1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc

109 2,2K 48
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 921,5 KB

Nội dung

Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -

VŨ THỊ HỒNG ANH

ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠINGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI-2011

final 14-09.doc

Trang 2

MỤC LỤC

TrangDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀDỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 51.1 Ngân hàng thương mại (NHTM) 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Chức năng của NHTM 10

1.1.3 Phân loại NHTM 12

1.1.4 Các hoạt động ngân hàng cơ bản của NHTM 13

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM 16

1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) 16

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 29

2.1.1 Giới thiệu chung về VietinBank 29

2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010 32

2.1.3 Định hướng phát triển của VietinBank giai đoạn 2011-2015 39

2.2 Phân tích tình hình hoạt động NHBL tại VietinBank giai đoạn 2006-2010 42

2.2.1 Kết quả hoạt động NHBL giai đoạn 2006-2010 42

2.2.2 Sản phẩm dịch vụ NHBL 48

2.2.3 Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối 51

2.2.4 Hoạt động marketing và phát triển thương hiệu 53

2.2.5 Hạ tầng công nghệ thông tin 55

2.2.6 Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực: 57

2.3 Hạn chế trong hoạt động NHBL tại VietinBank 59

2.3.1 Hạn chế còn tồn tại 59

2.3.2 Nguyên nhân 62

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ NHBL CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆTNAM VÀO ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ NHBL TẠI VIETINBANK 70

Trang 3

3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại

Việt Nam 70

3.1.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng ANZ Việt Nam 70

3.1.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng HSBC Việt Nam 74

3.1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng Citibank Việt Nam 78

3.2 Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại VietinBank 80

3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL 80

3.2.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL 81

3.2.3 Mở rộng hệ thống chi nhánh và kênh phân phối 83

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 85

3.2.5 Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ 86

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing 87

3.2.7 Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro 89

Trang 4

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamATM Máy rút tiền tự động

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamDNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHBB Ngân hàng bán buônNHBL Ngân hàng bán lẻNHNN Ngân hàng nhà nướcNHTG Ngân hàng trung gianNHTM Ngân hàng thương mạiNHTW Ngân hàng trung ương

Trang 5

Bảng 2.2 Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010 33Bảng 2.3 Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn 2006-2010 34Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010 34Bảng 2.5 Tình hình huy động vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010 35Bảng 2.6 Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn

Bảng 2.7 Hoạt động thanh toán của Vietinbank giai đoạn 2006-2010 37Bảng 2.8 Số lượng thẻ VietinBank phát hành giai đoạn 2007-2010 38Bảng 2.9 Tiền gửi phân theo nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2006-2010 42Bảng 2.10 Hoạt động thanh toán của VietinBank giai đoạn 2006-2010 45Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại VietinBank theo kỳ hạn giai đoạn 2006-2010 43Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế tại VietinBank giai đoạn 2006-2010 44Biểu đồ 2.3 Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn tại VietinBank giai đoạn 2006-2010 45Biều đồ 2.4 Doanh số chuyển tiền kiều hối qua VietinBank giai đoạn 2003-2010 47

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ lâu đã là một dịch vụ được nhiềungười dân ưa chuộng vì tính hữu dụng, thân thiện, hiện đại và tiện ích Bên cạnh đó,dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn là dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lựccạnh tranh, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho các ngân hàng Ở ViệtNam, tuy còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, nhưng cùng với sự phát triển củanền kinh tế, của hạ tầng công nghệ và sự đi lên của đời sống người dân thì phát triểndịch vụ ngân hàng bán lẻ đang dần trở thành một xu hướng chung Đặc biệt, sauthời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới WTO, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở nên gay gắt hơn vớisự tham gia của các ngân hàng nước ngoài Tạp chí Stephen Timewell có nhận định:“Xu hướng ngày nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấpdịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụtài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàncầu trong tương lai” Nắm bắt xu thế này, một loạt các ngân hàng lớn, có tiềm lựctài chính, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường dịch vụngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam Chính vì vậy, hơn bao giờ hếtđây là thời điểm mà các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thựctrạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải phápđẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với xuhướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới.

