1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc

87 3,7K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 542,5 KB

Nội dung

Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

1 tính cấp thiết của đề tài

Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiếtyếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất

cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốnxây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững.Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã

đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế nhưWTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắcnhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên mộttầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu

Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam cũngđang nỗ lực hết mình: gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998)

và gần đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2006),chứng tỏ chúng ta đang cố gắng hết mình để có thể hội nhập kinh tế một cáchtoàn diện và hiệu quả nhất Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng với một nền kinh

tế mà sức cạnh tranh còn kém thì nếu hội nhập, chúng ta cần thiết phải ápdụng một cơ chế chính sách bảo hộ hợp lý để không bị “tổn thương” trướcnguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài và làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, đểphát triển kinh tế và hội nhập quốc tế an toàn và hiệu quả

Chính vì thế, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chínhsách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào đểchính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đấtnước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưacao Đối với các nước phát triển, những nước đã có một nền kinh tế hàng hoáphát triển cao thì việc áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý là hết sức có lợi.Nhưng còn đối với các nước đang phát triển, mặc dù có quyết tâm rất cao,

Trang 2

nhưng để thực hiện và thu được lợi ích thực sự bảo hộ hợp lý không phải làđơn giản Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Đây chính là

lý do tác giả chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách bảo hộ

hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này là chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định củaWTO, thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia tiêubiểu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… và một số kinh nghiệm choViệt Nam về bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập Do phạm vi đề tài khárộng nên khoá luận không thể đi sâu, chi tiết vào từng biện pháp bảo hộ cụ thể

áp dụng của từng quốc gia trong từng ngành nghề, mà chỉ phân tích những nétchung , những nét cơ bản nhất về chính sách bảo hộ hợp lý của các quốc gianày và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của ViệtNam trong thời kỳ hội nhập

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trongnước của một số quốc gia trên thế giới sẽ có ý nghĩa nhất định đối với mộtnước đang phát triển như Việt Nam Những kinh nghiệm trong việc sử dụngcác bịên pháp bảo hộ hơp lý của các quốc gia, đặc biệt là của những trụ cộtkinh tế thế giới như Mỹ, EU, và Trung Quốc sẽ là cơ sở thực tiễn để ViệtNam tiến hành xây dựng, phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hộ hợp lýtuân thủ theo những quy định của WTO, cũng như sẽ giúp Việt Nam có thêmkinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của những nước này

4 Kết cấu khoá luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận này bao gồm 3chương:

Trang 3

Chương I: Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp

lý sản xuất trong nước

Chương II: Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số

quốc gia trên thế giới

Chương III: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng

chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận này kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thông kê và xử lý thông tin

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp so sánh

Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn

Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớicác thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, những người đã truyền thụcho em những kiến thức quý báu trong suốt hơn bốn năm học qua Đặc biệt,

em xin cảm ơn TS Bùi Thị Lý, Bộ môn Quan hệ Kinh tế quốc tế, người đãtrực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này Mặc dù thời gian có hạnnhưng cô đã giành cho em những phút giây quý báu Cô đã tận tình hướngdẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận

Chương I Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp Lý sản xuất trong nước

I Khái quát Chính sách bảo hộ trong thương mại quốc tế

1 Khái niệm về chính sách bảo hộ

Trang 4

Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để khônggây ra tổn hại Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau vềBảo hộ.

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Chính sách bảo hộ làchính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt cácbiện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một sốmặt hàng của nước ngoài, nhằm kích thích phát triển nền kinh tế trong nước,không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo” (1)

Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độcác nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnhtranh của thị trường quốc tế” (2) Biện pháp cơ bản để đạt được điều này làthuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuếquan Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá,môi trường và các mối quan tâm khác Chính sách bảo hộ có thể cũng xuấthiện thông qua việc sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện

Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch làthuật ngữ trong kinh tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêuchuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môitrường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặthàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (haydịch vụ) trong một quốc gia”(3)

Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậudịch là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh củahàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình”(4)

Trang 5

Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế

(Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan

và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.

2 Những bước phát triển của chính sách bảo hộ.

Về mặt lịch sử, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ra đời từ rất sớm, trướccuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, thế kỷ 17 - đây là thời kỳ tích luỹnguyên thuỷ của Chủ nghĩa Tư bản Với mục tiêu bảo hộ sản xuất, thúc đẩyxuất khẩu nhằm đạt thặng dư thương mại, chính sách này đã có tác động khámạnh tới sự mở mang và phát triển sản xuất của các quốc gia Tây Âu thời bấygiờ

Bước sang thế kỷ 18, Adam Smith – một đại diện tiêu biểu và xuất sắccủa Kinh tế chính trị cổ điển Anh đã đề xướng tư tưởng kinh tế tự do Nét nổibật trong lý thuyết kinh tế của A.Smith là tin vào sự điều tiết của thị trường vàphản đối sự can thiệp của nhà nước Triết lý tự do kinh doanh của A.Smith,cũng như của David Ricardo đã được mọi giới chấp nhận và trở thành họcthuyết kinh tế ngự trị trong suốt thời kỳ tự do cạnh tranh của Chủ nghĩa tưbản Trong thời kỳ này, mặc dù sự kiểm soát của nhà nước có giảm đi, nhữngtrở ngại kinh tế dần được cắt giảm và bãi bỏ nhằm mục tiêu phát triển thươngmại quốc tế, nhưng chính sách bảo hộ vẫn tồn tại, với mục đích nâng đỡ cácngành sản xuất non kém để chúng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa

và thị trường ngoài nước

Thế kỷ 19 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa độc quyền,nhất là giai đoạn cuối thế kỷ 19 , đầu thế kỷ 20 (1890 – 1910) Trong thời kỳnày, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tự do mậu dịch gây ra những khókhăn về vấn đề thị trường và cạnh tranh Hầu hết các nước tư bản phát triển(trừ Anh và Hà Lan) đều áp dụng một chính sách bảo hộ rất cao, đánh thuếnhập khẩu rất cao đối với nhiều loại hàng và mở rộng danh mục mặt hàng

Trang 6

chịu thuế Theo thống kê, thuế nhập khẩu (chiếm tỷ lệ % giá cả hàng hoá)đánh vào hàng công nghệ năm 1925 tại Mỹ cao tới 35%-40%, tại Pháp và ý là25%-30%, tại Bỉ và Thụy Sỹ là 10%-15%, chỉ có Anh và Hà Lan là chưa tới10%.

Có thể thấy rằng, trước thời kỳ độc quyền, chính sách bảo hộ mang tính

ôn hoà, thường che chở cho những ngành sản xuất non trẻ không đủ sức cạnhtranh với hàng hoá nước ngoài giúp những ngành này phát triển Trong thời

kỳ độc quyền chính sách bảo hộ lại như một lá chắn bảo vệ cho những ngànhcông nghiệp phát đạt nhất, có đủ sức cạnh tranh để giữ vững một giá độcquyền duy nhất thật cao trên thị trường nội địa và tránh được sự cạnh tranhcủa nước ngoài Điểm nổi bật nhất của chính sách bảo hộ mới này là nó mangtính tấn công và xâm lược, trở thành công cụ quan trọng và hữu hiệu để tổchức độc quyền độc chiếm không những thị trường trong nước mà còn thịtrường nước ngoài

Trong quá trình phát triển, bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền sảnxuất trong nước, chính sách bảo hộ - đặc biệt là của các quốc gia phát triển đãbộc lộ những nhược điểm lớn Nó tạo ra những mâu thuẫn, cản trở việc traođổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau, không phát huy được những lợi ích

to lớn mà tự do hoá thương mại mang lại Sự ra đời của GATT (1947) và tiếp

đó là Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 1995 nhằm khắc phụcnhững khuyết điểm của chính sách bảo hộ, tháo gỡ những rào cản thương mại

và đầu tư trên phạm vi từng quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, nhanh chóngđẩy mạnh tự do hoá thương mại Nhưng trên thực tế, bảo hộ vẫn là vấn đềthen chốt và nhạy cảm trong chính sách thương mại của từng quốc gia, cũngnhư của từng nhóm nước có trình độ phát triển khác nhau

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế – chính trị hiện đại của thế giới, với

xu hướng quốc tế hoá nền sản xuất và thị trường thế giới, nhiều tổ chức kinh

tế quốc tế, công ty xuyên quốc gia, cộng đồng kinh tế – thị trường thuế quan

Trang 7

khu vực của các nước ra đời , các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại,đầu tư trên phạm vi thế giới phát triển mạnh, học thuyết cũng như các chínhsách đóng cửa và tự cung tự cấp không thể tồn tại Do đó, chính sách bảo hộmậu dịch không còn thịnh hành như trước Tuy nhiên, trong công cuộc cạnhtranh giữa các nước công nghiệp phát triển, giữa các nước phát triển với cácnước đang phát triển, cũng như giữa các khối kinh tế, nhiều nước vẫn áp dụngchính sách bảo hộ vì những mục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệnền độc lập của đất nước và phát huy lợi thế trong cạnh tranh Chính sách bảo

hộ của các nước tư bản phát triển phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyềnlớn nhất trong nước và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia với mục đíchchủ yếu là chiếm đoạt, phân chia và phân chia lại các thị trường tiêu thụ hànghoá và đầu tư Với các nước đang phát triển, chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo vệnền kinh tế của những nước này chống lại sự bành trướng kinh tế của cáccường quốc đế quốc chủ nghĩa, góp phần củng cố nền kinh tế dân tộc độc lập

3 Mục tiêu của chính sách bảo hộ

Chính sách bảo hộ được đặt ra nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trongnước tránh được sự cạnh tranh từ bên ngoài, góp phần phát triển sản xuất,thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế nội địa Việc đánh thuế nhập khẩu vàviệc áp dụng các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối vớimột số loại hàng hoá dịch vụ sẽ làm cho giá bán của những hàng hoá dịch vụnày tăng lên cao hơn so với hàng hoá được sản xuất trong nước Do đó, thay

vì tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng trong nước

sẽ quay sang dùng những hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất trongnước với giá rẻ hơn Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ nhập khẩu giảmsút các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế số lượng hàng hoá dịch vụ nhập khẩu vàngược lại, các nhà sản xuất trong nước chủ nhà sẽ có điều kiện mở rộng vàphát triển sản xuất kinh doanh của mình

Trang 8

Chính sách bảo hộ còn góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dânchúng nước chủ nhà Nhờ các ưu đãi từ chính sách bảo hộ nên một số ngànhsản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất và kéo theo đó là nhu cầu vềnguồn nhân lực sẽ tăng lên.

Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ hạn chế việc nhập khẩu vàtiêu dùng một số loại hàng hoá dịch vụ không thực sự cần thiết hoặc khôngphù hợp với thuần phong mỹ tục của nước chủ nhà Đồng thời, số lượng hànghoá nhập khẩu hạn chế do áp dụng các chính sách bảo hộ sẽ làm giảm việctiêu dùng ngoại tệ và góp phần cân đối cán cân thanh toán nước chủ nhà

Chúng ta không phủ nhận rằng các chính sách bảo hộ đã mang lại lợiích không nhỏ cho nền kinh tế nước chủ nhà trong những giai đoạn nhất định.Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách bảo hộ không phải lúc nào cũng đạtđược kết quả như mong muốn Vấn đề đặt ra là phải áp dụng một chính sáchbảo hộ hợp lý để bảo hộ sản xuất trong nước một cách hữu hiệu nhất

II Chính sách bảo hộ hợp lý và sự cần thiết phải áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước.

1 Thế nào là Chính sách bảo hộ hợp lý?

Như đã đề cập ở trên, bảo hộ là những biện pháp của chính phủ nhằm

hỗ trợ sản xuất trong nước và giảm tính cạnh tranh của hàng hoá nước ngoàitrên thị trường nội địa Hầu hết các quốc gia đều áp dụng các chính sách bảo

hộ và coi đó là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh

tế đất nước bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như giúp bảo vệ các ngành sảnxuất còn non kém trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm Tuynhiên, không phải lúc nào chính sách bảo hộ cũng đưa lại những kết quả như

ý muốn Chính sách bảo hộ đơn phương gây ra những mất mát về kinh tế – xãhội và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và các ngành nghề khác trongnền kinh tế Nếu chính phủ thực hiện một chế độ bảo hộ không hợp lý, bảo hộtràn lan, tuỳ tiện, bảo hộ quá mức trong thời gian quá dài thì không những

Trang 9

không đạt được mục đích mà còn gây ra các tác động tiêu cực Các ngành sảnxuất được bảo hộ sẽ không dần lớn mạnh lên mà trái lại, rất có thể rơi vàotrạng thái trì trệ, giảm sức cạnh tranh, sản xuất không hiệu quả, làm sai lệchlợi thế so sánh cuả đối tác tham gia trên thị trường Bảo hộ còn dẫn đến việcphân bổ sai nguồn lực, chi phí cơ hội lớn và làm thiệt hại cho giới tiêu dùngtrong nước Tương tự như thế, một chính sách bảo hộ thiên về tạo công ănviệc làm mà không tính toán đến các yếu tố khác sẽ làm cho tình trạng thấtnghiệp của đất nước ngày một gia tăng

Tuy nhiên, chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn chính sách bảo hộ? Câutrả lời là không hoàn toàn như vậy Tất cả các nước trên thế giới, thậm chínhững nước được coi là phát triển nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, TrungQuốc…vẫn áp dụng những chính sách bảo hộ nhất định đối với một số ngànhhàng của mình Mặt khác, các quy định của WTO vẫn chấp nhận việc cácnước thành viên sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhập khẩutrong những trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, văn hoátruyền thống, môi trường và sức khoẻ con người…

Vậy điều mà các quốc gia cần làm để bảo vệ các ngành sản xuất trongnước một cách hữu hiệu nhất là gì? Đó chính là xây dựng và thực hiện một

chính sách bảo hộ hợp lý, tức là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy

phát triển chứ không phải để “nuông chiều” các ngành sản xuất trong nước.Bảo hộ hợp lý không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhậpcủa hàng hoá nước ngoài vào nước mình, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức chosản xuất nội địa, mà quan trọng hơn là những biện pháp bảo hộ đó phải đạtđược mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh củasản phẩm nội địa trên thị trường trong nước lẫn quốc tế Điều này cũng cónghĩa là không nên bảo hộ những ngành sản xuất “ốm yếu”, không có tiền đồphát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, với cácngành sản xuất “non trẻ”, khi mới bước vào thị trường, nhất là thị trường thế

Trang 10

giới, thường gặp không ít những khó khăn và rất cần sự hỗ trợ của nhà nướcdưới các hình thức khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩmcủa mình Kinh nghiệm cho thấy không quốc gia nào trên thế giới tăng trưởngnhanh nhờ vào bảo hộ Chính vì thế, bảo hộ phải tạo đà cho tự do hoá thươngmại, là cơ sở để phát triển bền vững trong tự do hoá thương mại.

WTO hướng tới sự tự do hoá toàn cầu trên các lĩnh vực, từng bước xoá

bỏ các rào cản đối với thương mại Gia nhập WTO, các nước thành viên phảituân theo những qui tắc cơ bản của tổ chức này, thực hiện những cam kết đểhạn chế tối đa các rào cản thương mại, tiến tới hội nhập vào “ngôi nhàchung”, không phân biệt đối xử Song, gia nhập WTO không có nghĩa là cácnước phải hoàn toàn xoá bỏ sự giúp đỡ và bảo hộ đối với các ngành sản xuấttrong nước, mà điều quan trọng là phải biết dựa theo quy tắc của WTO để xâydựng một chính sách bảo hộ hữu hiệu sao cho vừa thúc đẩy sản xuất trongnước phát triển, vừa không vi phạm nguyên tắc tự do hoá thương mại màWTO đã đề ra

Tóm lại, chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định của WTO là chính sách bảo hộ mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho đất nước, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO cũng như các cam kết mà các quốc gia đã

Trang 11

 Việc áp dụng chính sách bảo hộ phải được áp dụng thống nhất cho mọithành phần kinh tế.

 Các biện pháp bảo hộ phải tuân thủ các quy định của quốc tế, đặc biệt

là của WTO

Một hệ thống chính sách bảo hộ hợp lý, phù hợp với các hiệp địnhthương mại và các nguyên tắc thương mại quốc tế để bảo hộ sản xuất trongnước là vấn đề hết sức cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện nhiều ngành sảnxuất của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển với thiết bị, kỹ thuật

và công nghệ còn lạc hậu Để các chính sách bảo hộ vừa phù hợp với cácthông lệ quốc tế, vừa có tính hiệu quả cao, các nhà hoạch định chính sách cóthể xem xét một số vấn đề cụ thể:

Thứ nhất: Lựa chọn các đối tượng bảo hộ.

Đây là một khâu hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quảcủa

các chính sách bảo hộ sau này Những ngành sản xuất được bảo hộ phải lànhững ngành thực sự có lợi thế so sánh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềmnăng phát triển và có ảnh hưởng lan truyền tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.Nếu các đối tượng được lựa chọn không có lợi thế cạnh tranh so với cácngành tương ứng trong khu vực hoặc trên thế giới thì sự ưu tiên, ưu đãi và cáckhoản đầu tư sẽ có thể bị lãng phí và trở nên phi hiệu quả Vì vậy, cần xemxét, phân tích kỹ các số liệu thống kê, tham khảo ý kiến của các nhà nghiêncứu kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề để có được sự lựa chọnchính xác nhất

Thứ hai: Quan điểm bảo hộ phải mang tính nhất quán và được đầu tư

một cách thoả đáng

Sau khi đã lựa chọn được đối tượng bảo hộ thì phải khẳng định và theođuổi đến cùng mục tiêu bảo hộ của mình thông qua việc lập kế hoạch ưu tiêncho các ngành sản xuất được lựa chọn: Các ưu tiên đặc biệt về thuế, các

Trang 12

chương trình đầu tư và vay vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên sử dụng ngoại tệ

để mua máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hoặc cung cấp tín dụng với lãisuất thấp để nhập khẩu công nghệ tiên tiến… Việc áp dụng đồng bộ nhữnggiải pháp này trong thời gian nhất định sẽ thúc đẩy các đối tượng được bảo hộphát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động và hạ giá thành sản phẩm Nóicách khác, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm sẽđược nâng lên Bên cạnh đó, một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọnđối tượng được bảo hộ lại được khẳng định vì những ngành nghề được bảo hộnếu có tác dụng lan truyền tới nhiều lĩnh vực trong xã hội thì hiệu quả của cácchính sách bảo hộ lúc này sẽ vô cùng to lớn Tuy nhiên, nếu như những giảipháp trên làm tăng tính hiệu quả của việc bảo hộ thì đổi lại, sẽ gây ra sự mấtcông bằng đối với các ngành nghề khác trong toàn bộ nền kinh tế Vấn đề làphải chấp nhận đánh đổi tính công bằng trong một giai đoạn nhất định để theođuổi mục tiêu bảo hộ của mình và khi các ngành sản xuất này đã thực sự pháttriển, đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước bù đắp cho các lĩnh vựccòn lại

