Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 46 - 49)

Đồng bằng sông Hồng vựa lúa lớn thứ hai của cả nước được là sản phẩm của bồi đắp của sông Hồng và sông Thái Bình và các phụ lưu. Gồm 12 tỉnh và thành phố với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 khác với đồng bằng sông Cửu Long mới khai thác 500-600 năm gần đây. Đồng bằng sông Hồng khai thác từ lâu đời cách đây trên 4000 năm gắn liền với cuộc sông người Việt. Với những

thế mạnh về tự nhiên, tuy thua kém đồng bằng sông Cửu Long song đồng bằng sông Hồng bù lại có trình độ thâm canh cao nhất nước ngành trồng lúa nước rất phát đạt và trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Đây là vùng có số dân đông, mật độ dân số cao Dân cư vùng đồng bằng sông Hồng có kinh nghiệp trong sản xuất lúa mì do tập quán canh tác lâu đời. Đây cũng là vùng mà có mức độ dân trí cao có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất. Ở đây hệ thống giao thông vào lọai hoàn thiện và hiện đại nhất nước hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông như đường sông,đường bộ, đường biển và đường hàng không. Có cảng hàng không và cảng biển quốc tế. Đồng bằng sông Hồng đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc do vậy được nhà nước quan tâm về mọi mặt trong đó có phát triển sản xuất thâm canh lương thực nhưng bên cạnh đó do tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra quá nhanh, dân số cũng tăng nhanh đang lấy dần diện tích canh tác nông nghiệp vì vậy cần trú trọng đến việc quy hoạch nhằm đảm bảo một vùng sản xuất lương thực ổn định và lâu dài. Tất cả những điều trên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là số liệu về thực trạng sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng phân theo địa phương từ 2007-2009.

Bảng 13: Tình hình sản xuất lương thực đồng bằng sông Hồng phân theo địa phương giai đoạn 2007-2009

DT: Diện tích(nghìn ha): NS: Năng xuất(tạ/ha) ; SL: Sản lượng(nghìn tấn) ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng Tỉnh thành phố 2007 2008 2009 DT NS SL DT NS SL DT NS SL ĐBSH 1158 56,1 6500,7 1153,2 58,9 6790,2 1155,4 58,8 6796,3 Hà Nội 43,3 42,5 184,2 206,7 57,0 1177,8 206,9 55,8 1154,5 Hà Tây 155,4 56,5 877,8 Vĩnh Phúc 69,0 45,8 316,2 57,9 52,1 301,5 60,5 53,4 323,2 Bắc Ninh 78,5 53,6 420,6 76,2 57,8 440,3 74,8 58,6 438,5 Quảng Ninh 46,4 45,1 209,2 45,6 44,8 204,1 45,0 45,8 205,9 Hải Dương 128,6 57,7 741,9 126,9 59,7 757,7 127,0 60,7 771,9 Hải Phòng 85,6 53,9 461,4 83,1 57,3 475,9 82,4 59,3 488,3 Hưng Yên 80,4 61,1 491,1 81,7 63,0 514,5 81,5 62,7 511,0 Thái Bình 164,9 61,5 1014,8 168,3 65,7 1105,2 167,1 66,4 1110,0 Hà Nam 70,7 57,6 407,1 69,7 59,7 416,3 70,4 59,7 420,3 Nam Định 156,1 59,7 964,3 156,7 59,3 931,8 158,6 56,1 889,1 Ninh Bình 79,2 56,1 444,6 80,4 56,1 467,9 81,2 59,6 484,1 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua số liệu ta có thể thấy được đây là vùng không có khả năng mở rộng về diện tích song lại tăng về diện tích và sản lượng điều đó phản ánh đồng bằng sông Hồng được khai thác lâu đời không thề khai hoang mở rộng diện tích hoặc tăng vụ do đã tận dụng tố đa diện tích đất tự nhiên vào canh tác nên diện tích

không thể tăng. Nhưng năng suất và sản lượng tăng do được đầu tư thích đáng vào sản xuất, khoa hoạc kĩ thuật, bảo vệ thực vật, lai tạo giồng…

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc (Trang 46 - 49)