Thực tế này đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ đối với doanh nhân Việt Nam khi khởi nghiệp, đồng thời đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chín
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI, 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quang Tuấn
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS
Nguyễn Quang Tuấn
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không sao chép của người khác Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./
Học viên
Tạ Doãn Hải
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 6
1.1 Các nhận thức cơ bản 6
1.2 Đặc trưng của việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học và công nghệ 18
1.3 Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp 24
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 30
2.1 Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên Khoa học và công nghệ 30
2.2 Đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ 31
2.3 Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ 33
2.4 Các chính sách của Nhà nước liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ 34
Chương 3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP 44
3.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ 44
3.2 Kinh nghiệm của Singapore 48
3.3 Kinh nghiệm của Israel 50
Chương 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 54
4.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam 54
4.2 Các nhóm định hướng giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam 55
4.3 Một số giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam 56
KẾT LUẬN 60
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Các giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN 20 Hình 2: Nhu cầu đối với các giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi
nghiệpKH&CN 21 Hình 3: Nhu cầu tài trợ ở các giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của 22 doanh nghiệp khởi nghiệp 22 Hình 4: Dòng tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp 24 Hình 5: Các yếu tố tác động đến hoạt động phát triển DNKN 55
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp và doanh
nghiệp khởi nghiệp 13 Bảng 2: Thực trạng hoạt động và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam 39
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc giữa Việt Nam và các nước Thực tế này đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ đối với doanh nhân Việt Nam khi khởi nghiệp, đồng thời đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là nhóm chính sách về đầu tư, vườn ươm khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo trong điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh
Trong Nghị quyết 20-NQ/TW đã nêu rõ, coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ
Theo Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 về phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã đề ra định
hướng “Đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn
đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao”
Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước như: Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và
Trang 8phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 64-KL/TW ngày 9/12/2010 của Ban Bí thư về kết quả thực hiện Nghị quyết
số 14-NQ/TW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Kết luận 103-KL/TW của Bộ Chính trị về Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều Luật, Nghị định, Quyết định và văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp
Ngày nay trong bối cảnh công nghệ, tri thức và sáng tạo trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng bước đầu phát triển, đời sống cải thiện, vị trí trên trường quốc tế nâng cao Tuy nhiên, sự phát triển này trong gần một thập niên qua đang có dấu hiệu chậm lại, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, nền kinh tế có nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng, phát triển không bền vững, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định Doanh nghiệp, chủ thể của tăng trưởng và năng lực cạnh tranh nền kinh tế, gặp nhiều khó khăn và rào cản, số giải thể nhiều, số thành lập mới ít hơn Hội nhập sâu vào toàn cầu hóa, thu hút FDI nhiều, xuất nhập khẩu tăng nhanh nhưng Việt Nam vẫn nằm ở đáy chuỗi giá trị toàn cầu Nền kinh tế vẫn là kinh tế gia công, dựa chủ yếu vào vốn và nhân công rẻ
Trang 9Nếu không thay đổi, chuyển sang mô hình kinh tế dựa trên năng suất và hiệu quả do tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo đem lại thì khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình và khó tránh khỏi tụt hậu xa hơn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và công nghệ như là một chủ thể, đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên có một số đề tài liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng chỉ đề cập đến quỹ đầu tư mạo hiểm của nhà nước như đề tài cấp bộ năm
