MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI21.Khái niệm22.Phân loại vay nợ nước ngoài22.1 Phân loại theo chủ thể đi vay22.2 Phân loại theo chủ thể cho vay 32.3 Phân loại theo loại hình đi vay32.4 Phân loại theo thời hạn vay33.Vai trò của vay nợ nước ngoài43.1 Vay nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư43.2 Vay nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý43.3 Vay nợ nước ngoài ổn định tiêu dùng trong nước43.4 Vay nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán5Phần 2: KINH NGHIỆM VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA61. Châu Mỹ La tinh, Khu vực Đông Á cuối thập kỷ 9061.1 Chiến lược vay nợ và khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ latinh trong những năm 19809061.2 Sử dụng vốn vay nước ngoài và khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Á cuối thập kỷ 9092. Bài học vay nợ của Nga và Dubai112.1 Thực trạng và các giải pháp trả vay nợ nước ngoài của Nga112.2 Thực trạng và khủng hoảng vay nợ nước ngoài của Dubai133. Bài học vay nợ của Malaysia và Indonesia143.1 Sự thành công từ bài học vay nợ của Malaysia143.2 Công tác quản lý và sử dụng vốn vay ở Indonesia16Phần 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VAY NỢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM181.Thực trạng vay nợ của Việt Nam182.Bài học kinh nghiệm vay nợ nước ngoài đối với Việt Nam21KẾT LUẬN23TÀI LIỆU THAM KHẢO24 LỜI MỞ ĐẦUXu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại hiện nay là điều kiện thuận lợi để những nước chậm và đang phát triển có cơ hội phát triển nhanh, mạnh, rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nằm trong xu hướng vận động đó, Việt Nam đã từng bước ra khỏi nhóm nước kém phát triển thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Có được thành quả đó, bên cạnh sự phát huy nội lực, Việt Nam đã và đang nhận được sự trợ giúp từ phía các nước phát triển. Hiện nay có trên 50 đối tác đặt quan hệ song phương, đa phương đã và đang nỗ lực hỗ trợ Việt Nam đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc vay nợ nước từ những quốc gia đó nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu đầu tư, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ và đảm bảo phát triển bền vững. Từ những lợi ích trên, có thể nhận thấy kinh nghiệm đi vay là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi có những chiến lược quản lý hay sử dụng vốn vay hiệu quả. Học hỏi từ các bài học đi vay của một số nước trên thế giới, Việt Nam kết hợp với tình hình thực tế của đất nước sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm vay nợ nước ngoài trong hiện tại và tương lai.Từ những lý do trên, nhóm 7 chọn vấn đề “Kinh nghiệm vay nợ nước ngoài của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam” làm đề tài tiểu luận.Tiểu luận gồm 3 phần chính:Phần 1: Tổng quan về vay nợ nước ngoàiPhần 2: Kinh nghiệm vay nợ nước ngoài của một số quốc giaPhần 3: Bài học kinh nghiệm vay nợ nước ngoài đối với Việt NamChúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giảng dạy của TS Nguyễn Thị Kim Chi. Rất mong nhận được sự góp ý và ủng hộ của cô.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI 2
1 Khái niệm 2
2 Phân loại vay nợ nước ngoài 2
2.1 Phân loại theo chủ thể đi vay 2
2.2 Phân loại theo chủ thể cho vay 3
2.3 Phân loại theo loại hình đi vay 3
2.4 Phân loại theo thời hạn vay 3
3 Vai trò của vay nợ nước ngoài 4
3.1 Vay nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư 4
3.2 Vay nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý 4
3.3 Vay nợ nước ngoài ổn định tiêu dùng trong nước 4
3.4 Vay nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán 5
Phần 2: KINH NGHIỆM VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 6
1 Châu Mỹ La tinh, Khu vực Đông Á cuối thập kỷ 90 6
1.1 Chiến lược vay nợ và khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ latinh trong những năm 1980-906 1.2 Sử dụng vốn vay nước ngoài và khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Á cuối thập kỷ 90 9
2 Bài học vay nợ của Nga và Dubai 11
2.1 Thực trạng và các giải pháp trả vay nợ nước ngoài của Nga 11
2.2 Thực trạng và khủng hoảng vay nợ nước ngoài của Dubai 13
3 Bài học vay nợ của Malaysia và Indonesia 14
3.1 Sự thành công từ bài học vay nợ của Malaysia 14
3.2 Công tác quản lý và sử dụng vốn vay ở Indonesia 16
Phần 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VAY NỢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 18