Thứ ba: Các doanh nghiệp được bảo hộ cần sự trợ giúp của chính phủ

về nhiều mặt Chính phủ phải cung cấp cho doanh nghiệp một cách đầy đủcác thông tin như giá cả, đặc điểm thị trường, các rào cản phi thuế… vàchuyển dần các hình thức trợ cấp khu chế xuất sang hỗ trợ doanh nghiệp tìmhiểu, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, Mặt khác, cũng có thể ápdụng các rào cản phi thuế quan như quy định về bán phá giá và thuế chốngbán phá giá, trợ cấp và thuế đối kháng, các tiêu chuẩn kỹ thuật về lao động vàmôi trường… Đây chính là những rào cản mà Mỹ và một số quốc gia khác đã

và đang áp dụng thành công để bảo hộ một số ngành hàng của mình mà ngànhnuôi cá tra, cá basa là mội ví dụ

Tóm lại, bảo hộ với những đặc điểm của nó đều đem lại những lợi ích

to lớn không thể phủ nhận cho nền kinh tế của mỗi quốc gia Bên cạnh đó,

Trang 13

bảo hộ cũng gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế mỗi quốc gia vàtoàn cầu, quan hệ thương mại giữa các nước… Nhận thức rõ ràng cả mặt tíchcực lẫn tiêu cực của bảo hộ sẽ giúp mỗi quốc gia đưa ra chính sách bảo hộhợp lý để có thể tranh thủ được mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực saocho có lợi cho nền kinh tế.

2.1 Tác động tiêu cực của tự do hoá thương mại và hội nhập

Trong thời điểm hiện nay, tự do hoá thương mại đang là một xu thếkhách quan tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc nếukhông muốn để lỡ những cơ hội phát triển mà xu thế này có thể mang lại.Nhưng tất cả các quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển, dù giàu haynghèo, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá đều phải chịu những tác độngmặt trái của nó ở những mức độ và khía cạnh khác nhau Trong xu thế này,các quốc gia đang phát triển phải chịu nhiều thiệt thòi nhất và dễ bị tổnthương nhất bởi tự do hoá thương mại đặt các quốc gia này trước những tháchthức vô cùng to lớn về khả năng cạnh tranh quốc tế và làm trầm trọng thêmnhững vấn đề kinh tế – chính trị - xã hội

Thứ nhất, về kinh tế: Tự do hoá thương mại làm tăng tính dễ bị tổn

thương của các nền kinh tế đang phát triển

Nền kinh tế trong thời đại tự do hoá có các cơ cấu tùy thuộc lẫn nhau

và các thị trường tài chính hội nhập chặt chẽ hàm chứa những nguy cơ to lớn

về khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với các quốc gia đang phát triển Trongđiều kiện tự do hoá thương mại đang chịu sự chi phối của các nước tư bảnphát triển thì sự phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế - tài chính quốc tế tất yếu sẽ dẫnđến sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các thế lực tư bản tài chínhquốc tế và sự thu hẹp phạm vi và quyền lực của các chính quyền quốc gia vớichính quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình Các cuộc khủnghoảng kinh tế và tài chính ở châu á và Mỹ Latinh đã phơi bày những nguy cơ

Trang 14

có thể nảy sinh trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế , mà đặc biệt là toàn cầuhoá tài chính và đầu tư, cũng như những xu hướng thái quá mà quá trình này

có thể đưa đến Những cuộc khủng hoảng ở Mỹ Latinh vào thập kỷ 80, khủnghoảng ở Mehico năm 1994 và khủng hoảng Tài chính tiền tệ châu á (1997-1999) đều là các cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu với sắc thái tài chính -tiền tệ rất đậm nét chứ không phải khủng hoảng chu kỳ hay sự đổ vỡ của một

mô hình phát triển nào đó Các cuộc khủng hoảng đó đều kèm theo suy thoáikinh tế mạnh diễn ra theo tính chất làn sóng như “Hiệu ứng Đôminô” và bắtđầu từ các “trung tâm nhạy cảm” của từng khu vực Đó chính là những thôngđiệp - những lời cảnh báo chung đối với các nước đang phát triển về chínhsách tài chính - tiền tệ và phát triển kinh tế trong kỷ nguyên tự do hoá thươngmại

Tự do hoá thương mại đặt các nước đang phát triển trước nguy cơ đốiđầu với sự cạnh tranh khốc liệt và sân chơi không bình đẳng Việc hội nhậpvào nền kinh tế toàn cầu thông qua tham gia vào các thể chế kinh tế toàn cầu

và khu vực bắt buộc tất cả các nước phải chấp nhận luật chơi tự do cạnhtranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phithuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư.Tất nhiên, điều này theo lý thuyết đem lại nhiều lợi ích cho các nước đangphát triển Tuy nhiên, trong điều kiện hầu hết các nền kinh tế đang phát triểncòn đang ở một trình độ phát triển thấp và kém hiệu quả với những biểu hiệnnhư: ít vốn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, thiếu kinh nghiệm,trình độ quản lý yếu kém, thiếu kỹ năng tiếp thị, thiếu hiểu biết về môi trườngkinh doanh quốc tế, sản phẩm làm ra có giá thành cao, chất lượng thấp, kiểudáng mẫu mã không đáp ứng được yêu cầu của thị trường…thì chính luật tự

do cạnh tranh này lại họ trước những thách thức vô cùng to lớn Khi mở cửathị trường cho các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài thì nguy cơ các doanhnghiệp nội địa bị lấn sân thậm chí bị bóp nghẹt là điều hoàn toàn có thể xảy

Trang 15

ra Các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, với đầy đủ cácthế mạnh về vốn, công nghệ và chất xám sẽ không gặp nhiều khó khăn đểđánh bại các doanh nghiệp bản xứ ngay tại sân nhà của họ.

Bên cạnh đó, nếu chơi theo đúng luật "tự do cạnh tranh", "tự do thươngmại" mà các nước phát triển vẫn kêu gọi thì hiện tại các nước đang phát triểnvẫn còn có thể tận dụng được những lợi thế của mình trên thị trường thế giới.Nhưng nực cười thay, trong khi hô hào các nước đang phát triển mở cửa thịtrường cho hàng hoá của mình thì chính họ, các nước phát triển giàu có lạitìm mọi cách để hạn chế hàng hoá của các nước đang phát triển tràn vào thịtrường nước mình

Tự do hoá thương mại còn góp phần làm gia tăng các khoản nợ của cácnước nghèo Để có thể tăng trưởng kinh tế trong thời kì hội nhập, các nướcnghèo cần vốn để đầu tư cho các chương trình phục vụ mục tiêu này Do đó,

họ cần vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tiền tệ (WB, IMF) hoặc vaytrực tiếp của các nước phát triển Theo lý thuyết, vốn được vay sẽ được sửdụng vào các chương trình nhằm tăng trưởng kinh tế và sẽ được hoàn trảtrong tương lai Và trên thực tế, đã có một số quốc gia thực hiện được lýthuyết này như các nước NICs Tuy nhiên, con số các quốc gia mất khả năngtrả nợ, trở thành con nợ dai dẳng của WB, IMF và các nước giàu thì lại lớnhơn nhiều Họ không những không trả được nợ mà ngược lại gánh nặng nợnần trên vai họ lại ngày càng chồng chất

Tự do hoá thương mại làm tăng nguy cơ tụt hậu và phụ thuộc về mặt

công nghệ của các nước đang phát triển Không thể phủ nhận rằng khoa họccông nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng của đối với sự phát triển kinhtế- xã hội trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay Sự phát triển của khoa họccông nghệ chính là một trong những động lực của quá trình toàn cầu hoá.Nhiều ý kiến lạc quan cho rằng cuộc cách mạng khoa học công nghệ mangtới cho các nước đang phát triển những cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát

Trang 16

triển đối với các nước công nghiệp Tuy nhiên, nếu xem xét sâu hơn một chútthì sẽ thấy ngay một sự thật rằng cụm từ “cuộc cách mạng công nghệ đangdiễn ra như vũ bão” thực chất, chủ yếu chỉ xảy ra ở những nước công nghiệpphát triển, ở những tập đoàn khổng lồ Còn ở những nước nghèo, người dânchỉ nghe về nó chứ ít có cơ hội được tham gia, chứ chưa nói đến được hưởngthành quả của nó Thực trạng đáng buồn là quá trình toàn cầu hoá đã khiếncho khoa học công nghệ càng phát triển thì hố ngăn cách về công nghệ giữacác nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu sắc hơn, giốngnhư cái cách nó đã đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo.