2015 “Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết với nhà nước để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ mới, công nghệ cao”, hay nhưng chủ đề liên quan đến ươm tạo công nghệ Mới đây cũng có đề án hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh,
kết nối ý tưởng với các nhà đầu tư (Việt Nam Sillicon Valley)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất được định hướng giải pháp chính sách phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN phù hợp với điều kiện Việt Nam
Nghiệm vụ nghiên cứu:
- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN ở Việt Nam và thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
- Các bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của một số nước trên thế giới và gợi suy cho Việt Nam
Trang 10- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN
- Phạm vị nghiên cứu: Các doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN trong lĩnh vực internet, phần mềm, thương mại điện tử
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu tình hình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN ở Việt Nam và thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
- Nghiên cứu phân tích kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN và so sánh với điều kiện áp dụng ở Việt Nam
- So sánh lựa chọn những giải pháp chính sách khả thi trong điều kiện ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận liên quan đến các yếu tố tác động,
hình thành, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN như: Bản chất doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN, vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, thể chế chính sách đối với doanh nghiệp khởi nghiệp…
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp: khái
niệm cơ bản, bản chất khởi nghiệp dựa trên KH&CN và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN…
Trang 11- Đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hỗ trợ hình thành, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN ở Việt Nam
7 Cơ cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học và công nghệ
Chương 2: Thực trạng việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
Chương 4: Một số gợi suy chính sách trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam
Trang 12- Doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung: Doanh nghiệp khởi nghiệp
là khái niệm chưa từng được nhắc đến trong các văn bản pháp luật nhưng lại được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu cũng như trong cuộc sống hằng ngày Doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp đang trong quá trình mới bắt đầu thành lập
Các ý tưởng kinh doanh trong khởi nghiệp thường dựa trên một mô hình kinh doanh đã có từ trước, các sản phẩm của loại hình doanh nghiệp này thường đã rõ nét và đã có mặt trên thị trường Khi khởi nghiệp các doanh nghiệp thường bắt đầu từ quy mô rất nhỏ, với số vốn và lao động ít
ỏi
của Chính phủ thì đây là loại doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành
ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
Trang 13- Doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN (Start-up): Là doanh nghiệp
nhỏ và vừa khởi nghiệp dựa trên ý tưởng về sản phẩm là kết quả nghiên cứu, công nghệ mới do doanh nhân khởi nghiệp tạo ra, hoặc nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ từ các tổ chức, cá nhân khác một cách hợp pháp
Bên cạnh đó sản phẩm và công nghệ mà doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN mang đến cho thị trường hầu hết là những công nghệ mới, tiết kiệm được sức lao động, tiền của, thời gian cho người sử dụng so với các công nghệ, sản phẩm hiện có trên thị trường
Do tính chất của hoạt động khoa học và công nghệ nên doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN nhiều khi chịu nhiều rủi ro hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp thông thường bởi quá trình đưa kết quả nghiên cứu, sản phẩm công nghệ mới ra thị trường thường rất khó khăn và phức tạp Hơn nữa hoạt sản xuất, thử nghiệm các sản phẩm công nghệ thường có rủi ro cao Hơn nữa, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc để thay đổi thói quen của người dùng từ công nghệ cũ đến công nghệ mới ưu việt hơn
Mặc dù vậy, nếu thực sự được đầu tư và hoạt động hiệu quả, đây là những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng, mang lại lợi ích lớn cho bản thân họ cũng như các nhà đầu tư
Một số khái niệm liên quan
- Cơ sở ươm tạo (Incubator): Là các cơ sở cung cấp các điều kiện
thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (Theo Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12)
Trang 14- Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Accelerator): là các tổ chức cung