Là một trong những ngân hàng có thương hiệu và uy tín lớn tại Việt Nam, đểluôn giữ vững được thị phần và không ngừng phát triển lớn mạnh Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã lựa chọn phát triển dịch vụ ngânhàng bán lẻ song song với các sản phẩm dịch vụ truyền thống Với sự đầu tư kháđồng bộ về vốn, công nghệ, nhân sự kết hợp với những thế mạnh vốn có về mạnglưới kênh phân phối, mạng lưới khách hàng, bước đầu VietinBank đã đạt được mộtsố thành công nhất định trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Tuy nhiên, bên cạnh đóvẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định cần phải sớm khắc phục để có thể

Trang 7

đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở VietinBank thời gian tới.

Xuất phát từ thực tế nêu trên tác giả quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnhdịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Bàihọc kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động ngân hàng bán lẻ là vấn đề được nghiên cứu nhiều trên thế giới,tuy nhiên chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Cho đến nay đã có một số bài

viết về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: bài viết Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM

của các NHTM ở Việt Nam- Tạp chí Ngân hàng số 3(2004) của tác giả Văn Chiến.

Bài viết này nêu một cách khái quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ trong giai đoạnkhởi đầu ở Việt Nam và đi sâu nghiên cứu về mảng dịch vụ ATM của cácNHTM.Tuy đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ViệtNam thời điểm đó nhưng bài viết chỉ tập trung chủ yếu vào dịch vụ ATM mà chưanghiên cứu đến các mảng dịch vụ khác của NHTM Bên cạnh đó còn có bài viết “

Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của cácngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 7 (2007)- ThS.Vũ Thị Ngọc Dung Bài

viết này đưa ra cái nhìn tổng quát và đẩy đủ hơn về xu hướng phát triển dịch vụngân hàng bán lẻ ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không đi sâunghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cụ thể một ngân hàngnào.

Ngoài ra, còn có một vài đề tài nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ

như: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối vớicác ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Mai Văn Sắc-ĐH KinhTế TPHCM (2007),“Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịchvụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”của Lê Thị Mai Phương-Học

Viện Ngân Hàng (2009) Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thùriêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giávà đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể ápdụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác.

Trang 8

Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạtđộng ngân hàng bán lẻ tại VietinBank, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm phát triểnhoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đóđưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động ngânhàng bán lẻ từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây.

 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngânhàng thương mại và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻtrong hoạt động ngân hàng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ngân hàng bán lẻ.

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tronggiai đoạn 2006 – 2010.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và địnhlượng, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: Báo cáocủa Ngân hàng, nghiên cứu khoa học, tạp chí

Trang 9

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổnghợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu củamình.

6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Về mặt lý luận: Cung cấp cho người đọc nền tảng lý thuyết về ngân hàng

thương mại và hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.

Về mặt thực tiễn: Đã cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngân

hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm chỉ ra những kếtquả và những mặt còn tồn tại trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Phântích kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nướcngoài tại Việt Nam Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh hoạt độngngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Dựa trên các giảipháp đề xuất này, mong muốn sẽ giúp ích được nhiều ngân hàng khác áp dụng choviệc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình.

7 Kết cấu, nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luậnvăn gồm 3 chương:

Chương I: Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng bán lẻ

của các ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCPCông

Thương Việt Nam.

Chương III: Giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số

ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vào đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại VietinBank.

Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu cũng như trình độ nhận thức nên luậnvăn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sựgóp ý và hướng dẫn chỉnh sửa của các thầy cô.

Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS,TS Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúpđỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Trang 10

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀDỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM).

1.1.1 Một số khái niệm.

1.1.1.1Khái niệm ngân hàng.