Điều nguy hại hơn, và đáng buồn là lại khả phổ biến, là ngay cả khi đãtiếp nhận công nghệ từ bên ngoài, phần lớn các nước đang phát triển khônglàm chủ được công nghệ, không biến nó thành của mình được Nguyên nhânchính là do họ không có nguồn nhân lực để sử dụng công nghệ, đặc biệt lànhững chuyên gia giỏi Do đó, cùng với việc nhận viện trợ hoặc nhập khẩucông nghệ, họ phải thuê cả chuyên gia nước ngoài để vận hành, bảo dưỡng vàsửa chữa Chưa kể đến chi phí thuê chuyên gia đắt đỏ, điều này đã làm trầmtrọng hơn tình trạng phụ thuộc công nghệ của các nước nghèo

Thứ hai, về mặt xã hội, tự do hoá thương mại làm tăng khoảng cách

giàu nghèo trên thế giới Sự phân hoá giàu nghèo được coi là mặt trái mangtính tổng hợp nhất của quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá hiệnnay Theo báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1999 thì: “Trongvòng 50 năm qua, thu nhập bình quân đầu người đã tăng hơn gấp 3 lần doGDP toàn cầu tăng gấp 9 lần Tỷ lệ những người được hưởng sự phát triểncon người ở mức trung bình tăng từ 55% năm 1975 lên 66% năm 1997 Tỷ lệđược hưởng phát triển con người ở mức thấp giảm từ 20% xuống 10%” Tự

do hoá thương mại đang làm thế giới ngày một thịnh vượng hơn, đem lạinhững cơ hội để tăng thu nhập, thế nhưng cơ hội đó không phân chia đồngđều cho tất cả mọi người Và điều đáng buồn hơn là hầu hết cơ hội đó lại chỉ

Trang 17

rơi vào tay những người vốn đã giàu có, những người có khả năng tiếp cận vàtận dụng được cơ hội Những người nghèo khổ rất khó có khả năng tiếp cậnvới cơ hội này, do đó không thể tăng được thu nhập mà thậm chí còn nghèo đibởi họ không thể tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực của toàn cầuhoá Bằng cách này, tự do hoá đã làm sâu sắc thêm tình trạng phân hoá giàunghèo

Bên cạnh đó, cùng với quá trình tự do hoá thương mại diễn ra mạnh mẽthì nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển và tình trạng ônhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng

Thứ ba, về mặt chính trị, tự do hoá thương mại đe doạ chủ quyền của

các quốc gia nhỏ Các quốc gia khi chấp nhận hội nhập kinh tế, tham gia vàocác thể chế hoặc khu vực hoặc toàn cầu đều phải tuân thủ luật chơi chung,chấp nhận hạn chế thẩm quyền riêng biệt của mình trong nhiều lĩnh vực: kinh

tế - xã hội và thậm chí là chính trị, mà kẻ đứng đằng sau thao túng mọi hoạtđộng của các tổ chức này lại là các nước tư bản phát triển mà đặc biệt là Mỹ

Để được trở thành thành viên của WTO, một quốc gia phải chấp nhận mởtoang cửa nền kinh tế nước mình cho các công ty nước ngoài, không được bảo

hộ cho những ngành công nghiệp non trẻ của mình Các nước đang phát triển

sẽ ngày càng phải đương đầu với áp lực của mâu thuẫn giữa yêu cầu hội nhậpvào xu thế toàn cầu hoá và yêu cầu duy trì an ninh quốc gia và độc lập chủquyền của họ Nếu chiều theo mọi đòi hỏi tham lam của các thế lực bên ngoài,

họ sẽ mất chủ quyền quốc gia, ngày càng lệ thuộc vào bên ngoài, có thể dẫnđến những hậu quả khôn lường trong tương lai

2.2 Những tác động tích cực của chính sách bảo hộ mậu dịch hợp lý.

Tự do hoá thương mại và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông quatham gia vào các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực bắt buộc tất cả các nướcphải chấp nhận “luật chơi” tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường,

dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ

Trang 18

nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư Nhưng cạnh tranh luôn là con dao hailưỡi Một mặt, nó là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước vươn lên; mặtkhác, nó có thể giết chết sản xuất trong nước nếu không đủ sức mạnh để tồntại Hơn nữa, trong bối cảnh mở cửa tự do, nền kinh tế luôn đứng trước nguy

cơ chịu tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, nguy cơ tụthậu và phụ thuộc về mặt công nghệ của các nước đang phát triển, sự gia tăngkhoảng cách giàu nghèo, tình trạng chảy máu chất xám và những mối đe doạ

ô nhiễm môi trường sinh thái…

Đứng trước làn sóng mạnh mẽ của tự do hoá thương mại trên thế giới,một chính sách bảo hộ mậu dịch hợp lý có khả năng bảo vệ thị trường nội địachống lại sự cạnh tranh, chèn ép của hàng hoá nước ngoài, từ đó tạo điều kiệncho các ngành sản xuất trong nước phát triển Nền kinh tế được bảo hộ sẽtránh được các cú sốc từ bên ngoài, có được môi trường tương đối ổn định đểdần dần lớn mạnh Chính sách bảo hộ hợp lý sẽ cải thiện đáng kể các ngànhsản xuất nội địa Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có những chiếnlược phát triển kinh tế nhất định, trong đó luôn xác định những lĩnh vực ưutiên đặc biệt Nhưng để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đạtđược hiệu quả tối ưu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế,Nhà nước cần phải có những ưu đãi đặc biệt

Bảo hộ là công cụ phổ biến được chính phủ các nước sử dụng để nâng

đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có ảnhhưởng đến nền kinh tế nước chủ nhà hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồnnhân lực và tài chính lớn, thông qua đó cải thiện ngành sản xuất nội địa Ví dụnhư Trung Quốc duy trì mức bảo hộ rất cao cho ngành công nghiệp ô tô, NhậtBản duy trì mức bảo hộ cao với ngành sản xuất nông nghiệp, Hoa Kỳ dù làmột nền kinh tế mạnh nhất thế giới, khởi xướng cho xu thế tự do hoá thươngmại và có tầm ảnh hưởng lớn trong WTO, nhưng vẫn áp dụng những biện

Trang 19

pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước như phim ảnh, sắt thép, ô tô, may mặc,nông sản…

Bên cạnh đó, đối với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản và EU,mục tiêu chính trong chính sách bảo hộ là duy trì việc làm cho những tổ chứchay nhóm người nhất định, ổn định tương đối thu nhập và giảm bớt sức ép vềchính trị của các tổ chức đoàn thể Để bảo hộ ngành công nghiệp dệt may vốn

là ngành công nghiệp thu hút khá nhiều lao động, EU đã đưa ra những thoảthuận về hạn ngạch xuất khẩu với các nước khác, đặc biệt là các nước cónguồn nguyên liệu phong phú và nguồn nhân công rẻ

Với các nước đang phát triển và những nước có trình độ phát triển thấp,mục đích bảo hộ ngoài đảm bảo công ăn việc làm, nâng đỡ các nhà sản xuấtnon kém, còn là để duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngânsách Trước tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán và hạn hẹp về ngân sách,phụ thuộc vào vay nợ nước ngoài, thì một chính sách bảo hộ hợp lý sẽ giúpcác quốc gia này phát triển những ngành hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng

về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết hay xa xỉ từ

đó hạn chế chi tiêu ngoại tệ và thu về nhiều hơn thông qua xuất khẩu

3 Các biện pháp bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước

Hầu hết các biện pháp được áp dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nướcđối với công nghiệp và nông nghiệp đều tương tự nhau xét về bản chất, chỉkhác nhau về mức độ, hình thức và tính phức tạp khi áp dụng Hiện tại có rấtnhiều các biện pháp được sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước, kiểm soát

và hạn chế hàng nhập khẩu, nhưng những biện pháp bảo hộ phù hợp vớinhững quy định của WTO và có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước tiêubiểu có những biện pháp sau:

3.1 Hàng rào kỹ thuật thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ

3.1.1 Hàng rào kỹ thuật thương mại ( Technical Barriers to Trade)

Trang 20

Là các biện pháp đề cập đến các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuậtđối với hàng nhập khẩu vào nước mình Các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi chothương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quycách, chất lượng sản phẩm và cũng gián tiếp trở thành rào cản thương mạitrong trường hợp những tiêu chuẩn, quy định đặt ra quá khác biệt giữa cácnước.

 Các yêu cầu về nhãn mác, bao bì, đóng gói hàng hoá: tập trung chủ yếuvào chuẩn hoá quy cách của sản phẩm chế tạo, như nhãn mác, bao bì,đóng gói…

 Các yêu cầu về quy trình và sản xuất, thu hoạch và chế biến

 Các yêu cầu về vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS): nhằm bảo vệcuộc sống hoặc sức khoẻ con người và động thực vật thông qua việcbảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịchbệnh có nguồn gốc từ động thực vật

Theo Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của WTO, cácnước thành viên WTO phải tuân thủ các yêu cầu sau:

 Các tiêu chuẩn hướng dẫn và khái niệm của các tổ chức tiêu chuẩnquốc tế như ISO, CODEX, IEC phải được dùng làm căn cứ để thựchiện ở các quốc gia trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan hoặcmột phần nào đó của các tiêu chuẩn này là các cách thức không có hiệuquả hoặc không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu hợp phápđang đeo đuổi, ví dụ như các yếu tố căn bản về khí hậu hoặc địa lýhoặc các vấn đề cơ bản về công nghệ

 Quá trình xây dựng và ban hành phải theo hình thức mà các tổ chứcquốc tế đã hướng dẫn

 Các thành viên sẽ tích cực xem xét để chấp nhận các quy định kỹ thuậttương ứng của các thành viên khác nếu như các thành viên đó thấy rằng

Trang 21

các quy định này đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra các quy định củachính mình.

