1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc

79 1.9K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậymạnh mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biếnđổi sâu sắc Về nhiều mặt, Trung Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trongnền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng với một thực lựckinh tế không nhỏ Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương nói chung và xuấtkhẩu hàng hóa nói riêng, Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từchỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất nhập khẩu (năm 1978) đến năm2010, Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc xuất khẩu hàng đầu trên thếgiới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578 tỷ USD, chiếm gần 10% kimngạch xuất khẩu của thế giới Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của TrungQuốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thươngTrung Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặcbiệt là sau sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chứcthương mại thế giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI.

Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tựnhiên, dân cư, chế độ chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc Cũnggiống như Trung Quốc, Việt Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tớiviệc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, Việt Nam tiến hành mở cửa, đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 nămvà cho đến nay thì những thành tựu kinh tế, thành tựu phát triển ngoại thươngvẫn còn là khiêm tốn so với những thành quả to lớn của nước bạn và còn chưaxứng với tiềm năng của chính Việt Nam Vì vậy, để thành công hơn nữa trongcông cuộc phát triển ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩuhàng hóa, thì việc tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cầnthiết.

Với lý do trên, em xin được mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Chính sách khuyến

khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưathành công trong chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu của TrungQuốc trong tiến trình mở cửa và cải cách kinh tế từ năm 1979 đến nay, thamkhảo một cách có phê phán và chọn lọc những kinh nghiệm có tính khả thi,phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu

Trang 2

của đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tuơng lai.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Bản khóa luận này đi sâu nghiên cứu các chính sách khuyến khích, thúcđẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ khi mở cửa và cải cách kinh tế năm 1979đến nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoahọc: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổnghợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh.

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản khóa

luận gồm có 3 chương:

Chương I: Tổng quan về kinh tế Trung Quốc

Chương II: Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung QuốcChương III: Định hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích xuấtkhẩu của Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người

đã tận tình hướng dẫn em trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Emcũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, bạn bè, Thư viện trườngĐại học Ngoại thương, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã giúp đỡ, tạođiều kiện để khóa luận được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Phạm Thu Nga

Trang 3

Chương I

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRUNG QUỐC

I KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn nằm ở nửa phía Bắccủa Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á - Âu, phía Đông của Châu Ávà phía Tây Thái Bình Dương, có đường biên giới đất liền dài khoảng 22.000km tiếp giáp với 15 quốc gia, có vùng biển rộng lớn với tuyến bờ biển dài vàrất nhiều đảo, đường biên giới trên biển dài khoảng 18.000 km Diện tích

Với vị trí địa lý rất thuận lợi cùng với diện tích đất đai rộng lớn đã tạo racho Trung Quốc những điều kiện dễ dàng phát triển mối quan hệ kinh tế, đặcbiệt là quan hệ mậu dịch với các nước và khu vực lớn ở Châu Âu, Châu Mỹcũng như Đông Nam Á, Australia và Trung Á.

Địa hình Trung Quốc rất đa dạng bao gồm đồng bằng, gò đồi, caonguyên, bồn địa, sơn địa, hoang mạc, sa mạc xen kẽ nhau, chủ yếu là địa hìnhđồi núi, chiếm 70% diện tích đất đai trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 300m,diện tích đất trồng trọt chỉ khoảng 100 triệu ha, độ phì nhiêu khá cao.

Điều kiện khí hậu rất ưu việt nhưng tương đối khác nhau giữa các vùng,trải rộng từ Nam tới Bắc là các vùng khí hậu khác nhau: vượt nhiệt đới, nhiệtđới, á nhiệt đới, noãn ôn đới, hàn nhiệt đới Lượng mưa dồi dào, bình quânhàng năm ở Trung Quốc là 629mm Điều kiện nhiệt độ và lượng nước phânphối hợp lý tạo ra điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp, như nghề trồnglúa, trồng bông, các loại hoa quả và nghề cá.

Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phongphú, trong đó lượng tài nguyên nước đứng thứ nhất thế giới Nguồn tàinguyên năng lượng cũng rất lớn, trữ lượng than thăm dò được là 700 tỷ tấn,đứng thứ nhất thế giới Sản lượng dầu thô đứng thứ năm thế giới Tài nguyênkhoáng sản của Trung Quốc tương đối toàn diện và đồng bộ, 150 loại khoángsản được sử dụng trên thế giới đều được phát hiện ở Trung Quốc, trong đó trữlượng thăm dò được của hơn 20 loại như: than, vonfram, sitilium, đồng, chì,kẽm, vanađium, titan đứng hàng đầu thế giới Rừng của Trung Quốc cũngđứng đầu thế giới về chủng loại gỗ với hơn 2500 loại trong đó có 500 loại câyquý hiếm và 50 loại cây đặc chủng cùng nhiều loại động vật quý hiếm.

(1) Chuyên đề Kinh tế Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay tháng 2/2003, Trung tâm nghiên cứu Trung

Trang 4

2 Dân cư

Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, dân số Trung Quốc tínhđến cuối năm 2010 có 1,34 tỷ người Trung Quốc là một trong những quốcgia có mật độ dân cư cao nhất và phân bố không đồng đều; mật độ trung bình

Tiềm năng về nguồn nhân lực của Trung Quốc là rất lớn và lâu dài Sốngười trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61% tổng dân số, trong số này có60% là lao động nông nghiệp Theo tính toán của Cục điều tra dân số Mỹ, dânsố trong độ tuổi lao động của Trung Quốc năm 2010 là gần 977 triệu người,trung bình mỗi năm Trung Quốc có thêm 21 triệu người bước vào độ tuổi laođộng Nguồn nhân lực dồi dào này cùng với truyền thống lao động cần cù,sáng tạo và công tác giáo dục ở đây rất được coi trọng nên chất lượng laođộng ngày càng tăng lên Đó là tài sản vô giá và là nhân tố quan trọng trongsự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước này.

3 Đặc điểm chính trị - xã hội

Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày01/10/1949 Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Đảng cộng sản TrungQuốc đã lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc đi vào thời kỳ khôi phục và phát

đất nước, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Trung Quốc đã cónhiều va vấp, thất bại.

Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc (1978) đã đềra đường lối cải cách mở cửa “Một trung tâm, hai điểm cơ bản” (xây dựngkinh tế là trung tâm, 2 điểm cơ bản là kiên trì cải cách mở cửa và kiên trì 4nguyên tắc: Con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sựlãnh đạo của Đảng, tư tưởng Mao Trạch Đông) Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý

luận “Xây dựng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” với nội dung

cơ bản là “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị” tức là đi theo chủ nghĩa Mácnhưng phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc Từ đó đến nay, Trung Quốc luônluôn kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mangmàu sắc Trung Quốc, đưa đất nước chuyển sang một thời đại mới.

Nhìn chung, tình hình chính trị-xã hội Trung Quốc trong những năm gầnđây ổn định, tuy trong nước và quốc tế có nhiều biến động nhưng Đảng cộngsản Trung Quốc vẫn giữ vững được quyền lãnh đạo Nội bộ ban lãnh đạo đãquán triệt quan điểm xuất phát từ đại cục, tập trung mọi nguồn lực để pháttriển kinh tế Bên cạnh đó, những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện naybao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bấtđồng đối với sự lan tràn của tham nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ cáccấp

Trang 5

II Kinh tế Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay

Tháng 12 năm 1978, hội nghị lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sảnTrung Quốc ghi nhận sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước – “Hội nghị làbước ngoặt có ý nghĩa sâu xa trong lịch sử đất nước…con đường mới xâydựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được mở ra từ hội nghịnày” Từ 1978 đến nay, qua các kỳ hội nghị và đại hội Đảng, Trung Quốckhông ngừng phát triển tư duy lý luận làm phong phú thêm nhận thức về conđường cũng như nội dung cải cách mở cửa Đặc biệt từ 1992, Trung Quốcchính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với việc đẩynhanh nhịp độ cải cách và mở cửa, đồng thời thực hiện chiến lược tăng tốctrong phát triển kinh tế Từ đó đến nay đã thu được những thành công đángkể.

1 Về tăng trưởng kinh tế

Quá trình cải cách và mở cửa đã tạo nên sự phát triển sống động của nềnkinh tế Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trường cao, tiềm lựccủa nền kinh tế đất nước không ngừng được tăng cường.

Trước cải cách, từ 1952 đến 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm củakinh tế Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn bình quân hàng năm của thế giới

tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng GDP bình quânđạt 11%/ năm Trong đó, GDP Trung Quốc năm 1996 lớn hơn GDP củaASEAN khoảng 15%, bằng 3% GDP của thế giới, 23% kinh tế Nhật, 12%

khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững lại, và códấu hiệu suy giảm Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu thếtăng trưởng Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tếxã hội lần thứ chín( 1996-2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biếnquan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc Với những cố gắng gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO), tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xínghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cải cách cơ bản

về nông nghiệp và mở rộng nhu cầu nội địa, Trung Quốc đã đảo ngược xu

hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài liên tục trong 3 năm qua.

Năm 2000, với GDP đạt 8.928 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ USD, với mứctăng GDP là 8,3% , theo số liệu của IMF con số này là 7,5%, GDP bình quânđầu người đạt 850 USD, Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tănggấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm 1980 (200 USD) Với kết quảnày, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDPtrên 1000 tỷ USD.

Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc

(2) Trung Quốc và những vấn đề sau vị trí thứ 2 thế giới, Báo Điện tử dân trí tháng 2/2011

Trang 6

Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 11tháng 11) sau 15 năm nỗ lực và cố gắng là một bước tiến lớn của nền kinh tếTrung Quốc theo hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu Sự kiện này cũng đãmở ra những cơ hội và thách thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc Trongbức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới 2001, mặc dù tăng trưởng xuấtkhẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thếgiới song Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng Năm 2001,GDP của Trung Quốc đạt 1100 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn so với mức kế

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên, năm 1978 là 167 triệu USD, năm 1998 là 144,9 tỷ USD, năm 2008 là 1.946 tỷ USD, năm 2009 tăng lên 2.400 tỷ USD, và đến năm 2010 đã là gần 3.000 tỷ Chính sách quản lý tiền tệ, cùng thặng dư thương mại ở mức cao và luồng vốn đổ vào ngày một nhiều là những nguyên nhân khiến kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc có thêm hơn 1.000 tỷ USD trong vòng 2 năm vừa rồi Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn lớn nhất thế giới, đứng tiếp theo là Nhật Bản, Nga Trong quý 1 năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có thêm 197 tỷ

Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của cư dân Trung Quốc cũngtăng nhanh, mức sống cũng đã có những chuyển biến đáng kể Thu nhập củacư dân thành thị và nông thôn tăng nhanh Từ năm 1978-2007, GDP bìnhquân đầu người tăng từ 381 NDT lên 18.600 NDT; thu nhập bình quân đầungười của cư dân thành thị và thu nhập bình quân đầu người của cư dân nôngthôn lần lượt tăng từ 343 NDT và 134 NDT lên 13.786 NDT và 4.149 NDT;số dư tài khoản tích lũy của cư dân thành thị tăng từ 21,1 tỷ NDT lên 17.600tỷ NDT Cơ cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn và thành thị có những thayđổi theo xu hướng nâng cao chất lượng Năm 1978-2007, tổng kim ngạch bánlẻ hàng hóa xã hội tăng từ 155,86 tỷ NDT lên 8.921 tỷ NDT, nhu cầu tiêudùng của người dân không ngừng tăng lên; hệ số Engel (là tỉ lệ chi phí trongchi tiêu dành cho ăn uống nằm trong tổng số tiêu dùng) của gia đình cư dânthành thị và nông thôn lần lượt giảm từ 57,5% và 67,7% xuống 36,3% và41,3%, kết cấu tiêu dùng không ngừng được nâng cấp; diện tích nhà ở bình

(4) Số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

(5) Cục Thống kê Trung Quốc

Trang 7

quân đầu người ở thành thị và nông thôn lần lượt tăng từ 6,7m2 và 8,1m2 lên26m2 và 29,7m2, điều kiện sống không ngừng được cải thiện

Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc đạt được những thành tựumà cả thế giới công nhận Năm 1978-2007, số nhân khẩu nghèo tuyệt đối ởnông thôn (thu nhập bình quân hàng năm dưới 785 NDT) giảm từ 250 triệungười xuống còn 14.790.000 người Đời sống cơ bản của người có thu nhậpthấp và những người có đời sống khó khăn được cải thiện nhờ có sự hỗ trợ.

2 Cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trịtuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ tăng lên Từnăm 1978 đến năm 2007, tỷ trọng của 3 khu vực ngành nghề sản xuất là nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP lần lượt thay đổi từ 27,94%,47,88% và 24,18% thành 11,70%, 49,20% và 39,10% Cơ cấu kinh tế đượccải thiện rõ rệt, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội được nâng lên Đã có 22doanh nghiệp Trung Quốc lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp mạnh trên thếgiới, sức cạnh tranh và tiềm lực của doanh nghiệp ngày càng tăng Trong quátrình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng cóý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước Các loại hình kinh tếdịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch đãhình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng nhưquá trình hội nhập và mở cửa

Về dịch vụ khoa học – kỹ thuật cũng được nhà nước chú trọng phát triểnvà có những đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới công nghệ, nâng cấphiện đại hóa công nghiệp Về dịch vụ xuất khẩu lao động cũng đóng góp phầnquan trọng vào thu nhập quốc dân của Trung Quốc Tính đến năm 1988,Trung Quốc đã xuất khẩu lao động đến 117 nước trên thế giới, chiếm 10%tổng số lao động hợp tác quốc tế, thu về 10,3 tỷ USD.

Sự chuyển dịch ấy diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với các quốc gia cónền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệphóa Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh kinh tế và những địnhhướng đúng đắn về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng mở cửahội nhập.

Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tếđã có sự chuyển dịch Thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã pháttriển với tốc độ nhanh Hiện tại, thành phần kinh tế nhà nước không còn đóngvai trò độc quyền ở Trung Quốc Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước vànước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc.

Trang 8

Năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng côngnghiệp Trung Quốc Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm

trọng trong kinh tế Trung Quốc Khu vực tư nhân thuần túy đã gia tăng tổngsản lượng công nghiệp của nó từ 37,7% năm 2001 lên 52,85% năm 2006.khối doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước để trởthành động lực kinh tế chính của Trung Quốc Mặc dù vậy, sau 3 thập kỷ cảicách, chính phủ Trung Quốc vẫn còn sở hữu 76% của cải của nước này, kiểmsoát khu vực ngân hàng, giám sát các công ty thuộc sở hữu nhà nước chiếm1/3 nền kinh tế.

Đóng góp to nhất của thành phần kinh tế phi tập thể đối với kinh tếTrung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu Trước khi cải cách mởcửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùngvà dịch vụ Người dân chỉ có thể mua được lương thực bằng tem phiếu dochính phủ cấp Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của TrungQuốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.

Năm 2007, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn,tăng 64,6% so với sản lượng lương thực của năm 1978, đến năm 2010 đã tăngđến 550 triệu tấn Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 1.470 tỷUSD, tăng 23 lần so với năm 1978 Từ 2005 đến 2010, tăng trưởng của giá trịsản xuất công nghiệp tăng trên 11% trung bình mỗi năm, giá trị gia tăng sảnlượng công nghiệp năm 2010 đã tăng 15,7% đến 16 nghìn tỷ nhân dân tệ( 2.43 nghìn tỷ USD)

Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nôngnghiệp như ngũ cốc, thịt và bông Các sản phẩm công nghiệp như thép, thanđá, xi măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầuthế giới.

Đến năm 2010, sản lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đangđứng đầu thế giới là: Lương thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứngthứ 2: đậu tương đứng thứ 3; bông, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầmvà các loại thủy sản đều đứng ở top đầu thế giới Trung Quốc chỉ sử dụng 7%

phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi măng vẫn giữ vị trí hàng đầu thếgiới

3 Thành tựu trong các lĩnh vực

3.1 Nông nghiệp

(7) Cục thống kê Trung Quốc

Trang 9

Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn TrungQuốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp Chế độ khoán làhình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất.Do vậy, người nông dân đã phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinhdoanh Chế độ khoán trong nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979và đã trải qua hai giai đoạn từ 1979 đến 1983 là giai đoạn hình thành các hìnhthức khoán; từ 1984 trở đi là giai đoạn tiến tới hoàn thiện chế độ khoán tới hộ.Nhìn chung, tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độkhoán.Với việc để cho người nông dân được tự chủ làm ăn và được hưởngtoàn bộ sản phẩm làm ra trên mảnh đất được phân phối sau khi nộp cho nhànước một số phần trăm thu hoạch, tính tích cực sản xuất hay là nói sức sảnxuất trong nông nghiệp Trung Quốc đã được giải phóng mạnh mẽ Thuế nôngnghiệp đã được xoá bỏ, con em nông dân một số vùng sâu vùng xa được phátsách giáo khoa, được miễn học phí, chính sách hộ khẩu với những nông dânvào thành phố làm thuê đã được nới lỏng Chỉ trong một thời gian ngắn, vớidiện tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới, nhưng Trung Quốc đã nuôi được22% dân số thế giới Cho đến nay có thể nói đây là bước cải cách mang tínhđột phá, là thành tựu lớn nhất trong cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc

Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi chính sách đất đai ở nôngthôn thích ứng với cơ chế thị trường Mục tiêu chính sách đất đai nông thôn làtạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển và sử dụng đất có hiệu quả

Trung Quốc còn xây dựng cơ chế ổn định thị trường nông sản phẩm, trợgiá nông sản phẩm, thiết lập quỹ rủi ro, xây dựng hệ thống riêng và cơ chếđiều tiết xuất nhập khẩu cho nông sản Từ năm 1990, với chính sách tự do hóagiá cả nên giá nông phẩm trên thị trường về cơ bản do quan hệ cung cầu điềutiết.

Ngoài ra, nhà nước còn thi hành chính sách mở rộng tín dụng nông thôn.Năm 1985, hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn đã có mạng lưới rộng lớngồm 406.518 đơn vị cơ sở.

Nhờ nhiều chính sách tiến bộ, thiết thực, nông nghiệp Trung Quốc hơn30 năm qua phát triển nhanh chóng và tương đối ổn định Năm 1978, sảnlượng lương thực là 304,7 triệu tấn, năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1997 là494,1 triệu tấn, đến năm 2009 là 530,8 triệu tấn, và năm 2010 đạt gần 550triệu tấn Năm 1980, tổng giá trị sản lượng của nông nghiệp (bao gồm cảnông, lâm ngư nghiệp và chăn nuôi) mới đạt 192,26 tỷ NDT, đến năm 1996

Với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dânđã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hóa Nông

Trang 10

nghiệp Trung Quốc phát triển tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho sự pháttriển của nền kinh tế Nguồn nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho côngnghiệp tăng lên góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu.

3.2 Công nghiệp

Trải qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã là một cường quốcthương mại và sản xuất khổng lồ, xây dựng được một nền công nghiệp hoànchỉnh với 39 chuyên ngành, trong đó sản lượng của 210 loại sản phẩm côngnghiệp đứng đầu thế giới Cải tạo kỹ thuật là một động lực thúc đẩy quantrọng Trung Quốc đã khắc phụ được những hậu quả căn bệnh duy ý đầy taihại của “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa”, phát triển ổn định nhờ sự caitrị thực dụng.

Giai đoạn đầu sau cải cách, Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độphát triển của công nghiệp nặng và tăng quy mô và tốc độ phát triển của côngnghiệp nhẹ Việc phát triển cơ cấu ngành nghề được gắn với việc khai thác lợithế so sánh trong trật tự phân công lao động quốc tế Từ đầu thập niên 90, đầutư trong công nghiệp bắt đầu chú trọng vào một số ngành sử dụng nhiều vốn(công nghiệp nặng, hóa chất ) và một số ngành sử dụng ký thuật cao (viễnthông, điện tử, máy tính )

Trung Quốc cũng chú trọng đầu từ vào thiết bị công nghệ Sau cuộckhủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bùng nổ, các doanh nghiệp Trung Quốccàng coi trọng việc cải tạo kỹ thuật Ngân sách trung ương đã cấp 20 tỷ NDTcải tạo kỹ thuật, chủ yếu dùng cho công nghệ mới, thiết bị mới, kỹ thuật mớivà vật liệu mới Hiện nay, trong việc đối phó khủng hoảng tài chính, TrungQuốc đang xem xét việc dùng công nghệ thông tin để nâng cấp trình độ côngnghiệp hóa.