1 Thực trạng vay nợ của Việt Nam 18
2 Bài học kinh nghiệm vay nợ nước ngoài đối với Việt Nam 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại hiện nay là điều kiệnthuận lợi để những nước chậm và đang phát triển có cơ hội phát triển nhanh,mạnh, rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.Nằm trong xu hướng vận động đó, Việt Nam đã từng bước ra khỏi nhóm nướckém phát triển thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước đang phát triển có mứcthu nhập trung bình Có được thành quả đó, bên cạnh sự phát huy nội lực,Việt Nam đã và đang nhận được sự trợ giúp từ phía các nước phát triển
Hiện nay có trên 50 đối tác đặt quan hệ song phương, đa phương đã vàđang nỗ lực hỗ trợ Việt Nam đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Việc vay nợ nước từ những quốc gia đó nhằm mục đích đáp ứng cácnhu cầu đầu tư, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốntrả nợ và đảm bảo phát triển bền vững Từ những lợi ích trên, có thể nhận thấykinh nghiệm đi vay là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi có những chiến lượcquản lý hay sử dụng vốn vay hiệu quả Học hỏi từ các bài học đi vay của một sốnước trên thế giới, Việt Nam kết hợp với tình hình thực tế của đất nước sẽ rút ranhiều kinh nghiệm vay nợ nước ngoài trong hiện tại và tương lai
Từ những lý do trên, nhóm 7 chọn vấn đề “Kinh nghiệm vay nợ nước
ngoài của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam” làm đề tài tiểu luận.
Tiểu luận gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về vay nợ nước ngoài
Phần 2: Kinh nghiệm vay nợ nước ngoài của một số quốc gia
Phần 3: Bài học kinh nghiệm vay nợ nước ngoài đối với Việt Nam
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giảng dạy của TSNguyễn Thị Kim Chi Rất mong nhận được sự góp ý và ủng hộ của cô
Trang 3Phần 1 TỔNG QUAN VỀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI
1 Khái niệm
Theo Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (ban hành kèm theo Nghịđịnh số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ) thì vay nước ngoài làcác khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (cóthời hạn vay trên một năm) có hoặc không trả lãi do Nhà nước, Chính phủ ViệtNam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam (gọi tắt là bên đi vay) vay củacác tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân nướcngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngoài) Như vậy, theo cách hiểu này,vay nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân ViệtNam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân
và hộ gia đình)
Theo 8 tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước ngoài, gồm Ngânhàng Thanh toán Quốc tế, Ban Thư ký Khối Thịnh Vượng chung, Tổ chứcThống Kê Châu Âu, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế, Ban Thư Ký Câu lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương Mại và Phát triển củaLiên Hợp Quốc, nợ nước ngoài được thống nhất định nghĩa: “ Tổng nợ nướcngoài tại bất kỳ thời điểm nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ tại thời điểm
đó, không bao gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanhtoán nợ gốc có hay không có lãi trong tương lai và khoản nợ này là nợ của người
cư trú với người không cư trú trong quốc gia”
2 Phân loại vay nợ nước ngoài
2.1 Phân loại theo chủ thể đi vay (bao gồm vay nước ngoài của Chính
Phủ và vay nước ngoài của doanh nghiệp):
Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được ủyquyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với Bên cho vay nướcngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ bao gồm các khoản vay ưu đãi
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu vàvay từ thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danhnghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiểu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài
Vay nước ngoài của các doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệpđược thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam ( kể cả cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp ký vay với Bên cho vay nướcngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc vay thông quaviệc phát hành các trái phiếu ra nước ngoài (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu
Trang 4ngân hàng…) Vay nước ngoài của các doanh nghiệp bao gồm: Vay có bảo lãnhcủa Chính phủ, vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc các hình thức bảo đảm khácđược quy định của Nhà nước).