 Việc xây dựng các quy định mới có khả năng cản trở thương mại phảiđược thông báo kịp thời cho các nước thành viên WTO

Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục xác định sự phù hợp vớicác quy định kỹ thuật không được tạo ra các trở ngại vô lý đối với thương mạiquốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia,phải minh bạch và tiến tới hài hòa hoá

Trang 22

3.1.2 Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (Sanitary and Phytosanitary Measures)

Các nước thành viên WTO có quyền đưa ra các biện pháp về kiểm dịchđộng vật và thực vật cần thiết với điều kiện phải tuân theo các quy định của hiệp định SPS ( Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures)

Theo hiệp định SPS của WTO, các nước thành viên có quyền sử dụng cácbiện pháp kiểm dịch động - thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ củacon người nhưng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sứckhoẻ con người, động vật và thực vật, dựa trên các nguyên tắc khoa học khôngđược duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng và đặc biệt là không được ápdụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tuỳ tiện hayhạn chế một cách vô lý tới thương mại quốc tế

3.2 Trợ cấp và chống trợ cấp trong thương mại quốc tế

Trong thương mại thế giới, buôn bán công bằng và ngay thẳng là điềukiện quan trọng để thúc đẩy tự do hoá thương mại, góp phần bảo đảm sự ổnđịnh và minh bạch trong thương mại Thoả thuận về trợ cấp và chống trợ cấp

đã đạt được trong thời kỳ GATT, sau đó Hiệp định này đã tiếp tục được sửađổi, hoàn thiện và cấu thành nên hệ thống pháp lý của WTO ngày nay Khônggiống như Hiệp định tiền nhiệm, Hiệp định mới về trợ cấp của WTO chứađựng định nghĩa về trợ cấp và đưa ra khái niệm về “trợ cấp đặc thù” hay còngọi là “trợ cấp riêng” Chỉ các trợ cấp đặc thù hay trợ cấp riêng mới chịu sựđiều chỉnh bởi các nguyên tắc được quy định trong hiệp định này

Những quy định về trợ cấp được làm rõ trong Hiệp định về trợ cấp vàcác biện pháp đối kháng SCM (Subsidies and Countervailing Measures) vàHiệp định Nông nghiệp AoA (Agreement on Agriculture)

3.2.1 Định nghĩa trợ cấp:

Trợ cấp xảy ra khi một số lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợcủa chính phủ về giá hay thu nhập, hay có sự đóng góp tài chính của chínhphủ cũng như các tổ chức công cộng, chẳng hạn như chuyển giao trực tiếp các

Trang 23

khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng; hoặc bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thucho ngân sách nhà nước, chẳng hạn như các ưu đãi về thuế (trừ thuế gián thu);hoặc chính phủ cung cấp hàng hoá và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạtầng, hay thông qua việc mua hàng hoá.

(Trích điều 1-Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

Trợ cấp riêng là gì?

Trợ cấp riêng là loại trợ cấp chỉ dành cho một ngành hoặc một số ngành, mộtdoanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp nhất định, và các cơ quan có thẩmquyền hay các văn bản pháp luật không chỉ ra một cách rõ ràng, công khai cáctiêu chuẩn khách quan để đạt được trợ cấp

Trợ cấp áp dụng giới hạn cho các doanh nghiệp nhất định nằm trongmột vùng địa lý xác định thuộc phạm vi thẩm quyền của nhà chức trách cấptrợ cấp thì cũng được coi là trợ cấp riêng

Việc xác định trợ cấp riêng phải được chứng minh rõ ràng trên cơ sở chứng cứ thực tế.(Trích điều 2 - Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

3.2.2 Hiệp định của WTO về các loại trợ cấp và các biện pháp đối kháng

áp dụng cho mỗi loại trợ cấp SCM (Subsidies and Countervailing Measures Agreement)

Hiệp định SCM đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợcấp cũng như các quy định về những hành động một thành viên WTO có thể

sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp Theo Hiệp định,một thành viên WTO có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

để yêu cầu một thành viên khác rút lại biện pháp trợ cấp mà họ đang áp dụng,hoặc có những phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp trợcấp đó Thành viên bị ảnh hưởng cũng có thể thực hiện điều tra riêng củamình và có thể áp một mức thuế nhập khẩu bổ sung (được gọi là thuế chốngtrợ cấp) đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp mà theo kết quả điều tra gây tổnhại đến ngành sản xuất trong nước

Trang 24

Một số quy định của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp chống Trợcấp cũng tương tự như các quy định của Hiệp định về chống bán phá giá.Thuế chống trợ cấp tương tự như thuế chống bán phá giá, chỉ có thể được ápdụng khi nước nhập khẩu đã tiến hành điều tra tỉ mỷ về hành động trợ cấp.Một giải pháp khác tránh cho việc áp dụng các biện pháp trợ cấp là ngườixuất khẩu được trợ cấp có thể đồng ý tăng giá xuất khẩu của họ

Hiệp định SCM công nhận rằng trợ cấp có thể đóng một vai trò quantrọng ở các nước phát triển cũng như trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường Các nước kém phát triển và cácnước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người ít hơn 1.000 Đô la Mỹ/năm được miễn áp dụng các quy định về trợ cấp xuất khẩu bị cấm Các nướcđang phát triển khác có thời hạn là năm 2003 để dỡ bỏ các khoản trợ cấp xuấtkhẩu của mình

Có thể phân ra các loại trợ cấp sau:

Đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, bao gồm 3 loại trợ cấp: trợ cấp bị cấm, trợ

cấp có thể đối kháng, và trợ cấp không thể đối kháng

để sản xuất ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu)

(Trích điều 3 - Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

 Trợ cấp có thể đối kháng

Điều 5 - Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO quyđịnh những trường hợp sau đây sẽ được coi là trợ cấp có thể đối kháng:

Trang 25

 Trường hợp trợ cấp được xác định rõ là đã gây ra phương hại (tổn hại) chonền công nghiệp nội địa của một nước hoặc vô hiệu hoá hoặc tước đi mấtlợi ích mà thông thường nước đó vẫn thu nhận được, đặc biệt là lợi ích thuđược do chế độ nhân nhượng lẫn nhau về thuế quan.

 Trường hợp trợ cấp gây ra phương hại (tổn hại) nghiêm trọng tới lợi íchcủa nước thứ ba là thành viên của WTO Quy định của WTO cũng chỉ ra

rõ rằng, phương hại (tổn hại) nghiêm trọng trong trường hợp này có nghĩalà:

- Tổng trợ cấp tính theo giá trị của một sản phẩm vượt quá 5% trị giácủa nó

- Trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanhcủa một ngành sản xuất

- Trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanhnghiệp, trừ khi đó là một biện pháp nhất thời mang tính chất một lần

và không lặp lại với doanh nghiệp đó và được cấp chỉ thuần tuý đểcho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu dài và tránh phátsinh một vấn đề xã hội gay gắt

- Trực tiếp xoá nợ cho doanh nghiệp, ví dụ như xoá một khoản nợNhà nước hay cấp kinh phí để thanh toán nợ

Các nước thành viên của WTO sẽ không được áp dụng một trong cácloại trợ cấp đã nêu ở trên Nếu một thành viên của WTO chứng minh đượcrằng một nước thành viên khác đang áp dụng hay duy trì một khoản trợ cấpdẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hoá, suy giảm hay gây phương hại nghiêmtrọng một ngành sản xuất của mình thì thành viên này có quyền khiếu nại lên

cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Nếu cơ quan này xác định điềukhiếu nại trên là đúng thì thành viên đang thực hành hay duy trì trợ cấp phảirút bỏ ngay trợ cấp đó hoặc phải có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tácđộng có hại từ việc trợ cấp đó gây ra cho các thành viên khác Nếu không, cơ

Trang 26

quan giải quyết tranh chấp cho phép Bên khiếu nại có quyền thực hiện biệnpháp đối kháng Thuế đối kháng phải được đánh với mức thuế phù hợp vớitừng trường hợp và trên cơ sở không phân biệt đối xử.

(Trích điều 19 - Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

 Trợ cấp không thể đối kháng

Đây là loại trợ cấp không phải là trợ cấp riêng (quy định ở phần trên) hoặc cũng có thể là trợ cấp riêng nhưng liên quan tới các vấn đề sau:

- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu như: chi phí nhân sự, chi phí công

cụ, thiết bị, đất đai nhà cửa sử dụng cho hoạt động nghiên cứu; chi phí

tư vấn và dịch vụ hoàn toàn cho hoạt động nghiên cứu; chi phí bổ sungphụ trội phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu; các chi phí điềuhành khác phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu

- Trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một nước thành viên.Vùng khó khăn đó phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng vềđịa lý với những đặc điểm kinh tế và hành chính nhất định Vùng đóđược coi là vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu thức vô tư và kháchquan, nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ nhữngnhân tố không mang tính nhất thời; các tiêu thức đó phải được nêu rõtrong luật, quy chế hay những văn bản chính thức khác để có thể chophép kiểm tra được

- Hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có chophù hợp với yêu cầu mới về môi trường Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó chỉ làbiện pháp nhất thời không kéo dài, có giới hạn không quá 20% chi phínâng cấp, và không bao gồm chi phí thay thế hay vận hành nhữngkhoản đầu tư đã được hỗ trợ Khoản hỗ trợ này cũng có thể được cấpcho mọi doanh nghiệp ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuấtmới

(Điều 8 - Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

Trang 27

Tuy nhiên, nếu một nước thành viên nào đó trong WTO có lý do đểchứng minh được rằng, trợ cấp loại này đã dẫn tới những tác hại nghiêm trọngcho ngành sản xuất trong nước của nước thành viên đó thì họ có thể khiếu nạilên Uỷ ban về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO Nếu Uỷ ban nàyxác định điều khiếu nại trên là đúng thì có thể khuyến nghị với nước đang ápdụng trợ cấp điều chỉnh chương trình trợ cấp sao cho triệt tiêu được tác độngxấu của nó tới các thành viên khác Uỷ ban phải có kết luận trong vòng 120ngày kể từ ngày vấn đề được đưa ra trước Uỷ ban Trong trường hợp cáckhuyến nghị nói trên không được tuân thủ trong vòng 6 tháng, Uỷ ban sẽ chophép bên khiếu nại được áp dụng những biện pháp đối kháng tương xứng vớitính chất và mức độ của tác động đã được xác định.