Danh từ ngân hàng (Bank) xuất phát từ chữ La Tinh là Bancus Bancus cónghĩa là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vaytiền, tài sản sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách Cảtên gọi và hoạt động ngân hàng bắt đầu phát triển từ đế quốc La Mã (năm 323 trướcCông nguyên)1 cho đến thế kỷ V sau Công nguyên Tuy nhiên, hoạt động ngânhàng sơ khai thật sự đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Khoảng 3500 năm trước Công nguyên2 là giai đoạn sơ khai của ngân hàngdưới dạng tiệm cầm đồ Vào thời điểm này, lãnh thổ, khu vực của các cộng đồngchưa được phân định, chiến tranh và cướp bóc xảy ra ở khắp nơi, dân chúng có củacải thừa từ quá trình sản xuất và trao đổi trở thành mục tiêu của tranh cướp Ngườidân, do đó, chỉ tìm thấy sự an tâm khi mang gửi các tài sản ky cóp được vào nhàthờ, vào kho các nhà quyền quý hoặc các thợ vàng là những người có lâu đài và lựclượng bảo vệ Một cách tự nhiên, những người này trở thành những người giữ củacải và tài sản cho công chúng Công chúng gửi tài sản vào đầu kỳ, các đối tượng nóitrên nhận lấy, vào sổ, xuất biên nhận và chỉ việc cất thật kỹ cho đến cuối kỳ Đếnngày hẹn, hoặc khi cần đột xuất, chủ nhân đến nhận lại tài sản, trả biên nhận chonhà thờ hoặc lãnh chúa kèm theo khoản thù lao tiền công đã cất giữ, bảo quản.Những hoạt động này mang hình thức như hoạt động của một tiệm cầm đồ

Khoảng năm 1800 trước Công nguyên3, có 2 phát kiến quan trọng đã biếnnhững tiệm cầm đồ nói trên và những người giữ của trở thành các ngân hàng và chủngân hàng sơ khai

Thứ nhất: những người vẫn gửi tài sản, sản vật và sau này là tiền nhận thấyrằng trong một số thanh toán, thay vì họ phải mang biên nhận đến nơi gửi để đổi trở

1 TS Lê Vinh Danh, 2009

2 TS Lê Vinh Danh, 2009

3 TS.Lê Vinh Danh, 2009

Trang 11

lại thành tài sản phục vụ cho việc thanh toán, họ có thể giao cho người bán biênnhận nói trên Người bán hàng mang biên nhận đến nơi gửi để đổi lấy lại phần tàisản mà người mua hàng đã gửi trước đó Việc thanh toán bằng biên nhận của tiệmcầm đồ này đầu tiên được chấp nhận một cách dè dặt nhưng dần dần nó được chấpnhận rộng rãi hơn, bởi nhiều lý do: Thứ nhất, người nhận thanh toán thấy rằng họhoàn toàn có thể đến các tiệm cầm đồ để đổi lại ra tiền khi họ xuất trình biên nhậngửi tài sản Việc thanh toán bằng biên nhận càng thuận lợi hơn nếu cả hai bên muabán đều gửi tiền hay tài sản ở cùng một nơi Thứ hai, việc cất giữ hoặc mang theobiên nhận thuận tiền, dễ dàng và an toàn hơn các loại tiền hoặc tài sản khác

Thứ hai: các chủ tiệm cầm đồ thông minh trong giai đoạn ấy nhanh chóngnhận thấy rằng: trong mỗi đơn vị thời gian, chẳng hạn một ngày, có nhiều ngườiđến rút tài sản, trả lại biên nhận, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người mới đếngửi tài sản vào Sự chênh lệch giữa tổng khoản ký gửi và tổng khoản được rút rathường không lớn, và về mặt dài hạn, thí dụ như một tuần hoặc một tháng, cáckhoản gửi và rút thường cân bằng nhau Do vậy, tài sản được cất giữ trong kho hầunhư không đổi trong những khoảng thời gian rất dài Điều này trở nên thật phíphạm, trong lúc có nhiều thương nhân rất cần vay vốn để kinh doanh, sản xuất hoặctiêu dùng…Nhận thức được điều đó nên một số chủ tiệm cầm đồ bắt đầu dùng tiềncủa công chúng gửi để cho vay Nếu người chủ tiệm cầm đồ có thể điều chỉnh khốilượng cho vay mỗi ngày không vượt quá một giới hạn nào đó, nhằm đảm bảo rằngluôn luôn có những khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu trong kho, nhằm đáp ứng việcrút tiền bất ngờ của người gửi, thì tiệm cầm đồ vẫn bảo vệ được uy tín của mình