cấp các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua đào tạo, cấp vốn mồi và tổ chức các sự kiện kêu gọi đầu tư Một chương trình hỗ trợ của các tổ chức này thường kéo dài từ 3 – 4 tháng, tổ chức thúc đẩy sẽ sở hữu một phần cổ phần của doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi cấp vốn mồi
- Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital): Ở Việt Nam, khái niệm đầu
tư mạo hiểm được chính thức định nghĩa trong Luật Công nghệ cao, năm 2008: “đầu tư mạo hiểmcho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư”
- Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund): Thực hiện đầu tư
vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tư để lập
ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trưng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng ) không để ý đến Thay vì cho vay, họ đầu tư vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tư Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thường không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng thành công về kỹ thuật và thương mại còn chưa rõ ràng
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp Khoa học và công nghệ khác biệt gì so với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp
Căn cứ theo bài báo của Mandela Schumacher-Hodge - Founding Portfolio Services Director trên medium.com và một số thông tin liên quan đến tính chất và đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp đề tài đưa
Trang 15ra một số đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN so với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp:
Tính đột phá, sáng tạo (Innovation)
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp (DNNVV) các ý tưởng kinh doanh thường dựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân hay thực hiện một mô hình kinh doanh nào đó đã từng có từ trước Ví dụ: Kinh doanh nhà hàng, mở của hàng cắt tóc… Thậm chí có thể có thể nhắc tới kinh nghiệm của người khác đã có thể làm nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của bản thân
Còn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up) thì tính đột phá, sáng tạo lại là điều bắt buộc, là một start-up thì có thể tạo ra một sản phẩm nào đó chưa từng có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn
so với nhưng sản phẩm sẵn có Ví dụ: Tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất như thiết bị thông minh theo dõi sức khỏe cá nhân, một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới như AirBnb hay một loại công nghệ độc đáo chưa từng có trên thị trường như công nghệ in 3D
Tính tăng trưởng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi mới khởi nghiệp sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khúc khách hàng nhất định
Còn một doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất
có thể Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường
Trang 16Tốc độ tăng trưởng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp thông thường thì luôn mong muốn phát triển càng nhanh càng tốt, nhưng điều quan tâm đầu tiên của những doanh nghiệp này là sẽ tạo ra lợi nhuận, khi thực hiện được điều này thì mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp
Đối với start-up cũng như doanh nghiệp thông thường luôn mong muốn tăng trưởng công ty càng nhanh càng tốt, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trưởng, luôn muốn nhân bản mô hình kinh doanh thành công của mình ra khắp thế giới khi đó chi phí cận biên cho một sản phẩm càng tịnh tiến đến 0 thì doanh thu cận biên càng tăng Ví dụ: Trong lĩnh vực internet cứ thêm một người dùng thì chi phí trên mỗi một đơn vị càng giảm đi và lợi nhuận càng tăng lên
Lợi nhuận
Người sáng lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có luôn lợi nhuận Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được (cho chính bản thân họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp
Đối với start-up có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để
có được doanh thu (dù rất nhỏ) Các start-up tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo.Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ Ví dụ: Uber hiện được định giá tầm năm mươi tỉ đôla Mỹ
Trang 17Tài chính
Khi khởi đầu, doanh nghiệp thông thường thì ngoài túi tiền của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cần dựa vào đống góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót”, doanh nghiệp sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền đang vay (số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất)
Nhiều start-up bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowd-funding) như Kickstarter, Indigogo, Ourcrowd khi cần vốn dưới 500.000 USD Tuy nhiên, phần lớn các start-up đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) với số vốn đầu tư thường lớn hơn 500.000 USD
