Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONGNƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONGNƯỚC 4
I Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 4
1 Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước 5
1.2.1 Những tác động tích cực 5
1.2.2 Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước 6
2 Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợplý sản xuất trong nước 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 9
3 Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước thường được áp dụng 9
3.1 Các biện pháp thuế quan 9
3.2 Các biện pháp phi thuế quan 11
3.2.1 Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng 12
3.2.2 Nhóm các biện pháp kỹ thuật 16
3.2.3 Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 18
II Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 23
1 Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đối với các quốc gia trên thế giới 232 Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25
2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia 25
2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29
2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 31
Trang 2III Xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
trên thế giới 33
1 Rào cản thuế quan và phi thuế quan có xu hướng giảm dần 33
2 Gia tăng bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan như rào cản kỹ thuật,chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘHỢP LÝ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
I Một số cam kết mở rộng thị trường trong nước của Việt Nam trongWTO 37
1 Cam kết về hạn ngạch thuế quan 37
2 Cam kết về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu 37
3 Cam kết về rào cản kỹ thuật thương mại 37
4 Cam kết về biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 37
5 Cam kết về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 38
II Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiệnnay 39
1 Bảo hộ thông qua các biện pháp thuế quan 39
2 Các biện pháp phi thuế 42
2.2 Các biện pháp tương đương thuế quan 52
2.2.1 Xác định giá trị hải quan 52
2.2.2 Phụ thu 53
2.3 Các biện pháp kỹ thuật 54
2.4 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 56
Trang 32.5 Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 58
2.6 Các biện pháp quản lý hành chính 61
III Đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp bảo hộ sản xuất ở ViệtNam từ khi gia nhập WTO tới nay 61
1 Những kết quả tích cực 61
1.1 Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế 61
1.2 Các biện pháp, chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ sản xuất trongnước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng 62
1.3 Các biện pháp bảo hộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thuhút FDI 63
1.4 Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững 65
1.5 Các chính sách bảo hộ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nướctrong quá trình hội nhập 65
2 Những mặt hạn chế 66
2.1 Đối tượng tác động của các biện pháp bảo hộ còn dàn trải 66
2.2 Hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo hộ còn chưa cao 67
2.3 Các chính sách bảo hộ chưa thực sự là động lực nâng cao năng lực cạnhtranh của các ngành hàng 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘHỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 71
I Quan điểm về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 71
1 Bảo hộ một cách chọn lọc các đối tượng được bảo hộ 71
2 Các biện pháp bảo hộ phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm phùhợp 72
3 Các biện pháp bảo hộ phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi thế cạnhtranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốctế 72
Trang 44 Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối
với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 73
5 Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năngquản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa 73
II Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nướccủa Việt Nam 74
1 Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế 74
1.1 Nhóm các giải pháp liên quan đến thuế 74
1.2 Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế 75
1.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng 76
1.2.2 Các biện pháp kỹ thuật 77
1.2.3 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 78
1.2.4 Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 79
1.2.5.Các biện pháp khác 80
2 Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh 81
2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 81
2.1.1 Giải pháp về đầu tư 81
2.1.2 Giải pháp về thị trường 82
2.1.3 Giải pháp về huy động vốn 83
2.1.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 85
2.1.5 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 85
2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 86
2.3 Nâng cao năng lực của các ngành hàng 88
2.3.1 Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp 88
2.3.2 Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mức thuế suất bình quân giản đơn 39
Bảng 2: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 2006 42
Bảng 3: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 47
Bảng 4: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 48
Bảng 5: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010 48
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ACV Agreement on CustomsValuation
Hiệp định trị giá hải quancủa WTO
2 ADP Agreement on anti
dumping Hiệp định chống bán phá giá3 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN4 APEC Asia – Pacific Economic
Diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á – Thái Bình Dương5 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á6 ASEM Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu
7 ATC Agreement onTextile and
Clothing Hiệp định hàng dệt may8 BTA Bilateral Trade
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ9 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước
10 EU European Union Liên minh châu Âu
11 GATT General Agreement onTariffs and Trade
Hiệp định chung về thuếquan và thương mại12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 713 IFC International Finance
Cooperation Tập đoàn tài chính quốc tế14 ILP Import Licensing
Procedure Thủ tục cấp phép nhập khẩu15 MNCs Multinational Corporation Các công ty đa quốc gia
16 SCM Subsidies CountervailingMeasures
Trợ cấp và các biện phápđối kháng
17 SPS Sanitary andPhytosanitary Measure
Hiệp định kiểm dịch độngthực vật
18 TBT Technical Barriers toTrade agreement
Hiệp định về hàng rào kỹthuật trong thương mại19 TRIMs Trade Related Investment
Các biện pháp đầu tư liênquan đến thương mại20 VER Voluntary Export
Restraint Hạn chế xuất khẩu tự nguyện21 WB World Bank Ngân hàng thế giới22 WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới23 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong đời sống kinh tế - xã hội, xu thế tự do hoá thương mại
đang ngày càng mở rộng và được các quốc gia tích cực theo đuổi để tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước mình Đây là một xuthế khách quan, một nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận.Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nềnkinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém.Vì vậy, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quanđể bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chínhsách thương mại của mình.
Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnhmột Việt Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập với toàn cầu Một trongnhững cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, chúng ta chính thức trở thành thànhviên của Tổ chức thương mại thế giới WTO Chính sách hội nhập và tự dohoá thương mại đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn nhưng bên cạnhđó là không ít khó khăn và thách thức Hội nhập đồng nghĩa với việc ViệtNam phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ nhữnghàng rào phi thuế quan không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.
Một vấn đề nhức nhối luôn được đặt ra đối với các nhà hoạch địnhchính sách là làm thế nào để có thể thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ màkhông vi phạm các cam kết về tự do hoá thương mại của Tổ chức thương mạithế giới.
Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài “Một số biện pháp bảo hộ
hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên củaWTO” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Trang 92 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hộ sản xuất trongnước và xác định sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Namtrong bối cảnh hiện nay.
Phân tích thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuấttrong nước của Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợplý sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới khi Việt Nam tiếp tục hộinhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp bảo hộ sản xuất củaViệt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, trong đó tập trung nghiên cứumột cách toàn diện và có hệ thống các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đangáp dụng Từ đó đánh giá mức độ hợp lý của chính sách này và đưa ra một sốgiải pháp nhằm thực hiện hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khoá luận chỉ tìm hiểu, phân tích mộtsố biện pháp bảo hộ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và ViệtNam, và chỉ nghiên cứu các biện pháp bảo hộ sản xuất hàng hoá hữu hình.Các quan điểm và đề xuất được đưa ra cho giai đoạn từ nay đến hết 2010, tầmnhìn 2020.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Cùng vớimột số phương pháp khác, như: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,diễn giải, quy nạp.
Trang 105 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tàiliệu tham khảo và danh mục các bảng biểu, khoá luận được chia thành 3chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và sự cần
thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước.
Chương II: Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất
ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản
xuất trong nước của Việt Nam.
Do hạn chế về kiến thức và dung lượng cho phép nên bài khoá luậnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo –Thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thànhkhóa luận Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đãtrang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường đểem có thể thực hiện tốt khoá luận này./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤTTRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN
XUẤT TRONG NƯỚC
I Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
1 Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt
1.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hộ sản xuất Theo từ điểnTiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “bảo hộ là chính sách bảo vệ sản xuấttrong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trườngnước mình”.1
Trong cuốn Từ điển Chính sách Thương mại quốc tế, Walter Goode lạicho rằng, bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họđược bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế Biện pháp cơ bản đểđạt được điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện vàcác biện pháp phi thuế quan khác.2
Còn theo Wikipedia, “bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế họcquốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực nhưchất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặtthuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nàođó”.