Một hiện tượng nổi bật trong sự phát triển công nghiệp Trung Quốc là sựphát triển của công nghiệp hương trấn trong thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 Xínghiệp hương trấn là tên chung chỉ loại hình doanh nghiệp tập thể do chínhquyền hoặc tập thể nông dân ở các hương và trấn ở Trung Quốc thành lập từsau cải cách 1978 Các xí nghiệp hương trấn góp phần thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa và chuyển dịnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm ởnông thôn Trong giai đoạn này, xí nghiệp hương trấn không chỉ tăng nhanhvề số lượng và mở rộng loại hình sở hữu mà phạm vi của nó cũng được mởrộng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau: gia công cơ khí, vật liệu xâydựng, chế biến thực phẩm Năm 1987, các loại hình xí nghiệp ở Trung Quốcthu hút 88 triệu lao động và tạo ra giá trị sản lượng 476,4 tỷ NDT Đến 1992,các xí nghiệp hương trấn sản xuất ra 1/3 tổng giá trị sản lượng công nghiệptoàn quốc và thu hút 105 triệu lao động Đến năm 1996, các xí nghiệp hươngtrấn đã thu hút 130 triệu lao động, giá trị tạo ra đạt khoảng 1.700 tỷ NDT,

Trang 11

chiếm 20% giá trị tổng sản phẩm trong nước Đến năm 1997, Trung Quốc cóluật về xí nghiệp hương trấn, và khu vực này có sự chuyển biến Nhiều xínghiệp hương trấn đã chuyển đổi thành các doanh nghiệp tư nhân hoặc cácdoanh nghiệp cổ phần

Nhìn chung, nền công nghiệp Trung Quốc từ sau khi cải cách mở cửa đãtăng trưởng nhanh chóng, tốc độ công nghiệp hóa nhanh, quy mô ngày càngmở rộng, tổng sản lượng tăng không ngừng, giá trị sản phẩm công nghiệpnăm 1997 tăng 14 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 14,9% Tínhriêng trong năm 2010, tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc đã lên đến16.000 tỷ NDT, tăng 15,7% so với năm trước đó, tăng mạnh từ 7.720 tỷ NDTnăm 2005 Sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc luôn cao hơn các ngànhkhác và thúc đẩy công nghiệp hóa của Trung Quốc tiến lên giai đoạn mới.

3.3 Kinh tế đối ngoại 3.3.1 Ngoại thương

Kể từ khi cải cách mở cửa, mức độ tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế củaTrung Quốc được nâng cao, vị thế trong kinh tế thế giới của Trung Quốc đangđược tăng cường, mức độ phụ thuộc vào ngoại thương (tỷ trọng xuất nhậpkhẩu chiếm trong GDP của Trung Quốc) ngày càng tăng, đã đưa mức xuấtnhập khẩu của Trung Quốc đứng ở vị trí cao trong các quốc gia khu vực ĐôngNam Á Năm 1978, tổng mức ngoại thương của Trung Quốc mới chỉ là 9,8%,trong đó xuất khẩu là 4,6%, nhập khẩu là 5,2% Song đến năm 1997, ngoạithương của Trung Quốc đã đạt tới 325,1 tỷ USD đứng hàng thứ 10 của thếgiới, mức độ phụ thuộc vào ngoại thương đã tăng tới 36% trong đó xuất khẩulà 20,2%, nhập khẩu là 15,8%

Năm 1970, tổng trị giá ngoại thương là 4,6 tỷ USD, đến năm 1979 đãtăng lên tới 29,4 tỷ USD và tiếp tục tăng tới 53,6 tỉ USD vào năm 1984 Năm1981, xuất khẩu đã tăng tới 22 tỷ USD, làm cho Trung Quốc lần đầu tiên có tỉtrọng xuất khẩu trên 1% trong tổng xuất khẩu của thế giới Năm 1984, TrungQuốc đứng hàng thứ 18 trong các nước xuất khẩu của thế giới Do tăng nhậpkhẩu nguyên liệu cần thiết, thiết bị tiên tiến, thiết bị toàn bộ và một số hàngtiêu dùng nhất định nên trị giá nhập khẩu năm 1984 đạt 27,41 tỷ USD Sựphát triển nhanh chóng của ngoại thương là một yếu tố quan trọng hỗ trợ chosự phát triển nhanh, ổn định và lành mạnh của nền kinh tế đất nước Đầunhững năm 1980, Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu công nghệ và đến đầu nhữngnăm 1990, xuất khẩu đã phát triển tương đối nhanh Các công nghệ được xuấtkhẩu bao gồm máy móc, năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ,đóng tầu, hàng không và điện tử Trong cùng thời kì, tổng trị giá xuất khẩu vànhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng tăng lên tới 2,91 tỷ USD và năm1995 là năm cuối cùng nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng được giảm

Trang 12

thuế 50% Từ năm 1996 cho đến nay, ngoại thương Trung Quốc không ngừngphát triển, năm 2000 đạt 474,3 tỷ USD, xuất khẩu xếp hàng thứ 7 và nhậpkhẩu hàng thứ 8 thế giới, đến năm 2010, giá trị ngoại thương đã đạt 2.970 tỷUSD, tăng 34,7% so với năm 2009

Bên cạnh việc mở rộng không ngừng kim ngạch xuất - nhập khẩu thì cơcấu hàng xuất - nhập khẩu của Trung Quốc cũng ngày càng được cải thiệnđáng kể Trước đây, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sơ chế nhưthực phẩm, súc vật sống, nguyên liệu thô và dầu mỏ; tỉ trọng các hàng côngnghiệp trong cơ cấu xuất khẩu chiếm một lượng nhỏ Tuy nhiên, cùng với sựphát triển của nhu cầu thị trường thế giới thì các sản phẩm trên không còn phùhợp nữa Chính vì vậy, Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩmgia công, tỉ lệ các mặt hàng này khá cao, khoảng 74% năm 1998 nhờ tận dụngnguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ nên các sản phẩm này có sức cạnhtranh cao trên thị trường thế giới Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của TrungQuốc hiện nay là hàng dệt, điện máy, hoá chất, quần áo, thực phẩm, nước giảikhát, máy móc không dùng điện Về nhập khẩu, do yêu cầu phát triển đấtnước nên trong những năm đầu của cải cách, Trung Quốc chủ yếu nhậpnhững sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sảnxuất lạc hậu và nhờ vậy đã sản xuất được một lượng hàng có giá trị xuất khẩucao Những năm về sau, do thực hiện ý đồ phát triển theo hướng coi "khoahọc kĩ thuật là sức mạnh sản xuất thứ nhất" nên hoạt động này càng trở nênsôi động Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là máymóc, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, thiết bị nghe nhìn, phụ kiện TrungQuốc cũng đã mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với hầu hết các nước trongkhu vực và trên thế giới, các sản phẩm của Trung Quốc ngày càng phong phúhơn trên các thị trường Các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc hiệnnay là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, ASEAN

3.3.2 Đầu tư nước ngoài

Một trong những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng nhanh vềthương mại của Trung Quốc là sự hiện diện rất lớn của các doanh nghiệp cóđầu tư nước ngoài phục vụ các thị trường xuất khẩu Một số lượng lớn cáccông ty hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và chế biến sử dụng hàng hóa bánthành phẩm nhập khẩu và nguyên liệu thô để sản xuất hàng xuất khẩu Đầu tưtrực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh sau năm 2001 Nếu như trước năm1992, Trung Quốc hầu như phải mượn tiền của nước ngoài, đặc biệt là thôngqua các khoản vay Năm 1992, lần đầu tiên lượng tiền đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) vào Trung Quốc vượt số tiền vay nước ngoài Kể từ đó, FDI trởthành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút tư bản nước ngoài TrungQuốc đã thu hút 853 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm1979-2008, đưa nước này lên vị trí hàng đầu trong số các nước đang pháttriển về thu hút FDI FDI hàng năm của Trung Quốc tăng từ 40,7 tỷ USD năm

Trang 13

2000 lên 92,4 tỷ USD năm 2008, trong khi con số này trong năm 1979 chỉ là80.000 USD Và đến năm 2010, FDI của Trung Quốc đã tăng 17,4% so với

trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tăng 27,1% đạt 17,8 tỷ USD Theo tínhtoán, Trung Quốc đã thu hút được tổng cộng trên 1.000 tỷ đô la Mỹ vốn đầutư trực tiếp nước ngoài FDI, trong giai đoạn hơn 3 thập kỷ từ năm 1979 đến

Song song với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã đẩymạnh xây dựng các Xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài Thời gian qua,những Xí nghiệp đầu tư của nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng và pháttriển mạnh mẽ, đem lại nhiều hiệu quả to lớn làm tăng nguồn thu tài chínhcho Trung Quốc Chỉ riêng trong ngành công nghiệp, năm 1983, giá trị sảnlượng của các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng trongGDP của Trung Quốc là 0,3, năm 1990 đã tăng lên 6,3, năm 1997 đạt tới mức20,8% Xét về tỷ trọng thu nhập tiêu thu sản phẩm của các Xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài chiếm trong tỷ trong tiêu thụ sản phẩm của toàn bộ ngànhcông nghiệp Trung Quốc năm 1990 chỉ là 2% song đến năm 1997 đã đạt tới20,5% Có thể nói lợi ích mà Trung Quốc thu được nhờ toàn cầu hóa kinh tếlà vô cùng lớn

Bên cạnh đó, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp đượcChính phủ Trung Quốc đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm tạo các kênhxuất khẩu vật tư và thiết bị Hoạt động này giúp các doanh nghiệp xâm nhậpvào môi trường kinh doanh quốc tế và là điều kiện cần thiết cho phát triển vàhội nhập Tính đến năm 1998, có 5.600 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tưra nước ngoài với tống số vốn trên 6 tỷ USD, trong hoạt động 80% số dự ánđầu tư có lãi Theo số liệu của bộ thương mại Trung Quốc, đầu tư ra nướcngoài của nước này trong năm 2009 đạt 43,3 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giớitrong lĩnh vực này, đến năm 2010 đã vượt 50 tỷ USD do tăng cường đầu tưvào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp

Đây là số đầu tư trực tiếp phi tài chính, không bao gồm đầu tư của cácngân hàng, công ty bảo hiểm và chứng khoán Dự kiến năm 2011 đầu tư ranước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2010.

4 Một số hạn chế

Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, cho dù tổng lượng đã tăngnhanh như vậy, nhưng chất lượng của kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất thấp sovới các nước phát triển Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển Điều thấy rõnhất là GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn rất thấp Năm2009, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 3.600 USD, đứng thứ 124

(10) Cục thống kê Trung Quốc

Trang 14

trên thế giới, trong khi của Nhật Bản là 37.800 USD và của Mỹ là trên 47.000USD (khi GDP Trung Quốc đuổi kịp Nhật Bản thì GDP bình quân đầu ngườichưa bằng 1/10 của Nhật Bản, và trong tương lai, khi GDP Trung Quốc đuổikịp Mỹ thì GDP bình quân đầu người cũng chỉ bằng khoảng 1/4 của Mỹ).Theo số liệu chính thức, hiện ở Trung Quốc còn khoảng 40 triệu người sốngdưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn của Trung Quốc Nếu tính theo tiêuchuẩn do Liêp hợp quốc quy định (dưới 1,2 USD/ngày) thì số lượng ngườisống dưới mức nghèo khổ ở Trung Quốc còn lớn hơn nhiều.