(Trích điều 9 - Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng)

Với các sản phẩm nông nghiệp: các nước thành viên WTO đã cùng nhau ký

kết hiệp định nông nghiệp AoA (Agreement on Agriculture) với mục đích đưa

ra một chương trình cải cách trong thương mại nông nghiệp nhằm tạo nên tínhhợp lý, công bằng theo định hướng thị trường, dựa trên một số lĩnh vực cầnxem xét như: những vấn đề quan tâm không thuộc thương mại kể cả an toànlương thực, bảo vệ môi trường, sự cần thiết phải áp dụng đối xử đặc biệt và cóphân biệt đối xử với các nước đang phát triển, những tác động tiêu cực có thể

có do thực hiện chương trình cải cách đối với các nước chậm phát triển và cácnước thuần tuý phải nhập khẩu lương thực

3.3 Biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping Practices)

Đây là biện pháp có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước nhưng đượccác tổ chức thương mại quốc tế thừa nhận và cho phép sử dụng trong nhữngtrường hợp nhất định Các biện pháp chống bán phá giá (Anti-DumpingPractices) là các quy định về mức thuế nhập khẩu đặc biệt khi giá hàng hoácủa các nước xuất khẩu bán phá giá vào nước nhập khẩu Một sản phẩm bị coi

Trang 28

là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tạinước xuất khẩu hoặc chi phí sản xuất của mặt hàng đó.

Việc một quốc gia áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là nhằm ngănngừa việc nhà xuất khẩu bán phá giá hàng hoá sang nước mình, bảo vệ nền sảnxuất trong nước Nhưng để đảm bảo tự do trong thương mại, áp dụng chống bánphá giá không thể tuỳ tiện mà phải đảm bảo một số điều kiện nhất định Chỉ khi

cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ ba yếu tố điều kiện là:

 Có hành động bán phá giá, nghĩa là hàng hoá xuất khẩu tới nước nhậpkhẩu đang bán ở mức giá thấp hơn giá trị thông thường của nó khi bán hànghoá đó trên thị trường nước xuất khẩu

 Có sự tổn thất vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây

ra đối với ngành công nghiệp nước nhập khẩu sản xuất các hàng hoá tương

tự với hàng hoá bán phá giá

 Có quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và các tổn thất vật chất (hoặc đedoạ gây tổn thất) do hành động bán phá giá gây ra

thì cơ quan có thẩm quyền mới được phép ban hành các biện pháp chống bán phágiá đối với hành vi bán phá giá

Các biện pháp chống bán phá giá gồm có:

Các biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thể được áp dụng dưới hìnhthức thuế chống bán phá giá tạm thời hoặc dưới hình thức đảm bảo bằng tiền đặtcọc hoặc tiền bảo đảm, tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dựtính tạm thời và không được cao hơn mức phá giá tạm dự tính tạm thời

Các biện pháp chống bán phá giá tạm thời không được phép áp dụng sớmhơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu cuộc điều tra Việc áp dụng các biện pháp chốngbán phá giá tạm thời được áp dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt, và khôngvượt quá 4 tháng Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan có thẩm quyền cần thờigian để kiểm tra xem liệu mức thuế thấp hơn mức phá giá có thể bù đắp thiệt hạiphát sinh hay không, khoảng thời gian nói trên có thể kéo dài thành 6 hoặc 9tháng

Trang 29

 Cam kết về giá

Các thủ tục điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụngbất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống bán phá giá nào nếu như các nhà xuấtkhẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hànhđộng bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấyrằng thiệt hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ Việc làm chấp nhận camkết về giá của nhà xuất khẩu chỉ được phép thực hiện sau khi các cơ quan có thẩmquyền đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có thiệt hại doviệc bán phá giá đó gây ra

 Thuế chống bán phá giá chính thức

Nếu kết quả điều tra chính thức đi đến quyết định cuối cùng cho thấy cótồn tại việc bán phá giá, và có thiệt hại do việc bán phá giá gây ra cho ngànhcông nghiệp sản xuất hàng hoá tương tự ở trong nước, và mối quan hệ nhânquả giữa chúng thì phán quyết cuối cùng sẽ là qui định thu thuế chống bán phágiá chính thức Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt qua biên

độ bán phá giá đã được xác lập, nhưng nó có thể ít hơn biên độ đó nếu nhưmức thuế thấp hơn đó có thể loại trừ được thiệt hại cho ngành công nghiệp.Mức thuế đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc giảm đi, nghĩa là nếu mứcphá giá bằng 50%, mức thiệt hại bằng 40% thì mức thuế chống bán phá giábằng 40%

Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ khi được ápdụng Sau thời hạn này, nếu có yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá củacác bên có liên quan, cơ quan hữu quan có thể xem xét lại liệu việc tiếp tục ápdụng thuế chống bán phá giá có còn cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại củaviệc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống bán phágiá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn

Hiệp định chống bán phá giá của WTO qui định trong trường hợp việc trợcấp tài chính của một Chính phủ hoặc một công ty nước ngoài cho ngành côngnghiệp sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá trong nước đe doạ hoặc làmtổn hại cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất các hàng hoá tương tự thì được

Trang 30

phép tiến hành hành động đối kháng chống lại các hoạt động nhập khẩu liên quan

dưới dạng áp đặt một loại thuế đặc biệt, gọi là ”thuế đối kháng”.

3.4 Tự vệ trong thương mại

Khi nhập khẩu một mặt hàng nào đó tăng lên đột biến gây ra thiệt hạinghiêm trọng cho một ngành sản xuất, WTO cho phép các thành viên bị thiệthại có thể sử dụng các biện pháp tự vệ tạm thời kể cả hạn chế định lượng đểkhắc phục thiệt hại do nhập khẩu gây ra

(Trích Điều 2 - Hiệp định về các biện pháp tự vệ)

WTO quy định, một nước chỉ có thể áp dụng các biện pháp tự vệ saukhi đã có sự điều tra để xác định tổn hại nghiêm trọng của các nhà chức trách

có thẩm quyền Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ cũng chỉ ra rõ:

 “Tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới

vị trí của ngành công nghiệp nội địa

 “Đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là tổn hại nghiêmtrọng rõ ràng sẽ xảy ra

Trong quá trình điều tra, việc xác định liệu một hàng hoá nhập khẩu cógây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa phải dựatrên cơ sở thực tế (chứ không chỉ là sự phỏng đoán, viện dẫn hay khả năngxa)

(Trích Điều 3,4 - Hiệp định về các biện pháp tự vệ)

WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp tự vệchỉ ở mức độ cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những tổn hại nghiêmtrọng và tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh ngành công nghiệp có liên quan.Nếu các nước thành viên sử dụng biện pháp hạn chế số lượng thì không đượcgiảm khối lượng hàng nhập khẩu xuống thấp hơn mức nhập khẩu trung bìnhtrong 3 năm gần đây trừ khi chứng minh được rõ ràng rằng mức hạn chế thấphơn đó là cần thiết để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại rất nghiêmtrọng đang diễn ra

Trang 31

(Trích Điều 5 - Hiệp định về các biện pháp tự vệ)

Các thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong khoảng thờigian cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những tổn hại nghiêm trọng và tạođiều kiện điều chỉnh Thời gian này không được vượt quá 4 năm Mặc dù vậy,WTO cũng nới rộng trong trường hợp đặc biệt cho phép thời hạn có thể kéodài tới 8 năm tuỳ thuộc vào sự đánh giá của các nhà chức trách có thẩmquyền, nếu việc kéo dài là cần thiết nhằm tiếp tục bảo vệ hay điều chỉnhnhững tổn thất

Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ cóthể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, WTO cho phép một thành viên

có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (chưa cần có sự điều tra của WTO)dựa trên xác định sơ bộ những chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu

đã gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng Biện pháp tạm thời được

áp dụng dưới hình thức thuế quan, trong thời hạn dưới 200 ngày Nếu như sau

đó kết quả điều tra của WTO cho thấy hàng nhập khẩu này không gây ra hoặc

đe dọa gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa thìnước áp dụng tự vệ phải hoàn lại lượng thuế đã thu thêm

Trang 32

Chương II Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của MộT số quốc

gia trên thế giới

I CHíNH SáCH bảo hộ hợp lý của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và là một trongnhững thành viên sáng lập của GATT, tiền thân của WTO Là một cườngquốc mạnh về kinh tế và thương mại với nền kinh tế thị trường tự do nhưngtrong quan hệ kinh tế quốc tế Mỹ cũng phải đối mặt với cạnh tranh ngày cànggay gắt từ phía các nước thành viên trong WTO Đứng trước những tháchthức này, Mỹ đã áp dụng chính sách bảo hộ mạnh mẽ để bảo vệ nền sản xuấtnội địa và trở thành đại diện khá điển hình cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.Theo nhận định chung, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước của Hoa Kỳ

có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như sự tinh vi trong thựcthi