Là một start-up, họ sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một lượng vốn đủ mạng để đạt được tham vọng này, start-up sẽ cần một thời gian dài để có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận Những nhà đầu tư cho start-up luôn trông đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ, do đó sẽ có những
áp lực bắt buộc cho những nhà sáng lập Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng không phải start-up lúc nào cũng cần dựa vào các Quỹ đầu tư
Công nghệ
Với doanh nghiệp thông thường công nghệ cũng có thể không bắt buộc, nhưng sẽ có nhiều công cụ kĩ thuật giúp ích cho việc điều hành công ty (như kế toán, marketing…)
Còn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thì công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ
để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng
Trang 18Vòng đời doanh nghiệp
Cũng theo của Mandela Schumacher-Hodge - Founding Portfolio Services Director thông thường có khoảng 32% doanh nghiệp sẽ thất bại trong ba năm đầu Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn nhiều tích cực so với startup Có 92% doanh nghiệp các startups sẽ thất bại trong ba năm đầu
Kĩ năng quản lý
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường số lượng nhân viên bạn phải quản lý phụ thuộc vào kế hoạch vận hành mà doanh nghiệp
đã hoạch định từ trước
Còn start-up bởi vì mong muốn phát triển càng to lớn càng tốt, càng nhanh càng tốt, các start-up sẽ cần phải liên tục phát triển kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý Cùng với sự tăng trưởng của startup thì cần phải
có sự quản lý hiệu quả với một số lượng “thành viên mới": nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn, và các đối tác khác…
Trang 19Bảng 1: Khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp và doanh
nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp SMEs Doanh nghiệp khởi nghiệp Tính đột
phá, sáng
tạo
- Ý tưởng kinh doanh thường
dựa trên kinh nghiệm
- Giới hạn bởi nhà sáng lập
- Tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định
- Không có giới hạn
- Sản phẩm thành công thì có tính ảnh hưởng cực lớn, được xem là người khai phá thị trường
Tốc độ tăng
trưởng
- Chỉ khi có lợi nhuận mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp
- Tạo ra mô hình kinh doanh
- Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ
Tài chính - Tự thân, gia đình, bạn bè,
vay ngân hàng, hoặc vốn góp
Trang 20- 92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại trong ba năm đầu
Kĩ năng
quản lý
- Phụ thuộc vào quy mô và
kế hoạch vận hành định ra ban đầu
- Do nhu cầu phát triển càng lớn, càng nhanh của các start-
up nên kỹ năng lãnh đạo cũng như quản lý cũng phải liên tục phát triển
Từ các phân tích so sánh trên đề tài rút ra một số yếu tố khác biệt chung giữa 2 đối tượng trên như sau:
Thứ nhất doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) có rủi ro cao hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) rất nhiều về cả công nghệ lẫn thị
trường, vì sản phẩm, công nghệ của họ là sản phẩm, công nghệ mới gần như chưa từng có sản phẩm, công nghệ tương tự trên thị trường Do đó,
họ cần đảm bảo các khâu nghiên cứu, ứng dụng và thử nghiệm công nghệ nhiều lần trước khi đưa ra thị trường Có thể giải pháp công nghệ có tính sáng tạo cao nhưng lại không áp dụng được quy mô công nghiệp, không
đưa ra kết quả mong đợi sau nhiều lần thử nghiệm – đó là rủi ro về mặt công nghệ Cũng có thể công nghệ mới đã giúp startup tạo ra được sản
Trang 21phẩm hoàn chỉnh nhưng khi đưa ra thị trường lại không được người dùng
tiếp nhận – đó là rủi ro về mặt thị trường Trong khi đó, SMEs thông
thường đưa ra những sản phẩm, dịch vụ gần như đã có trên thị trường, do
đó, họ không chịu cả rủi ro về mặt công nghệ lẫn rủi ro về thị trường
Thứ hai, trong khi SMEs có thể dễ dàng đi vay vốn ngân hàng thì starutp lại không thể Chính vì tính rủi ro cao nên việc thu hút đầu tư cho startup khó hơn nhiều so với thu hút đầu tư cho SMEs bởi những nhà đầu
tư chấp nhận đầu tư cho startup phải là những nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro – được gọi là các khoản đầu tư mạo hiểm Họ chính là các quỹ
đầu tư mạo hiểm (VC) và các nhà đầu tư thiên thần (angel investors)
Thứ ba, cũng chính những rủi ro gặp phải cao nên việc hỗ trợ khởi
nghiệp có thể yêu cầu nhiều cơ sở vật chất – kỹ thuật và chuyên gia nhiều
kỹ năng hơn so với việc hỗ trợ SMEs Ví dụ, nhiều startups trong các lĩnh
vực như điện tử, viễn thông, y tế, nông nghiệp, cần có các cơ sở ươm tạo công nghệ với nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng để có thể hỗ trợ
họ hoàn thiện được công nghệ mới của mình
Ngoài cơ sở, vật chất cụ thể, startups còn cần được huấn luyện
những kỹ năng khác biệt so với SMEs thông thường, ví dụ kỹ năng gọi
vốn từ nhà đầu tư, kỹ năng về quản trị tài sản trí tuệ,