2.2 Phân loại theo chủ thể cho vay (bao gồm các khoản vay song phương
và vay đa phương):
Vay đa phương chủ yếu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngânhàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trongkhu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ
Vay song phương đến từ chính phủ một nước như các nước thuộc OECD
và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duynhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
2.3 Phân loại theo loại hình đi vay (bao gồm vay hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vay thương mại):
Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Theo định nghĩa của tổ chứcHợp tác kinh tế và phát triển (OECD) hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cácchuyển khoản song phương (giữa các chính phủ) hoặc đa phương trong đó ítnhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không Vay hỗ trợ phát triển chínhthức là loại hình vay nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu tiên về lãi suất, về thờigian trả nợ và thời gian ân hạn Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấphơn nhiều so với vay thương mại Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thứcdài (có thể 10,15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài Do vậy, các nước đangphát triển thường hướng tới và vận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xâydựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng cónhững mặt trái của nó, việc cho vay hỗ trợ phát triển chính thức đôi khi kèmtheo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên
Vay thương mại: Vay thương mại khác với vay hỗ trợ phát triển chínhthức là không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn Lãi suất vay thương mại
là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường.Chính vì vậy, vay thương mại có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Việcvay thương mại của chính phủ phải được cân nhắc hết sức cẩn trọng
2.4 Phân loại theo thời hạn vay (bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn)
Vay ngắn hạn là loại vay có thời gian đáo hạn một năm trở xuống Vì thờigian đáo hạn ngắn nên khối lượng thương lượng không đáng kể, vay ngắn hạnthường không thuộc đối tượng quản lý chặt chẽ như vay dài hạn Tuy nhiên, vayngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định hệ thống ngân hàng
Vay dài hạn là những khoản vay có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồnghoặc đã gia hạn kéo dài thêm một năm tính từ ngày ký kết hợp đồng vay nợ cho
Trang 5đến hạn khoản thanh toán cuối cùng Vay dài hạn được quan tâm quản lý hơn dokhả năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia.
3 Vai trò của vay nợ nước ngoài
3.1 Vay nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư
Để thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn đầu tư củacác nước đang phát triển rất lớn, vượt qua khả năng của nền kinh tế Vay nợnước ngoài là nguồn tài trợ đầu tư bổ sung phổ biến của các nước có nền kinh tếthị trường trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Nhiều nước trong
số này, khi đã đạt đến trình độ phát triển cao, lại trở thành các nước cho vay vốnlớn, chẳng hạn như Nhật Bản Nợ nước ngoài cũng có thể làm thay đổi cơ cấunền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn, tạo đà cho nền kinh tếphát triển
Nguồn vốn vay nước ngoài là nguồn lực bổ sung để phát triển kinh tế khisản xuất trong nước chỉ đủ để duy trì mức tiêu dùng thấp Với việc đi vay nướcngoài, một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểmhiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và nhờ vậy, có thể đạt được
tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép.Cái giá phải trả của việc này là sự giảm sút nguồn đầu tư, cũng là nguồn lực tăngtrưởng trong tương lai, khi mà quốc gia sẽ phải trả lãi nợ nước ngoài và vốn gốc.Như vậy, đối với các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng nguồn vốn vay nướcngoài về bản chất là vấn đề cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với tiêu dùngtrong tương lai Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu quả nếu nó đảm bảokhông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng của các thế hệ tương lai
3.2 Vay nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý
Bên cạnh việc dùng các nguồn vốn tự có để nhập khẩu máy móc thiết bịkèm theo chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, việc vay vốn nước ngoài
bổ sung thêm nguồn vốn để nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệtiên tiến cùng với kỹ năng quản lý của nước ngoài Các dự án đầu tư đã gópphần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khácchuyển đổi theo, tạo ra một lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiêntiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế Cùng với các dự án đầu
tư là việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài Các dự
án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng caocho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, các địa phương, góp phần nângcao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung
3.3 Vay nợ nước ngoài ổn định tiêu dùng trong nước
Khi có những cơn sốc đột ngột giáng vào nền kinh tế, sản lượng bị thiếuhụt năng nề và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chẳng hạn,
Trang 6những đợt thiên tai liên tiếp dẫn đến ngành nông nghiệp bị mất mùa lớn; khủnghoảng tài chính khu vực khiến cho nền kinh tế bị thiệt hại nặng Trong nhữngtrường hợp như vậy, bên cạnh các khoản viện trợ khẩn cấp, các khoản vay nợnước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định tiêu dùng trong nướctrong ngắn hạn, trong khi nền kinh tế dần được phục hồi.