Như vậy, hoạt động cầm đồ đơn giản giữa hai bên, người gửi tiền và chủ tiệmcầm đồ, đã chuyển thành hoạt động phức tạp hơn giữa ba bên, người dư thừa tiềncủa có nhu cầu gửi tiền, chủ tiệm cầm đồ làm trung gian lấy tiền của người gửi chovay lại lấy lời, và những thương nhân có nhu cầu về vốn để kinh doanh Lúc nàytiền không còn nằm một chỗ trong kho mà đã được luân chuyển hợp lý từ nơi thừavốn sang nơi thiếu vốn Hơn nữa, với việc mạnh dạn cho vay, các tiệm cầm đồ đãtạo ra các khoản tiền mới trong lưu thông, nghĩa là đã tham gia vào hoạt động cungứng tiền Không chỉ có vậy, bằng việc phát hành biên lai xác nhận số tiền gửi, chủtiệm cầm đồ đóng vai trò trung gian đã cung cấp thêm một phương tiện thanh toán

Trang 12

góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán phát triển.Với hai phát kiến trên hình thứctiệm cầm đồ ban đầu đã chuyển thành hình thức ngân hàng sơ khai và các chủ tiệmcầm đồ đã trở thành các chủ ngân hàng đầu tiên

Các hoạt động ngân hàng sơ khai tiếp tục tồn tại và phát triển cùng với sựphát triển của giao thương buông bán, tuy nhiên tên gọi “ngân hàng” (bank) chỉchính thức ra đời vào năm 323 trước Công nguyên khi đế quốc Hy Lạp tan rã, mởđầu cho thời kỳ La Mã thống trị Hy Lạp4 Nghệ thuật ngân hàng sơ khai cũng đượcmang theo về La Mã và trước Thiên Chúa giáng sinh, hoạt động này đã được mộtsố người gọi tên chính thức là “ngân hàng” Tên gọi này được tiếp tục giữ và pháttriển cho đến ngày nay

Như vậy, thông qua lịch sử phát triển lâu đời và nguồn gốc tên gọi của ngânhàng có thể hiểu một cách đơn giản ngân hàng là một tổ chức trung gian cung cấpcác dịch vụ tài chính (như huy động vốn, cho vay vốn, cung cấp dịch vụ thanh toán)để kiếm lời.

Tuy nhiên theo thời gian, bên cạnh sự tồn tại của ngân hàng cũng xuất hiệnnhững tổ chức đóng vai trò trung gian tài chính như các công ty bảo hiểm, các côngty kinh doanh chứng khoán hay các quy hỗ tương…Khi đó để có thể phân biệt các

tổ chức này khái niệm chung chung “ngân hàng là một tổ chức trung gian tàichính” đã dần được thay thế bởi những quy định cụ thể hơn trong luật quốc gia và

luật quốc tế Về cơ bản, các tổ chức này được phân biệt với nhau bởi danh mục cácdịch vụ mà chúng cung cấp.

Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã xác định:“Ngânhàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác có liên quan.” (Khoản 2-Điều 20) Trong đó các“hoạt động ngân hàng” được quy định là “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Khoản 7- Điều 20)

Như vậy có thể hiểu, ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực hiện các hoạtđộng bao gồm: kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụthanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

4 TS.Lê Vinh Danh, 2009

Trang 13

Hệ thống ngân hàng hiện nay được chia làm hai bộ phận chính: ngân hàngtrung ương và các ngân hàng trung gian

Ngân hàng trung ương (NHTW): Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giớidù lớn hay nhỏ dều có một NHTW Các ngân hàng này đảm nhận nhiều vai trò rấtquan trọng như: Chủ ngân hàng của chính phủ; Chủ ngân hàng cho các ngân hàngtrung gian hoặc các tổ chức tài chính, Điều hòa sự phát hành tiền tệ; Quản lý dự trữquốc gia, Quản lý hệ thống tài chính quốc gia, Điều tiết kinh tế vĩ mô

Ngân hàng trung gian (NHTG): Hầu như ở tất cả các quốc gia, bộ phận lớnnhất trong hệ thống ngân hàng hiện đại là hệ thống NHTG và các chi nhánh của nó.Chức năng trung gian của các ngân hàng này thể hiện ở hai khía cạnh Trước hết làtrung gian giữa NHTW và công chúng, theo đó NHTG một mặt giao dịch vớiNHTW, một mặt giao dịch với công chúng Thứ hai, chức năng trung gian thể hiệnở việc môi giới giữa người gửi tiền và người vay tiền Ngân hàng trung gian baogồm các loại sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàngđặc biệt và ngân hàng có mục đích xã hội.