Thứ tư, nhiều hỗ trợ dành cho SMEs sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với startups Ví dụ: Hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp có thể có nhiều ý nghĩa thực tế đối với SMEs thông thường nhưng đối với startup, họ có thể mất cả thời gian nhiều tháng trời, một năm đến hai năm bán dịch vụ
miễn phí chỉ để thu hút lượng người dùng lớn và sau này bán lại doanh
nghiệp của họ cho các công ty lớn hơn có dịch vụ tương tự Ví dụ, vào năm 2014 Facebook mua lại start-up cũng cấp dịch vụ tin nhắn miễn phí
Trang 22WhatsApp với giá trị lên đến 19 tỷ đô la Mỹ Đối với những startup như
vậy, việc giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không có nhiều tác
động đến họ trong những năm đầu tiên khởi nghiệp, cũng chính là giai đoạn họ cần hỗ trợ nhất
Mặc dù doanh nghiệp khởi nghiệp tuy yêu cầu rất cụ thể như vậy
nhưng nếu tồn tại được, lại có thể phát triển nhanh gấp hàng chục, hàng trăm lần so với SMEs thông thường Ví dụ: Giá trị ước tính của Facebook
từ 2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2006 đã tăng lên 50 tỷ đô la Mỹ trong năm
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù việc đầu
tư và phát triển các doanh nghiệp này gặp nhiều rủi ro song nếu thành công, đây chính là các đối tượng có tiềm năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa và mang lại giá trị kinh tế lớn cho mỗi quốc gia Các tập đoàn lớn hiện nay như Google, Facebook, Microsoft, Ebay, Apple, Nokia,…trước đây đều là những doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp Ở mỗi giai đoạn phát triển, doanh
Trang 23nghiệp khởi nghiệp sẽ cần những sự hỗ trợ khác nhau, từ hỗ trợ tài chính đến hỗ trợ về thị trường và marketing,…
Giai đoạn khởi nghiệp là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nên sản phẩm chủ chốt của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp KH&CN, đánh giá được xem sản phẩm đó có phù hợp với thị trường hay không, có gọi được vốn từ nhà đầu tư hay không Nếu giai đoạn này thị trường không chấp nhận sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần nhanh chóng tìm ra mô hình kinh doanh mới hoặc thay đổi sản phẩm của mình Nếu sản phẩm và mô hình kinh doanh vẫn không phù hợp, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải “đóng cửa”, kể cả khi đã bỏ ra nhiều thời gian
và công sức nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ mới Có những doanh nghiệp có sản phẩm mới và tiềm năng thị trường lớn nhưng lại không biết cách kinh doanh thì cũng sẽ gặp phải kết thúc “đáng buồn” Trên thực tế, những người sáng lập ra doanh nghiệp khởi nghiệp hay doanh nghiệp KH&CN thường là những nhà nghiên cứu, nhà khoa học thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, do đó dễ dàng gặp thất bại khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường
Hội nhập quốc tế ngày nay là thách thức lớn đối với doanh nghiệp nước ta, phải cạnh tranh toàn cầu, theo luật chơi toàn cầu Hiện nay ngoài việc chính thức thành lập cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam có thể sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) khác Các doanh nghiệp nếu không biết rõ cơ hội và thách thức đối với mình, không có năng lực đổi mới sáng tạo để tìm chỗ đứng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, thì chỉ là gia công và nằm ở đáy chuỗi
Trang 24Ngày nay của cải, giá trị được tạo ra chủ yếu là do sáng tạo ra tri thức mới, công nghệ mới, kỹ năng kinh doanh mới Tài sản vô hình trở thành quan trọng hơn tài sản hữu hình Tài sản vô hình bao gồm tài sản trí tuệ (ý tưởng, R&D, thiết kế, cơ sở dữ liệu, thương hiệu, uy tín, chiến lược, quy trình kinh doanh, quan hệ khách hàng ) và quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp ) Từ năm
1980 đến 2010, tỷ lệ tài sản vô hình trong tổng tài sản của 3000 công ty tên tuổi nhất trên thế giới đã tăng từ 20% đến 81% Trong chuỗi giá trị của một sản phẩm, khâu gia công có giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất nằm
ở thượng nguồn (ý tưởng, thương hiệu, R&D, quyền sở hữu trí tuệ, thiết
kế, cung ứng) và hạ du (phân phối, bán hàng, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi)
Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải phát huy tinh thần doanh nhân, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nắm bắt những xu thế mới,
cơ hội mới của nền kinh tế tri thức toàn cầu, coi đổi mới sáng tạo là nguồn gốc của sự gia tăng của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh
Chính vì những lý do nêu trên, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần được hỗ trợ và phát triển để thực sự trở thành những doanh nghiệp mạnh, làm đổi mới bức tranh kinh tế và KH&CN của đất nước
1.2 Đặc trưng của việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học và công nghệ
1.2.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
Gieo hạt Seed: Giai đoạn gieo hạt là giai đoạn hình thành ý