Xét về chất lượng tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc còn nhiều mặt hạnchế, chủ yếu là hiệu quả chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, mấtcân đối giữa các khu vực, và khó khăn về cung cấp nguồn lực tài nguyên.Trong thời gian qua kinh tế Trung Quốc phát triển theo chiều rộng, tiêu haovật tư và năng lượng còn lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và sức cạnhtranh của nền kinh tế Một ví dụ: tiêu hao năng lượng để tạo ra 1 USD GDP ởTrung Quốc gấp 4,3 lần ở Mỹ; gấp 7,7 lần ở Đức, Pháp; gấp 11,5 lần ở NhậtBản Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu dựavào xuất khẩu Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực chuyển đổi phương thứctăng trưởng theo hướng mở rộng thị trường trong nước, thực chất là nâng caothu nhập để thúc đẩy tiêu thụ của cư dân, đó là một quá trình lâu dài và khókhăn Trung Quốc cũng đang nỗ lực để giảm bớt tình trạng mất cân đối vềtrình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực miền Đông,miền Trung và miền Tây, đó cũng là một quá trình khó khăn và lâu dài TrungQuốc trong thời gian qua đã trở thành "công xưởng của thế giới", nền sản xuấtquy mô lớn của Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyênliệu và năng lượng Theo dự báo, năm 2010 Trung Quốc sẽ phải phụ thuộcvào nhập khẩu trên 40% dầu mỏ, trên 45% quặng sắt, trên 50% đồng v.v

Trung Quốc có quyền tự hào về những thành tựu có thể gọi là kỳ tích vềkinh tế - xã hội đã đạt được qua hơn 30 năm cải cách, mở cửa, nhưng cũngthấy rõ những khó khăn thử thách cần vượt qua trên chặng đường tiếp theocủa công cuộc hiện đại hoá đất nước

III Dự báo kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới và ảnh hưởng đốivới kinh tế toàn cầu

Trong thời gian tới, kinh tế Trung Quốc vẫn được dự báo là sẽ tăngtrưởng, nhưng chậm hơn so với một vài năm vừa qua, cụ thể theo Trung tâmnghiên cứu Dự báo khoa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ngày 22/1 đãcông bố “Dự báo và triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2011” nhận định:

Trang 15

“Kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái,song tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn tăng khoảng 9,8%” Còn theo Ngânhàng thế giới, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ nhiệt bởi việc chính phủrút đi các kế hoạch kích thích tài khóa, hạn chế một số lĩnh vực như nhà đấttăng trưởng quá nóng, thắt chặt chính sách tiền tệ để làm giảm áp lực giátăng Mặc dù kinh tế Trung Quốc tăng rất nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiềunguy cơ đối với kinh tế toàn cầu, nhận xét này xuất phát từ hai lý do:

Thứ nhất, việc Trung Quốc duy trì NDT yếu để hỗ trợ xuất khẩu thế giớivà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, nhưng lại gây thiệt hại cho cácđối tác thương mại, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu Tình trạng mất cân cânbằng thương mại toàn cầu đang đẩy kinh tế thế giới vào tình cảnh khó khăn,việc duy trì NDT yếu có thể đến các cuộc chiến tranh tiền tệ, chia rẽ chính trịvà bảo hộ mậu dịch Tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề cấp thiết trong năm2011 do không quốc gia nào muốn Trung Quốc sụp đổ, nếu kinh tế TrungQuốc suy thoái, kinh tế toàn cầu sẽ mất ổn định mà thế giới đang cần sự phụchồi ổn định hiện nay.

Thứ hai, sự tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc có thể nhanh chóngbiến thành nền kinh tế bong bóng Thế giới đã chứng kiến sự suy thoái đầykịch tính tại các nước Đông Nam Á năm 1997 và sự chi tiêu dựa trên tín dụngdễ dàng tại Trung Quốc đã chạm ngưỡng nguy hiểm, diễn biến gần đây sẽ làmcho tình hình xấu đi khi tỉ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP ngày càng giảm,ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), chính phủ Trung Quốcđặt mục tiêu tăng tiêu dùng cá nhân thông qua nhiều biện pháp khác nhau,đáng chú ý là tăng lương cho người lao động Đây là chủ trương đúng đắn,nhưng tăng lương sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát Hơn nữa, biện pháp này cũngkhó mang lại hiệu quả do cạnh tranh quyết liệt đã và đang đẩy nhiều doanhnghiệp rơi vào tình trạng phá sản với hậu quả là một tỉ lệ lao động nhất địnhmất việc làm, nên thu nhập và sức mua thấp Trầm trọng hơn, bùng nổ đầu cơthúc đẩy xây dựng hạ tầng ồ ạt và quá mức tại Trung Quốc đang tràn sang cácthị trường tài chính và bất động sản toàn cầu thông qua các khoản tín dụng rẻtiền mà Trung Quốc cung cấp cho thế giới.

Từ nhiều thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao và thườngxuyên đạt 2 con số, nếu tốc độ này giảm xuống còn 5% thì kinh tế TrungQuốc sẽ rơi vào suy thoái, đe dọa việc làm của hơn một tỉ người dân trongnước và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm giáo sư Đại học Havard, suy thoáikinh tế tại Trung quốc có thể làm giảm giá hàng hóa toàn cầu tới 20%, dẫnđến tình trạng vỡ nợ quốc gia mang tính dây chuyền, và bùng nổ tín dụng kéo

Trang 16

dài trong thập niên qua có thể thay thế bằng một thập niên trả nợ Như vậy,thập niên tiếp theo sau 10 năm bùng nổ tín dụng của Trung Quốc sẽ là thậpniên “thắt lưng buộc bụng” để trả nợ Trong bối cảnh này, kinh tế toàn cầu sẽlâm vào tình cảnh khó khăn.

Trang 17

(Nguồn: theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Trung Quốc)

Cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978 đã khuyến khích mạnh sự pháttriển ngoại thương, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốckhông ngừng tăng lên qua các năm Chỉ trong vòng 10 năm tính tới năm 2008,

Trang 18

xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 23% Tínhđến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 31% so với nămtrước, đạt mức gần 1580 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đượcdự báo sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2011 Nếu cứ tiếp tục đà tăng trưởngnày, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc có thể chiếm tới 1/4 trị giá hàng xuấtkhẩu toàn thế giới.

2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Ngoại thương Trung Quốc đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hànghóa xuất khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự chuyển dịch theohướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế; tăng mạnh xuất khẩu sảnphẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động; nâng tỷ trọng sản phẩmkỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám.

Cùng với việc gia tăng các hoạt động nâng cấp, cải tạo và đổi mới kỹthuật công nghiệp, đặc biệt trong những ngành công nghiệp định hướng xuấtkhẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng thay đổi rất nhanh theohướng ngày càng hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọnghàng tinh chế với mục đích tạo được nhiều công ăn việc làm trong nước vàtăng giá trị hàng xuất khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo conđường nâng cấp dần từ sản phẩm có tính chất tài nguyên là chủ yếu (từ năm

1985 trở về trước) đến hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép là chủ

yếu (từ năm 1985 đến năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi sảnphẩm điện máy (1993 trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm công nghệthông tin đang dần trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc

Cho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủyếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm côngnghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20%cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụnglắp ráp, hàng nông thủy sản chế biến cho tới các sản phẩm công nghệ thôngtin tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao.

Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc một số năm

Sản phẩm công nghiệp có kỹ năng lao động trung bình

Trang 19

Sản phẩm công nghiệp có kỹ năng lao động cao

Một điểm đáng chú ý là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp nhưmay mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v vẫn còn chiếm một tỉ trọng lớn Tỉtrọng trong xuất khẩu của Trung Quốc chỉ giảm đáng kể trong hai lãnh vựcnông sản và nguyên liệu Điều này cho thấy các loại hàng công nghiệp, từtrình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thếgiới với số lượng lớn.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010 (Đơn vị: tỷ USD, %)

2009Sản phẩm cơ điện

Trang 20

(Nguồn: thống kê của tổng cục Hải quan Trung Quốc)

3 Một số thị trường xuất khẩu chính

3.1 Thị trường Hồng Kông

Trước khi trở về với Trung Quốc, trong 18 năm Trung Quốc tiến hànhcải cách mở cửa (1979 – 1997), Hồng Kông chiếm vị trí đặc biệt trong tăngtrưởng kinh tế của Trung Quốc Theo đánh giá của Trung Quốc, Hồng Kônglà thị trường nhập khẩu số 1 và cũng là thị trường chuyển khẩu số 1 củaTrung Quốc, là bạn hàng xuất khẩu thứ hai của Trung Quốc (sau Nhật Bản).Nếu như năm 1979 kim ngạch mậu dịch hai bên mới chỉ có 3,54 tỉ USD thìnăm 1995 đã tăng lên 44,58 tỉ USD; kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu củaTrung Quốc chuyển khẩu qua Hồng Kông chiếm 92% kim ngạch mậu dịchchuyển khẩu của Hồng Kông, trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc là57%

Sau năm 1997, Hồng Kông trở lại với Trung Quốc, Trung Quốc chủtrương “Một quốc gia hai chế độ”, Hồng Kông trở thành “trung tâm tài chínhtoàn cầu của Trung Quốc”, cho đến nay vẫn là một trong những thị trườngxuất khẩu và trung chuyển hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc.Năm 2010, Hồng Kông là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc, sauMỹ với kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Hồng Kông là 218,32 tỷUSD.