3.4 Vay nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán có thể tạm thời bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạmthời trong thương mại quốc tế Chẳng hạn khi giá hàng xuất khẩu các sản phẩmcủa một nước bị giảm sút so với giá hàng nhập khẩu, nước đó cũng có thể sửdụng biện pháp vay nợ nước ngoài để duy trì tiêu dùng trong ngắn hạn Tuynhiên, giải pháp này thường có rủi ro cao, vì không có gì chắc chắn rằng cácnước đi vay sẽ có được thu nhập khá hơn khi đến hạn phải trả nợ Thêm vào đó,các khoản vay nợ để bù đắp cán cân thương mại thường là ngắn hạn
Các nước đang phát triển cũng sử dụng hình thức đi vay tín dụng thươngmại ngắn hạn để tham gia vào thương mại quốc tế với nguồn vốn ngoại tệ ít ỏi.Bằng cách nhận tín dụng thương mại của đối tác, nước đi vay sẽ tránh được việcphải huy động nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để thanh toán cho các khoản nhậpkhẩu hàng hóa, các chi phí xuất khẩu hoặc chi phí vận tải Song, tín dụng thươngmại ngắn hạn đương nhiên có mức lãi suất cao tương ứng mà nước đi vay phảigánh chịu
Tác động của vay nợ nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội các nướcđang phát triển là rất rõ Tuy nhiên việc sử dụng giải pháp vay nợ nước ngoàiluôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếmtrường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảngtài chính và kinh tế suy thoái Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nềnkinh tế đang phát triển rất khác nhau, tùy thuộc vào môi trường chính sách củacác nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ.Song không phải tất cả các Chính phủ đều nhận thức được và có đủ khả năng thểchế, khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý vốn vaynước ngoài của khối kinh tế tư nhân Chẳng hạn, nhiều nước châu Mỹ La-tinhnhư Mêhicô, Achentina, Chilê đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọngvới những bước thụt lùi đáng kể trong phát triển do hậu quả của cuộc khủnghoảng nợ nước ngoài trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Cuộc khủng hoảng tàichính ở Châu Á trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là một ví dụ tương tự Do lệthuộc quá lớn và nguồn vốn vay nước ngoài, nhiều nước đang phát triển nhưThái Lan, Indonexia đã rơi vào tình trạng hệ thống tài chính mất cân đối nghiêmtrọng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế với sự phá sản đồng loạt của các thể chế tàichính và các công ty
Trang 7Phần 2 KINH NGHIỆM VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1 Châu Mỹ La tinh, Khu vực Đông Á cuối thập kỷ 90
1.1 Chiến lược vay nợ và khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ latinh trong những năm 1980-90
Trước cuộc khủng hoảng, châu Mỹ latinh đã đạt tới trình độ phát triểnkinh tế cao hơn nhiều so với Châu Á hoặc Châu Phi Thời kỳ 1950-1970, nhiềunước Mỹ latinh như Braxin, Mêhicô, Achentina và Vênêduêla đã đạt được tốc
độ tăng trưởng cao liên tục, và khi đó các nước này từng được đánh giá là “cácnước công nghiệp mới” (NICs) Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ vàonăm 1982 và kéo dài trong những năm sau đó đã khiến cho các nước này khôngthể trở thành NICs Không chỉ như vậy, suốt cả thập kỷ sau đó, nền kinh tế MỹLatinh rơi vào tình trạng suy thoái
