Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 4
1.1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ 4
1.1.1 Định nghĩa tỷ giá 4
1.1.2 Phân loại tỷ giá 5
1.1.2.1 Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá 5
1.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 5
1.1.3 Các phương pháp yết tỷ giá 6
1.1.3.3 Yết tỷ giá trong thực tế 7
1.1.4 Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng 7
1.2 Rủi ro tỷ giá 8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 8
1.2.2 Trạng thái ngoại tệ 10
1.2.2.1 Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ 10
1.2.2.2 Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ 11
1.3 Các công cụ phái sinh tiền tệ 14
1.3.1 Khái niệm 14
1.3.2 Các công cụ phái sinh tiền tệ 15
1.3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn 15
1.3.2.2 Hợp đồng tương lai 24
Trang 21.3.2.3 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ 271.3.2.4 Hợp đồng quyền chọn tiền tệ 31CHƯƠNG II 36
2.1 THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ 36
2.1.1 Diễn biến tỷ giá của đồng USD từ 2005 – 2010 362.1.2 Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ 412.1.2.1 Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 412.1.2.2 Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 442.2 THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 48
2.2.1 Diễn biến tỷ giá của đồng EUR từ 2006 – 2010 482.2.2 Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Châu Âu 522.2.2.1 Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 522.2.2.2 Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 532.3 THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 54
2.3.1 Diễn biến tỷ giá của đồng JPY từ 2006 – 2010 542.3.2 Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Nhật Bản 582.3.2.1 Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 58
Trang 43.2.3.3 Về doanh số giao dịch 81
3.2.3.4 Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) 81
3.2.4 Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỉ giá ở Việt Nam 84
3.2.4.1 Nguyên nhân 84
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 86
3.3.1.Với NHNN -
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây tỷ giá biến động bất ổn dẫn đến rủi ro tỷ giá màcác doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư gặp phải luôn ở mức cao Đặcbiệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quảnặng nề với sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn Điều này khiếnđồng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY biến động mạnh, gây ranhiều rủi ro, khiến cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư và các doanh nghiệptổn thất nhiều chi phí Vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá trở nên cấpthiết và được tất cả mọi chủ thể tham gia thị trường tài chính quan tâm Trước tìnhhình đó, công cụ phái sinh tiền tệ đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việchạn chế những thua lỗ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của cácchủ thể Doanh số giao dịch trên thị trường tập trung cũng như thị trương OTC trêntoàn thế giới liên tục tăng qua các năm Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiệp vụ nàychỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và mới chỉ được áp dụng ở một sốNHTM lớn, trong khi rủi ro tỷ giá ngày càng tăng cao, và xuất hiện với tất cả mọichủ thể Do vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thếgiới, từ đó góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam,
tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việcphòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm choViệt Nam”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Để tìm hiểu tốt việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủiro tỷ giá khóa luận cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
Trang 7Thứ nhất, phải hiểu rõ rủi ro tỷ giá là gì, các nhân tố tác động và nguyênnhân dẫn đến rủi ro tỷ giá Bên cạnh đó phải tìm hiểu rõ từng loại công cụ pháisinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro của từng loại công cụ.
Thứ hai, tìm hiểu về diễn biến tỷ giá và tình hình sử dụng công cụ phái sinhtiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại một số thị trường tiêu biểu trên thế giới.Trên cơ sở đó tìm ra những bài học kinh nghiệm cho thị trường Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường việc ứng dụng công cụphái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Việt Nam, đặc biệttrong hoàn cảnh Chính phủ có nhiều biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hốivà tình hình các thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lenin vềduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đồng thời khóa luận còn áp dụng cácphương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp phân tích, tổng hợp, phươngpháp thống kê, phương pháp so sánh…
Nguồn số liệu trong khóa luận lấy từ báo cáo hàng năm của các Ngân hàngTrung ương trên thế giới, cũng như số liệu thống kê của các tổ chức như IMF,Bloomberg Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số dữ liệu từ báo cáo thường niêncủa NHNN và từ một số tạp chí, trang web.
4 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Bên cạnh Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục tài liệutham khảo, Kết luận thì khóa luận có kết cấu ba chương.
Chương I: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ
Trong chương I, tác giả đi sâu vào phân tích tỷ giá, rủi ro tỷ giá và các nhântố tác động đến rủi ro tỷ giá Trên cơ sở đó, nghiên cứu các công cụ phái sinh tiềntệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của từng loại công cụ.
Trang 8Chương II: Thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi rotỷ giá trên thế giới
Dựa trên việc phân tích rủi ro tỷ giá và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá củatừng loại công cụ phái sinh tiền tệ ở chương I, chương II đi sâu phân tích thựctrạng biến động tỷ giá và tình hình ứng dụng từng loại công cụ phái sinh tiền tệ tạicác thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro tỷgiá bằng các công cụ phái sinh tiền tệ
Thông qua việc tìm hiểu diễn biến tỷ giá của VNĐ và thực trạng áp dụng cáccông cụ phái sinh tiền tệ tại thị trường Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp vàkiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa việc ứng dụng công cụ phái sinh tiềntệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hạn chế về năng lực, trinh độ cũng nhưkinh nghiệm thực tiễn nên khóa luân chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để khóa luậnđược hoàn thiện hơn.
Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Ths NguyễnVân Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hoàn thành bài khóa luận trongsuốt thời gian qua.
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
1.1.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ1.1.1 Định nghĩa tỷ giá
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng Các quan hệ muabán, trao đổi, đầu tư,… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Thanh toángiữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền, đồng tiền này đổi lấy đồngtiền kia Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ nàygọi là tỷ giá Vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “ Tỷ giá là giá cả của mộtđồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.
Ví dụ: 1 USD = 20.000 VNĐ Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thịthông qua VNĐ và 1 USD có giá là 20.000 VNĐ1.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá,còn đồng kia đóng vai trò đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng một đơn vị.Đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cungcầu trên thị trường.
Ví dụ: Theo forex.com, tỷ giá đóng cửa ngày 01/03/2011 của cặp EUR/USDlà:
Trang 101.1.2 Phân loại tỷ giá
1.1.2.1 Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức vềgiá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuấtnhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức Ở Việt Nam,tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biênđộ cho phép.
Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, doquan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
Tỷ giá cố đinh: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ daođộng hẹp Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTWbuộc phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thayđổi.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệcung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
Tỳ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hànhcan thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế
1.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang mua vàođồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang bán ra đồngtiền yết giá.
Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thảo thuận hôm nay, nhưng việc thanhtoán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo ( nếu không có thỏa thuận khácthì thường là ngày làm việc thứ hai).
Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanhtoán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.
Trang 11Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trongngày
Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịchtrong ngày Thông thường, ngân hàn không công bố tỳ giá của tất cả các hợp đồngđã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa Đây là một chỉ tiêu chủyết về tình hình biến động tỳ giá trong ngày Cần chú ý tỳ giá đóng cửa ngày hômnay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.
Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba(còn gọi là đồng tiền trung gian).
1.1.3 Các phương pháp yết tỷ giá
Trên thế giới có rất nhiều đồng tiền khác nhau Chúng đều là tiền, nhưng xéttừ góc độ một quốc gia, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trò là tiền tệ, còn các đồngtiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa Chính vì vậy, xét từ góc độ quốcgia, ta có hai phương pháp yết tỷ giá là: Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.
Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp quy định giá ngoại tệ được bộc lộ trựctiếp bằng tiền Khi đó ngoại tệ là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định bằng một;còn nội tệ là đồng tiền định giá Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở hầu hếtcác nước trừ Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO
Ví dụ: Ngày 01/03/2011, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giágiữa USD và VNĐ như sau: USD/VND = 20.865/20.875 Với phương pháp côngbố tỳ giá như vậy, giá của ngoại tệ USD được bộc lộ trực tiếp bằng VND Tỷ giámua vào USD là 20.865 VND, tỷ giá bán ra USD là 20.875 VND
Yết tỷ giá gián tiếp: là phương pháp quy định giá không bộc lộ trực tiếpbằng tiền Để biết được giá ngoại tệ, chúng ta phải tính toán suy đoán mới ra Lúcnày, ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn nội tệ đóng vai trò là đồng tiềnđịnh giá Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO áp dụng phương phápnày
Trang 12Ví dụ: Ngày 05/03/2011, Reuters công bố tỷ giá giữa USD và JPY như sau:USD/JPY = 80.8200/80.8800 Từ cách yết giá USD gián tiếp trên, ta thấy mộtUSD mua được 80.8200 JPY, và bán 80.8800 JPY thu được 1 USD.
Tỷ giá mua JPY = 1/ 80.8800 USD = 0.012364 USD.Tỷ giá bán JPY = 1/ 0.7113 USD = 0.012373 USD.1.1.3.3 Yết tỷ giá trong thực tế
Với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, trên thị trường Interbank các tỷ giáđều được yết với USD Trong đó USD đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5đồng tiền là GBP, AUD, NZD, EUR và SDR; đóng vai trò là đồng tiền yết giá đốivới tất cả các đồng tiền còn lại.
Chính vì vậy, khi niêm yết tỷ giá, các NHTM và các tổ chức tài chính khôngthể hiện USD mà vẫn không có sự nhầm lẫn
1.1.4 Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng
Trong chế độ tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định bởi các lực lượng cung cầutrên thị trường ngoại hối Do đó, những nhân tố làm cho tỷ giá biến động, cũngchính là những nhân tố tác động lên cung cầu tiền tệ Cụ thể, công thức tính cungvà cầu ngoại tệ được xác định như sau
Công thức tính cầu ngoại tệD = P* MQ = P/E MQTrong đó:
D là cầu ngoại tệ
P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệP là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệMQ là khối lượng cầu nhập khẩu nội tệCông thức tính cung ngoại tệ
S = D/E = P/E XQ Trong đó:
Trang 13S là cung nội tệ
E là tỷ giá nội tệ và ngoại tệ
P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Từ công thức tính cung và cầu ngoại tệ ta thấy những nhân tố tác động lêncung cầu đồng tiền của một quốc gia được phản ánh trong cán cân thanh toán quốctế của quốc gia đó Những hạng mục trong cán cân thanh toán phản ánh các dòngchu chuyển tiền tệ giữa các quốc gia Do đó, việc giải thích các nhân tố làm biếnđộng tỷ giá dựa trên các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế nhấn mạnh cácdòng chu chuyển tiền tệ (tức là khối lượng tiền được giao dịch trong một thời kỳnhất định) phát sinh do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá bao gồm
Điều kiện thương mại và khối lượng thương mại: khi điều kiện thương mạicủa một nước được cải thiện sẽ làm cho đồng tiền nước này lên giá.
Lạm phát: nếu một nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các nước khác thìđồng tiền nước này giảm giá Nếu tỷ lệ lạm phát giữa hai nước là như nhau thì tỷgiá giữ nguyên không thay đổi.
Dịch vụ, thu nhập và chuyển tiền một chiều: với các nhân tố khác khôngthay đổi, nếu một nước có xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn nhập khẩu dịch vụ thì đồngtiền nước này lên giá.
Đồng tiền của một quốc gia có xu hướng lên giá nếu lãi suất và lợi nhuận dựtính của nước này tăng so với nước khác.
Kiểm soát của chính phủ và yếu tố kỳ vọng.1.2.Rủi ro tỷ giá
1.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá
Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốncủa con người.
Trang 14Rủi ro tỷ giá là những rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá một đồng tiền so vớiđồng tiền khác (Bent Flyvbjerg, Nils Bruzelius, và Werner Rothengatter, 2003)
Thông thường có ba loại rủi ro tỷ giá: rủi ro chuyển đổi, rủi ro giao dịch, vàrủi ro kinh tế2.
1.2.1.1 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch xảy ra khi một doanh nghiệp thực hiện mua bán ngoại tệ,các tài sản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đi vay, cho vay bằng ngoại tệ Trongkhoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán, tỷ giá hối đoái có thểthay đổi dẫn đến sự thay đổi vể giá trị của tài sản, của khoản vay hoặc cho vay.
Hãy xem xét trường hợp sau Một nhà nhập khẩu người Anh và đối tác củahọ - một nhà cung cấp Hoa Kỳ ký kết một hợp đồng thanh toán Nếu nhà nhậpkhẩu trả tiền bằng đồng USD, họ có nguy cơ gặp phải rủi ro giao dịch vì phải muađồng USD để trả cho nhà cung cấp Và ngược lại, rủi ro tỷ giá sẽ thuộc về ngườicung cấp nếu đồng tiền quy định trong hợp đồng là GBP.