3.2 Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đời Các mốiquan hệ được cải thiện góp phần thúc đẩy buôn bán hai chiều Theo số liệuthống kê của MOFTEC, các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc sangNhật Bản năm 1990 là dầu thô, hàng dệt, quần áo, thuỷ sản, sản phẩm dầu,ngũ cốc, than, rau, đồ thủ công mĩ nghệ, sản phẩm của ngành công nghiệpnhẹ, dược liệu, gỗ Năm 1995 buôn bán giữa hai nước đạt tổng trị giá hơn57,47 tỷ USD Buôn bán tăng một cách ổn định từ năm 1996, đôi lúc có sựtăng giảm Trong vòng nhiều năm liên tục, Nhật Bản luôn là bạn hàng lớnnhất của Trung Quốc Năm 1996, Trung Quốc xuất khẩu đạt trị giá 30,9 tỷUSD sang Nhật Bản, năm 1997, giá trị này tăng 6,7% Đến năm 2004, con sốnày lên 73,51 tỷ USD, năm 2005 là 83,99 tỷ USD, con số này tăng dần chođến năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đãlên tới hơn 100 tỷ USD Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chính củaTrung Quốc sang Nhật bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệtlà thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may, nguyên vật liệu cho các ngành côngnghiệp

3.3 Thị trường Mỹ

Sau khi thiết lập các mối quan hệ ngoại giao vào tháng 1-1979, Mỹ và

Trang 21

Trung Quốc đã kí kết Hiệp định Thương mại chung, tiếp theo là các hiệp địnhtrong một số lĩnh vực bao gồm hàng dệt, hàng không, quan hệ đường biển vàbuôn bán thóc lúa

Quan hệ song phương đã được mở rộng một cách nhanh chóng cả ngắn hạnvà dài hạn, buôn bán song phương có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa.Trung Quốc cần công nghệ, vốn và thị trường của Mỹ, Mỹ cần thị trườngTrung Quốc và những sản phẩm giá hợp lí của Trung Quốc Xuất khẩu củaTrung Quốc sang Mỹ tăng dần qua các năm đối với các mặt hàng như quầnáo, dệt, thóc gạo, dầu, hoá chất, thép, máy móc, đồ điện Năm 2006, kimngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đạt 203,47 tỷ USD,chiếm 21 % tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đến năm 2008, kimngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt trên 215 tỷ USD, tăng 11,4%so với năm 2007, và đến nay không ngừng tăng lên

Mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc và Mỹ coi Trung Quốc làthị trường mới nổi lên quan trọng bậc nhất có tiềm năng lớn nhất

Cả hai nước đều nhận thấy tầm quan trọng của nhau trong sự phát triển kinhtế của mình Vì vậy những mối quan hệ thương mại, kinh tế song phương bềnvững, tốt đẹp là điều rất quan trọng cho cả hai nước

3.4 Thị trường Liên minh Châu Âu (EU)

Nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châuÂu phát triển nhanh chóng Theo thống kế, 35 năm kể từ khi thiết lập quan hệngoại giao Trung Quốc – liên minh Châu Âu, kim ngạch thương mại hai chiềugiữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu tăng gấp hơn 150 lần, Liên minhchâu Âu đã liên tục 6 năm là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, ngược lạiTrung Quốc cũng vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Liên minh châuÂu Hầu như tới 90% sản phẩm bán sang các nước thành viên của Liên minhChâu Âu EU là sản phẩm chế tạo như quần áo, giày dép, dệt, túi xách hành lívà đồ chơi Quần áo chiếm khoảng 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu củaTrung Quốc sang EU trong năm 1996, với trị giá đạt được là 2,44 tỷ USD.Năm 1996, xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử của Trung Quốc sangLiên minh Châu Âu đạt trị giá 7,3 tỷ USD, tương đương 37% tổng xuất khẩucủa Trung Quốc sang thị trường này Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu củaTrung Quốc sang thị trường này đạt 181,98 tỷ USD, năm 2007 lên 245.19 tỷUSD, tương đương 20,1% tổng kim ngạch xuất khẩu Đến hiện nay, đây vẫnlà thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

3.5 Thị trường ASEAN

Trong những năm gần đây, khu vực ASEAN thu hút sự chú ý của thếgiới bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ và quá trình hội nhập tích cực vào nền kinhtế toàn cầu Đây lại là khu vực nằm liền kề Trung Quốc và là quê hương mớicủa khoảng 24 triệu người Hoa Với những đặc điểm đó, Trung Quốc rõ ràngcó lợi thế thị trường ở khu vực này và có những điều kiện để thiết lập ảnhhưởng của mình ở ASEAN Kim ngạch song phương giữa 2 bên không ngừng

Trang 22

tăng, lợi thế xuất khẩu có phần nghiêng về Trung Quốc Năm 1991, kimngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 4,12 tỷ USD, sau 10 nămcon số này đã tăng gần 5 lần lên mức 19,05 tỷ USD, cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu cũng đa dạng hơn

Đặc biệt là sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc(ACFTA) Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng vượt bậcqua các năm, trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAn cũng tăngtrưởng không ngừng, hiện nay ASEAN đã là đối tác thương mại lớn thứ 3 củaTrung Quốc

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc với ASEAN một số năm (Đơn vị: tỷ USD, %)

Xuất khẩu

với năm trước

(Nguồn: Bộ thương mại, tổng cục Hải quan Trung Quốc)

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN là các sảnphẩm điện tử và máy móc, khoáng sản, hóa chất, hàng dệt may, dầu tinh chế,ngũ cốc

Ngoài ra, Trung Quốc còn xuất khẩu đến các thị trường như Châu Mỹ latinh, Liên bang Nga và các nước Đông Âu, một số nước khu vực Châu Á,Châu Phi

II Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

1 Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng Duyên hải phát triểnkinh tế, tăng cường xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu cho ngân sách Nhànước, Trung Quốc cũng cải cách chính sách xuất nhập khẩu nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho việc giao thương với nước ngoài Trong bối cảnh nền kinhtế thế giới có nhiều biến động và liên tục trải qua các chu kỳ khủng hoảng hồiphục thì việc đưa ra các chính sách nhằm ổn định kinh tế, phát triển thươngmại là hết sức khó khăn và phải được rút kinh nghiệm qua thực tế Từ tình

Trang 23

hình đó, Trung Quốc đã cân nhắc và đưa ra chiến lược xuất khẩu của mình.Lựa chọn thị trường một cách hợp lý, đề xuất và thực thi chiến lược thị trườngxuất khẩu đúng là một trong những khâu then chốt làm cho xuất khẩu hànghoá của Trung Quốc có phát triển hay không Xuất phát từ kinh nghiệm củamậu dịch quốc tế và thực tế của mình, Trung Quốc nhận thấy cần hết sức đẩymạnh xuất khẩu đến mức tối đa, đồng thời tránh tập trung quá mức vào mộtthị trường đặc biệt nào đó, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuấtkhẩu phát triển ổn định nhịp nhàng, nên từ khi cải cách mở cửa 1978 đến nay,đã áp dụng rất nhiều chính sách để khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu, và đếnnay, các chính sách này đã thực sự phát huy được tác dụng

1.1 Chính sách khuyến khích đầu tư

Trung Quốc chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tốiđa Trung Quốc đã áp dụng chính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các hoạt động sản xuất để xuất khẩu Cácrào cản đối với FDI như yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệvà tỷ lệ nội địa hoá được bãi bỏ Nhờ đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài ồ ạt đổ vào Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng vào nhữngngành xuất khẩu mà Trung Quốc có lợi thế so sánh Trong hơn 30 năm kể từnăm 1980 đến tới cuối năm 2006, Trung Quốc đã “hút” FDI tới 685,4 tỉ USDvới trên 590.000 hạng mục công trình, đứng đầu bảng các nước đang phát

2010 là 105 tỷ USD và tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2011, thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Trung quốc đã tăng 27,1%, đạt 17,8 tỷ USD.

Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là:

Thứ nhất, chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn,

Chính phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối vớithương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hútFDI.

Thứ hai, chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ

yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triểnkhoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợivà tập trung thu hút FDI vào đó.

Thứ ba, chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tưnước ngoài.

- Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quyđịnh của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc Thờihạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc

- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốccung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảohiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh

Trang 24

vực mà chính phủ khuyến khích đầu tư.

Thứ tư, ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài

Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tưnước ngoài như: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãivề thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất…

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách can thiệp có lựa chọnđể hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh sựchuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc

Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện tự do hóa mậu dịch, Việc giảm hạnchế nhập khẩu, quy phạm hoá hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép nhập khẩulà một nội dung quan trọng của tự do hoá mậu dịch Vì thế Trung Quốc gầnđây đã công báo thời gian biểu cho việc từng bước bãi bỏ hạn chế nhập khẩuđối với 385 loại sản phẩm trong vòng hơn 10 năm kể từ sau ngày vào WTO.Tháng 10 năm 1998, Trung Quốc đưa ra biện pháp khuyến khích nhập khẩunguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu Phần lớn hàng xuất của TQ hiện nayvốn là loại hàng này Nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa, nguyên liệu sửdụng cho mục đích xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong khi nguyênliệu nhập để chế biến hàng tiêu thụ nội địa vẫn phải chịu thuế Tuy nhiên cáccông ty nhập nguyên liệu làm hàng xuất khẩu phải nộp tiền ký cược từ 40-

nguyên liệu nhập được xuất đi hoặc ít nhất là nguyên liệu nhập được tái xuất,thì tiền ký cược được hoàn trả lại.

1.2 Chính sách tài chính

1.2.1 Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp

Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp là hình thức trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặtđối với các xí nghiệp xuất khẩu nhằm hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, nângcao khả năng cạnh tranh quốc tế Trong giai đoạn trước năm 1994, TrungQuốc đã áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối bằngviệc trợ cấp xuất khẩu, Trung Quốc đã cho phép các xí nghiệp xuất nhập khẩuđược giữ lại một phần ngoại hối, nâng đỡ tín dụng đối với các xí nghiệp xuấtkhẩu; cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những xí nghiệp mua hàng để xuấtkhẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế quan Thậmchí nếu các doanh nghiệp này bị lỗ vốn còn có thể được treo nợ tại Ngân hàngmà thực tế là được Nhà nước xoá nợ Tất cả các khuyến khích trên đều nhằmtăng cường xuất khẩu và tạo ra ngoại hối Đến sau năm 1994, trước yêu cầucấp bách của cải cách trong nước và áp lực đẩy nhanh quá trình đàm phán gianhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp cải cách quan trọngnhất theo định hướng thị trường kể từ khi công cuộc cải cách mở cửa đượckhởi xướng vào cuối thập kỷ 70 Trợ cấp xuất khẩu của Nhà nước đã bị xoá

Trang 25

bỏ và từ đó các xí nghiệp ngoại thương phải chịu trách nhiệm về lỗ - lãi củamình Điều này buộc các công ty ngoại thương phải cải tiến công tác quản lívà làm ăn có lãi Hệ thống ngoại thương mới khuyến khích sự tự chịu tráchnhiệm lỗ - lãi trong điều kiện cạnh tranh Đó là một bước quan trọng nhằmnâng cấp trình độ quản lí và nâng cao kết quả kinh tế của các xí nghiệp ngoạithương

1.2.2 Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp

Hoàn thuế xuất khẩu

Chính sách hoàn thuế xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, đó là hình thứcnhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá, chínhphủ sẽ hoàn lại toàn bộ hay một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàkhoản thuế quốc nội mà doanh nghiệp đã nộp trong quá trình sản xuất cũngnhư lưu chuyển sản phẩm xuất khẩu trong nước Chính sách này giúp cho cácdoanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành hàng hóa xuất khẩu