Vì sự liên đới mật thiết với nhau trên thị trường tiền tệ và tài chính, nhiều tổchức không phải là ngân hàng nhưng cũng tham gia vào hoạt động vay, cho vay vàkinh doanh tiền tệ như các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,các quỹ tiền tệ được nhiều nước xem là bộ phận thứ ba của hệ thống ngân hàng

1.1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM):

Bộ phận lớn nhất trong nhóm các NHTG là hệ thống ngân hàng thương mại(NHTM) Mặc dù chỉ có một biên giới rất mỏng manh giữa các NHTM với các tổchức tiết kiệm khác, người ta vẫn tách NHTM ra thành một nhóm riêng vì những lýdo đặc biệt của nó Một trong những lý do này là tổng tài sản của NHTM luôn luônlà khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Hơn nữa, khối lượng séc(Check) hay tài khoản gửi không kỳ hạn mà nó có thể tạo ra, cũng là bộ phận quantrọng trong tổng cung tiền tệ của cả nền kinh tế

Cho đến cuối thập niên 60, điểm đặc thù để phân biệt một NHTM với cácNHTG khác là: NHTM là đơn vị duy nhất được phép mở tài khoản gửi không kỳhạn cho công chúng Có nghĩa người ta phân biệt nó dựa trên các thành phần của tàisản nợ Vào lúc ấy, tiền gửi không kỳ hạn bị cấm trả lãi Tuy nhiên vì nhu cầu giao

Trang 14

dịch thông qua séc vẫn tăng gấp đôi hàng năm, cho nên khối lượng séc có thể viếttừ các khoản tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục là bộ phận mạnh nhất sau tiền mặt phápđịnh

Từ những năm 80, sau khi tiền gửi không kỳ hạn đã được phép trả lãi, cácngân hàng tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cũng bắt đầu mở tài khoản gửikhông kỳ hạn, cho phép công chúng sử dụng séc một cách rất đa dạng dưới nhiềuhình thức từ sổ séc cho đến thẻ tín dụng bằng nhựa Với việc nhiều ngân hàng vàtổ chức tín dụng khác NHTM cùng được quyền mở tài khoản gửi không kỳ hạn,việc phân biệt NHTM với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác trở nên phức tạp.Do vậy, các nhà Ngân hàng học Tây phương bắt đầu quay về phân biệt NHTM dựatrên tài sản có (Assets) Với cách phân biệt này, NHTM được hiểu là một ngânhàng trung gian mà tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp

chiếm đa số trong tài sản có của nó

Từ sự chuyển hướng phân biệt vào tài sản có, NHTM được hiểu là một ngânhàng có những đặc trưng sau:

NHTM là một trung gian tài chính, một doanh nghiệp hoạt động bằng cácnguồn vốn sau: Tiền gửi của công chúng (có kỳ hạn, không có kỳ hạn và tiết kiệm);Vốn tự có của các ngân hàng do các cổ đông đóng góp; Vốn vay của các tổ chứckinh doanh, NHTG khác, NHTW, Kho bạc hoặc nước ngoài; Vốn vay của côngchúng bằng cách phát hành phiếu nợ (cổ phiếu, trái phiều); Vốn hoặc tài sản do cácđơn vị đem lại cầm cố

Đối tượng cho vay của NHTM chủ yếu là: Thương mại, sản xuất công nghiệpvà tiểu thủ công nghiệp Đầu tư hoặc hùn hạp xây dựng xí nghiệp, khu công nghiệprồi bán lại cổ phần.