1.2.1.2 Rủi ro kinh tế
Rủi ro kinh tế được đo bằng sự thay đổi giá trị hiện tại của doanh nghiệp mànguyên nhân là do sự thay đổi giá trị các dòng tiền tương lai gây ra bởi sự biếnđộng không mong muốn của tỳ giá hối đoái Dòng tiền tương lai bao gồm dòngtiền từ các hợp đồng đã được ký kết và dòng tiền từ các giao dịch có thể xảy ratrong tương lai Như vậy, rủi ro kinh tế bao gồm cả rủi ro giao dịch Tuy nhiên, hailoại rủi ro này vẫn có sự khác biệt: rủi ro giao dịch tăng khi các hợp đồng được kýtăng và lượng tiền nhận được là đã biết Còn trong rủi ro kinh tế lượng tiền nàychưa chắc chắn mà chỉ là dự đoán
1.2.1.3 Rủi ro chuyển đổi
Rủi ro chuyển đổi phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính ở nước ngoàitính bằng đồng tiền nước ngoài sang đồng tiền của nước sở tại Khi một công ty
2 Viktor Popov and Yann Stutzmann (2003), How is foreign exchange risk managed?, tr 14-15
Trang 15thống nhất kết quả của tất cả các chi nhánh nước ngoài để trình bày một báo cáocuối cùng cho các cổ đông thì những con số trong báo cáo này được trình bày bằngmột loại tiền tệ Nhưng tỷ giá tại thời điểm vào sổ kế toán và thời điểm lập báo cáocuối cùng lại khác nhau Điều này dẫn đến rủi ro tỷ giá
1.2.2 Trạng thái ngoại tệ
1.2.2.1 Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ
Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làmphát sinh trạng thái ngoại tệ.
Trạng thái ngoại tệ trường: Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về mộtngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ đó.
Trạng thái ngoại tệ đoản: Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về mộtngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ đó.
Trạng thái ngoại tệ ròng: Là chênh lệch giữa tài sản có (TSC) và tài sản nợ(TSN) của một ngoại tệ tại một thời điểm Vì là trạng thái tại một thời điểm nêntrạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thờiđiểm tính toán
Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm ký hợp đồngchứ không phải tại thời điểm thanh toán Ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán giaongay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100.000 EUR tại tỷ giá EUR/USD =1.4689, thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua EUR ở trạng thái trườngvà người bán EUR ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào ngày làmviệc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại tệkỳ hạn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứkhông phải tại thời điểm thanh toán.
Trang 16Bảng 1.1: Các giao dịch phát sinh trạng thái ngoại tệ
Các giao dịch làm phát sinh trạng tháingoại tệ trường
Các giao dịch làm phát sinh trạng tháingoại tệ đoản
Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn)Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ
Thu phí dịch vụi bằng ngoại tệ
Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệTìm thấy ngoại tệ bị mất…
Bán một ngoại tệ
Chi lãi huy động vốn bằng ngoại tệChi trả phí dịch vụ bằng ngoại tệCho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệNgoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng…1.2.2.2 Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ ròng trong một thời kỳ nhất địnhNEPF(t) = LFCF(t0 - t) - SFCF(t0 - t)
Trong đó:
NEPF(t) : Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t.
LFCF(t0 - t) : Doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ trường của ngoại tệ Ftrong kỳ.
SFCF(t0 - t): Doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản của ngoại tệ F trongkỳ.
Nếu NEPF(t) > 0, thì ngoại tệ F ở trạng thái trường ròng Trạng thái này xảyra khi doanh số các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ lớn hơn doanh số cácgiao dịch làm giảm quyền sở hữu ngoại tệ Với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệđóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò đông tiền định giá, thì khi tỷgiá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối.
Nếu NEPF(t) < 0, thì ngoại tệ F ở trạng thái đoản ròng Trạng thái này xảy rakhi doanh số các giao dịch làm giảm quyền sở hữu ngoại tệ lớn hơn doanh số cácgiao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ Với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệ
Trang 17đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò đông tiền định giá, thì khi tỷgiá giảm sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá tăng sẽ phát sinh lỗ ngoại hối.
Nếu NEPF(t) = 0, thì ngoại tệ F ở trạng thái cân bằng Ở trạng thái này doanhsố các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ bằng với doanh số các giao dịchlàm giảm quyền sở hữu ngoại tệ Mọi thay đổi của tỷ giá đều không làm phát sinhlãi hay lỗ ngoại hối.
Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối mỗingày giao dịch theo công thức
NEPF(t) = NEPF(t-1) + LFCF(t) - SFCF(t)Trong đó:
NEPF(t) : Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t.NEPF(t-1) : Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch (t-1).
LFCF(t) : Doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ trường của ngoại tệ F trongngày t.
SFCF(t): Doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản của ngoại tệ F trongngày t.
Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm tđược xác đinh bằng công thức
NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng)Trong đó:
TSCF(t) : Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t.TSNF(t) : Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.
Trang 18Bảng 1.2 Trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t
NEPF(t-1) LFCF(t) SFCF(t) NEPF(t) Rủi ro tỷ giá
Lãi khi tỷ giá tăng Lỗ khi tỷ giá giảm.
Lãi khi tỷ giá tăng Lỗ khi tỷ giá giảm.
Không phát sinh lãi và lỗ khi tỷgiá thay đổi
Vì trong số các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại hối thìhoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối là chủ yếu.Do đó, theo nghĩa hẹp người ta coi trạng thái ngoại tệ là trạng thái mua bán ngoạitệ của ngân hàng.
Trạng thái ngoại tệ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro tỷ giá.Thực tế đã chỉ ra rằng, trong kinh doanh ngoại tệ, nếu lỏng lẻo trong công tác quảnlý trạng thái ngoại tệ thì sớm hay muộn tai họa cũng sẽ xảy ra và hậu quả của nó làkhó lường Ví dụ, vào năm 1974, Ngân hàng Thương mại Herstatt của Đức - mộttrong những ngân hàng lớn nhất nước Đức với tổng tài sản lên tới 800 triệu USD –đã bị đóng cửa Nguyên nhân của sự đổ vỡ này là do Ngân hàng đã kỳ vọng vào sựlên giá của USD, nên đã dùng SGD tiến hành đầu cơ mua vào khối lượng lớnUSD Sau khi đầu cơ, giá của USD lại giảm mạnh so với SGD, khiến cho Ngânhàng bị lỗ lên tới 200 triệu USD Như vậy, hành vi đầu cơ quá mức của Ngânhàng, một mặt xuất phát từ kỳ vọng cho rằng USD sẽ tăng giá so với SGD, mặtkhác do Herstatt không có hệ thống quy chế tốt để quản lý trạng thái ngoại tệ.