Khủng hoảng nợ ở châu Mỹ Latinh chủ yếu liên quan đến việc quản lývay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân Là những nền kinh tế tăng trưởngnhanh, các nước Mỹ La tinh từng là điểm đến mong đợi của vốn vay nướcngoài Các biện pháp cải cách nền tài chính theo hướng tự do hóa cũng là yếu tốkhuyến khích các công ty trong nước vay nợ Giữa thập kỷ 70, nhiều nước MỹLatinh bao gồm Chi lê, Urugoay, Achentina, bắt đầu cải cách kinh tế theo hướng
tự do hóa thương mại, tự do hóa thị trường tài chính trong nước và chu chuyểnvốn, tư nhân hóa công nghiệp công cộng Việc kiểm soát ngoại tệ, kiểm soát chuchuyển vốn và các hạn chế khác được bãi bỏ Chẳng hạn, Achentina giảm mức
dự trữ bắt buộc xuống con 45% và cho phép các ngân hàng tự do quyết định lãisuất Chi lê, Urugoay và Achentina đều bãi bỏ các hạn chế đối với việc chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài và cho phép tư nhân tự đo đàm phán vay vốn nướcngoài Kết quả của việc tự do hóa chu chuyển vốn là các nhà đầu tư trong nước
có khả năng tiếp cận vốn vay nước ngoài một cách không hạn chế
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1982, nợ nước ngoài của các nước MỹLatinh tăng với tốc độ 20,4% mỗi năm Tổng nợ của các nước này tăng từ 75%
tỷ đôla năm 1975 lên thành 314 tỷ năm 1983, tương đương với 50% GDP của cảkhu vực Tổng nợ phải thanh toán (bao gồm lãi và vốn gốc đến hạn) còn tăngnhanh hơn, đạt mức 66 tỷ đô la vào năm 1982, trong khi chỉ có 12 tỷ đô la vàonăm 1975
Nhu cầu thanh toán nợ bằng ngoại tệ một lần nữa làm trầm trọng thêm sựthiếu hụt cán cân thanh toán Trong khi nợ phải thanh toán hàng năm tăng 24%thì xuất khẩu chỉ tăng 12% Nguyên nhân chính là cho đến thời gian này, chiến
Trang 8lược phát triển kinh tế chủ yếu của các nước Mỹ Latinh vẫn nặng về thay thếnhập khẩu Khoảng cách giữa thu nhập từ xuất khẩu và nhu cầu chi trả nợ hàngnăm ngày càng lớn dần
Để đối phó với sự thâm hụt cán cân thanh toán, các nước Mỹ Latinh đivay nhiều hơn Cho đến tận khi khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 1982, chuchuyển vốn ròng rót vào các nước này vẫn tăng 17-20% mỗi năm Do dòng vốnrót vào lớn, tỷ giá hối đoái thực tế vẫn cao Thêm vào đó, nhiều nước Mỹ latinhchủ ý giữ giá đồng nội tệ như một biện pháp chống lạm phát Tỷ giá hối đoáiliên tục tăng đến tận cuối thập kỷ 70, trong khi lãi suất quốc tế danh nghĩa thời
kỳ này tương đối thấp do các nước OPEC xuất khẩu dầu mỏ thừa rất nhiều vốncho vay, nên trên thực tế lãi suất vay vốn nước ngoài ở các nước Mỹ Latinh trởthành âm Tình hình này càng khuyến khích cả Chính phủ và tư nhân vay nợnhiều hơn
Khủng hoảng vay nợ ở các nước Mỹ Latinh chủ yếu liên quan đến chínhsách quản lỷ nợ của tư nhân với các ngân hàng thương mại nước ngoài, song nóxuất phát từ những mất cân đối về thương mại và tài khóa tích tụ trong nhiềunăm trước đó và có sự tham gia tích cực của Chính phủ thông qua các chínhsách kinh tế vĩ mô Châu Mỹ Latinh đã trải qua cuộc khủng hoảng nợ nướcngoài bùng nổ vào năm 1982 và kéo dài trong những năm sau đó khiến cho nềnkinh tế khu vực rơi vào tình trạng suy thoái
Năm 1982, khủng hoảng nợ bùng nổ, bắt đầu bằng việc Mêhicô tuyên bốkhông thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán Khác với nhiều nước Mỹ Latinh,Mêhicô là nước xuất khẩu dầu mỏ và được lợi rất nhiều từ việc giá dầu tăng vọt.Trong khoảng từ năm 1976 đến năm 1981, doanh thu từ xuất khẩu dầu hàngnăm của Mêhicô tăng từ 600 triệu đô la lên 14 tỷ đô la Tuy nhiên, cùng lúc đónhập khẩu tăng 30% mỗi năm, tạo nên lượng thâm hụt cán cân thanh toán 12,5