Thuật ngữ “bảo hộ” trong thương mại quốc tế thường có nội hàm là bảovệ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ trước sự cạnh tranh củahàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa; tùy hoàn cảnh từng quốc gia vềtừng ngành hàng cụ thể, Chính phủ áp dụng các phương thức và mức độ khác
1 Khái niệm “bảo hộ”, Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, trang 37
Trang 12nhau Đó có thể là những rào cản cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và/hoặc trợcấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường nội địa.
Từ những quan điểm chung trên đây về bảo hộ, ta có thể khái quát nhưsau: Bảo hộ sản xuất là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế, chỉ toàn bộ cácbiện pháp bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng trong một quốc gia nhằmchống lại sự cạnh tranh đến từ hàng hóa tương tự từ nước ngoài.
Các biện pháp bảo hộ thông thường như áp đặt thuế suất nhập khẩucao đối với một số mặt hàng nhập khẩu, hay áp dụng nâng cao một số tiêuchuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môitrường, xuất xứ, v.v Các biện pháp này được chia thành hai nhóm biện pháp:các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.
1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước
1.2.1 Những tác động tích cực
Trước hết, chính sách bảo hộ giúp bảo vệ các nhà sản xuất trongnước tránh được sự cạnh tranh từ bên ngoài và góp phần phát triển sảnxuất, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế nội địa Với việc đánh thuế
nhập khẩu và áp dụng các hàng rào phi thuế như hạn ngạch nhập khẩu đối vớimột số loại hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho giá bán của những hàng hóa dịch vụnày tăng lên cao hơn so với hàng hóa được sản xuất ở trong nước Do đó, thayvì tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ nhập khẩu với giá cao, người tiêu dùngtrong nước sẽ quay sang dùng những hàng hóa dịch vụ cùng loại được sảnxuất trong nước với giá rẻ hơn Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhậpkhẩu giảm sút, các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế số lượng hàng hóa dịch vụ nhậpkhẩu và ngược lại, các nhà sản xuất trong nước sẽ có điều kiện mở rộng vàphát triển sản xuất kinh doanh của mình Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối vớicác quốc gia đang phát triển với nhiều ngành sản xuất non trẻ, cần thời giantrưởng thành lớn mạnh và chuẩn bị về nội lực để đủ sức cạnh tranh trên đấutrường quốc tế.
Trang 13Thứ hai, chính sách bảo hộ góp phần tạo công ăn việc làm cho mộtbộ phận dân chúng nước chủ nhà Nhờ các ưu đãi chính sách bảo hộ nên
một số ngành sản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất kéo theo đó lànhu cầu về nguồn nhân lực sẽ tăng lên
Thứ ba, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ hạn chế việcnhập khẩu và tiêu dùng một số loại hàng hóa dịch vụ không thực sự cầnthiết hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước chủ nhà.
Trong một số trường hợp, các hàng rào này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏengười tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái… Đồng thời, số lượng hàng hóanhập khẩu hạn chế do áp dụng các chính sách bảo hộ sẽ làm giảm việc tiêudùng ngoại tệ và góp phần cân đối cán cân thanh toán.
Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, các chính sách bảo hộ đãmang lại lợi ích không nhỏ trong những giai đoạn phát triển nhất định của mỗiquốc gia Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách bảo hộ không phải lúc nàocũng đạt được kết quả như mong muốn.
1.2.2 Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước
Thứ nhất, các chính sách bảo hộ làm cho nguồn lực được phân bổmột cách kém hiệu quả Thay vì việc tập trung nguồn lực vào các ngành có
lợi thế so sánh thì, do tác động của chính sách bảo hộ, các nguồn lực này lạichạy vào những lĩnh vực có mức độ bảo hộ cao Điều này đem lại một sự lãngphí lớn cho nền kinh tế.
Thứ hai, các chính sách bảo hộ tạo nên chi phí bảo hộ Việc dựng
lên các hàng rào bảo hộ làm cho người tiêu dùng trong nước ít có cơ hội tiếpcận với hàng hóa nhập khẩu trong khi các nhà sản xuất nội địa lại không chịunâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này đem lại thiệt hại chongười tiêu dùng Người tiêu dùng có ít hơn sự lựa chọn về hàng hóa và dịchvụ và phải chấp nhận các mặt hàng ở một mức giá cả kém cạnh tranh.
Trang 14Thứ ba, chính sách bảo hộ làm méo mó môi trường cạnh tranh.
Bảo hộ tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng hóa nội địa và hànghóa nhập khẩu Mục tiêu hàng đầu của các chính sách bảo hộ là bảo vệ sảnxuất và tạo một giai đoạn chuẩn bị cho các doanh nghiệp trong nước nâng caosức cạnh tranh Tuy nhiên nếu các chính sách này không được thực hiện vớimực độ và lộ trình phù hợp thì nó có thể gây ra những hậu quả trái với mongmuốn Chính sách bảo hộ không những không thúc đẩy các doanh nghiệptrong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất mà trái lại cònsản xuất kém hiệu quả Các doanh nghiệp do không phải đối mặt với áp lựccạnh tranh nên ít sáng tạo, chậm đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất vàgây nên hiện tượng đình trệ trong nền kinh tế Đây là một hiện tượng phổ biếnmà rất nhiều quốc gia gặp phải khi thực hiện chính sách bảo hộ của mình.
2 Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợplý sản xuất trong nước
2.1 Khái niệm
Từ việc tìm hiểu những tác động tích cực cũng như tiêu cực của bảo hộở phần trên, ta có thể thấy rõ ảnh hưởng mang tính hai mặt của nó Trên thựctế, không có một quốc gia nào đơn thuần thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịchhay tự do hóa thương mại Điểm khác nhau giữa các quốc gia chỉ là mức độbảo hộ hay tự do hóa như thế nào Một bài toán luôn được đặt ra đối với cácnhà hoạch định chính sách là làm thế nào để các chính sách bảo hộ của mìnhvừa phát huy hiệu quả lại vừa không đi ngược với các quy định quốc tế Từđó, thuật ngữ bảo hộ hợp lý xuất hiện Vậy, bảo hộ như thế nào thì được xemlà hợp lý?
Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước là biện pháp bảo hộ phù hợp vớitình hình kinh tế, chính sách, quan điểm về phát triển kinh tế của mỗi quốcgia và phát huy được những hiệu quả nhất định Tùy theo thực trạng kinh tếmỗi nước sẽ định hướng xem nên bảo hộ những ngành nào, bảo hộ với mức
Trang 15độ như thế nào và trong thời hạn bao lâu thì hiệu quả nhất, đồng thời không đingược lại chính sách, quan điểm của Chính phủ Bảo hộ hợp lý sản xuất trongnước không chỉ phải tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của hànghóa nước ngoài vào trong nước hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho sản xuấtmà quan trọng hơn là phân bổ nguồn lực hợp lý hướng tới nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Điều này cũng có nghĩakhông nên bảo hộ những ngành sản xuất kém hiệu quả, không có khả năngphát triển và sức cạnh tranh yếu.
Đối với những nước như Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản, lý do bảohộ sản xuất chủ yếu không phải là vì sức cạnh tranh thấp của hàng hóa nướchọ, mục tiêu của bảo hộ là duy trì việc làm, đôi khi là vì sự cân bằng, ổn địnhmôi trường sinh thái và môi trường tự nhiên.
Đối với các nước đang phát triển và những nước có trình độ phát triểnthấp, lý do bảo hộ lại thiên về khả năng cạnh tranh của những sản phẩm cókhả năng cạnh tranh thấp, khuyến khích xuất khẩu, duy trì và ổn định công ănviệc làm và các lý do khác như điều tiết tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinhthái, đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, …
Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước phải phù hợp với các tiêu chuẩn vàquy định quốc tế Hầu hết các quốc gia đều là thành viên của một tổ chức kinhtế quốc tế nào đó hoặc tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương vớimột quốc gia khác Điều đó yêu cầu các quốc gia không được có những hànhđộng trái với những nguyên tắc và cam kết chung mà các quốc gia đó đã thamgia, đối với vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước cũng vậy Hiện nay, WTO là tổchức kinh tế lớn nhất toàn cầu với 153 thành viên Đây cũng là tổ chức xâydựng nên hệ thống các quy định chi tiết và chặt chẽ nhất về bảo hộ hợp lý sảnxuất trong nước thông qua các hiệp định thương mại Các nước là thành viêncủa WTO phải tuân thủ các quy định này.