Ngoài ra NHTM vẫn được quyền tạo ra lợi nhuận bằng cách đầu tư vào cácloại hình tài sản sinh lợi khác như mua chứng khoán, bất động sản hay chiết khấuthương phiếu, hối phiếu hoặc đầu tư vào các loại hàng hóa khác Tuy nhiên, thôngthường có đến khoảng 2/3 vốn hoạt động của NHTM là những khoản vốn ngắn hạnxuất phát từ những khoản vay ngắn ngày, tiền gửi có kỳ hạn thời gian ngắn và tiềngửi không kỳ hạn Cho nên việc quản lý tài sản có sao cho hợp lý với vốn huy độnglà một vấn đề hết sức tinh tế của các NHTM

Trang 15

Cụ thể trong luật ngân hàng của các quốc gia, NHTM được định nghĩa là:

Theo định nghĩa của Luật ngân hàng Mỹ: ngân hàng thương mại là công tykinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngànhcông nghiệp dịch vụ tài chính.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụngtài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tàichính”.

Ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước

Việt Nam xác định “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán”

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bảnlà nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội.

1.1.2 Chức năng của NHTM.

Là một trong các loại ngân hàng trung gian nên ngân hàng thương mại cóđầy đủ ba chức năng chủ yếu là: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trunggian thanh toán, chức năng tạo tiền.

1.1.2.1Chức năng trung gian tín dụng.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng cơ bản nhất, phản ánhrõ nét nhất bản chất của một NHTM, là cơ sở để thực hiện các chức năng khác Khithực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa ngườithừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai tròlà người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoảnchênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay Với vai trò là trung gian tíndụng, NHTM đã đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, người

Trang 16

đi vay tiền, NHTM và qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế.

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTMcung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệmchi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu,khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà cácchủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặpngười phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nàođó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đượcrất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hìnhchung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưuchuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM, tạo rasự khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác Với mục tiêulà tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển củamình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hìnhchung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thựcthi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năngthanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốnhuy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để muahàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng đểmua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làmtăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chitrả của xã hội

Trang 17

1.1.3 Phân loại NHTM.

1.1.3.1 Phân loại dựa vào hình thức sở hữu:

Dựa vào hình thức sở hữu, các NHTM được chia ra thành các loại gồm: ngânhàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liêndoanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng tư nhân:

Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc

Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế Ở Việt Nam, ban đầu những ngânhàng này là những ngân hàng chuyên doanh, đến năm 1992 thì đổi tên và trở thànhngân hàng kinh doanh đa năng Ví dụ: Ngân hàng TMCP VietinBank.

Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn

góp của các cổ đông, kinh doanh đa năng Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hailoại: ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn Hiện nay, tất cả cácNHTM tại Việt Nam đều là ngân hàng TMCP và được thực hiện đầy đủ các nghiệpvụ kinh doanh của ngân hàng Ví dụ: ngân hàng TMCP SeaBank, Ngân hàng TMCPACB, ngân hàng TMCP SacomBank, ngân hàng TMCP Techcombank

Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng

góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ Ví dụ: Ngân hàng liêndoanh ShinhanVina, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh VietLao, Ngân hàng liên doanh Viet Nga

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật

Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy đủcác dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượtquá 99 năm Ví dụ: ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngânhàng Standard Chartered Việt Nam…

Ngân hàng tư nhân: Do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân đó Loại hình

ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp; thường có mối quan hệ tốt vớikhách hàng Tuy nhiên, loại hình ngân hàng tư nhân theo cách tiếp cận này chưaxuất hiện tại Việt Nam

Trang 18

1.1.3.2 Phân loại dựa vào chiến lược kinh doanh:

Dựa vào chiến lược kinh doanh các NHTM được chia ra thành ngân hàngthương mại bán buôn, ngân hàng thương mại bán lẻ, ngân hàng thương mại vừa bánbuôn vừa bán lẻ.

Ngân hàng thương mại bán buôn: là NHTM tập trung nhắm đến đối tượng

khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các xínghiệp lớn Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàngthường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.

Ngân hàng thương mại bán lẻ: là ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối

tượng khách hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng loạinày thường chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầucủa nhiều khách hàng Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là mộtlực lượng khách hàng rất lớn Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy độngvốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc cácdự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.

Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là ngân hàng thực hiện

song song cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ Ngân hàng này nhắm vào tất cả cácdạng khách hàng từ cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến cáctổng công ty, các tập đoàn lớn Ví dụ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(VietinBank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank)

1.1.4 Các hoạt động ngân hàng cơ bản của NHTM.

1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động sau đó cho vay, đầu tưvà thực hiện các nghiệp vụ khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn tạo nguồncho ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và chấtlượng hoạt động của ngân hàng Yêu cầu đối với hoạt động huy động vốn phải làvừa duy trì cơ cấu Nợ - Vốn hợp lý để ngăn ngừa rủi ro, đồng thời phải đảm bảo thunhập cho ngân hàng trên cơ sở an toàn thanh khoản với chi phí tối thiểu Hoạt độnghuy động vốn bao gồm các hoạt động cơ bản sau:

Trang 19

Hoạt động tạo vốn tự có:

Về cơ bản, vốn chủ sở hữu của một ngân hàng gồm nguồn vốn hình thànhban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ hoặc nguồn vay nợcó thể chuyển đổi thành cổ phần Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có thểgia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau: tăng từ nguồn lợi nhuậnròng, phát hành thêm cổ phần, góp thêm vốn…

Hoạt động tạo vốn tiền gửi:

Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn củangân hàng Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tàichính – ngân hàng, để gia tăng nguồn tiền gửi cả về số lượng và chất lượng buộcngân hàng phải đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau

Nguồn đi vay và nghiệp vụ nợ :

Trong một số trường hợp cấp bách, ngân hàng thường phải đi vay từ ngânhàng nhà nước (NHNN) Đây là khoản vay để giải quyết nhu cầu chi trả trong khingân hàng đang thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh toán Bên cạnh đó, cácNHTM còn có thể vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường tiền tệ để bổ sunghoặc thay thế nguồn vay từ NHNN

Nguồn huy động vốn khác:

Ngoài các nguồn vốn đã nêu trên, các NHTM còn có một số nguồn vốn khácnhư nguồn uỷ thác gồm uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác giải ngân và thuhộ…theo đó NHTM nhận vốn người uỷ thác sau đó chuyển vốn cho người dânnhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội Ngoài nguồn uỷ thác, ngân hàng còn cócác nguồn trong thanh toán, nguồn phải trả Nhà nước, các bộ nhân viên…

1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Tài sản Có, là hoạt động đemlại phần lớn thu nhập, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Yêu cầu đặtra đối với hoạt động sử dụng vốn là phải duy trì một cơ cấu tài sản hợp lí, nhằm đạtđược mức lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo tính an toàn trong hoạt động ngân hàng.Hoạt động sử dụng vốn bao gồm một số hoạt động cơ bản sau:

Trang 20

Hoạt động ngân quỹ:

Ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm tiên mặt tại quỹ và tiền gửi của ngânhàng tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác Ngoài tiền mặt, tiền gửi tại NHNN,các tổ chức tín dụng khác, một số loại chứng khoán có tính thanh khoản cao nhưTrái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc…cũng được coi là một khoản mục củangân quỹ.

Hoạt động tín dụng:

Tín dụng là hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng tài sản và đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng Tuy nhiên rủi ro tíndụng là rủi ro lớn nhất, phổ biến nhất mà ngân hàng nào cũng phải đối mặt Thôngthường, các NHTM có tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cao hơn so với tín dụng trung-dàihạn thì rủi ro tín dụng càng thấp do rủi ro tỷ lệ thuận với thời hạn của khoản tíndụng Nhìn chung, tỉ lệ giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn phụ thuộcvào kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản, khả năngdự báo và dự phòng rủi ro của ngân hàng.

Hoạt động đầu tư:

Có thể nói hoạt động đầu tư đã và đang đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhậpquan trọng thứ hai sau hoạt động tín dụng Đối tượng đầu tư của ngân hàng có thể làcác chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao hoặc là các chứng khoán có kìhạn dài để hưởng lợi tức cao hơn Các ngân hàng thực hiện hoạt động này nhằmmục tiêu đa dạng lợi tức, lợi ích về thuế, mặt khác hỗ trợ cho việc đảm bảo an toànthanh khoản.

1.1.4.3 Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác.