Từ năm 1983, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thử đối với 17 loại đồng hồvà các chi tiết linh kiện khác Năm 1985 trở đi, phạm vi hoàn thuế được mởrộng sang sản phẩm dầu thô, dầu thành phẩm, đến năm 1986 lại tiếp tục đivào chiều sâu Trước đây, chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản xuất trung gian.Ðến năm 1988, tiếp tục tăng hoàn thuế doanh thu với một tỷ lệ nhất định Ðếnnay, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại: thuế sản phẩm,thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng Về mứchoàn thuế, từ tháng 8 năm 2008 đến nay, Trung quốc đã 7 lần thay đổi mứchoàn thuế xuất khẩu, ban đầu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu được quy định là9,8%, hiện nay tăng lên 13,5% Có thể lấy một thí dụ để chứng minh, khingười nước ngoài mua hàng hóa của Trung quốc trị giá 100 USD họ chỉ cầnchi trả 86,5 USD Như vậy Trung quốc đã biếu không cho người tiêu dùngnước ngoài 13,5 USD, số tiền Trung quốc biếu cho người nước ngoài nói trênlà nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp gia công xuất khẩu phát triển Đếncuối năm 2010, Trung Quốc cũng tăng hoàn thuế xuất khẩu trên hàng trămsản phẩm trong nỗ lực giúp đỡ các nhà xuất khẩu chống chọi với sự sụt giảmkinh tế toàn cầu Việc tăng hoàn thuế trên thêm 553 sản phẩm máy móc vàđiện tử có hiệu lực từ 1/1/2011 Chẳng hạn robot dùng trong công nghiệp sẽ

Ðối với việc áp dụng chế độ này, Quốc vụ viện đã nêu ra yêu cầu phảithực hiện theo nguyên tắc " thu bao nhiêu hoàn bấy nhiêu", " hoàn thuế triệtđể" " chưa thu thì không hoàn" Những năm gần đây, chính sách hoàn thuếxuất khẩu của Trung Quốc đã được bổ sung hoàn thiện và từng bước đi vàohợp lý hoá, chính quy hoá Hiện nay, Trung Quốc đã xác lập một loạt quyđịnh cụ thể về việc hoàn thuế xuất khẩu như xác định tỷ lệ hoàn thuế, cơ sở và

Trang 26

phương pháp hoàn thuế, kỳ hạn và địa điểm hoàn thuế… Ðồng thời, để đảmbảo chính sách này được quán triệt chấp hành, ngành thuế vụ còn hợp tác vớicác ngành hữu quan để xây dựng một loạt biện pháp quản lý hoàn thuế vàbiện pháp quản lý, bảo đảm cho các xí nghiệp ngoại thương phát triển ổnđịnh

Miễn giảm thuế xuất khẩu

Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ tiến hành miễnhoặc giảm các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá trình sản xuấtvà kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu Chính sách này cũng giúp doanhnghiệp xuất khẩu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trênthị trường quốc tế

Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục đượcChính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinhtế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao Chính sách của TrungQuốc là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào cáclĩnh vực công nghệ cao Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất mộtsố loại hàng hoá công nghệ cao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu khôngphải trả thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuấtđược, song cần thiết cho doanh nghiệp đó Tổng cục Hải quan Trung Quốcthỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi íchcho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô Tính đến năm 2009,Trung Quốc đã giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu cho khoảng 3.800 mặt hàng.Ví dụ mức giảm thuế cho hàng dệt may lên tới 16% Đặc biệt, mức giảm thuếxuất khẩu tivi CRT lên đến 17% Các sản phẩm như da và quần áo da, đồda… được áp mức giảm thuế là 13% Ngoài ra chính phủ nước này đã giảm

Trang 27

ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điềuchỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT Bên cạnh tỷgiá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để hạchtoán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc cho phép một loại tỷ giá thứ haiđược tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ Năm1991, Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quảnlý, duy trì hai loại tỷ giá Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo rakhoảng cách giữa hai loại tỷ giá Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoáigiữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá cànggia tăng, tỷ giá chính thức thường xuyên thay đổi, hầu hết là phá giá Theothống kê, đồng NDT được điều chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trongnăm 1982, 56 lần trong năm 1984 ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giáthực của nó Cùng với sự phát triển của thị trường ngoại hối, tỷ giá trao đổitừng bước được dao động tự do hơn.

Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuấtkhẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán, đưa đất nước rakhỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Theo những điều chỉnh thử nghiệm thànhcông ban đầu, chính phủ Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách tỷ giátheo hướng đã vạch ra

1.3.2 Thời kỳ phá giá đồng NDT, thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồngNDT có khả năng chuyển đổi (1994 – nay)

Từ ngày 1/1/1994, Trung quốc đã cho đồng NDT phá giá tới 35%, tỷ giáchính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD và tỷgiá mới này được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995 – 2005 Tiếptheo, đồng NDT được điều chỉnh theo hướng định giá cao so với đồng USD.Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giáđồng NDT và tỷ giá giữa đồng USD và NDT vào thời điểm này là 1 USD = 8.27NDT, sau đó Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thảnổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàngTrung ương Đồng NDT đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ giá.

Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đãgiúp cho cán cân thương mại Trung quốc cải thiện, mức tăng kim ngạch xuấtkhẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, kết quả này góp phần tích cực thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc.

Việc phá giá đồng nhân dân tệ, hay nói cách khác việc cho phép tỷ giáđồng NDT được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chínhsách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung quốc, hàngTrung quốc bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung quốctăng lên

Nếu tỷ giá thực tế của đồng NDT là 5 NDT/USD, trong khi Trung quốcthực hiện tỷ giá chính thức là 6,8 NDT/USD, thì khi người nước ngoài mua

Trang 28

hàng hoá của Trung quốc trị giá 100 USD, họ cũng chỉ cần chi trả 74 USD,Trung quốc đã chấp nhận giảm giá hàng hoá tới 26%.

Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 đã góp phầntích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc, khuyến khích xuấtkhẩu phát triển Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại,cán cân vãng lai thiếu ổn định Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mạiTrung quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sauMỹ, Đức Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinhtế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ.

Trang 29

Ta có thể thấy, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơsở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt vớiđồng USD để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn Có thể thấy trong thương mạiquốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật sẽchậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanhchóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi.

Biểu 1: Tỷ giá hối đoái giữa NDT với USD 1980 - 2010

(Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế)

Biểu 2: Tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ với đô la Mỹ tháng 1 và2/2010

(Nguồn: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc)

Trang 30

1.4 Chính sách tín dụng1.4.1 Tín dụng xuất khẩu

"Tín dụng xuất khẩu" được hiểu là khoản tín dụng mà chính phủ nướcxuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu của nước mình, cho doanh nghiệpnhập khẩu, hoặc ngân hàng bên nhập khẩu (còn được cọi là tín dụng thươngmại) hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án vàcung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, để thúc đẩy xuất khẩu, tăngsức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Có thể chia ra 2 loại là tín dụng ngườibán và tín dụng người mua, hiện nay, Trung Quốc chủ yếu áp dụng chính sáchtín dụng người mua

Từ năm 1994, Trung Quốc đã thành lập một cơ cấu tín dụng xuất khẩuchuyên môn là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, sau đó, kể từ năm2001, một số Ngân hàng khác cũng bắt đầu phát triển nghiệp vụ tín dụng xuấtkhẩu như ngân hàng Công thương, Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng xâydựng Các lĩnh vực chủ yếu được hỗ trợ là đóng tàu, thiết bị đồng bộ và cácsản phẩm cơ điện khác.

Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu

1.4.2 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

"Bảo hiểm quốc gia về tín dụng xuất khẩu" là dịch vụ chủ yếu được cungcấp bởi tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) Nó đề cập đến việc bảo vệ và bồi

Trang 31

thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ vàbồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung - dài hạn Phạm vibảo hiểm của Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất dokhông thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bánhoặc những khoản cho vay trung - dài hạn vì lý do chính trị, thương mại.

Từ năm 2002 đến 2008, Bảo hiểm tín dụng Trung quốc đã hỗ trợ choxuất khẩu và đầu tư tổng giá trị là hơn 170 tỷ USD, cung cấp nghiệp vụ tíndụng xuất khẩu cho vài nghìn doanh nghiệp, vài trăm hạng mục trung và dàihạn, như xuất khẩu các sản phẩm cơ điện cỡ lớn, thiết bị kỹ thuật cao, thiết bị

1.5 Chính sách cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu1.5.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Cơ sở của lựa chọn sản phẩm: đó chính là dựa vào những lợi thế so

sánh của Trung Quốc

Thứ nhất, đó là nguồn nhân lực của Trung Quốc Nguồn nhân lực này

vừa là cơ sở để Trung Quốc phát triển những mặt hàng dựa trên sức lao độnglà chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu, vừa là cơ sở cho việc lựa chọn các sảnphẩm nhập khẩu đặc biệt là những máy móc thiết bị sử dụng lao động tậptrung

Thứ hai, đó là tài nguyên thiên nhiên đất nước Nguồn tài nguyên thiên

nhiên của Trung Quốc tương đối phong phú, là cơ sở để Trung Quốc có thểxuất khẩu một số loại khoáng sản, đồng thời cũng là căn cứ để tiến hành nhậpkhẩu những loại còn thiếu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Chính sách sản phẩm xuất khẩu

Có thể chia cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thành 4 loại nhưsau:

- Các loại sản phẩm sơ cấp mà chủ yếu là nông sản và khoáng sản

- Các sản phẩm công nghiệp nhẹ, bán thành phẩm sử dụng nhiều laođộng

- Sản phẩm công nghiệp của các ngành sử dụng vốn tập trung (côngnghiệp nặng, hoá chất)

- Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến (điện tử, máyvi tính)

Trước kia, sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệuthô và các thành phẩm sử dụng nhiều lao động (nhóm các mặt hàng truyềnthống) như than, dầu mỏ, đồ chơi trẻ em, hàng dệt may, giày dép và thủ côngmỹ nghệ Trong tình hình mới, Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu cácsản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn và có sức cạnh tranh trên thị trường

Trang 32

quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm máy móc và linh kiện có hàmlượng kỹ thuật cao do chính nước mình sản xuất, để có thể tạo ra được hiệuquả tối ưu của hoạt động mậu dịch đối ngoại, thúc đẩy kinh doanh tăng

Trung Quốc chia chiến lược xuất khẩu của họ thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuấtkhẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.

- Giai đoạn 2: Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm côngnghiệp nhẹ và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu cácthành phẩm công nghiệp cần nhiều vốn mà chủ yếu là các sản phẩm côngnghiệp nặng-hoá chất.