Trang 162.2 Lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
Bảo vệ các nhà sản xuất trong nước tránh được sự cạnh tranh từ bênngoài và góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trongnước, đảm bảo kinh tế phát triển bền vững với tốc độ cao.
Góp phần nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm vàcủa cả nền kinh tế bằng việc phát huy những lợi thế riêng có và khác biệt củathị trường trong nước và ngoài nước, tạo ra và ứng dụng công nghệ tiên tiến ởnhững ngành có giá trị gia tăng cao như công nghiệp phần mềm, điện tử,…
Góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân chúng Các hàng ràothuế quan và phi thuế quan hạn chế việc nhập khẩu và tiêu dùng một số loạihàng hóa dịch vụ không cần thiết và không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Các khoản trợ cấp xuất khẩu có thể được dùng để tăng thị phần củadoanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài.
3 Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước thường được áp dụng
3.1 Các biện pháp thuế quan
WTO và các định chế thương mại khu vực thường thừa nhận thuế quanlà công cụ bảo hộ hợp pháp bởi tính rõ ràng và minh bạch của nó Mức thuếđánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ hải quan của mộtquốc gia được quy định bởi một con số cụ thể, rõ ràng Do đó, người ta có thểdễ dàng ước tính được mức độ bảo hộ của nó và từ đó gây sức ép để điềuchỉnh.
Thuế quan bảo hộ là mức thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu, làmcho giá cả hàng nhập khẩu cao hơn so với giá hàng trong nước và bị suy giảmsức cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước.
Để bảo hộ sản xuất trong nước, một trong những biện pháp hữu hiệumà chính phủ các quốc gia hay sử dụng là đánh thuế cao vào hàng nhập khẩunhằm làm tăng giá thành hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến giảm mức cạnh tranhvới sản phẩm nội địa Thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta
Trang 17cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sựcạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trongtay các nhà nhập khẩu.
Thuế quan bảo hộ nói chung là bảo hộ cho các ngành công nghiệptrong nước còn yếu kém cũng như hàng hóa nhạy cảm với cạnh tranh Xéttrên lý thuyết thì tỷ lệ thuế quan bảo hộ sẽ không thấp hơn mức chênh lệchgiữa giá trong nước và giá nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ thuế caohay thấp còn phụ thuộc tình hình cung cầu cũng như điều kiện thay đổi cungcầu gây ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu.
Nếu ngành sản xuất trong nước bị thua thiệt trong cạnh tranh với hàngngoại nhập thì tỷ lệ thất nghiệp do mất việc làm sẽ tăng lên cũng như sự suygiảm thu nhập từ các loại thuế khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới mộtbộ phận kinh tế nào đó của quốc gia Các thuế suất thuế nhập khẩu bảo hộđược sử dụng như là biện pháp để chống lại khả năng này Tuy nhiên, thuếquan bảo hộ cũng có các điểm yếu Đáng chú ý nhất trong số các điểm yếunày là nó làm tăng giá của hàng hóa phải chịu thuế, gây bất lợi cho người tiêudùng mặt hàng này hay cho các nhà sản xuất sử dụng mặt hàng đó vào việcsản xuất các mặt hàng khác Chẳng hạn, việc đánh thuế nhập khẩu đối vớilương thực, thực phẩm có thể gia tăng đói nghèo, trong khi việc đánh thuế lênthép có thể làm ngành sản xuất ô tô kém cạnh tranh hơn Nó cũng có thể phảntác dụng nếu các quốc gia mà thương mại của họ bị thua sút do việc một quốcgia X nào đó áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của họ cũng áp thuế caongược trở lại đối với các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia X, kết quả là mộtcuộc chiến thương mại và nó làm cho cả hai bên đều thua thiệt.
Trong bối cảnh xu hướng tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽtrên toàn cầu, các quốc gia đều cố gắng giảm dần mức thuế quan xuống, tiếntới xóa bỏ các rào cản thương mại Hiệp định chung về thuế quan và thươngmại (GATT) đã đề xướng tự do thương mại, hủy bỏ hoặc cắt giảm các rào cản
Trang 18thương mại Trong bảy vòng đàm phán từ năm 1948 đến năm 1994, các thànhviên của GATT đã đạt được thỏa thuận giảm thuế cho 89.900 hạng mục hànghóa Tỷ lệ thuế quan nhìn chung đã giảm đi đáng kể Kết quả vòng đàm phánthứ tám của GATT – hiệp định Urugoay quy định mức thuế quan trung bìnhgiảm 40% Theo đó, mức thuế nói chung ở các nước công nghiệp phát triểncòn khoảng không quá 5%, trừ hàng dệt và may mặc, mức trung bình khoảng10 – 40% chủ yếu là đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.Mức thuế quan trung bình ở các nước Đông Á chỉ còn từ 5 – 15%, Nam Á từ10 – 60%, Mỹ La Tinh, Trung Đông, Châu Phi 10 – 25%.
3.2 Các biện pháp phi thuế quan
Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liênquan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước.Có rất nhiều hình thức biểu hiện của các biện pháp này, ví dụ như: hàng rào kĩthuật, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch v.v…
Các biện pháp phi thuế quan đóng vai trò ngày càng quan trọng trongchính sách bảo hộ thương mại hàng hóa, ngày càng có nhiều quốc gia sử dụngvới những hình thức, loại hình rất phong phú
Lý do mà các quốc gia rất ưa thích sử dụng biện pháp phi thuế quan, đóchính là vì nó có thể đáp ứng đồng thời nhiều mục tiêu với hiệu quả cao Mỗiquốc gia khi áp dụng những chính sách kinh tế, thương mại thường theo đuổinhiều mục tiêu như bảo hộ sản xuất nội địa, bảo vệ an toàn sức khỏe cho conngười, động thực vật, bảo vệ môi trường, hay đảm bảo cân bằng cán cânthanh toán, v.v… Các biện pháp phi thuế quan có thể đồng thời giúp quốc giađạt được nhiều mục tiêu khác nhau, điều mà biện pháp thuế quan nhiều khikhông làm được hoặc không hữu hiệu bằng.
Trang 193.2.1 Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng3.2.1.1 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Đây là biện pháp mang tính bảo hộ cao, gây ra hạn chế lớn nhất đối vớithương mại quốc tế Nói chung, WTO không cho phép các nước thành viênđược sử dụng biện pháp này Tuy nhiên, do có sự không đồng đều trong trìnhđộ phát triển giữa các thành viên ( hiện nay có khoảng ¾ các nước thành viênWTO là các nước đang phát triển) nên các quốc gia vẫn có thể thi hành cácbiện pháp cấm xuất khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một sốtrường hợp được quy định tại Điều XXI-GATT/1994 Cụ thể là:
Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia; Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;
Cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật; Liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc; Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Việc thực hiện các biện pháp này cần phải kèm theo việc hạn chế sảnxuất hay tiêu dùng GATT/1994 còn quy định các trường hợp sau được phépáp dụng biện pháp cấm nhập khẩu, xuất khẩu: Được áp dụng một cách tạmthời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay cácsản phẩm thiết yếu khác; cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định đểphân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.