Trang 19Đối với các nhà kinh doanh ngoại tệ trên thế giới, trạng thái ngoai tệ đượccoi là yếu tố quan trọng trong kinh doanh Để giảm thiểu thua lỗ có thể xảy ra, cácNHTM thường quy định một hạn mức kinh doanh ngoại tệ nhất đinh cho từng nhàkinh doanh.
1.3 Các công cụ phái sinh tiền tệ
Vài thập kỷ trở lại đây đã chứng kiến những biến động đáng kể trên thị trườngngoại hối, gây ra không ít rủi ro cho các chủ thể có liên quan đến thị trường này.Do vậy, nhu cầu tìm ra và phát triển những phương pháp để quản lý rủi ro tỷ giángày một tăng cao Để đáp ứng nhu cầu ấy, các công cụ phái sinh tiền tệ đã lầnlượt ra đời với vai trò to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, qua đó có thể đảmbảo an toàn về tài chính, ngoài ra có thể thông qua các công cụ này để kiếm lời1.3.1 Khái niệm
Công cụ phái sinh tiền tệ là những công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào(hoặc bắt nguồn từ) giá trị của tài sản cơ sở Các công cụ phái sinh tiền tệ bao gồm:hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn
Căn cứ vào mục đích tham gia thị trường ngoại hối, các thanh viên đượcchia thành ba nhóm
Những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá: thông thường họ là các công ty Họ sửdụng các công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu những rủi ro họ có thể phải đối mặt.Bằng việc sử dụng các công cụ trên nhà kinh doanh có thể được đảm bảo chắcchắn về số lượng ngoại tệ phải thanh toán hay số nội tệ nhận được, nên tránh đượcrủi ro tỷ giá
Những nhà kinh doanh chênh lệch giá: Thông thường, những nhà kinhdoanh chênh lệch giá là những ngân hàng Họ kiếm được lợi nhuận mà không phảichịu rủi ro bằng cách cùng một lúc tiến hành giao dịch tại hai hay nhiều thị trường,khai thác sự không nhất quán về tỷ giá tại những nơi đó.
Trang 20Những nhà đầu cơ: Các nhà đầu cơ sử dụng công cụ phái sinh với hy vọngkiếm được lợi nhuận thông qua việc chấp nhận rủi ro tỷ giá Cơ sở đầu cơ của họ làdự đoán xu hướng của thị trường, từ đó tiến hành các giao dịch nhằm kiếm lợinhuận.
1.3.2 Các công cụ phái sinh tiền tệ1.3.2.1 Hợp đồng kỳ hạn
a) Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số lượngtiền nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai3.Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và kháchhàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau Giao dịch kỳ hạn không diễn ra trên sởgiao dịch, mà được tiến hành thông qua điện thoại, telex, vi tính và hệ thốngSWIFT.
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn Chúng ta
định nghĩa “ Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm
cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giaongay” Như vậy, tỷ giá kỳ hạn bao gồm hai thành phần là tỷ giá giao ngay và điểm
F là tỷ giá kỳ hạn
3 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, 2006, tr80.
Trang 21S là tỷ giá giao ngay
RT là lãi suất % theo năm của đồng tiền định giáRC là lãi suất % theo năm của đồng tiền yết giát là thời hạn của hợp đồng, tính theo năm
dpy là cơ sở tinh lãi suất – số ngày trong một nămdpyT là cơ sở tính lãi suất của đồng tiền định giádpyC là cơ sở tính lãi suất của đồng tiền yết giá
Thông thường, thời hạn của các hợp đồng là tương đối ngắn so với 360 ngàyvà các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là nhỏ, nên tích RC.t là một số rất nhỏso với 1 đơn vị Do đó, mẫu số của công thức tổng quát là một số xấp xỉ 1 đơn vị,chúng ta có thể bỏ qua mà không làm thay đổi đáng kể tỷ giá kỳ hạn Công thứctổng quát trên có thể viết lại dưới dạng gần đúng như sau:
F = S + S
Trong thực tế, lãi suất của mỗi đồng tiền và tỷ giá đều được yết hai chiều.Cụ thể là, đối với lãi suất bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đối với tỷgiá giao ngay bao gồm tỷ giá giao ngay mua vào và tỷ giá giao ngay bán ra, đối vớitỷ giá kỳ hạn bao gồm tỷ giá kỳ hạn mua vào và tỷ giá kỳ hạn bán ra.
Vấn đề đặt ra là, để tính ra tỷ giá kỳ hạn mua và tỷ giá kỳ hạn bán ta phảicăn cứ vào mức lãi suất nào, lãi suất huy động hay lãi suất cho vay của đồng tiềnnào, đồng tiền định giá hay yết giá, cũng như căn cứ vào tỷ giá giao ngay mua haytỷ giá giao ngay bán Đây là một vấn đề khá phức tạp khi nghiên cứu thị trườngngoại hối kỳ hạn.
Ví dụ: Ngày 05 tháng 04, một hợp đồng kỳ hạn ba tháng (đến hạn 05/07)được ký kết giữa ngân hàng và một công ty Mục đích cung cấp hợp đồng kỳ hạncủa ngân hàng là để thu phí; điều này hàm ý, trên cơ sở các thông số của thịtrường, ngân hàng sẽ chỉ mua bán hộ cho khách hàng và không chịu bất cứ rủi ro
Trang 22nào (bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá) Vậy tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ramà ngân hàng áp dụng cho khách hàng là bao nhiêu? Biết rằng các thông số trênthị trường như sau
S(USD/VND) = 15.000/15.010RVND = 11,50 – 12,75 %/nămRUSD = 6,25 – 6,75%/năm
T = thời hạn tính theo năm = 92/360
Để hình thành công thức tổng quát tính tỷ giá kỳ hạn mua vào và tỷ giá kỳhạn bán ra, chúng ta gọi
SB là tỷ giá mua vào giao ngay, trong ví dụ này SB = 15.000SO là tỷ giá bán ra giao ngay, trong ví dụ này SO = 15.010
RTB là lãi suất huy động của đồng tiền định giá, trong ví dụ này RTB = 11,5%RTO là lãi suất cho vay của đồng tiền định giá, trong ví dụ này RTO = 12,75%RCB là lãi suất huy động của đồng tiền yết giá, trong ví dụ này RCB = 6,25%RCO là lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá, trong ví dụ này RCO = 6,75%FB là tỷ giá kỳ hạn mua vào
FO là tỷ giá kỳ hạn bán raTính tỷ giá kỳ hạn mua vào FB.