tưởng/khái niệm Ở giai đoạn này doanh nghiệp chứng minh ý tưởng và đưa ra gọi vốn khởi nghiệp
Trang 25Khởi nghiệp Start-Up: Giai đoạn này doanh nghiệp hoàn thành việc
phát triển sản phẩm và tiến hành quảng bá marketing ban đầu
Sơ khởi Early Stage: Mở rộng quy mô doanh nghiệp để sản xuất và
cung cấp sản phẩm hay dịch vụ
Mở rộng Expansion: Sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất và có sẵn
để thương mại Doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng nhanh nhưng có thể hoặc chưa thể mang lại lợi nhuận
Phát triển Later: Sản phẩm hoặc dịch vụ có mặt rộng rãi trên thị
trường Doanh nghiệp tạo ra doanh thu liên tục với dòng tiền vào lớn Doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc có thể chưa có lợi nhuận
Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu đối với doanh nghiệp khởi KH&CN là hoàn toàn khác nhau:
Đối với giai đoạn gieo hạt Seed là khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng ý tưởng thì cần nhu cầu về đào tạo, phương pháp về cách hình thành
ý tưởng từ nhu cầu của thị trường cho đến giai đoạn khởi nghiệp up) doanh nghiệp cần phải thẩm định ý tưởng và đánh giá nhu cầu thị trường Cho đến khi có sản mẫu và có thể thương mại thì doanh nghiệp đòi hỏi nhưng nhu cầu nhiều hơn nữa như: không gian làm việc, thí nghiệm, thử nghiệm sản phẩm, mạng lưới hạ tầng, huấn luyện nhân viên kinh doanh, hỗ trợ kinh phí để tạo ra sản phẩm mới Cho đến giai đoạn
(Start-mở rộng quy mô thì nhu cầu của doanh nghiệp lúc này cần các dịch vụ hỗ trợ như: tư vấn markting, sở hữu trí tuệ, ưu đãi về thuê, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí hoạt động kinh doanh (Mô tả ở hình 2)
Trang 26Hình 1: Các giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN
doanh thu ban
đầu hướng tới
cụ thể trong tối thiểu 3 năm với những mốc thời gian như: 3,6,12,
24, 36 tháng Có những nhóm 2 hoặc 3 người sáng lập quan trọng cùng với khả năng sở hữu cân bằng Có thể cũng có những nhóm mở rộng với sự tham gia ít hơn (quyền mua
cổ phiếu và/hoặc bồi thường bằng tiền mặt)
Cam kết
Nhóm sáng lập
có cam kết rõ ràng và có kỹ năng có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ (sản phẩm khả
thi tối thiểu) mà không phụ thuộc và nguồn lực bên ngoài không chắc chắn hoặc đã có sẵn những sản phẩm/dịch vũ
đã được phát triển Ký kết thỏa thuận với bên liên quan giữa nhà sáng lập với các cột mốc quan trọng
về thời gian, trao quyền sử dụng tài chính trong tối thiểu 2 năm
Giá trị
Có thể chỉ ra
sự tăng trưởng
số người sử dụng và/hoặc doanh số
Và/hoặc tiếp tục thu hút các nguồn lực bổ
sung (tiền bạc hoặc giá trị lao động) cho chủ
sở hữu hoặc doanh số trong tương lai
Tìm kiếm giá trị thị trường
cụ thể (phù hợp với thị trường sản phẩm) để có thể nhân rộng
Nhân rộng
Chỉ ra sức kéo người sử dụng/thị trường cụ thể, phát triển và
có thể đo lường được trong thị trường hướng tới tăng trưởng nhanh chóng
Có thể muốn nhân rộng nhanh hơn và/hoặc có thể thu hút tài trợ đáng kể hơn
Thiết lập
Đạt được tăng trưởng lớn và có thể kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ Không cần phải “cố gắng” để có được nguồn lực mà có thể đạt được dễ dàng Tiếp tục tăng trưởng và thường muốn tiếp tục hành xử một cách có văn hóa giống như một “startup” càng lâu càng tốt Nhà sáng lập có thể rời bỏ hoặc tiếp tục làm việc như bình thường
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Tầm nhìn và xứ mệnh Sản phẩm
khả thi (MVP)
Sản phẩm phù hợp thị trường
Mở rộng
Nguồn: http://www.startupcommons.org/startup-key-stages-previous-versions.html
Trang 27Hình 2: Nhu cầu đối với các giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi
nghiệpKH&CN
Đối với mỗi giai đoạn khởi nghiệp cũng như nhu cầu về tài chính cho mỗi giai đoạn là khác nhau Theo Jin Joo Ham - Nhà phân tích chính sách, Giám đốc Bộ phận Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp (DSTI), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Paris, jinjooham@oecd.org chỉ ra nhu cầu tài trợ tại các giai đoạn khác nhau của toàn bộ chutrình đổi mới, chia ra từ nghiên cứu khoa học tới đưa sản phẩm ra thị trường Tài trợ doanh nghiệp có thể bị hạn chế do thung lũng chết khi rủi ro có thể đạt mức cao nhất trong khi lợi nhuận lại chỉ đạt mức thấp nhất (được mô tả chi tiết ở Hình 3)
Xây dựng ý
tưởng
•Đào tạo về cách hình thành ý tưởng từ nhu cầu thị trường
•Không gian làm việc chung
•Thí nghiệm, thử nghiêm
•Huấn luyện KD
•Hộ trợ kinh phí làm SPM
Mở rộng quy mô
•Tư vấn marketing, sở hữu trí tuệ, thuế
•Hỗ trợ quảng bá sản phẩm
•Hỗ trợ kinh phí hoạt động kinh doanh
Trang 28Hình 3: Nhu cầu tài trợ ở các giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của
doanh nghiệp khởi nghiệp
1.2.2 Dòng tài chính cho việc phát triển doanh nghiệp khởi
nghiệp