3.2.1.2 Hạn ngạch (Quota)
Đây là biện pháp dùng để hạn chế về số lượng hoặc giá trị hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thông thường là 1 năm).Điều XI-GATT/1994 đã quy định các nước không được sử dụng biện phápnày, vì nó làm ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới Biện pháp này đượcquy định nghiêm ngặt hơn thuế quan bởi hai lý do chủ yếu:
Trang 20Thứ nhất, các biện pháp phi thuế quan nói chung và các biện pháp địnhlượng nói riêng không thể hiện tính minh bạch như thuế quan do tính pháp lýkhông cao bằng thuế và thời gian quy định thông thường chỉ trong vòng 1 năm.Thứ hai, hạn ngạch và các biện pháp hạn chế định lượng dễ biến tướnghơn thuế quan Nhiều khi chỉ thay đổi cách gọi tên biện pháp nhưng nội dungchủ yếu vẫn là hạn ngạch (Ví dụ như: Các biện pháp quản lý theo kế hoạchđịnh hướng, quản lý có điều kiện…)
Hiện nay các quốc gia có xu hướng ít sử dụng công cụ hạn ngạch màdùng thuế quan thay thế cho hạn ngạch Đây cũng là quy định có tính chất bắtbuộc đối với các quốc gia thành viên của WTO Theo Điều XI – GATT/1994,các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì nó sẽ bóp méothương mại quốc tế Tuy vậy, WTO vẫn quy định những trường hợp đặc biệtđược áp dụng hạn ngạch tại Điều XI, XII GATT/1994, cụ thể như sau:
Được áp dụng một cách tạm thời nhằm hạn chế, ngăn ngừa, khắc phụcsự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác.
Được áp dụng để bảo vệ sự cân bằng cán cân thanh toán (việc tạo ra,duy trì hay mở rộng hạn chế số lượng vì mục đích này không được vượt quámức cần thiết).
Được áp dụng để ngăn ngừa sự đe dọa sắp xảy ra hoặc để ngăn chặn lạisự thiếu hụt nghiêm trọng dự trữ tiền tệ;
Hoặc trong trường hợp một quốc gia thành viên có dự trữ tiền tệ quá ít,được áp dụng để đạt được một mức tăng hợp lý dự trữ tiền tệ.
Khi sử dụng hạn ngạch, các quốc gia thành viên phải thực hiện các yêucầu kèm theo:
Thực hiện biện pháp này phải kèm theo việc hạn chế sản xuất haytiêu dùng trong nước.
Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước thành viênkhác, đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã hồi phục.
Trang 21 Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ 1 năm trởlại, nên khi tiến hành áp dụng biện pháp này, các quốc gia phải công bố thờigian cụ thể và những thay đổi nếu có.
3.2.1.3 Hạn ngạch thuế quan
Đối với các sản phẩm nông nghiệp (quy định tại Phụ lục I, Hiệp địnhNông nghiệp), các nước thành viên WTO có thể áp dụng một hình thức hạnngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch thuế quan là mức hạnngạch mà ở đó thuế quan có sự thay đổi Nhà nước sẽ quy định số lượng nhậpkhẩu một mặt hàng nào đó với thuế suất thấp Khi vượt qua số lượng này,hàng hóa nhập khẩu sẽ phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn Số lượng hànghóa nhập khẩu với thuế suất sẽ được tính toán dựa trên sự cân đối giữa nhucầu và năng lực sản xuất trong nước.
Theo Hiệp định Nông nghiệp, các nước thành viên không được áp dụngcác biện pháp phi thuế quan đối với nông sản Tất cả các biện pháp phi thuếquan cần phải được thuế hóa Thông thường với mức thuế hóa tại vòng đàmphán Uruguay thì mức nhập khẩu nông sản hầu như không đáng kể.
Việc quản lý hạn ngạch thuế quan tuy khó khăn nhưng mang lại nhiềuhiệu quả, vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước muốndùng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất nội địa.
Để đảm bảo một mức độ mở cửa thị trường nhất định, WTO đã quyếtđịnh cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp.Trong Hiệp định Nông nghiệp tại vòng đàm phán Urugoay, hạn ngạch thuếquan được thông qua để đảm bảo tiếp cận thị trường hiện tại (hay tối thiểu) khicác biện pháp phi thuế quan đã được thuế hóa Cũng tại đây, hạn ngạch đượctính để đảm bảo các yêu cầu về tiếp cận thị trường hiện tại và tối thiểu.
3.2.1.4 Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu cũng là một công cụ bảo hộ thuộc nhóm hạn chếđịnh lượng nhưng khác với hạn ngạch ở chỗ không quy định số lượng hay giá
Trang 22trị cụ thể mà chỉ yêu cầu khi nhập khẩu phải xuất trình chứng từ để cơ quanHải quan và các cơ quan hữu quan khác kiểm tra hoặc cấp phép Các quy địnhcủa WTO về giấy phép nhập khẩu được quy định trong Hiệp định về thủ tụccấp giấy phép nhập khẩu ILP Các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu có thể ảnhhưởng tiêu cực tới dòng di chuyển của thương mại giữa các quốc gia, nhất làtrong trường hợp các thủ tục này rườm rà, phức tạp gây chậm trễ hoặc khôngminh bạch Vì thế một số nguyên tắc chung được đưa ra nhằm hạn chế nhữngtác động không mong muốn này, cụ thể như sau:
Nội dung giấy phép và thủ tục cấp cần phải minh bạch, rõ ràng vàcần phải có thể dự đoán trước;
Chế độ cấp và quản lý giấy phép không phiền toái hơn mức cần thiếttrong đó có tính tới mục đích áp dụng;
Bảo vệ những nhà nhập khẩu và cung cấp nước ngoài khỏi bị chậmtrễ không cần thiết do các quyết định độc đoán;
Bên cạnh đó, các nước cũng cần phải công khai các thông tin liên quanđến thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danhsách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn hợp lý (21 ngày) trước khichúng có hiệu lực.
Cấp phép nhập khẩu được chia thành hai loại:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động (không điều kiện) Theoquy định này thì giấy phép tự động là một văn bản cho phép thực hiện ngaylập tức không có điều kiện gì đối với người làm đơn xin giấy phép Chế độcấp giấy phép này chỉ mang tính chất quản lý để điều tiết hoạt động xuất nhậpkhẩu chứ không nhằm cản trở hoạt động thương mại.
- Thủ tục cấp giấy phép không tự động (có điều kiện) Giấy phép khôngtự động là một loại văn bản cho phép được thực hiện khi người nhập khẩu đápứng được một số điều kiện nhất định Thực chất đây là một loại giấy phép
Trang 23được sử dụng cho mục đích hạn chế nhập khẩu của Chính phủ, do vậy nó chủyếu được áp dụng cho các hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch.
3.2.2 Nhóm các biện pháp kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật là một trong những hàng rào phi thuế quanđược các nước sử dụng khá phổ biến để bảo hộ sản xuất trong nước Tuynhiên, không phải bất cứ sự bảo hộ nào bằng rào cản kỹ thuật thương mạicũng được coi nhưng một biện pháp bảo hộ hợp lý WTO cho phép các nướcsử dụng các rào cản kỹ thuật nhằm những mục đích như: bảo vệ lợi ích quốcgia, bảo vệ người tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạttiêu chuẩn kỹ thuật, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái… Các ràocản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khácnhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
3.2.2.1 Các quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp (TBT)
Rào cản kỹ thuật thương mại là việc các nước nhập khẩu đưa ra các yêucầu về quy định kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa nhậpkhẩu một cách khắt khe nhằm bảo hộ sản xuất trong nước
Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra những yêu cầu cụ thể vềmặt vật lý đối với sản phẩm Các yêu cầu này có thể liên quan đến kích thước,độ dài, hình dáng, thiết kế và các chức năng của sản phẩm Ngoài ra cũng cóthể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký mã hiệu sản phẩm và rộng hơn nữa làquy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm
Nếu như các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tự nguyện, hàng nhậpkhẩu không tuân thủ đúng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn đượcphép nhập khẩu, bán ra thị trường mặc dù phải đối mặt với nguy cơ bị ngườitiêu dùng tẩy chay, thì trái lại, các quy định kỹ thuật có tính chất bắt buộc,hàng hóa nếu không đạt được yêu cầu của các quy định kỹ thuật của một quốcgia thì sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia đó.
