuyển bằng phương tiện đường thủy trên các kênh rạch do vậy rất bất lợi cho việc sản xuất và thu hoạch lúa. Tuy gặp khá nhiều bất lợi từ mọi phía song đây vẫn là vựa lúa lớn nhất nước cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và mang lại nguồn lợi lớn từ việc xuất khẩu gạo.

2.2.5 Các thành tựu, hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam

a. Thành tựu

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về

xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập khu vực và thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.

Tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của số đông dân số đặc biệt là nông dân, lúa gạo được coi là mặt hàng nhạy cảm nhất. Từ thực tế sản xuất lúa gạo đáp ứng "cái ăn" của khoảng 86 triệu dân Việt Nam, đến sản xuất lúa hàng hoá tham gia thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu từ hơn một thập kỉ nay, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cần phải giải quyết đối với sản xuất và xuất khẩu lương thực.

Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đông bằng sông Hồng. Tính đến năm 2009 sản lượng lúa gạo nước ta đạt 40 triệu tấn, kim ngạnh xuất khẩu khoảng 2,4 tỉ USD. Ta cần giữ vững những con số đã đạt được và phát triển hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có dự trữ xuất khẩu củng cố vị trí ổn định là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.

b. Hạn chế

Trong 10 năm qua tuy đạt được rất nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lương thực xong Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lương thực.

Những hạn chế chúng ta gặp phải trong sản xuất chưa đầu tư thích đáng cho nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực do vậy hiệu quả chưa cao. Hạn chế về thâm canh, tiếp thu khoa học trong sản xuất, chưa cơ giới hóa được nhiều trong sản xuất, các vùng sản xuất và công nghiệp phục vụ sản xuất còn manh mún chưa gắn liền với nhau như bảo vệ thực vật, lai tạo giống và công nghệ chế biến sau thu hoạch. Chưa chú trọng đến việc cải tạo đất canh tác lâu năm như ở đồng bằng sông Hồng, không khai hoang mở rộng thêm diện tích,

thâm canh tăng vụ ở đồng bằng sông Cửu Long dù còn rất nhiều khả năng do vậy dẫn đến sản lượng con thấp chưa xứng tầm với những điều kiện thuận lợi đang có.

Trong xuất khẩu trong 10 năm qua chúng ta đã có những bước tiến hết sức rõ rệt và mạnh mẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng gạo của nước ta chỉ có lợi thế về số lượng. So với Thái Lan nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, gạo của ta thua họ về mọi mặt cả về chất lượng và giá thành nguyên nhân đó bắt nguồn từ việc chúng ta chưa có 1 nền công nghệ chế biến và bảo quản phát triển, không có được những loại giông cho năng xuất cao phẩm chất tốt. Các nhà xuất khẩu gạo của ta còn manh mún chưa có sự liên kết chặt chẽ chưa xây dựng được thương hiệu mạnh do vậy “sức đề kháng” của mặt hàng gạo nước ta trên thị trường nưới ta còn rất yêu. Công với đó các thị trường xuất khẩu của ta chưa thật rộng lớn và ổn định.

Vì vậy thiết nghĩ chúng ta cần khắc phục tất cả những hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu một cách nhanh nhất đúng đắng và hợp lý nhằm đem lại nguồn lợi cao nhất góp phần vào tốc độ phát triển chung của cả nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 50 - 54)