tỷ đô la vào năm 1981 Để tài trợ cho sự thâm hụt này, cả khu vực công lẫn khuvực tư nhân ở Mê hi cô đều đi vay nước ngoài, phần lớn là vay ngắn hạn Khigiá dầu tăng vọt lần thứ hai vào năm 1979, Mỹ và các nước OECD phản ứngbằng cách tăng lãi suất và thắt chặt tiền tệ Song, chính phủ Mê hi cô vẫn tiếptục tăng chi tiêu công cộng tài trợ bằng vốn vay vì cho rằng lãi suất tăng là hiệntượng ngắn hạn, trong khi giá dầu tăng là xu hướng dài hạn
Tuy nhiên, năm 1981, giá dầu đứng dần do nền kinh tế Mỹ suy thoái vànhu cầu về dầu mỏ giảm mạnh, song lãi suất vẫn đứng ở mức cao gần mức đỉnhđiểm 19% của năm 1980 Khi những dấu hiệu khủng hoảng đã lộ rõ, khối kinh
tế tư nhân lập tực chuyển tài sản ra nước ngoài khiến Mê hi cô lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng Chính phủ Mê hi cô phải tăng cường kiểm soát nhập khẩu,
Trang 9cắt giảm chi tiêu và phá giá đồng pê sô đến 80%, tuy nhiên vẫn không cứu vãnđược tình thế Đến tháng 8/1982, chính phủ buộc tuyên bố không có khả năngtrả nợ Mỹ, các nước OECD và IMF phải quyết định cho Chính phủ Mê hi côvay khẩn cấp 190 triệu USD cùng với một số khoản tài trợ ngắn hạn khác đểgiúp nước này không phải tuyên bố phá sản trong thời gian thực hiện cơ cấu lạinợ.
Sau sự kiện này, hầu hết các ngân hàng thương mại đều dừng ngay việccho vay đối với các nước Mỹ Latinh Tình trạng nợ trở nên trầm trọng thêm do
“chảy máu vốn” Dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài từ các nước Mỹ Latinhlên đến 151 tỷ USD trong giai đoạn 1973-85, bằng 40% tổng nợ của các nướcnày Tình trạng bất công xã hội trầm trọng thêm, do người dân nghèo phải chịuchế độ tài chính thắt lung buộc bụng của Chính phủ để trả nợ cho các ngân hàngnước ngoài, trong khi các ngân hàng này lại trả lãi cho những người Mỹ Latinhgiàu có có tài sản gửi ở các ngân hàng này
Dòng vốn chảy ra nước ngoài đầu những năm 80 làm giảm tỷ giá hối đoái
ở Mê hi cô, Braxin, Chi lê và Achentina, do đó làm tăng lãi suất thực tế ở nhữngnước này Các ngân hàng bắt đầu đòi nợ Số lãi nợ không trả được lại được cácngân hàng cộng vào vốn gốc Cứ như vậy, lượng lãi nợ phải thanh toán của cácnước Mỹ Latinh tăng vọt Vào năm 1984, lãi nợ phải trả bằng 5% GNP của toànkhu vực
Để trả nợ, các nước Mỹ Latinh đã phải trải qua một quá trình điều chỉnhnền kinh tế lâu dài và đau đớn Từ chỗ thâm hụt cán cân thương mại 2 tỷ đô lavào năm 1981, các nước này đã chuyển sang “dư thừa” cán cân thương mại ởmức 31 tỷ đô la vào năm 1983 mà phần lớn lượng “dư thừa” này là tiền trả lãi
nợ Các nước này cũng phải chuyển sang chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ,trong nhiều trường hợp nhà nước phải đứng ra trả những món nợ khổng lồ tưnhân Trong các năm 1982-85 các nước Mỹ latinh trở thành những nhà xuấtkhẩu vốn với 106 tỷ đôla chuyển ra nước ngoài để trả lãi nợ Ngay cả như vậy,các nước Mỹ Latinh cũng không thể trả hết khối lượng nợ tích tụ trong mấychục năm
Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latinh là sựsuy thoái kinh tế kéo dài Biểu đồ cho thấy, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều rơivào tình trạng sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ tăng trưởng trong thập kỷ 1980-90.Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của khu vực này trong giai đoạn 1980-85chỉ đạt 2,3%, còn GDP tính trên đầu người giảm dần 9% mỗi năm Một vài nước
Mỹ latinh như Achentina, Pê ru có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm âm