Trang 24Các quốc gia đưa ra những tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật nhằm bảovệ an toàn sức khỏe cho con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, ngănchặn các hành vi lừa dối, v.v
Hàng rào kỹ thuật thương mại còn quy định về thủ tục đánh giá sự phùhợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, ví dụ như xét nghiệm, thẩm tra,xác thực, kiểm định, chứng nhận,… nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm đã đápứng các yêu cầu kỹ thuật được đặt ra trong các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cũng như thủ tục đánh giá sự phùhợp không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốctế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phảiminh bạch và tiến tới hài hòa hóa
3.2.2.2 Kiểm dịch động vật và thực vật (SPS)
Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) được hiểu là tấtcả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốctế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vậtthông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhậpcủa các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể làyêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cáchthức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thốngkê…).
Điều 2 Hiệp định SPS quy định cụ thể như sau: “Các thành viên khôngbị ngăn cản ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sứckhỏe con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này khôngđược áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tùytiện, hay hạn chế một cách vô lý tới thương mại quốc tế”.
Các thành viên không nhất thiết phải thay đổi mức độ bảo vệ thíchhợp của họ đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật.
Trang 25 Các thành viên có quyền đưa ra các biện pháp về kiểm dịch động vậtvà thực vật cần thiết với điều kiện phải tuân thủ theo các quy định của Hiệpđịnh SPS.
Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện phápnào cũng chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động vậtvà thực vật, cũng phải dựa trên các cơ sở khoa học và không được phép duytrì khi không có chứng cớ khoa học đầy đủ.
Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trênđánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật, tùy theohoàn cảnh, có cân nhắc tới những kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chứcquốc tế liên quan.
3.2.3 Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời3.2.3.1 Những quy định về chống bán phá giá hàng hóa
Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm và đang ngày càng cóxu hướng tăng trong thương mại quốc tế Mặc dù còn có những quan điểmkhác nhau nhưng pháp luật các nước đều coi đây là một trong những hành vithương mại không lành mạnh
Kể từ khi các hiệp định đa phương giúp làm giảm thuế quan và các hạnchế thương mại định lượng trên toàn thế giới, các nước đã tăng cường sửdụng những công cụ khác để bảo hộ thương mại trong nước Một trong nhữnghình thức bảo hộ mới đó là sử dụng các biện pháp chống bán phá giá mà đangtrở thành một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trên thế giới
Điều 6 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT ( hay còngọi là Hiệp định chống bán phá giá – ADP) định nghĩa: “Phá giá nghĩa là sảnphẩm được đưa ra bán ở một nước thấp hơn giá trị thông thường của sảnphẩm ấy và ở sản phẩm được xem là bán phá giá nếu giá xuất của sản phẩmấy thấp hơn giá của sản phẩm tương tự như thế được tiêu thụ ở thị trường nộiđịa trong điều kiện buôn bán thông thường”
Trang 26Ngày nay, hiện tượng bán phá giá đang ngày có xu hướng gia tăng trongthương mại quốc tế, có thể thấy rõ điều đó thong qua sự tăng lên của số lượngcác vụ điều tra và kiện chống bán phá giá trong hơn một thập kỷ gần đây
Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: biên độ phá giátừ 2% trở lên; số lượng, giá trị hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu.
Hành động phá giá sẽ bị coi là không hợp pháp nếu nó gây ra hay đedọa gây ra thiệt hại vật chất đối với một ngành kinh tế nội địa đã được kiếnlập vững chắc, hay ngăn cản một cách đáng kể việc thành lập một ngành kinhtế nội địa.
Là một trong những biện pháp có tính chất tự vệ trong thương mại quốctế, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu của cácquốc gia được WTO thừa nhận Mục đích cao nhất của thuế chống bán phágiá là nhằm hạn chế và loại bỏ những thiệt hại do hành vi bán phá giá củahàng hóa nước ngoài, nhằm giữ vững thế cân bằng trong cạnh tranh giữa hàngnhập khẩu và hàng sản xuất nội địa Tuy nhiên, thực tế cũng có những trườnghợp nước nhập khẩu lạm dụng thuế chống bán phá giá để bảo hộ ngành sảnxuất trong nước Chính vì vậy, Hiệp định ADP của WTO đã có những quyđịnh chi tiết hóa các điều kiện, thủ tục về điều tra và áp dụng thuế chống bánphá giá trong thương mại quốc tế.
Để bù đắp thiệt hại, các quốc gia có quyền đặt ra thuế chống phá giáđối với bất kì sản phẩm bị bán phá giá nào Mức thuế này không được lớn hơnbiên độ phá giá của sản phẩm tương ứng Tuy vậy, trước khi áp dụng thuếchống phá giá, thành viên muốn sử dụng biện pháp này phải tiến hành điều trathiệt hại do hành động bán phá giá gây ra đối với ngành kinh tế trong nướctheo những quy định và thủ tục rất chặt chẽ Trong những tình huống đặc biệt,các thành viên có thể sử dụng các biện pháp tạm thời nhằm tránh những thiệthại lớn ngay trong quá trình điều tra, ví dụ như có thể áp dụng thuế tạm thời
Trang 27hoặc thu tiền đặt cọc Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng trong thờigian ngắn, thông thường không quá 4 tháng.
3.2.3.2 Tự vệ trong thương mại
Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chếnhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúngtăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sảnxuất trong nước WTO cho phép các nước sử dụng các biện pháp tự vệ vì mụcđích phát triển công bằng Do vậy, các biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thờibảo vệ những ngành sản xuất mới và non trẻ vẫn được áp dụng trong một thờigian ngắn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.Theo điều 2 Hiệp định Tự vệ của WTO, các thành viên có thể áp dụngcác biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm không phân biệt xuất xứ khi thànhviên này đã xác định theo những quy định chặt chẽ rằng số lượng nhập khẩuđang tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tương đối của sản phẩm này đang gâyra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nướcsản xuất những sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩmnhập khẩu đó Nước có quy định về biện pháp tự vệ được quyền áp dụng cácbiện pháp khẩn thiết trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu đe dọa đến nềnkinh tế của quốc gia này.
Các biện pháp thường được áp dụng là: yêu cầu đối tác tự hạn chế xuấtkhẩu, tăng mức thuế nhập khẩu, áp dụng hạn mức nhập khẩu, hoặc dùng cácbiện pháp phân biệt đối xử khác Mặc dù các nước có quyền tự vệ, song thựctế các quốc gia thường quá lạm dụng nó như một loài rào cản phi thuế quantrong thương mại quốc tế, gây nên cản trở trong buôn bán quốc tế Theo quyđịnh của WTO, các nước sẽ phải xóa dần một số biện pháp bảo hộ sản xuấttrong nước Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các côngcụ mới tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi.
Trang 283.2.3.3 Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi về tài chính hay cũng cấp tiền bổ trợcủa Chính phủ một nước cho doanh nghiệp xuất khẩu hay người sản xuấtnhằm giảm giá hàng hóa xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thịtrường xuất khẩu
Trợ cấp xảy ra khi một lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ củaChính phủ về giá và thu nhập, hoặc có sự đóng góp tài chính của Chính phủhay các tổ chức Nhà nước, chẳng hạn như chuyển giao trực tiếp các khoảntiền hay bảo lãnh tín dụng; hoặc bỏ ra các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngânsách Nhà nước như các ưu đãi về thuế (trừ thuế gián thu); hoặc Chính phủcung cấp hàng hóa và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, hay thông quaviệc mua hàng hóa.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) chia trợ cấpthành 3 loại: trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng và trợ cấp đèn xanh.