Khi khởi đầu, doanh nghiệp thông thường thì ngoài túi tiền của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cần dựa vào đống góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót”, doanh nghiệp sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền đang vay (số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất)
Nhiều start-up bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowd-funding) như Kickstarter, Indigogo, Ourcrowd khi cần vốn dưới 500.000 USD Tuy nhiên, phần lớn các start-up đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) với số vốn đầu tư thường lớn hơn 500.000 USD
Là một start-up, họ sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một lượng vốn đủ mạng để đạt được tham vọng này, start-up sẽ cần một
Ươm mầm & GĐđầu Giai đoạn tăng trưởng sau
Vốn
xã hội
Trang 29thời gian dài để có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận Những nhà đầu tư cho start-up luôn trông đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ, do đó sẽ có những
áp lực bắt buộc cho những nhà sáng lập Tuy nhiên cũng không phải
start-up lúc nào cũng cần dựa vào các Quỹ đầu tư, các start-start-up có thể sống sót bằng chính đầu tư của cá nhân
Dòng vốn cho một start-up cũng khác và được chia làm nhiều nhiều giai đoạn được minh họa tại hình 4:
+ Giai đoạn gieo mầm: Mức độ đầu tư thấp cần thiết để chức minh
là một ý tưởng mới, ở giai đoạn này vốn đầu tư chủ yếu là từ nhà sáng lập hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè hay nhận vốn từ các nhà đầu tư thiên thần
+ Giai đoạn khởi động: Các hãng giai đoạn đầu cần tài trợ cho các
chi phí liên quan đến tiếp thị và phát triển sản phẩm;
+ Vòng thứ nhất (vòng chuỗi A): Tài trợ sản xuất và bắt đầu bán
hàng;
+ Vòng thứ hai: Vốn hoạt động cho các công ty giai đoạn đầu đang
bán sản phẩm, nhưng chưa thu được lợi nhuận;
+ Vòng thứ ba: Còn được gọi là tài trợ Mezzanine, đây là tiền mở
rộng cho một công ty mới có lợi nhuận;
+ Vòng thứ tư: Cũng được gọi là tài trợ bắc cầu, đầu tư cho quá
trình IPO
Thông thường các nhà đầu tư thiên thần (Angel) đầu tư cho giai đoạn gieo mầm và khởi động Các Quỹ đầu tư mạo hiểm qua Công ty quản lý quỹ (Venture Capital Firms) đầu tư cho các giai đoạn khởi động, vòng 1 và vòng 2; trong một vài trường hợp đầu tư vào vòng 3 Các giai
Trang 30đoạn kế tiếp thì sẽ kêu gọi các tổ chức tài chính khác tham gia Từ giai đoạn thứ 4, hầu như không còn được gọi là đầu tư mạo hiểm và các định chế tài chính thông thường như ngân hàng có thể tham gia đầu tư vì mức
độ an toàn khá cao
Hình 4: Dòng tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Startup_financing_cycle.svg
1.3 Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
Những khiếm khuyết của thị trường trong hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên sản phẩm KH&CN
Như đã mô tả ở trên, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không
có tài sản nào khác ngoài những ý tưởng công nghệ hay ý tưởng kinh
Vốn đầu tư mạo hiểm, mua bán sát nhập
Trang 31doanh Chính vì vậy, họ rất khó có thể gọi vốn từ ngân hàng hay những
kênh tín dụng truyền thống Đây chính là khiếm khuyến lớn nhất của thị trường: không chấp nhận rủi ro cao Đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thì việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp thông thường đã
khó thì việc cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp khi mà sản phẩm chưa
rõ ràng dường như là việc không tưởng
Mặc dù khi không nhận được sự giúp đỡ từ ngân hàng, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm đến các nguồn vốn ĐTMH Tuy nhiên, bản chất của ĐTMH là đầu tư vào những doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng phát triển nhanh chóng và thời gian quay vòng vốn nhanh Do đó, ở Việt Nam, các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm được nguồn vốn ĐTMH đầu
tư hầu hết là doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ICT)
Các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc hơn để hoàn thiện công nghệ từ thử nghiệm cho đến khi đưa ra thị trường thì đang bị các nhà ĐTMH lãng quên vì lý do lợi nhuận Không chỉ nhà ĐTMH mà các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh tư nhân cũng đang chỉ tập trung vào lĩnh vực ICT mà chưa hề đi vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, các quỹ đầu tư “than vãn” rằng ngày càng khó để tìm ra doanh nghiệp khởi nghiệp có chất lượng Điều này chứng tỏ rằng thị trường chỉ quan tâm đến việc đầu tư “phần ngọn”, khi doanh nghiệp khởi nghiệp đã có bước đầu thành công và các quỹ nhìn thấy được nguồn lợi nhuận chứ chưa đầu tư vào “phần gốc”, chính là việc
đào tạo, nâng cao chất lượng của doanh nghiệp khởi nghiệp Vai trò của
Nhà nước trong việc giải quyết khiếm khuyến của thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
Trang 32Vai trò của Nhà nước giải quyết những khiếm khuyến của thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp
Thứ nhất, Nhà nước cần chung tay chia sẻ những rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm: rủi ro đối với ngân hàng có thể được chia sẻ thông qua hoạt động bảo lãnh công nghệ trong tín dụng; rủi ro đối với các nhà
đầu tư có thể được chia sẻ khi nhà nước đối ứng với vốn đầu tư của các quỹ ĐTMH, các nhà đầu tư thiên thần,…
Thứ hai, Nhà nước cần tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho
xã hội và kinh tế quốc gia như năng lượng sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới,… mà các nhà đầu tư tư nhân chưa mấy “mặn mà”
Thứ ba, đối với giai đoạn đầu khởi nghiệp khi doanh nghiệp mới chỉ
có ý tưởng công nghệ chứ chưa thực sự có nguồn thu, doanh nghiệp sẽ rất khó gọi được vốn đầu tư từ các quỹ Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu (early stage) mà giai đoạn này thông thường được các quỹ ĐTMH đầu tư, có thể bằng cách trực tiếp đầu
tư hoặc đối ứng đầu tư với các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư cho giai đoạn đầu Giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp càng sớm, tỷ lệ đối ứng của Nhà nước càng cao
Thứ tư, Nhà nước cần hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động đào tạo, tập huấn khởi nghiệp, nhất là tại các trường đại học, đây chính là đầu vào dồi
dào cho các ý tưởng công nghệ khởi nghiệp Nhà nước cần tạo kết nói chặt chẽ trong quan hệ giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp
Cuối cùng, Nhà nước cần kết nối các trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thành một mạng lưới để họ biết được những thông tin về
Trang 33nhau một cách dễ dàng hơn, từ đó nâng cao số lượng và hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp Ví dụ, khi các nhà đầu tư biết được có bao nhiêu doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước, đang ở những lĩnh vực nào, trình độ công nghệ của họ ra sao thì nhà đầu tư mới có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp Nhiều nhà đầu tư cũng chỉ biết đến các lĩnh vực được đầu tư truyền thống như ICT nhưng chưa biết nhiều đến các lĩnh
vực KH&CN khác Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, kết nối các nhà đầu tư với các sáng chế, các kết quả nghiên cứu có tiềm năng, ví dụ như cơ sở dữ liệu hàng triệu bản mô tả sáng chế
tại Cục Sở hữu trí tuệ hay cơ sở dữ liệu quốc gia về các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tại Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia
Trang 34Kết luận chương 1
Doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN là nhưng doanh nghiệp đang trong quá trình thành lập, chưa thực sự xác định được thị trường và mô hình nhân sự, kinh doanh, tài chính chưa đầy đủ Doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN kinh doanh kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu, công nghệ mới do mình tạo ra hoặc được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân khác Sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN chủ yếu dựa trên các ý tưởng, kết quả nghiên cứu do
đó chưa định hình rõ nét về sản phẩm nên thị trường có thể chưa chấp nhận
Do tính rủi ro cao nên việc thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN khó tiếp nguồn vốn đầu tư hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp Tuy nhiên khi thành công doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tạo ra nhưng đột phá mới về tăng trưởng của nên kinh tế
Ngoài ra các giai đoạn hình thành cũng như nhu cầu hỗ trợ cũng như nhu cầu về tài chính đối với mỗi giai đoạn phát triển cũng có đặc điểm khác nhau Do đó đối với mỗi giai đoạn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN cần những sự hỗ trợ của nhà nước cũng khác nhau
Từ những phân tích trên nhà nước cần có nhưng hình thức tham gia cũng như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
Thứ nhất, nhà nước cần chung tay chia sẻ những rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm:
+ Rủi ro đối với ngân hàng có thể được chia sẻ thông qua hoạt động
bảo lãnh công nghệ trong tín dụng
Trang 35+ Rủi ro đối với các nhà đầu tư có thể được chia sẻ khi nhà nước đối ứng với vốn đầu tư của các quỹ ĐTMH, các nhà đầu tư thiên thần,…
Thứ hai, nhà nước cần tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và kinh tế quốc gia như công nghệ sinh học, vật liệu mới
Thứ ba, nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể bằng cách trực tiếp đầu tư hoặc đối ứng đầu tư với các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư cho giai đoạn đầu
Thứ tư, nhà nước cần hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động đào tạo, tập huấn khởi nghiệp, nâng cao tinh thần khởi nghiệp nhất là tại các trường đại học, đây chính là đầu vào dồi dào cho các ý tưởng công nghệ khởi nghiệp
Cuối cùng, nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, kết nối các nhà đầu tư với các sáng chế, các kết quả nghiên cứu có tiềm năng