1 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ

Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ của Hoa Kỳ được đánhgiá là phức tạp nhất trong các hàng rào kỹ thuật cuả các nước trên thế giới.Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ được quyđịnh rất chi tiết và rõ ràng và đều do các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểmdịch và giám định cẩn thận trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ Với mục tiêuđảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn mọi sự xâm nhập của các dịch bệnh

có nguồn gốc từ động thực vật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Hoa Kỳ chỉcho phép những hàng hoá nào đáp ứng được các tiêu chuẩn của hàng rào kỹthuật do các cơ quan quản lý chuyên ngành đặt ra mới được phép nhập khẩuvào Hoa Kỳ Hiện nay, Hoa Kỳ có 4 cơ quan phụ trách về vệ sinh dịch tễ(5):

(5) Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 12/2006

Trang 33

 Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA): là cơ quan thuộc Bộ Y

tế Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm đề ra và giám sát thực hiện các biện phápđảm bảo an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y

tế và mỹ phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu từ các nước ngoài vàolãnh thổ Hoa Kỳ

 Cục kiểm định an toàn thực phẩm (Food Safety and Inspection Service– FSIS) của Bộ Nông nghiệp

 Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency – EPA).EPA có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường thôngqua việc ngăn cản những tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng tác hạiđến môi trường

 Cục kiểm định y tế động thực vật (Animal and Plant Health InspectionService – APHIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp APHIS đưa ra những quyđịnh nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và động vật khỏinhững bệnh tật từ bên ngoài

Tuỳ từng nhóm sản phẩm nhập khẩu mà các cơ quan vệ sinh dịch tễ sẽ

có giấy phép cho phù hợp với nhóm hàng, chẳng hạn:

 Đối với hàng tiêu dùng như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, siêu đun nước…đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật chính sách và tiết kiệm nănglượng Theo đó, Cục quản lý hiệu quả sản phẩm tiêu dùng – Bộ nănglượng sẽ chịu trách nhiệm thử nghiệm và đưa ra tiêu chuẩn sử dụngnăng lượng đối với các đồ gia dụng nhập khẩu

 Đối với hàng nông sản, thực phẩm: Tuỳ từng loại nông sản, thực phẩm

mà sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau do các cơ quanquản lý chuyên ngành ban hành, chẳng hạn:

 Hải sản: chịu sự quản lý của Cơ quan ngư nghiệp quốc gia thuộcCục quản lý đại dương và môi trường Các sản phẩm này phảiđược phân tích để phát hiện các loại chất nguy hại có thể có (hoá

Trang 34

chất hoặc sinh vật), xác định các vấn đề ô nhiễm tiềm tàng trongquá trình chế biến, xác lập cũng như ghi nhận các biện phápphòng ngừa.

 Động vật sống (kể cả gia cầm, gia súc) và các sản phẩm từ thịt:muốn nhập khẩu phải thoả mãn các quy định kiểm dịch của CụcKiểm dịch sức khoẻ động thực vật và chỉ được phép nhập khẩu ởmột số cảng nhất định có đặt các trạm kiểm dịch Thịt do Bangnào kiểm dịch chỉ được bán ở Bang đó Các loại thịt và sản phẩmgia cầm chỉ có thể được nhập vào Hoa Kỳ từ những nước vànhững nhà máy đã được Hoa Kỳ cho phép – những nước có cácyêu cầu về an toàn thực phẩm tương đương với của Hoa Kỳ.Hiện nay, mới chỉ có 36 nước được phép xuất khẩu thịt sang Hoa

Kỳ, chủ yếu là các nước phát triển (Châu á chỉ có Hồng Kông vàNhật Bản)

 Rau, quả, hạt: phải đáp ứng các yêu cầu về phẩm cấp, kíchthước, chất lượng và độ chín theo quy định của Luật kiểm dịchthực vật, Luật hạt thực vật Liên bang, và do Cục quản lý thựcphẩm và dược phẩm (FDA) cùng phối hợp với Cục tiêu thụ nôngsản – Bộ nông nghiệp quản lý

 Dược phẩm: Do FDA chịu trách nhiệm đề ra và giám sát thực hiện cácbiện pháp bảo đảm an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm,dụng cụ y tế và hoá mỹ phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu từnước ngoài vào lãnh thổ Hoa Kỳ Hầu hết các sản phẩm này, đặc biệt làdược phẩm phải có giấy phép của FDA mới được nhập vào Hoa Kỳ,đồng thời phải qua giám định khi hàng tới cửa khẩu

 Hàng điện tử: Các sản phẩm điện tử gây bức xạ như: đèn tuýp, lò viba,thiết bị X-quang… phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bức xạ quyđịnh trong Luật quản lý bức xạ đảm bảo cho sức khoẻ và an toàn

Trang 35

Trung tâm thiết bị và an toàn phóng xạ là cơ quan chịu trách nhiệmkiểm tra các tiêu chuẩn trên đối với hàng điện tử nhập khẩu và cả hàngsản xuất trong nước.

Hiện nay, các nước phát triển đang có xu hướng sử dụng tối đa biệnpháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏecủa người tiêu dùng Chẳng hạn, theo Quy định năm 1996 của Liên bang, Hoa

Kỳ áp dụng chương trình kiểm tra hàng hoá trước khi thông quan đối với haimặt hàng táo và đào từ một số nước thành viên EU rất chặt chẽ nhằm tránhcác loại sâu bệnh mới từ hai loại quả này thâm nhập vào trong nước EU làmột nước có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối khắt khe vậy

mà vẫn phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo Chính vì thế, các DN xuất khẩuViệt Nam cần nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn nói trên để có hướng cải thiệnchất lượng hàng hoá của mình, xây dựng chỗ đứng lâu dài trên thị trường HoaKỳ

2 Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá

Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hoá xuất khẩu, được sảnxuất tại nước ngoài khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phải ghi rõ ở bên ngoài sảnphẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh Nhãn hàng bao gồm chữ hoặc biểutượng hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác thể hiện nguồn gốc củamột sản phẩm Nhãn hàng phải được ghi đầy đủ, rõ ràng ở vị trí dễ thấy, vàphải bền như chính tuổi thọ của sản phẩm sao cho người tiêu dùng cuối cùng

có thể biết tên nước, nơi hàng hoá được sản xuất

Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, nếu hàng hoá khôngghi nhãn xuất xứ đúng quy định, người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoảnthuế ghi chú (Marking Duty) tương đương với 10% giá trị của lô hàng đó trừkhi hàng hoá đó được tái xuất hoặc bị phá huỷ hay phải đánh dấu đúng lạidưới sự giám sát của Hải quan

Trang 36

Đồng thời mục 42 “Luật về nhãn hiệu 1946 của Hoa Kỳ ” qui địnhrằng: nhãn mác của hàng nhập khẩu không được làm công chúng nhầm tưởngchúng được sản xuất tại Hoa Kỳ hay tại bất kỳ một nước nào khác với nơi sảnxuất hàng hoá đó Nếu vi phạm quy định này thì mặt hàng đó sẽ không đượckhai báo làm thủ tục tại bất kỳ một cơ quan Hải quan nào của Hoa Kỳ và cóthể bị tịch thu Nhưng trước khi bị xử lý cuối cùng, nếu người nhập khẩu nộp

đề nghị, giám đốc hải quan có thể cho giải toả lô hàng với điều kiện phải thayđổi hoặc xoá bỏ kí hiệu bị cấm và phải ghi lại cho đúng Nếu mức độ vi phạmquá trầm trọng, giám đốc Hải quan có thể cho phép tái xuất hoặc phá huỷhàng dưới sự giám sát của hải quan

Ngoài những yêu cầu về ghi nước xuất xứ của hàng hoá, một số mặthàng đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt theo quy định của các cơ quanquản lý hoặc các hiệp định chuyên ngành như chữ không được phai, chữ nổi,chữ lõm cho các mặt hàng như ống sắt hay thép, khung, xy lanh, …

Việc xác định chính xác xuất xứ của hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong thương mại quốc tế nói chung và trong buôn bán với Hoa Kỳ nóiriêng Bởi xuất xứ của hàng hoá quyết định nhà xuất khẩu nước ngoài có đượchưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan, được miễn thuế, hoàn thuế, đượchưởng hạn ngạch, hay có bị đánh thuế chống phá giá hay thuế chống trợ cấpkhông? Có hai quy tắc phổ biến để xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu:quy tắc không ưu đãi và quy tắc ưu đãi Quy tắc không ưu đãi áp dụng trongtrường hợp giữa Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu chưa có bất kỳ một Hiệpđịnh thương mại song phương hoặc đa phương nào điều chỉnh Còn quy tắc

ưu đãi áp dụng đối với những mặt hàng được hưởng những ưu đãi đặc biệttheo các Hiệp định thương mại hay các quy chế đặc biệt như GSP, NAFTAhay AGOA (Đạo luật cơ hội tăng trưởng kinh tế châu Phi) Theo quy tắckhông ưu đãi, một sản phẩm trải qua quá trình gia công, chế biến ở từ hainước trở lên thì sản phẩm đó được coi là có xuất xứ từ nước nơi sản phẩm bị