Trang 10Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latinh để lại những bài học đắt giá về sửdụng nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó có nguồn vốn ODA Khủng hoảng làđỉnh cao của những mất cân đối tích tụ trong nhiều năm, do chính sách kinh tếdựa quá nhiều vào nguồn vốn vay nước ngoài và buông lỏng quản lý nguồn vốnnày Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế ở các nước Mỹ Latinh giai đoạn 1960-70được tài trợ bằng cách đi vay, một nửa là vay ODA Đồng thời, quá nhiều vốnvay đã được sử dụng để bù đắp các khoản tiêu dùng và đầu tư kém hiệu quả củaChính phủ và khối kinh tế công cộng Các Chính phủ cũng thiếu sự quan tâmcần thiết đốt với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt với lạm phát và quản lý nợ
1.2 Sử dụng vốn vay nước ngoài và khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Á cuối thập kỷ 90
Khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lanrồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, các trung tâm tiền tệ lớn và giá
cả của một số nước Châu Á, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc là những nước bịảnh hưởng nhiều nhất Một số nước khác như Hongkong, Malaysia, Philippinescũng bị ảnh hưởng Các nước ít bị ảnh hưởng hơn là Trung Quốc, Đài Loan,Singapore và Việt Nam Nhật Bản, một nước có nền kinh tế lớn gấp đôi tất cảcác nền kinh tế Châu Á cộng lại cũng phải trải qua những khó khăn do khủnghoảng Cuộc khủng hoảng Đông Á cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh
tế Mỹ, Braxin và Nga
Trang 11Liên tục từ cuối thập niên 80 cho đến đầu thập niên 90 nhiều nước trongkhu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc có tỷ lệtăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 8-12% tổng sản lượng nội địa Thành quả này
đã được nói đến như “ sự thần kỳ Châu Á”
Cho đến năm 1997, Châu Á đã thu hút gần một nửa tổng luồng tiền nướcngoài đầu tư vào các nước đang phát triển Việc các nước Châu Á duy trì mứclợi tức cao đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài Kết quả là nhiềunước đã nhận được một khối lượng lớn luồng tiền đầu tư và giá tài sản tăng vọt.Thiếu hụt trong tài khoản vãng lai tư nhân ở các nước như Thái lan, Indonesia,Hàn Quốc của việc duy trì tỷ giá cố định đã khuyến khích các nước này vay nợnước ngoài Kết quả dẫn đến sự lệ thuộc lớn và rủi ro hối đoái của cả hai lĩnhvực: tài chính và doanh nghiệp
Đến giữa thập niên 90, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi, Ngân hàng Dựtrữ Liên bang Mỹ bắt đầu nâng tỷ lệ lãi suất để ngăn chặn lạm phát Việc tănglãi suất đã thu hút luồng tiền đầu tư vào Mỹ, đồng đô la tăng giá, trong khi cácnước Đông Nam Á vẫn cố định đồng tiền của mình vào đô la Mỹ Hậu quả làxuất khẩu của các nước Đông Nam Á trở nên kém hấp dẫn, làm giảm tỷ lệ tăngtrưởng xuất khẩu của họ và cán cân tài khoản vãng lai xấu đi
Năm 1996, đồng bath Thái bị sụt giá ở mức kỷ lục 56 bath/1 đôla Thịtrường chứng khoán Thái Lan giảm giá 75% vào năm 1997, công ty tài chínhlớn nhất ở Thái Lan- Finance One bị phá sản Đồng peso của Philippines cũngsụt giá nghiêm trọng từ 26 peso/1 đôla xuống 38 rồi 40 vào cuối đợt khủnghoảng Do hệ thống ngân hàng phải gánh chịu một khối lượng lớn nợ xấu vì đầu
tư ào ạt cho các tập đoàn lớn Đồng Won sụt giá từ 100 xuống 1700 trên 1 đôla.Indonesia có tỷ lệ lạm phát thấp, thặng dư cán cân ngoại thương, tuy nhiên cáccông ty Indonesia vay một lượng lớn bằng USD Sau khi khủng hoảng xảy ravới các nước trong khu vực, đồng rupiah bắt đầu sụt giá, thị trường chứng khoánIndonesia suy giảm nhanh chóng Trong thời gian khủng hoảng, tỷ giá củarupiad sụt xuống còn 18.000 rupiah/ 1 đô la (trước đó là 1.800/ 1 đô la)