+ Trợ cấp đèn đỏ là các biện pháp trợ cấp bị cấm sử dụng hoàn toàn,
điều 3 Hiệp định SCM quy định những trường hợp sau coi như bị cấm trợ cấptrực tiếp cho hàng xuất khẩu và bị cấm sử dụng:
Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu, hoặccung cấp đầu vào với những điều kiện ưu đãi;
Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuấtkhẩu vượt quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước, hoặchoàn lại thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu đầu vào sản xuất hàngxuất khẩu quá mức;
Chương trình bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trangtrải chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm;
Tín dụng xuất khẩu thấp hơn đi vay của Chính phủ cũng coi như Nhànước trợ cấp cho xuất khẩu với lãi suất thấp.
Trang 29+ Trợ cấp đèn vàng không bị cấm nhưng có thể là đối tượng của các
biện pháp đối kháng, đây là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến,đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặcnhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành côngnghiệp; một khu vực địa lý được định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơquan thẩm quyền cấp phép.
Trợ cấp này được thực hiện nhưng chỉ dừng ở mức không gây tác độngbất lợi cho các thành viên, tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định gồm:ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước; làm vô hiệu hóa vàsuy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại; làmtổn thất tới quyền lợi của nước khác.
+ Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu
kiện, bao gồm các loại sau:
Hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu phát triển R&D do công tytiến hành
Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi vớinhững đòi hỏi về môi trường, miễn trợ cấp một lần, không lặp lại và giới hạnở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó;
Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn Vùngkhó khăn phải xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với những đặcđiểm kinh tế và hành chính nhất định.
Tóm lại, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong thương mại quốc tế là vôcùng phong phú, và được các quốc gia sử dụng với những cách thức rất khácnhau Không một quốc gia nào lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp bảo hộnhư một công cụ để bảo vệ sản xuất trong nước hoặc để đạt được những mụctiêu kinh tế - xã hội nhất định Tuy nhiên lạm dụng những biện pháp này cóthể dẫn tới cản trở, bóp méo tự do thương mại, đi ngược với xu thế chung của
Trang 30toàn cầu Vì vậy mỗi quốc gia phải nghiên cứu để tìm cho mình những biệnpháp bảo hộ sản xuất một cách hợp lý.
II Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
1 Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đối với các quốc gia trên thế giới
Bảo hộ hiện nay đang là công cụ phổ biến được Chính phủ các nướcsử dụng để nâng đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanhnghiệp có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tậptrung nguồn nhân lực và tài chính lớn Điều này được thể hiện rõ nhất ở cácnước đang phát triển như các nước châu Mỹ La Tinh, các nước Đông Nam Á,nơi tồn tại số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước Hầu hết các doanhnghiệp của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranhtrên thị trường nội địa cũng như quốc tế mà nguyên nhân sâu xa có thể là dothiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực, thậm chí là yếu kém trongkhâu quản lý,… Mặc dù vậy việc giải thể các doanh nghiệp này là vấn đề nangiải vì hầu hết các doanh nghiệp này thu hút một lực lượng lớn lao động hoặcđược đầu tư những nguồn tài chính không nhỏ Vì vậy việc giải thể có thể làcú sốc lớn cả về kinh tế và chính trị Mặt khác, Chính phủ khó giải thể cácdoanh nghiệp này vì có thể họ vẫn còn tin vào khả năng chuyển biến tình thếcủa đội ngũ lãnh đạo hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động trong nhữnglĩnh vực được ưu tiên phát triển theo chiến lược dài hạn.
Bảo hộ còn giúp cho các quốc gia trên thế giới duy trì việc làm chocác tổ chức hoặc nhóm người nhất định và giảm bớt sức ép về chính trị củacác tổ chức đoàn thể Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu để Chínhphủ các nước có nền kinh tế đang chuyển duy trì biện pháp bảo hộ đối vớinhững ngành nhất định Điều này cũng tương tự như đối với vấn đề bảo hộmột số ngành ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ và các nướcEU Chẳng hạn như để thu hút khá nhiều lao động, EU đã đưa ra những thỏa
Trang 31thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) với các nước khác, đặc biệt làcác nước có nguồn nguyên liệu phong phú và lực lượng nhân công rẻ.
Đối với các nước đang và chậm phát triển là việc các nước nàythường xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách.Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia đang và chậm phát triển đều cómột cán cân thanh toán đang bị thâm hụt và một nguồn ngân sách hạn hẹpvốn được tài trợ chủ yếu thông qua thuế và vay nợ nước ngoài Để tránh tìnhtrạng đó các quốc gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằmphát triển những ngành hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu,hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết hay xa xỉ từ đó hạn chếchi tiêu ngoại tệ và thu về nhiều hơn thông qua xuất khẩu.
Một lý do không thể không đề cập đến khi duy trì các biện pháp bảohộ là mong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa Bất cứ một quốc gianào trên thế giới đều có chiến lược phát triển kinh tế nhất định, trong đó luônxác định những lĩnh vực ưu tiên đặc biệt Nhưng để các doanh nghiệp hoạtđộng trong các lĩnh vực này đạt được hiệu quả tối ưu và nâng cao khả năngcạnh tranh trong nước và quốc tế, Nhà nước cần phải có những ưu đãi đặcbiệt Ví dụ Hoa Kỳ, một nước được coi là có nền kinh tế phát triển nhất thếgiới trong thời gian qua vẫn duy trì khá nhiều phương thức bảo hộ đối với nềnnông nghiệp, trong đó có cả những phương thức đi ngược lại lợi ích thươngmại quốc tế và bị nhiều quốc gia khác trên thế giới phản kháng.
Đối với các quốc gia có tiềm lực cả về kinh tế và chính trị, các biệnpháp bảo hộ còn được duy trì như là một công cụ chính trị để đơn phương gâysức ép với các quốc gia khác Mặc dù đây là mục đích hết sức cá biệt trong xuthế phát triển theo hướng đa cực hóa của thế giới song hiện tượng này đã vàđang tiếp tục xảy ra Hoa Kỳ là quốc gia lạm dụng công cụ bảo hộ nhiều nhấtvào mục đích này Trong luật pháp Hoa Kỳ có những điều khoản đặc biệt cho
Trang 32phép quốc hội đưa ra những biện pháp thương mại đơn phương đối với bất cứquốc gia nào được coi là có thể đe dọa đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ.
2 Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếthế giới, tăng cường thực hiện tự do hóa thương mại, tuy nhiên, bên cạnh đóchúng ta vẫn cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ để bảo vệ sản xuấttrong nước Có rất nhiều lập luận đưa ra giải thích cho vấn đề này, nhưng lýdo cơ bản nhất phải kể đến chính là khả năng cạnh tranh thấp của nền kinh tế.Xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, năng lực cạnhtranh của chúng ta đều yếu kém và tụt hậu.
2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định là năng lực của một nềnkinh tế tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư tốt, đảm bảo ổn định kinh tế - xãhội, nâng cao đời sống nhân dân Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) sử dụngcác nhóm tiêu chí sau đây để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia: Mức độmở cửa của nền kinh tế; Vai trò của Nhà nước; Vai trò của các thị trường tàichính và hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính, mức độ rủi ro tàichính; Môi trường công nghệ; Kết cấu hạ tầng; Quản lý doanh nghiệp; Laođộng và Môi trường pháp lý.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh được coi là cơ sởquan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế cũng như của doanhnghiệp Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong những năm qua,song năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thếgiới và khu vực Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế Thế giới, Việt Nam hiệnnằm trong nhóm các quốc gia có khả năng cạnh tranh thấp Năng lực cạnhtranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế bắt đầu xếp hạng từnăm 1997 và liên tục được xếp hạng cho đến nay.