Tỷ giá kỳ hạn mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang muakỳ hạn đồng tiền yết giá Trong ví dụ này USD là đồng tiền yết giá còn VND làđồng tiền định giá Việc ngân hàng mua USD kỳ hạn 3 tháng được biểu diễn bằngluổng tiền và trạng thái ngoại hối như sau:
Ngày Các bước tiến Luồng tiền Trạng thái ngoại hối Tỷ giá áp
Trang 23hành USD VND USD VND dụng
Trạng thái cuốingày
-05/07 Thực hiện hợpđồng kỳ hạn
Trạng thái cuốingày
-Ngân hàng mua USD kỳ hạn làm phát sinh trạng thái ngoại hối trường đốivới USD và đoản với VND Ngân hàng cần phải làm triệt tiêu các trạng thái ngoạihối này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách ngay hôm nay bán giao ngay USDđể nhận VND theo tỷ giá của thị trường là SB = 15.000 Các luồng tiền và trạngthái ngoại hối được biểu diễn như sau
Ngày Các bước tiếnhành
Luồng tiền Trạng thái ngoại hối Tỷ giá ápdụng
05/04 Bán giao ngayUSD
Trạng thái cuốingày
05/07 Thực hiện hợpđồng kỳ hạn
Trạng thái cuốingày
Việc sử dụng thị trường ngoại hối giao ngay tuy triệt tiêu được các trạng tháingoại hối ròng, song lại làm phát sinh trạng thái luồng tiền ròng đối với USD vàVND Điều này có nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất Để tranh
Trang 24được rủi ro này, ngân hàng phải làm cho trạng thái các luồng tiền cân bằng thôngqua hai giao dịch trên TTTT là
Ngày 05/04 đi vay USD thời hạn 92 ngày với mức lãi suất của thị trườngRCO = 6,75%/năm.
Ngày 05/04 đi gửi VND thời hạn 92 ngày với mức lãi suất của thị trườngRTB = 11,5%/năm.
Các luồng tiền và trạng thái ngoại hối được biểu diễn như sauNgày Các bước tiến
05/07 Nhận gốc và lãiVND
+Thực hiện hợp
đồng kỳ hạn
Trả gốc và lãiUSD
Trạng thái cuốingày
Thay các ký hiệu phù hợp từ bảng trên vào công thức ta được tỷ giá kỳ hạnmua vào FB :
Trang 25FB = SB + SB
Thay các giá trị thích hợp của đầu bài vào công thức trên ta được
FB = 15000 + 15000 = 15179Công thức tỷ giá kỳ hạn gần đúng
FB = SB + SB
Tính tỷ giá kỳ hạn bán ra FO.
Tỳ giá kỳ hạn bán ra là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang bán kỳhạn đồng tiền yết giá Việc ngân hàng bán USD kỳ hạn 3 tháng được biểu diễnbằng các luồng tiền và trạng thái ngoại hối như sau
Ngày Các bước tiếnhành
Luồng tiền Trạng thái ngoại hối Tỷ giá ápdụng
Trạng thái cuốingày
05/07 Thực hiện hợpđồng kỳ hạn
Trạng thái cuốingày
Ngân hàng bán USD kỳ hạn làm phát sinh trạng thái ngoại hối đoản đối vớiUSD và trường với VND Ngân hàng cần phải làm triệt tiêu các trạng thái ngoạihối này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách ngay hôm nay bán giao ngay VNDđể nhận USD theo tỷ giá của thị trường là SO = 15.010 Các luồng tiền và trạng tháingoại hối được biểu diễn như sau
Trang 26Ngày Các bước tiếnhành
Luồng tiền Trạng thái ngoại hối Tỷ giá ápdụng
05/07 Thực hiện hợpđồng kỳ hạn
Trạng thái cuốingày
Việc sử dụng thị trường ngoại hối giao ngay tuy triệt tiêu được các trạng tháingoại hối ròng, song lại làm phát sinh trạng thái luồng tiền ròng đối với USD vàVND Điều này có nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất Để tranhđược rủi ro này, ngân hàng phải làm cho trạng thái các luồng tiền cân bằng thôngqua hai giao dịch trên TTTT là
Ngày 05/04 đi vay VND thời hạn 92 ngày với mức lãi suất của thị trườngRTO = 12,75%/năm.
Ngày 05/04 đi gửi USD thời hạn 92 ngày với mức lãi suất của thị trườngRCB = 6,25%/năm.
Các luồng tiền và trạng thái ngoại hối được biểu diễn như sauNgày Các bước tiến
Trang 27Trạng thái cuốingày
05/07 Thu gốc và lãiUSD
+Thực hiện hợpđồng kỳ hạn
Trả gốc và lãiVND
Trạng thái cuối
FO = SO + SO
Tóm lại, tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ra như sau F(USD/VND) = (15.179 – 15.255)
c) Điểm kỳ hạn
Trang 28Như đã trình bày ở trên, tỷ giá kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng với điểmkỳ hạn, do đó chúng ta có thể viết
b) Đặc điểm của hợp đồng tương lai
Trên sở giao dịch, các công ty, các cá nhân và cả các ngân hàng gửi cho nhàmôi giới hay thành viên của sở giao dịch các lệnh đặt mua hay đặt bán một sốlượng cố định ngoại hối Sau đó các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh đặtbán Một trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch bảo đảm cho cả hai bên mua
4 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, 2006, tr105.
Trang 29và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi được đối chiếu và khớp nhau sẽ chắc chắnđược thực hiện.
Những hợp đồng được duy trì đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giốngnhư các giao dịch kỳ hạn, tức là hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng đến hạn Tuynhiên, hợp đồng tương lai ít khi được nắm giữ cho đến ngày đáo hạn Phần lớn nhàđầu tư chọn cách đóng vị thế của họ bằng cách tiến hành một giao dịch ngược lạivới giao dịch ban đầu.
Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán hợpđồng tương lai phải có một tài khoản ký quỹ Họ phải gửi vào tài khoản này một sốtiền theo yêu cầu nhà môi giới vào lúc ký kết hợp đồng Vào cuối mỗi ngày giaodịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh lại để phản ánh lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư.Quá trình này gợi là điều chỉnh theo giá thị trường (marking to the market)
Ký quỹ không chỉ là thỏa thuận riêng giữa nhà môi giới và khách hàng Khigiá tương lai tăng, nhà môi giới của bên có vị thế đoản ngoại tệ phải trả tiền cho sởgiao dịch, và sở giao dịch chuyển khoản tiền này cho nhà môi giới của nhà đầu tưcó trạng thái trường ngoại tệ Tương tự, khi giá tương lai giảm, người môi giới củanhà đầu tư có trạng thái trường ngoại tệ phải trả tiền cho sở giao dịch, còn nhà môigiới của nhà đầu tư có trạng thái đoản ngoại tệ được nhận số tiền này.
Nhà đầu tư được quyền rút số tiền vượt trội so với số tiền ký quỹ ban đầu.Để đảm bảo rằng số dư trong tài khoản ký quỹ không bao giờ quá thấp, mức kýquỹ duy trì được đặt ra Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức kýquỹ duy trì, người nắm giữ hợp đồng tương lai phải bổ sung cho đủ mức ký quỹban đầu Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, người môi giới sẽ lập tứcđóng vị thế bằng cách bán tài sản cơ sở.
Để minh họa hoạt động của tài khoản ký quỹ, chúng ta xem xét ví dụ sau.Giả sử, vào thứ năm ngày 01/03, một nhà đầu tư mua một hợp đồng tương lai GBP
Trang 30với giá 1 GBP = 1,4700 USD Trị giá mỗi hợp đồng là 62.500 GBP, số tiền ký quỹban đầu và mức ký quỹ duy trì lần lượt là 2000 USD và 1500USD một hợp đồng.
Bảng 1.3 Quá trình thanh toán hàng ngày của hợp đồng tương lai GBP
Giá tươnglai($)
Lãi/lỗ hàng ngày
Lãi/lỗ tích lũy($)
Số dư tàikhoản ký quỹ
Ký quỹbổ sung
Ngày 05/03, tỷ giá tương lai của hợp đồng mua GBP giảm xuống còn GBP =1.4640 USD Giá để mua mỗi hợp đồng tương lai lúc đến hạn sẽ là 91.500 USD.So sánh với tỷ giá tương lai của ngày hôm trước, ngày thứ hai người mua sẽ lỗ91500 – 91962,50 = - 462,50 USD Khoản lỗ này được ghi vào tài khoản ký quỹcủa nhà đầu tư, do đó số dư trên tài khoản này còn 1.625 USD vẫn lớn hơn mức kýquỹ duy trì.
Ngày 06/03, tỷ giá của hợp đồng tương lai mua GBP tiếp tục giảm xuốngGBP = 1,4600 USD.Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư sẽ lỗ tiếp 91250 – 91500 = -250 USD Số dư trên tài khoản lúc này là 1.375 USD, nhỏ hơn mức ký quỹ duy trì
Trang 31là 1.500 USD Do vậy nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung cho đủ 2.000 USD Số tiềnký quỹ bổ sung là 2000 – 1375 = 625 USD.
Giống như người mua hợp đồng tương lai, tài khoản ký quỹ của người báncũng được điều chỉnh tương tự, nhưng ngược chiều với tài khoản của người mua.
c) So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Thỏa thuận giữa hai bên Mua bán trên sở giao dịch
Không được chuẩn hóa Đã được chuẩn hóa về nhiều đặc điểmChỉ có một ngày đến hạn đã thỏa thuận
từ trước
Một chuỗi ngày đến hạn Ví dụ là vàothứ Tư của tuần thứ 3 của các tháng3;6;9;12
Có giao hàng và thanh toán Hợp đồng thường xuyên được kết thúctrước hạn
Có thể mua bán tất cả các đồng tiền Hầu như chỉ mua bán các đồng tiềnchính
Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào đối tác Gần như không có rủi ro tín dụng1.3.2.3 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
a) Khái niệm hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời và bán ramột tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trịbán ra là khác nhau5.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối có thời giandài (thường từ vài năm trở lên) và lãi suất phát sinh được thanh toán định kỳ trongthời gian hiệu lực của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáohạn.
Sự khác nhau:
5 David A Dubofsky & Thomas W.Miller, Derivatives-valuation and risk management, NXB Oxford, 2006, tr 215
Trang 32208-Trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, gốc và lãi được thanh toán một lận tạithời điểm hợp đồng đến hạn, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được thanhtoán định kỳ trong khi gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đếnhạn.
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX, còn hợp đồnghoán đổi tiền tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi
b) Đặc điểm:
Là hợp đồng mua vào và bán ra một tiền tệ nhất định được ký kết đồng thờitại ngày hôm này.
Số lượng tiền tệ yết giá mua vào và bán ra là bằng nhau cho mỗi bên.
Ngày giá trị của giao dịch mua vào và ngày giá trị của giao dịch bán ra làhoàn toàn khác nhau.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ có thể là một giao dịch giao ngay và một giaodịch kỳ hạn; hoặc cả hai giao dịch đều là kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngàyhôm nay, nhưng có giá trị khác nhau
c) Hoán đổi đồng nhất và hoán đổi ghép
Hoán đổi đồng nhất là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộcmột hợp đồng hoán đổi.
Hoán đổi ghép là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợpđồng hoán đổi độc lập.
d) Tỷ giá hoán đổi
Chúng ta hãy xem xét các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi giữaVND và USD bao gồm: (i) mua VND và bán USD giao ngay; (ii) bán VND vàmua USD kỳ hạn 3 tháng, như sau
Bảng 1.4 Các luồng tiền của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Giao ngay Mua VND và bán USD giao ngay +
Trang 33-Giao kỳ hạn Bán VND và mua USD kỳ hạn 3tháng
Chúng ta thấy rằng, các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi tiền tệlà tương tự như các luồng tiền xảy ra khi đi vay VND kỳ hạn 3 tháng và cho vayUSD cũng kỳ hạn 3 tháng Do đó, tỷ giá hoán đổi phải phản ánh các mức lãi suấtkỳ hạn 3 tháng của VND và USD trên TTTT Các luồng tiền xảy ra đối với hợpđồng kỳ hạn có hướng ngược chiều với giao dich giao ngay; do đó, giống như cácgiao dịch trên TTTT, giao dịch hoán đổi tiền tệ chỉ tạo ra độ lệch thời gian của cácluồng tiền, chứ không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng.
Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi, tại đó ngân hàngyết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay vàgiao dịch kỳ hạn Như vậy, xét về bản chất thì tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn
Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay
Rõ ràng là, nếu xét về bản chất thì “tỷ giá hoán đổi” không phải là tỷ giáđích thực, mà chỉ đơn thuần là chênh lệch các tỷ giá Tuy nhiên, thuật ngữ “tỷ giáhoán đổi” được dùng phổ biến trong thực tế, vì vậy chúng ta cũng sử dụng thuậtngữ “tỷ giá hoán đổi” để phản ánh chênh lệch tỷ giá Ta có ví dụ
Tỷ giá giao ngay USD/AUD = 0,7100 USD/AUD = 0,7105Tỷ giá hoán đổi 3 tháng -0,0119 -0,0106
Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng USD/AUD = 0,6981 USD/AUD = 0,6999
Cần chú ý, do không phải tỷ giá thực, nên tỷ giá hoán đổi không có tỷ giáhoán đổi nghịch đảo.
Tỷ giá hoán đổi mua vào là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàngmua kỳ hạn đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi Trong ví dụ này, tỷ giáhoán đổi mua vào là – 0,0119 nói lên rằng tỷ giá mua AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm
Trang 34khấu trừ là 119 điểm Ngân hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0119 có nghĩa nó sẵnsàng bán giao ngay AUD và mua kỳ hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 119điểm.
Tỷ giá hoán đổi bán ra là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàngbán kỳ hạn đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi Trong ví dụ này, tỷ giá hoánđổi bán ra là – 0,0106 nói lên rằng tỷ giá bán AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm khấutrừ là 106 điểm Ngân hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0106 có nghĩa nó sẵn sàngmua giao ngay AUD và bán kỳ hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 106điểm.
Trong hợp đồng hoán đổi đồng nhất, tỷ giá giao ngay áp dụng cho vế giaongay và vế kỳ hạn là như nhau, có thể là tỷ giá giao ngay mua vào, hoặc tỷ giá giaongay bán ra, thường là tỷ giá giao ngay trung bình.
Hợp đồng hoán đổi ghép bao gồm hai giao dịch độc lập, nên tỷ giá giao ngaycho hai hợp đồng là khác nhau Nếu ngân hàng mua giao ngay và bán kỳ hạn thì ápdụng tỷ giá mua giao ngay
Các nhà kinh doanh luôn luôn yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào thấp hơn tỷgiá bán ra để đảm bảo việc giao dịch chênh lệch tỷ giá có lãi Do đó, nếu tỷ giáhoán đổi mua vào lớn hơn tỷ giá hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá sẽ có điểmkỳ hạn khấu trừ Còn nếu tỷ giá hoán đổi mua vào nhỏ hơn tỷ giá hoán đổi bán ra,thì đồng tiền yết giá sẽ có điểm kỳ hạn gia tăng.
e) Yết giá kiểu Outright và kiểu Swap
Trong thực tế, tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi được yết theo kiểuSwap, còn trong các giao dịch kỳ hạn một chiều được yết theo kiều Outright.
Tỷ giá theo kiểu Outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tình bằngmột đồng tiền kia Nó là một con số tuyệt đối, do đó ta không cần tính toán gìthêm.
Trang 35Tỷ giá theo kiểu Swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản giữa tỷgiá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng Yết giá theo kiều Swap thường đượcsử dụng trên TTLNH, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngânhàng khác.
Để thấy được sự khác nhau giữa yết tỷ giá kỳ hạn kiều Swap và kiểuOutright ta khảo sát bảng yết tỷ giá sau
Bảng1.5 Niêm yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright và kiều Swap
Yết giá theo kiểu Swap
GBP/USD 1,6640 – 50 99 – 97 178 – 275 536 – 530Yết giá theo kiểu Outright
GBP/USD 1,6640 – 50 1,6341 – 53 1,6162 – 75 1,5904 - 201.3.2.4 Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
a) Khái niệm hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người muahợp đồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiềnnhất định, tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận trước, trong một khoảng thời giannhất định6.
Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chophép người mua quyền chọn có sự lựa chọn
Hoặc là tiến hành giao dịch (thanh toán) theo tỷ giá đã thỏa thuận từ trướcnếu tỷ giá đó là có lợi cho họ.
6 Peter S.Rose, Commercial bank management, 2005
Trang 36Hoặc là để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giaodịch nào nếu họ thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn.
Mặt khác, người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nàokhác ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua mong muốn.
Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng quyềnchọn một khoản tiền nhất định gọi là phí quyền chọn.
Trong thực tế, có hai loại quyền chọn khác nhau căn cứ vào tập quán giaodịch Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào bất cứ ngày làmviệc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng Quyền chọn kiểu châu Âu chỉ chophép thực hiện quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đến hạn Để đơn giản, khóa luậnchỉ đề cập đến hợp đồng quyền cọn kiểu châu Âu.
b) Phân loại quyền chọn
Quyền chọn mua tiền tệ: là một công cụ tài chính cho phép người mua hợpđồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) mua một tiền tệ (mua tiền tệ yết giá)tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Quyền chọn bán tiền tệ: là một công cụ tài chính cho phép người mua hợpđồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) bán một tiền tệ (bán tiền tệ yết giá)tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vàovà một đồng tiền được bán ra Kết quả là, trong mỗi giao dịch quyền chọn tiền tệbao gồm cả quyền chọn mua và quyền chọn bán Ví dụ, nếu một công ty mua mộtquyền chọn mua tiền tệ USD/CHF thì đồng thời công ty cũng mua quyền chọn bánCHF Ngược lại, nếu công ty mua một quyền chọn bán tiền tệ USD/CHF thì đồngthời công ty cũng mua quyền chọn mua CHF Để thống nhất, chúng ta quy địnhquyền chọn mua hay quyền chọn bán tiền tệ là việc mua bán đồng tiền yết giá.
c) Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Trang 37Trong mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ đều có hai đối tác tham gia, đó làngười bán hợp đồng và người mua hợp đồng Cần phân biệt rõ người bán hợp đồngvà người bán tiền tệ, cũng như người mua hợp đồng với người mua tiền tệ
Người bán hợp đồng có thể là người bán hợp đồng quyền chọn bán hoặc bánhợp đồng quyền chọn mua Người bán hợp đồng, sau khi đã thu phí, có nghĩa vụsẵn sàng giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận, nếu người mua thực hiện quyênchọn của mình.