- Giai đoạn 3: Tập trung và coi trọng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng kỹthuật cao, công nghệ tiên tiến.

Hiện tại, Trung Quốc đang ở giai đoạn 2 và đang phấn đấu chuyển dầnsang giai đoạn 3 Hiện Trung Quốc coi trọng phát huy thế mạnh của từng địaphương, tăng xuất khẩu những mặt hàng sử dụng kỹ thuật mới, cải tạo ngànhnghề và các mặt hàng truyền thống Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các sảnphẩm xuất khẩu sử dụng lao động tập trung để tận dụng ưu thế lao động rẻ,

tạo thêm việc làm, Trung Quốc rất coi trọng tăng đầu tư có trọng điểm để mở

rộng sản xuất, tăng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng kỹ thuật và công nghệtiên tiến, phát triển các ngành nghề mới Xét theo khả năng thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào các cơ sở chế tạo máy, thì tỷ trọng máy móc thiết bị xuất khẩucủa Trung Quốc sẽ tăng đáng kể

Trước mắt, Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩmxuất khẩu để chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ - sửdụng vốn tập trung kết hợp từng bước tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàmlượng kỹ thuật cao Thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã đề ra các biệnpháp như sau:

- Nâng cao trình độ gia công các sản phẩm sơ cấp, coi trọng xuất khẩunhững hàng hoá có độ tinh xảo cao, sử dụng nhiều lao động, những đặc sảnnông - lâm nghiệp, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm.

- Tích cực sử dụng kỹ thuật, tri thức, công nghệ mới, tăng xuất khẩunhững hàng hoá là sản phẩm của ngành công nghiệp nặng- hoá chất sử dụngkỹ thuật cao và đổi mới kỹ thuật của các ngành dệt, công nghiệp nhẹ, chế biếnlương thực, thực phẩm, nâng cao chất lượng và trình độ kỹ thuật của các hànghoá xuất khẩu truyền thống.

-Tập trung các nguồn lực cho phát triển sản phẩm kỹ thuật cao, mà đặcbiệt là sản phẩm công nghệ thông tin

1.5.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩuCơ sở của lựa chọn thị trường

Cải cách, mở cửa và tăng trưởng kinh tế trong một nước 1,3 tỷ người này

Trang 33

đã làm thu nhập của cư dân tăng nhanh, tạo nên một thị trường khổng lồ cótiềm năng lớn nhất thế giới Theo ước tính, chỉ cần 8% dân số Trung Quốc(khoảng 100 triệu người) có thu nhập 1000 USD/năm đã tạo ra sức mua 100tỷ USD/năm Đây là lí do giải thích tại sao các nước lớn đều coi Trung Quốclà đối tác quan trọng, các công ty lớn nhất thế giới đều muốn đến và chiếmlĩnh thị trường Trung Quốc.

Vị trí địa lý của Trung Quốc lại hết sức thuận lợi (biên giới dài tiếp giápvới 15 nước, có hải giới với 8 nước) tạo điều kiện cho Trung Quốc trong buônbán quốc tế, kể cả buôn bán đường biển.

Hỗ trợ cho các chính sách về thị trường và kinh doanh buôn bán đốingoại, Trung Quốc còn có một lực lượng đông đảo Hoa kiều với những thếmạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý.

Những thế mạnh này sẽ là cơ sở cho lựa chọn thị trường cũng như cácđối tác chính trong ngoại thương giai đoạn đầu công nghiệp hoá của TrungQuốc.

Chính sách thị trường xuất khẩu

Lựa chọn thị trường một cách hợp lí, đề xuất và thực thi chiến lược thịtrường xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuấtkhẩu của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua Quá trình đẩy mạnh xuấtkhẩu của Trung Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai

hướng: Tìm kiếm thị trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường

hiện có Trung Quốc cho rằng hiện nay họ cần tăng mức xuất khẩu bằng mọi

cách, nhưng tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường riêng nào đó (nhưMỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc phải đa dạng hoá thị trường xuấtkhẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định Các chính sách thị trườngcủa Trung Quốc luôn luôn linh hoạt với những chiến lược kiểu "bổ khuyết","cát cứ", "nhen nhóm" và biện pháp điều chỉnh có tính bổ trợ khác.

Các chính sách thị trường cơ bản mà Trung Quốc đã và đang thực hiện là:

- Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại theo chiều sâu với các nướcphát triển, giảm bớt sự lệ thuộc vào từng nước riêng lẻ để phân tán các nhântố rủi ro.

- Đẩy mạnh phát triển một cách ổn định các quan hệ thương mại vớiHông Kông, Macao và Đài Loan

- Đẩy mạnh khai thác thị trường các nước đang phát triển.- Mở rộng mậu dịch biên giới.

- Tiếp tục cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng cường sức cạnhtranh của hàng Trung Quốc, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khuvực và thế giới.

Cùng với việc đẩy nhanh cải cách - mở cửa và tăng cường vai trò củangoại thương trong phát triển kinh tế, các chính sách và chiến lược về sản

Trang 34

phẩm và thị trường ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc.Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thịtrường của Trung Quốc sẽ liên tục đón nhận những thời cơ và thách thức mớitrong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu luôn luôn vận động Tuy nhiêncho dù những thời cơ, thách thức này là gì thì việc thực hiện có hiệu quả cácchính sách, chiến lược này chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc sớm đạt được cácmục tiêu trong phát triển ngoại thương, từ đó thực hiện thành công công cuộccông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.6 Các chính sách về thể chế - tổ chức1.6.1 Xây dựng đặc khu kinh tế

Hệ thống đặc khu kinh tế (SEZ) là một trong những nhân tố quan trọngtrong tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc nhiều năm qua Trung Quốc cóchủ trương trao toàn quyền tự chủ cho SEZ, cho phép các SEZ hoàn toàn độclập về tài chính với trung ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối vớicác nhà đầu tư, miễn là những ưu đãi đó nằm trong khuôn khổ pháp lý củanhà nước Sau đó, chính phủ tạo ra một môi trường mà nhờ đó, các SEZ phảicạnh tranh với nhau trong việc thu hút các nhà đầu tư Cạnh tranh là cơ sở chosự tồn tại của các SEZ Sự ra đời và tồn tại của SEZ đã tạo ra một môi trườngthống nhất hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Ngay từ năm 1979,Trung Quốc đã từng bước thiết lập một hệ thống pháp lý tương đối toàn diệntrong lĩnh vực đầu tư Hệ thống này bao gồm các chính sách đối với côngnghiệp, tài chính và cả chính sách áp dụng cho từng khu vực Ở cấp độ khuvực, chính SEZ là thực thể kinh tế sở hữu những cơ chế thu hút và duy trì đầutư nước ngoài thành công nhất.

Ưu đãi về thuế

Trong số những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế có lẽ là quantrọng

nhất Trong các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao, mức thuế đánh vào lợinhuận doanh nghiệp là 15%, trong khi con số đó là 24% ở những vùng duyênhải và các thành phố trực thuộc tỉnh Các công ty nước ngoài có thể đượcmiễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận, và sau đó đượcgiảm một nửa trong 3 năm tiếp theo Các công ty công nghệ cao được miễnthuế trong 2 năm đầu kể từ khi làm ăn có lãi và được giảm một nửa trong 6năm tiếp theo.

Những doanh nghiệp xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kimngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng Các côngty này sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua những thiết bị đượcsản xuất trong nước Các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu

Trang 35

họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc.

Kể từ năm 1991, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần cắt giảm thuế nhậpkhẩu Từ giữa những năm 90, Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát đốitrong lĩnh vực tín dụng và ngoại hối Ngày nay, chính phủ cho phép công tynước ngoài vay vốn từ các tổ chức tài chính bên trong và bên ngoài TrungQuốc Họ cũng được phép giữ lại lợi nhuận bằng ngoại tệ.

Tất cả những chính sách trên tạo thành một mô hình chung cho việc khuyếnkhích đầu tư Tuy nhiên, mô hình đó biến tướng ở mức độ khác nhau, khi nóđược thực thi ở các địa phương Các quan chức ở những tỉnh, huyện có SEZđược quyền vận dụng linh hoạt những chính sách của chính phủ.

1.6.2 Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế

Có thể nói đây là một biện pháp vĩ mô rất quan trọng mà Nhà nướcTrung Quốc đã và đang tiến hành nhằm mục tiêu thúc đẩy ngoại thương nóichung và xuất khẩu nói riêng, mà cụ thể là tạo ra thị trường cho hàng hóaTrung Quốc, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc tiếpcận trực tiếp với thị trường các nước Hơn thế nữa, khi gia nhập các liên kếtkinh tế quốc tế, bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩucũng sẽ tạo ra sức ép, buộc chính nền ngoại thương Trung Quốc phải chuyểnmình, tăng tốc nhằm bắt kịp xu thế phát triển chung Như vậy là Trung Quốccó thể thực hiện “một mũi tên trúng nhiều đích” Kể từ năm 1979 đến nay,Trung Quốc đã tích cực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký kếthàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương Đặc biệt vào giaiđoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc lại càng quan tâm nhiềuhơn tới vấn đề hội nhập và đa phương hóa quan hệ Gia nhập APEC, WTO vàxúc tiến thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)là một loạt trong nhiều cố gắng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới củaTrung Quốc.