Trang 33Trong những năm vừa qua, Việt Nam được coi là một trong nhữngnước có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăngcao, tuy nhiên, có một nghịch lý là nước ta luôn bị xếp hạng năng lực cạnhtranh thấp và liên tục tụt hạng.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm trong 5 năm 2001 –2005 và 8,17% năm 2008 Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là8,44% đứng thứ 3 châu Á ( chỉ sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng9%)) Việt Nam cũng được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầutư FDI liên tục tăng trong những năm vừa qua chính là minh chứng Tổng sốvốn đầu tư nước ngoài năm 2007 của nước ta đạt 20,3 tỷ USD, vốn đầu tưthực hiện năm 2007 đạt 5,1 tỷ USD, tăng 1,2 tỷ USD (30,7%) so với năm2006 (39,56 tỷ USD).3 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Namtrong năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007 Đây là mứcthu hút vốn FDI kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam 4
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của chúng ta chưa cao, chưađều và chưa bền vững Dù tăng trưởng cao nhưng chỉ số GDP/đầu người củaViệt Nam vẫn còn rất thấp Con số tăng trưởng có thể xem là tốt, nhưng cáchtiếp cận của Việt Nam để đạt được kết quả tăng trưởng trong những năm qualại khiến các chuyên gia về năng lực cạnh tranh quốc tế quan ngại Chất lượngtăng trưởng xuất khẩu cũng chưa thật vững
Những lĩnh vực hiện nay Việt Nam đang có tính cạnh tranh nhất làhàng nông sản thô như cà phê, hạt điều, cao su, gạo, hàng thâm dụng lao độngnhư giày dép và dệt may Đặc trưng chung của những ngành này là chúng tạora rất ít giá trị gia tăng, đem lại lợi nhuận rất mỏng và tốc độ tăng trưởng rấtthấp Thách thức cho tương lai của Việt Nam là một mặt tiếp tục duy trì tínhcạnh tranh trong những ngành này vì dù sao chúng cũng là thế mạnh của Việt
3 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài
Trang 34Nam, mặt khác chủ động tiến tới sản xuất các sản phẩm và dịch vụ thâm dụngtri thức, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Thêm vào đó, ngay cả những ngành công nghiệp cơ bản nhất cũng phảiphụ thuộc vào nguyên liệu, nhiên vật liệu nhập khẩu Hiện nay, Việt Namphải nhập khẩu tới 80% sợi nguyên liệu cho ngành may và 65% bột giấy chongành giấy Ngay cả khi Việt Nam có một trữ lượng lớn quặng thép thì tỷ lệnhập khẩu phôi thép cũng lên tới 60%.
Môi trường chính sách là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốcgia Thế nhưng theo xếp hạng năng lực cạnh tranh hằng năm của Diễn đànkinh tế thế giới, Việt Nam đứng dưới hầu hết các nước láng giềng Đông Á vàĐông Nam Á Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh là một công cụ hữu íchtrong việc đánh giá tốc độ cải cách của Việt Nam trong mối tương quan vớicác đối thủ cạnh tranh chủ yếu Quan trọng không kém, các nhà đầu tư nướcngoài đều nhìn vào những chỉ số về năng lực cạnh tranh và môi trường chínhsách, thể chế trước khi ra quyết định đầu tư Sự tăng nhẹ về thứ hạng của ViệtNam sẽ trở nên ít ý nghĩa nếu như những nước cạnh tranh với Việt Nam tăngnhanh hơn.
Chúng ta đã chính thức gia nhập WTO được hơn 2 năm, môi trườngkinh doanh trong nước đã cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn.Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép “con” đã có tác động tích cựcđối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng Việc pháttriển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã,và sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh cao hơn cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhưhoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc những ngành ưu tiênnhư đóng tàu, phát triển năng lượng mới… Theo Báo cáo về Môi trường kinhdoanh do Ngân hàng thế giới (WB) và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) công
Trang 35bố ngày 26/9/2007, từ vị trí thứ 104 trong số 175 nền kinh tế được xếp hạngtrong báo cáo năm 2006, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 91/178 nền kinh tế.Báo cáo ghi nhận hai lĩnh vực quan trọng đã được cải cách mạnh mẽ tại ViệtNam là Tiếp cận tín dụng và Bảo vệ nhà đầu tư Tuy nhiên, một trong hai lĩnhvực này vẫn được bản báo cáo nhắc lại như những nhược điểm mà Việt Namcần khắc phục Cụ thể, Việt Nam vẫn xếp hạng thấp trong 3 lĩnh vực đa số:bảo vệ nhà đầu tư (xếp thứ 165), giải thể doanh nghiệp (thứ 121) và đóng thuế(thứ 128).
Xét về khung pháp lý điều hành, quản lý, Việt Nam được đánh giá làmột trong những nước có tốc độ ban hành Luật và các văn bản dưới Luật nhanhnhất Tuy nhiên, các văn bản ban hành vẫn còn quá nhiều bất cập khi áp dụngvào thực tế cũng như thường không đủ tầm nhìn để sống lâu Thực tế là các vănbản ra đời để định hướng phát triển kinh tế nhưng lại thường đi sau nền kinh tế.Giáo sư M.Porter trong bài phát biểu của mình khi sang thăm Việt Nam cũngcho rằng: Việt Nam làm rất tốt trong việc viết luật, nhưng quan trọng là thựchiện luật hiệu quả, thể chế, cơ chế mới cho phép lập kế hoạch và phươnghướng thực hiện quy định mới thì Việt Nam chưa có được, và những cải cáchvẫn đang là phản ứng mang tính thụ động với đòi hỏi quốc tế
Hai cấu thành cơ bản của động lực tăng trưởng kinh tế là sử dụng laođộng và năng suất lao động Lợi thế của Việt Nam là có một nguồn lao độngdồi dào với giá nhân công rẻ Việt Nam đã thành công lớn khi tận dụng ở mứctối ưu lực lượng trong độ tuổi lao động Nhưng năng suất lao động thì vẫn cònlà một thách thức lớn đối với chúng ta so với khu vực Số lượng lao động vẫnlà yếu tố quan trọng trong vài năm tới, nhưng nó sẽ không còn hỗ trợ nhiềucho kinh tế Việt Nam trong tương lai xa hơn Hiện nay, hiệu quả của yếu tốnày lên tăng trưởng đang chậm lại Nguồn lao động của chúng ta tuy dồi dàonhưng đa phần lại là lao động có trình độ thấp Chất lượng nguồn nhân lựcđang là một vấn đề hết sức đáng quan ngại đối với Việt Nam.
Trang 36Về khả năng cạnh tranh trong khoa học và công nghệ (bao gồm các chỉtiêu: số lượng tiến bộ công nghệ được áp dụng, số kỹ sư và nhà khoa học,tổng chi tiêu cho R&D), Việt Nam có điểm số thấp nhất về sự tiến bộ côngnghệ theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới Chúng ta vẫn chưa tạo đượccơ chế thiết thực để gắn kết khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh vàchưa hình thành rõ thị trường khoa học công nghệ
2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệpphải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thị trường Tuynhiên, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại vàkhẳng định vị thế trên thị trường rất thấp (đặc biệt là thị trường quốc tế) Sựyếu kém trong năng lực cạnh tranh không chỉ khiến các doanh nghiệp củachúng ta thất bại trên “sân khách”, mà có thể thua ngay trên “sân nhà” Đócũng là lý do vì sao phải có các biện pháp bảo hộ để bảo vệ các doanh nghiệptrong nước, bảo vệ nền sản xuất nội địa.