Tăng trưởng kinh tế của các nước rơi vào khủng hoảng bị ảnh hưởngnghiêm trọng Tỷ lệ tăng trường GDP của Hàn Quốc năm 1996 là 7,1% năm
1997 giảm xuống 5,5% và năm 1998 rớt xuống -7,7% Tình hình kinh tế ở TháiLan cũng tương tự Nếu như tỷ lệ tăng trưởng năm 1996 là 5,5%, năm 1997 rớtxuống -0,4% và năm 1998 rớt xuống -7% Tình hình kinh tế của Indonesia còntrầm trọng hơn, tỷ lệ tăng trưởng năm 1996 là 8,2%, năm 1997 giảm xuống 2%
và năm 1998 rớt xuống -16%
Trang 12Ngay sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, các phương tiện thông tin đã tậptrung vào vai trò của tự do hóa thị trường tài chính, việc mở cửa cho các dòngđầu tư tài chính toàn cầu và thất bại của thị trường và coi đó là nguyên nhânchính dẫn đến khủng khoảng Người ta cho rằng các nhà đầu tư đã dựa vàothông tin tích cực nhưng không đầy đủ và đã đầu tư quá nhiều vào một số lĩnhvực, sau đó lại dựa vào thông tin tiêu cực nhưng không đầy đủ đột ngột quyếtđịnh rút vốn ra khỏi một số nước.
Tuy nhiên, sau khi nhìn nhận các vấn đề một cách rõ ràng hơn người tathấy có những nguyên nhân sâu xa hơn việc tự do hóa thị trường tài chính.Nhiều nhà kinh tế học tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng Châu Á được tạo rakhông phải do tâm lý thị trường mà do các chính sách kinh tế vĩ mô bóp méothông tin, dẫn đến tính bất ổn và hấp dẫn các nhà đầu cơ “ Tâm lý bầy đàn” ởđây được coi là hậu quả của việc các nhà đầu cơ hành xử hợp lý trong việc suyxét chính sách tiền tệ của Chính phủ (chính sách bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định)
mà họ cho là không hợp lý và không thể duy trì lâu được
Nói về khủng hoảng tài chính ở Đông Á trong thập niên 90 phải lưu ýrằng những bài học thành công của các nước Đông Á hầu như còn nguyên vẹn
và vẫn tiếp tục phát huy sau giai đoạn điều chỉnh thích hợp Ngoài ra, mặc dù rơivào khủng hoảng nhưng tình hình tài chính ở Đông Á vẫn lành mạnh hơn nhiều
so với Mỹ latinh Nếu như trong thời gian khủng hoảng, nhiều nước ở châu MỹLatinh có tỷ lệ nợ nước ngoài lên tới 300% hoặc cao hơn so với thu nhập từ xuấtkhẩu, thì ở Đông Á chỉ có Indonesia là có mức nợ nước ngoài cao đến mức đó,còn hầu hết các nước khủng hoảng khác có tỷ lệ nước ngoài thấp nhiều hơn
2 Bài học vay nợ của Nga và Dubai
2.1 Thực trạng và các giải pháp trả vay nợ nước ngoài của Nga
Vào những năm cuối thế kỷ XX, tình hình kinh tế chính trị xã hội ở Nga
có nhiều bất ổn Đó là sự sụp đổ hệ thống chính trị cũ, hệ thống chính trị mớichưa hình thành, Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo đất nước, nhiều đảng pháichính trị mọc lên Quyền lực nhà nước hoàn toàn bị tê liệt, các nhóm tài phiệtkiểm soát toàn bộ nền kinh tế và bộ máy chính trị Một bộ máy lãnh đạo không
có uy tín ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nội chiến tái bùng phát dữ dội ởChe-xnhi-a Vay nợ nước ngoài của Nga ở thời điểm cuối năm 1998 ở 183,6 tỷUSD Báo chí phương Tây lúc đó nói rằng “với số nợ nước ngoài khổng lồ nhưvậy, ngay đến lãi suất của các khoản nợ này Nga cũng khó có thể trả nổi”, hàngchục triệu người dân Nga bị đẩy và cảnh khốn cùng Từng là bộ phận trụ cột củasiêu cường thế giới trước đây, Nga đã bị trượt xuống hạng các quốc gia đangphát triển- một vị thế yếu kém và mờ nhạt trên trường quốc tế