Một số tổ chức và diễn đàn hợp tác Trung Quốc đã tham gia:- Tổ chức thương mại thế giới WTO (2001)

- Diễn đàn Hợp Tác Trung - Phi FOCAC (2000)

- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC(1991)

- Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Arập

- Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (1972)- Diễn đàn kinh tế và thương mại hợp tác Trung Quốc – Bồ ĐàoNha

Một số hiệp định thương mại song phương và đa phương Trung Quốc đãký kết gần đây:

- Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa trong WTO

- Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).- Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Pêru

Trang 36

- Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Cộng hòa Costa Rica- Hiệp định thương mại Trung – Mỹ

- Hiệp định thương mại Trung Quốc - EU

- Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - New Zealand

Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp khác như tổ chứccác hội chợ thương mại xúc tiến xuất khẩu, thành lập các tổ chức phát triểnthương mại, cải cách thủ tục hành chính để khuyến khích đầu tư vào các mặthàng xuất khẩu, thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấungành nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xínghiệp, làm giảm khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cốchính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu, thực hiện chính sách thưởngxuất khẩu…

2 Đánh giá chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

2.1 Hiệu quả của chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với hoạt độngxuất khẩu của Trung Quốc

Nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc lớn như vậy làdo nước này chủ ý duy trì giá trị đồng nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực củanó Tuy nhiên, một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng củaxuất khẩu hàng hoá Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiếnlược phát triển xuất khẩu đúng đắn Điều này thể hiện trước hết ở sự coi trọnghoạt động xuất khẩu, chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mứctối đa Năm 2001, cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),Trung Quốc được hưởng nhiều ưu đãi dành cho các nước đang phát triển,được tham gia cạnh tranh bình đẳng theo các nguyên tắc của WTO, đượchưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và các quốc gia khác.Song hành với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong nước như đơn giản hoácác thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế quan, xoá bỏhạn ngạch và các rào cản phi thuế quan khác, mở cửa thị trường trong nướctheo những cam kết trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc chủ trương áp dụngchính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào các hoạt động sản xuất để xuất khẩu Các rào cản đối với FDI nhưyêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và tỷ lệ nội địa hoá đượcbãi bỏ Nhờ đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt đổ vào Trung Quốccó xu hướng ngày càng gia tăng vào những ngành xuất khẩu mà Trung Quốccó lợi thế so sánh Kết quả là Trung Quốc đã thành quốc gia đứng đầu thế giớivề thu hút FDI, năm 2010 đã chạm mức cao kỷ lục là 105,74 tỷ NDT, tăng

Trang 37

17,4% so với năm trước (15)

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách can thiệp có lựa chọnđể hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh sựchuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc Trung Quốc cũng rất coi trọngviệc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, không tập trung đầu tư cho thị trườngriêng biệt nào Những cải cách định hướng thị trường đó góp phần làm cho hệthống ngoại thương của Trung Quốc ngày càng có tính trung lập cao hơn, tạođiều kiện khuyến khích hoạt động xuất khẩu.

Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các chính sách thúcđẩy xuất khẩu truyền thống và phù hợp với thông lệ quốc tế như miễn, giảmvà hoàn thuế, đồng thời chuyển sang đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗtrợ xuất khẩu được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: cung cấp tín dụng chongười mua nước ngoài, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảohiểm và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Việc cung cấp tín dụng xuất khẩu doNgân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đảm nhiệm với đối tượng chủ yếu làcác sản phẩm cơ điện, điện tử, đóng tàu và các mặt hàng công nghệ mới -công nghệ cao Có thể nói các chính sách hỗ trợ trên rất có hiệu quả trongviệc khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, đặc biệt là các sản phẩmcông nghệ mới - công nghệ cao, tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận vữngchắc những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đồng thời thâm nhập được nhữngthị trường xuất khẩu mới tiềm năng.

Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực, tham giacác khối liên kết tiểu vực và ký kế hiệp định thương mại song phương vớinhiều nước trong khu vực và trên thế giới Ngoài ra, sau khi gia nhập WTO,Chính phủ Trung Quốc coi trọng phát triển ngành sản phẩm công nghệ caotrong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá Để phát triển ngành này,Trung Quốc đã quyết định giảm mức thuế quan nhập khẩu xuống mức 0%như vậy Trung Quốc có thể nhập khẩu những linh kiện tiên tiến nhất trên thếgiới với giá thành thấp, sau đó qua gia công, xuất khẩu ra toàn thế giới Điềunày lý giải vì sao trong những năm qua, Trung Quốc từ nước có sản lượngcông nghệ cao rất thấp đã rất nhanh chóng trở thành nước sản xuất và xuấtkhẩu lớn nhất về mặt hàng này.

2.2 Một số vấn đề tồn tại trong chính sách khuyến khích xuất khẩu củaTrung Quốc

Trước hết, sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn dựa vào hình thứcgia công, vì vậy xuất khẩu tuy đạt quy mô lớn nhưng hiệu quả vẫn thấp Lý dolà vì giá trị gia tăng nội địa tạo ra từ hoạt động gia công xuất khẩu thấp, mốiliên hệ giữa các doanh nghiệp gia công với các doanh nghiệp trong nước cònhạn chế, kỹ năng tay nghề cho công nhân ít được cải thiện Việc phát triển gia

Trang 38

công xuất khẩu còn dẫn đến giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, từ đó góp phầnlàm tăng gánh nặng đối với Chính phủ trong việc hoàn thuế cho những ngườixuất khẩu Nếu hình thức gia công xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh thìTrung Quốc vẫn chỉ đóng vai trò như “công xưởng” của các công ty đa quốcgia trên thế giới.

Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua của Trung Quốc đạtđược chủ yếu dựa vào khai thác theo chiều rộng các yếu tố tài nguyên, laođộng và vốn đầu tư Trong khi GDP của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 4%GDP thế giới thì nước này lại chiếm tới 7,4%, 31%, 30%, 27%, 25% và 40%tiêu dùng các mặt hàng tương ứng là dầu thô, than đá, quặng sắt, thép cán,

sản phẩm ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triểnkhác, theo đó tăng trưởng đi liền với nguy cơ nguồn lực bị lãng phí, tàinguyên bị cạn kiệt và môi trường bị huỷ hoại.

Đến nay xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Trung Quốc vẫn chủ yếubao gồm các mặt hàng sử dụng nhiều lao động Thực tiễn một số nền kinh tếChâu Á cho thấy quá trình tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo cóhàm lượng lao động cao thường kéo dài không quá 3 thập kỷ Trong khi đó,xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh trong thờigian hơn hai thập kỷ, do vậy nếu quy luật nói trên đúng thì rõ ràng TrungQuốc đang tiến gần đến ngưỡng thời gian mà từ đó xuất khẩu các mặt hàngchế tạo sử dụng nhiều lao động sẽ bắt đầu giảm sút Hơn nữa, xuất khẩu cácsản phẩm truyền thống sử dụng nhiều lao động đã chiếm một tỷ trọng lớn trênthị trường thế giới, do đó việc Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởngxuất khẩu cao đối với mặt hàng này trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn.

Chính sách tỷ giá hiện nay của Trung Quốc là một trong những nguyênnhân gây căng thẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ và các nước côngnghiệp chủ chốt khác khi chính sách duy trì ổn định giá trị nhân dân tệ đượcxem là chủ ý nhằm định giá thấp đồng nhân dân tệ để khuyến khích xuấtkhẩu Theo đó, các nước yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá, tiến tới thả nổiđồng nhân dân tệ Mức tăng giá 0,43% của đồng NDT vào tháng 6 năm 2010(6,7980 NDT/USD) vẫn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của Mỹ và cácnước phương Tây khác, vì vậy chắc chắn các nước này vẫn sẽ tiếp tục gây áplực đối với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá.

Một chính sách thúc đẩy xuất khẩu quan trọng khác của Trung Quốc làchính sách hoàn thuế cũng có xu hướng giảm sút vai trò của mình Việc hoànthuế giúp gia tăng xuất khẩu, nhưng lại làm tăng gánh nặng đối với Ngân sáchnhà nước Chính sách hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc còn hàm chứanguy cơ dẫn đến tranh chấp thương mại với các nước bạn hàng chủ yếu (như

Trang 39

Mỹ hay EU) Năm 2004, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng chính sáchhoàn thuế để trợ cấp cho một số ngành công nghiệp bán dẫn và ngành phânbón hóa học Bên cạnh đó, Mỹ còn cho rằng Trung Quốc vẫn đang sử dụngnhiều hình thức trợ cấp khác cho những người xuất khẩu như miễn giảm thuếthu nhập thực hiện phân bổ tín dụng, cho vay với lãi suất thấp, xóa nợ vàgiảm phí vận tải Những hình thức trợ cấp này được coi là nguyên nhân chủyếu dẫn đến việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ.Tháng 11 năm 2007, để xoa dịu Mỹ, Trung Quốc đã phải dỡ bỏ hoàn thuếxuất khẩu đối với một số mặt hàng nhất là các sản phẩm thép.

Những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc còn gặp phải nhiềuthách thức khác Do vẫn chưa được coi là quốc gia có nền kinh tế thị trườngnên Trung Quốc trở thành đối tượng của nhiều vụ kiện bán phá giá Trên thựctế, kể từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001, Trung Quốc trở thành mộttrong những nước bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, với số vụ kiệnlên tới con số hàng trăm Hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều biệnpháp bảo hộ khác, đặc biệt từ phía các nước công nghiệp phát triển Việc Mỹvà EU áp đặt trở lại chế độ hạn ngạch đối với Trung Quốc nhằm bảo vệnhững người sản xuất trong nước trước “cơn sóng thần” hàng dệt may củanước này là một ví dụ điển hình minh chứng cho khả năng nói trên.

2.3 Điều chỉnh chính sách xuất khẩu trong thời gian tới

Trong chiến lược xuất khẩu đến năm 2020 do Bộ Thương mại TrungQuốc công bố, Trung Quốc đã thể hiện một số động thái cơ bản trong việcđiều chỉnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nước này trong thời gian tới.

Trước hết có thể khẳng định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cácbiện pháp cải cách toàn diện hệ thống kinh tế và luật pháp theo hướng tự dohóa, minh bạch hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên tắc cơ bản củaWTO, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ WTO Trêncơ sở những cải cách toàn diện đó Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống ngoạithương mở cửa, có tính trung lập cao, hoạt động có hiệu quả cao và phù hợpvới các chuẩn mực quốc tế.

Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục dựa vào hoạt động gia công xuất khẩu và duytrì vị thế của mình như một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất củacác công ty đa quốc gia Tuy nhiên, để gia tăng hiệu quả xuất khẩu, TrungQuốc sẽ hạn chế dần những chính sách ưu tiên đối với gia công xuất khẩuthông thường

Để chuyển dịch cơ cấu theo hướng thúc đẩy xuất khẩu của các mặt hàngcó hàm lượng vốn - công nghệ cao trở thành nguồn xuất khẩu chủ yếu trongtương lai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quá trình cải cách doanh nghiệp nhànước, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2010 (Trang 31)
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Trang 31)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2010 (Trang 31)
Cho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công  nghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20%  cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dé - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
ho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dé (Trang 33)
Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc một số năm - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc một số năm (Trang 33)
Bảng trên cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy  tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v. - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng tr ên cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v (Trang 34)
Bảng trên cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất  khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy  tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v. - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng tr ên cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v (Trang 34)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 3 Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010 (Trang 35)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 3 Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010 (Trang 35)
Bảng 5: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam và tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP từ năm 1986 đến năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 5 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam và tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 94)
Bảng 5: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam và tỷ lệ kim  ngạch xuất khẩu so với GDP từ năm 1986 đến năm 2010 - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 5 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam và tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 94)
Bảng 6: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến (1986 – 2010) - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 6 Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến (1986 – 2010) (Trang 96)
Bảng 6: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến (1986 – 2010) - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 6 Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến (1986 – 2010) (Trang 96)
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính (Trang 97)
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính - Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w