Về quy mô, hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta là các doanh nghiệpnhỏ và vừa Năm 2007, một tổ chức nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu để tìmra 200 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã đưa ra nhận định: Nhìn chung,doanh nghiệp Việt Nam nếu “soi” vào tiêu chuẩn thì hầu như chưa có doanhnghiệp đạt doanh nghiệp có quy mô lớn Nếu được coi là lớn của ta cũng chỉbằng doanh nghiệp trung bình trong khu vực Và trong buổi nói chuyện củachuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực cạnh tranh – M.Porter tại Việt Nam,ông cũng đưa ra nhận định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế vềmặt quy mô Trong khi đó, theo ông, dòng chảy phát triển chung lại đòi hỏirất lớn về quy mô kinh tế Doanh nghiệp phải thực sự có quy mô mới hoạtđộng hiệu quả được.
Trang 37Có 6 tiêu chí được coi là yếu tố quan trọng cho một doanh nghiệp là:vốn, nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ, vật tư đầu vào, trình độ quản lý,marketing thì cả 6 tiêu chí này trong doanh nghiệp của ta đều yếu Nguồnnhân lực, một trong những lợi thế của ta được nhận định là dồi dào thì bây giờcũng yếu đi bởi kỹ năng kém, tranh chấp lao động xảy ra tràn lan và trở thànhmối đau đầu số 1 Nếu như trước đây, giá nhân công rẻ được coi là một lợi thếto lớn thì càng ngày, với tốc độ càng nhanh, chất xám, giá trị gia tăng trongcác dây chuyền công nghệ hiện đại mới tạo được ưu thế Và như vậy, rõ ràngcác doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt khi tham gia sân chơi với các nướcsản xuất công nghệ nguồn cũng như những nước có khả năng nắm bắt nhanhchóng công nghệ mới.
Theo báo cáo điều tra một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam do Cơquan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tếTrung ương thực hiện cho thấy, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Namlạc hậu từ 2-3 thế hệ so với mức trung bình trên thế giới, điển hình như ngànhcơ khí, chế tạo máy…
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập nguyên vật liệucho sản xuất Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăngtrưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thựcphẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô , xe máy, hàng điện tử,sản phẩm nhựa … cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thànhphẩm nhập khẩu Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vậtliệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép vàthép cám, lốp xe các loại… Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệucũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các doanh nghiệp ViệtNam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ thuộc vàobiến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái… Việcphải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát
Trang 38sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí hải quan,chi phí cảng, chi phí bảo hiểm… Chi phí kinh doanh của ta còn cao, do đó tỷsuất lợi nhuận hạn chế Lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có động lực đểphát triển.
Về chiến lược phát triển và tính liên kết, doanh nghiệp Việt Nam cònrất nhiều hạn chế, nếu không nói là khá yếu kém Cho đến nay, chiến lượckinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn được xây dựng một cách thụ động,chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hơn là căn cứ vào sự phân tích thị trường; cònviệc xây dựng chiến lược cạnh tranh thì căn bản dựa trên cơ sở năng lực vàsản phẩm hiện tại mà ít tính đến lợi thế so sánh, chưa có sự tham gia của yếutố khách hàng, của đối thủ cạnh tranh và hầu như thường xuyên vắng mặt lộtrình hội nhập kinh tế quốc tế Do thiếu các nhà quản trị chuyên nghiệp, việchoạch định chiến lược kinh doanh vẫn còn nặng nề về thủ tục hành chính,thậm chí rập khuôn theo quy trình hoạch định chiến lược phát triển ở cấpquốc gia hoặc cấp ngành Về tính liên kết thì gần như các doanh nghiệp lớnlàm ăn với lớn, bé làm ăn với bé, tạo ra kẽ hở trong kinh doanh, không liênkết thì tính cạnh tranh sẽ kém.
Mặt khác, gần đây, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cho thấy sự nonnớt về kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế Sự thiếu kinh nghiệm ấy thể hiệnqua sự thiếu hiểu biết thông tin về thị trường bạn, các thông tin liên quan tớiquy định pháp luật, yếu tố văn hóa hay thị hiếu người tiêu dùng Điều đó dẫntới thực trạng là rất ít khi doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hàng trực tiếpmà không phải qua nước trung gian Nghiêm trọng hơn là việc hàng hóa ViệtNam liên tục bị kiện về bán phá giá khi xuất khẩu sang Mỹ, EU thời gian qua.
2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Trong xu thế tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, năng lựccạnh tranh của sản phẩm chính là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại vàphát triển của các doanh nghiệp tạo ra nó và là đóng góp quan trọng thể hiện
Trang 39năng lực cạnh tranh của quốc gia Một số nghiên cứu kinh tế trong nước đãđánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nước ta theo 3 nhóm như sau:
Nhóm có khả năng cạnh tranh, bao gồm: cà phê, điều, gạo, tiêu, maymặc, da giày…
Nhóm khả năng cạnh tranh có điều kiện, bao gồm: chè, cao su, rau,cơ khí, thiết bị điện, hóa chất, giấy…
Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp, bao gồm: mía đường, bông, ngô,thép…
Việc xác định khả năng cạnh tranh của một sản phẩm hay ngành hàngthường dựa trên các tiêu chí như: so sánh về giá thành, chất lượng, năng suấtlao động, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu…
Ví dụ, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đượccác nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao Từ chỗhàng năm phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn lương thực, Việt Nam đãvươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đónggóp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu Do những ưu đãi về tự nhiên và nguồnlao động dồi dào, chi phí sản xuất lúa của Việt Nam được xếp vào hàng thấpnhất trong khu vực Đông Nam Á Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Namthường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 – 20 USD/tấn Tuynhiên, về phẩm cấp gạo xuất khẩu, mặc dù chất lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam ngày càng được cải thiện, chúng ta vẫn thua kém Thái Lan cả về chấtlượng và sự đa dạng về chủng loại.
Nhìn chung, mặc dù Việt Nam có một số mặt hàng xuất khẩu thuộchàng đầu thế giới như gạo, cà phê, … nhưng những sản phẩm xuất khẩu chủlực của chúng ta chủ yếu là các sản phẩm thô, ít giá trị gia tăng (gạo, cà phê,điều,…) hoặc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (các sản phẩmmay mặc).
Trang 40Khả năng cạnh tranh của đa số sản phẩm trong nước thấp Một số sảnphẩm trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng… có giácao hơn giá mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 – 4-% Riêng đường thô cógiá cao hơn tới 70 – 80%.
III Xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nướctrên thế giới
Dưới tác động của toàn cầu hóa những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinhtế thế giới đã chứng kiến sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại.Các rào cản từng là những công cụ để kiểm soát hoặc hạn chế hoạt độngthương mại giữa các quốc gia và khu vực dần được xóa bỏ Tuy nhiên, đồngthời với việc xóa bỏ những rào cản thương mại cũ, các quốc gia nhất là nhữngnước phát triển hiện nay, lại đang dựng lên những rào cản thương mại mớinhằm bảo hộ lợi ích của họ, đánh dấu sự hình thành của chủ nghĩa bảo hộ mớitrong thời đại toàn cầu hóa Theo đúng tinh thần hội nhập, hầu hết các nướcđều tuyên bố ủng hộ và thúc đẩy tự do hóa thương mại nhưng thực tế chothấy, các biện pháp bảo hộ đang được sử dụng rộng rãi và có xu hướng giatăng tại các nước đang phát triển và nước phát triển
1 Rào cản thuế quan và phi thuế quan có xu hướng giảm dần
Về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉthừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất, nhưng thực tế cácnước không ngừng sử dụng các biện pháp phi thuế quan mới, vừa đạt đượcmục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế Nếu biết kết hợp hàihòa hai công cụ này, sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ, hỗ trợ có thời hạnđể nâng cao sức cạnh tranh, từng bước thích nghi với các định chế và nguyêntắc chung của môi trường thương mại quốc tế Điểm chung của thuế quan vàphi thuế quan là đều nhằm mục tiêu bảo hộ các hàng hóa sản xuất trong nước,nhưng thuế quan lại ít bóp méo thương mại thế giới, dễ quản lý và thuế quanđược WTO khuyến khích sử dụng WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