Người mua hợp đồng có thể là người mua hợp đồng quyền chọn bán hoặcmua hợp đồng quyền chọn mua Người mua hợp đồng, sau khi đã thu phí, cóquyền tiến hành quyền chọn nếu thấy có lợi, hoặc có quyền không tiến hành quyềnchọn nếu thấy bất lợi.
d) Tỷ giá quyền chọn
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn gọi là tỷ giá quyền chọn Cần lưuý rằng, tỷ giá trong các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn và tương lai là những tỷ giáđược hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường; trong khi đó, các “ tỷ giáquyền chọn”, ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là caohay thấp Do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với tỷgiá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn hay tỷ giá tương lai Nghĩa là “tỷ giá quyền chọn” cóthể bất cứ là như thế nào miễn sao người mua và người bán chấp nhận Người bánthường sẵn sàng chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn mà người mua đề nghị, nhưngáp dụng mức phí quyền chọn hợp lý để có lãi
e) Các thuật ngữ về giá trị
Nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng thực hiên quyềnchọn mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ nào thì gọi là ngang giá quyềnchọn.
Trang 38Nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyềnchọn mà có lãi thì được gọi là được giá quyền chọn, còn nếu thực hiện quyền chọnmà bị lỗ thì được gọi là giảm giá quyền chọn.
Trong thực tế, khi tỷ giá quyền chọn đúng bằng tỷ giá giao ngay thì cả quyềnchọn mua và quyền chọn bán đều ở trạng thái ngang giá quyền chọn Khi tỷ giáquyền chọn thấp hơn tỷ giá giao ngay, quyền chọn bán ở trạng thái giảm giá quyểnchọn còn quyền chọn mua ở trạng thái được giá quyền chọn Khi tỷ giá quyền chọncao hơn tỷ giá giao ngay, quyền chọn mua ở trạng thái giảm giá quyền chọn, cònquyền chọn bán ở trạng thái được giá quyền chọn Ta có bảng sau
quyền chọn mua
Hợp đồng quyền chọn bánTỷ giá quyền chọn bằng tỷ giá
Giảm giá quyền chọn Được giá quyền chọn
Ngoài ra, khi tỷ giá giao ngay khác tỷ giá kỳ hạn, các nhà kinh doanh còn sửdụng các thuật ngữ như: ngang giá quyền chọn giao ngay, ngang giá quyền chọnkỳ hạn.
f) Phí quyền chọn
Phí quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp đồng quyền chọn phải trảcho người bán Mức phí này phải là lượng tiền hợp lý, sao cho đủ để bù đắp rủi roxét từ góc độ người bán và không bị quá đắt xét từ góc độ người mua
Ví dụ: công ty A ký một hợp đồng mua quyền chọn mua 1 triệu USD tạimức tỷ giá quyền chọn là 1 USD = 1,8000 SGD Giả sử người bán hợp đồng thu
Trang 39một khoản phí quyền chọn là 25.000 SGD Nếu hợp đồng đến hạn mà không xảy ragiao dịch, thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản phí quyền chọnmà người mua trả cho người bán Như vậy thu nhập của người bán là có giới hạnvà tối đa chỉ bằng khoản phí quyền chọn thu được Nếu tỷ giá giao ngay là 1 USD= 2,2000 SGD và người mua quyết định tiến hành giao dịch thì khoản lỗ ròng màngười bán phải chịu sẽ là 375.000 SGD.
Bảng1.6 Khoản lỗ của người bán sau khi đã cộng khoản phí quyền chọn
Giao dịch Luồng tiền của người bán
Luồng tiền USD Luồng tiền SGDCông ty thực hiện quyền
Trang 402.1.1 Diễn biến tỷ giá của đồng USD từ 2005 – 2010
Ba tháng đầu tiên năm 2005, xu hướng giảm giá của đồng USD đảo ngược.Trong suốt quý I, đồng USD tăng khoảng 4,5% so với đồng EUR và đồng JPY, vàkhoảng 3 – 4% so với đồng GBP, AUD, NZD Có ba nhân tố chính giúp đồngUSD dần phục hồi, đó là sự thặng dư tài khoản vãng lai, lượng dự trữ ngoại hối ởcác nước Châu Á, và sự thay đổi về lãi suất đồng USD Sang đến quý II, do tìnhhình tăng trưởng kinh tế khả quan hơn so với dự báo trước đó, đồng USD tăngmạnh, cụ thể ở mức 6,6% so với đồng EUR Sự không chắc chắn của tăng trưởngkinh tế Nhật giai đoạn này cũng giúp đồng USD tăng 3,4% so với đồng JPY Trongquý III, tỷ giá EUR/USD được giao dịch quanh mốc 1,1900 đến 1,2550USD , Việcnâng giá đồng Nhân Dân Tệ ngày 21/07 của Trung Quốc khiến đồng USD giảmgiá so với đồng Yên Tuy nhiên tỷ giả USD/JPY nhanh chóng tăng trở lại, ở nhữngtuần cuối của quý III, đồng USD dần mạnh lên so với đồng Yên Tỷ giá trung bìnhUSD/JPY trong thời gian này là 113,51 – mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2004.Đồng USD cũng tăng giá so với nhiều đồng tiền khác, như đồng AUD, NZD vàđặc biệt là đồng GBP Ở chiều ngược lại, đồng CNY lại tăng khoảng 5% so vớiđồng USD.
Từ tháng 12 năm 2005, xu hướng tăng giá của đồng USD bắt đầu đảongược Cho đến tháng 5 năm 2006, đồng USD đã giảm giá so với nhiều đồng tiềnmạnh Nó giảm khoảng 9% so với đồng Yên và khoảng 10% so với đồng EUR và