Trang 37

“biến đổi cơ bản” Theo Toà Thượng thẩm Hoa Kỳ, một sự “biến đổi cơ bảndiễn ra khi một sản phẩm, sau một quá trình sản xuất, ra đời với một tên gọi,tính chất hay tính năng sử dụng khác với tên gọi, tính chất và tính năng sửdụng của nguyên vật liệu làm nên nó” Như vậy, một sản phẩm có được xem

là “biến đổi cơ bản” hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của sảnphẩm đó Theo quy tắc ưu đãi, nguyên tắc “biến đổi cơ bản” mới chỉ là điềukiện cần để ghi chú nước xuất xứ Ngoài ra nước đó còn phải đáp ứng thêmmột vài điều kiện nữa để được hưởng những ưu đãi đặc biệt Ví dụ, một mặthàng được coi như chế tạo từ một nước được hưởng GSP khi hàng hoá đó vừaphải thoả mãn nguyên tắc “biến đổi căn bản tại nước được hưởng GSP” vừaphải đáp ứng được nguyên tắc: trị giá gia tăng trong chế tạo hoặc gia công tạinước hưởng GSP ít nhất phải đạt 35% giá trị hàng hoá Riêng sản phẩm dệtmay nhập khẩu vào Hoa Kỳ tuân thủ theo các quy tắc xuất xứ riêng Tuynhiên trên thực tế, những nước đã có những thoả thuận thương mại đặc biệtvới Hoa Kỳ thường dựa trên cơ sở “những biến đổi trong phân loại thuế quan”

để xác định xuất xứ của hàng hoá Quy tắc xuất xứ này có thể hiểu là, khi mộtsản phẩm được làm ra ở nước A, được phân loại và mô tả trong Biểu thuếHTS, sau đó lại được gia công, chế biến lại ở nước B để thành một sản phẩmmới có phân loại thuế quan khác trong Biểu thuế HTS thì nước B chính lànước xuất xứ của sản phẩm đó Xuất xứ của hàng hoá thể hiện ở Giấy chứngnhận xuất xứ Do đó, Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ quan trọngtrong Hồ sơ Hải quan để Hải quan quyết định mức thuế và các thủ tục thôngquan cần thiết Đây là qui định mà các DN Việt Nam cần phải biết để tuân thủnghiêm túc khi nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ

3 Các biện pháp thương mại tạm thời

Hoa Kỳ là nước áp dụng các biện pháp thương mại tạm thời để bảo hộnhiều nhất trên thế giới Hai loại biện pháp chính mà Hoa Kỳ thường áp dụng

là Tự vệ và Các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng

Trang 38

3.2 Luật thuế đối kháng (Countervailing Duty Law - CVD)

Luật thuế đối kháng quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuếnhập khẩu phụ thu nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của việc Chính phủ nước xuấtkhẩu trợ giá đối với hàng hoá được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ làm chogiá hàng hoá bị kéo xuống thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường nội địa

Việc áp dụng luật CVD được thực hiện khi có đơn khiếu kiện củangành công nghiệp trong nước trình lên Bộ thương mại Hoa Kỳ và Uỷ banthương mại quốc tế của Hoa Kỳ (US International Trade Commission - ITC).Sau khi nhận được đơn khiếu kiện, Cơ quan quản lý thương mại quốc tế(International Trade Administration) thuộc Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xácđịnh mức trợ giá và ITC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu cógây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hay không Nếu ITC saukhi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọngcho ngành sản xuất trong nước thì thuế đối kháng với mức thuế bằng mức trợgiá của Chính phủ nước ngoài sẽ tự động được áp dụng

Bảng 1: Điều tra thuế Đối kháng, Hoa Kỳ, 1980-04

Trang 39

Phán quyết cuối

Nguồn: U.S Department of Commerce

Trong quá trình điều tra để áp dụng thuế đối kháng, các nước xuất khẩu

có trợ giá được chia làm 2 nhóm:

 Nhóm 1: Các nước thành viên của WTO, các nước được hưởng quychế NTR vĩnh viễn, các nước có thoả thuận với Hoa Kỳ về các nghĩa

vụ tương đương với các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định trợ giá(Subsidies Agreement)

Đối với các nước trợ giá cho hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc nhóm

1, trước khi điều tra để áp dụng thuế CVD, Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán để

có được những biện pháp mang tính xây dựng hơn là biện pháp mang tính chếtài Tuy nhiên trong trường hợp các nước xuất khẩu thuộc nhóm 2 thì Hoa Kỳkhông có nghĩa vụ phải tiến hành đàm phán trước khi áp dụng biện pháp thuếđối kháng

3.3 Luật thuế chống bán phá giá (Antidumping Law)

Thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập lần đầu tiên trongcác quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, ban hànhkèm theo Luật chống bán phá giá năm 1916 và sau đó được đưa vào cả trongLuật thuế quan năm 1930 Theo quy định của các luật này, xét về mặt kỹthuật, thuế chống bán phá giá được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng nhậpkhẩu đó được xác định là bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, với giá xuấtkhẩu thấp hơn nhiều giá trị thị trường thực tế hoặc giá bán buôn của nhữngsản phẩm đó trên thị trường sản xuất chính hoặc thị trường Hoa Kỳ chính vàothời điểm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với điều kiện là việc nhập khẩu và bánhàng với mức giá thấp đó được thực hiện với ý định gây ảnh hưởng đến

Trang 40

ngành sản xuất của Hoa Kỳ hoặc ngăn cản sự thành lập ngành sản xuất tạiHoa Kỳ hoặc độc quyền hóa hoặc hạn chế buôn bán sản phẩm đó trên thịtrường Hoa Kỳ

Tương tự Luật CVD, AD được áp dụng khi có khiếu kiện của cácngành sản xuất gửi lên Bộ thương mại Hoa Kỳ Bộ thương mại sau đó sẽ tiếnhành điều tra sơ bộ xem liệu hiện tượng bán phá giá có xảy ra hay không Uỷban thương mại quốc tế sẽ xác định xem ngành công nghiệp đang khiếu kiệncủa Hoa Kỳ có bị thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ nghiêm trọng haykhông hoặc liệu việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó có bị cản trở dohàng hoá nhập khẩu bán phá giá hay không Nếu có hiện tượng bán phá giáxảy ra và có gây ra thiệt hại vật chất, Bộ thương mại sẽ yêu cầu Cơ quan Hảiquan Hoa Kỳ:

 Đề nghị chủ hàng nhập khẩu ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bảo chứng

để có thể nộp thuế AD (hoặc CVD)

 Tạm dừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ thương mại

đã xác định được thực sự có việc bán phá giá (hoặc trợ giá) gây ảnhhưởng đến ngành sản xuất trong nước và tính toán chính xác mức độbán phá giá hoặc trợ giá

Bảng 2: Điều tra chống bán phá giá, Hoa Kỳ, 1980-04

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Walter Goode, Từ điển Chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội 2003, tr. 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Chính sách thương mại quốc tế
Nhà XB: NXB Lao động
2. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994, trang 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
3. Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại (2002), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại
Năm: 2002
5. G.S., T.S. Bùi Xuân Lưu (chủ biên), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004 6. TS. Nguyễn Hữu Khải, Hàng rào Phi thuế quan trong chính sách thươngmại quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Thống kê, Hà Nội, 20046. TS. Nguyễn Hữu Khải, "Hàng rào Phi thuế quan trong chính sách thương "mại quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Robert Carpenter, Director of Investigations, Antidumping and Countervailing Duty Handbook Twelfth Edition, United States International Trade CommissionWashington, DC 20436, Publication 3916April 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antidumping and Countervailing Duty Handbook Twelfth Edition
7. PGS. TS. Hoàng Thọ Xuân, TS. Từ Thanh Thuỷ, Bộ Thương Mại, Một số quan điểm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế Khác
11. Thông tư số 106/2005/TT – BTC ngày 5/2/2005 (hướng dẫn thu thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) Khác
12. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 (quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất nhập khẩu)Nhóm Tiếng Anh Khác
1. WTO Committees on Anti-Dumping Practices, Subsidies and Countervailing Measures and Safeguards Khác
4. WTO (6/2006). Trade Policy Review – European Union 5. WTO (3/2006). Trade Policy Review – China Khác
7. Tóm lược toàn văn các cam kết trong WTO của Việt Nam, 2006www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vaoWTO/2006/11/3B9F0224 Khác
8. Bộ Công Thương Việt Namwww.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=14&id=9109. Thương vụ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ www.vietnam-ustrade.org Khác
10. Bách khoa Toàn thư trực tuyến Việt Nam www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=143AaWQ9MzIxNTYmZ3JvdXBpZD04JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=3 Khác
16. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc giawww.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=24&nid=520817. Cổng thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Điều tra thuế Đối khỏng, Hoa Kỳ, 1980-04 - Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 1 Điều tra thuế Đối khỏng, Hoa Kỳ, 1980-04 (Trang 38)
Bảng 2: Điều tra chống bỏn phỏ giỏ, Hoa Kỳ, 1980-04 - Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 2 Điều tra chống bỏn phỏ giỏ, Hoa Kỳ, 1980-04 (Trang 40)
Bảng 3: Tổng hợp cỏc biện phỏp thương mại tạm thời của EU, 2000-2006 - Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 3 Tổng hợp cỏc biện phỏp thương mại tạm thời của EU, 2000-2006 (Trang 47)
Bảng 5: Tiờu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, 2000- 04 - Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 5 Tiờu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, 2000- 04 (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w