Cùng với sự phát triển kinh tế, hoạt động trung gian thanh toán của ngân hàngngày càng trở nên quan trọng Với những dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ngânhàng sẽ thu một khoản phí nhưng quan trọng hơn đó là việc tạo điều kiện để thu hútkhách hàng, nhằm cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Một số dịch vụthanh toán phổ biến mà các NHTM cung cấp đó là: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,chuyển tiền trong nước và quốc tế, nhờ thu séc, mở hoặc thanh toán L/C,thanh toánDA, DP

Trang 21

Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ thẻ (pháthành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế) tư vấn tài chính, bảo hiểm, cho thuêkét sắt, bảo quản tài sản quý, các giấy tờ có giá…

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM.1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL)

1.2.1.1 Khái niệm

Thị trường bán lẻ là một cách nhìn hoàn toàn mới về thị trường tài chính, quađó phần đông những người lao động nhỏ lẻ sẽ được tiếp cận với các sản phẩm dịchvụ ngân hàng, tạo ra một thị trường tiềm năng đa dạng và năng động Hiện nay cónhiều khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) theo nhiều cách tiếp cận khácnhau

Tiếp cận theo đối tượng khách hàng, dịch vụ NHBL được định nghĩa là

“những hoạt động giao dịch của ngân hàng với khách hàng là cá nhân và cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ” (Tài liệu hội nghị “Chiến lược phát triển dịch vụ NHBL

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” – 11/2003) Ngoài ra các chuyên gia của Ngân

hàng Ngoại thương cũng chỉ ra rằng “dịch vụ NHBL là những hoạt động giao dịchtrong phạm vi giá trị từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng”.

Tiếp cận theo đặc trưng ở kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, thuật ngữ “bán lẻ

” trong thương mại vốn được hiểu là việc cung cấp các sản phẩm đến tận tay người

tiêu dùng cuối cùng qua các đại lí phân phối Đối với ngân hàng, thuật ngữ “ngânhàng bán lẻ” có thể hiểu là: “Việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới từngcá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới các chi nhánhhoặc là khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thôngqua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông” (Học viện công nghệ

Châu Á – AIT)

Theo “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” (David Cox-1997) thì ngân hàng bán

lẻ được hiểu là loại hình ngân hàng “chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp chodoanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu theo cách phổ biến nhất, dịch vụ ngân hàng bánlẻ là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng làcác cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 22

1.2.1.2 Phân biệt dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng bán buôn.

 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB)

Về khái niệm dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB), tùy từng điều kiện pháttriển tài chính quốc gia, người ta có những định nghĩa khác nhau

Tại Mỹ, dịch vụ NHBB nghĩa là dịch vụ ngân hàng giữa ngân hàng thươngmại (Merchant Bank) và các định chế tài chính Trong đó, Merchant Bank đượcđịnh nghĩa là ngân hàng kinh doanh chủ yếu (nhưng không bị giới hạn bởi) các dịchvụ như là tài trợ thương mại quốc tế, cho vay dài hạn cho các công ty và bảo lãnhphát hành Merchant Bank không cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho công chúngnói chung.5

Từ điển Ngân hàng và Tài chính của Anh định nghĩa dịch vụ NHBB là dịchvụ ngân hàng giữa ngân hàng tài trợ thương mại và các định chế tài chính khác,

ngược lại so với “dịch vụ ngân hàng bán lẻ”

Tại Việt Nam, trong vốn từ vựng tiếng Việt chỉ có khái niệm bán buôn tức làbán cho người kinh doanh trung gian, chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng, đốilại với bán lẻ là bán với số lượng ít và bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Sau khi xem xét việc sử dụng khái niệm này tại các nước khác nhau trên thếgiới và việc sử dụng nó trong điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam, ta có thể đitới một khái niệm NHBB sát với cách hiểu thông dụng như sau:

Dịch vụ NHBB là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và lànhững dịch vụ ngân hàng được cung ứng với số lượng lớn

Các hoạt động ngân hàng thỏa mãn nội hàm của khái niệm này có thể bao gồmhoạt động bán buôn tín dụng ODA, những giao dịch lớn trên thị trường liên ngânhàng, các giao dịch lớn trên thị trường công cụ nợ chính phủ, hoạt động đồng tài trợvà một số hoạt động khác

 Phân biệt dịch vụ NHBL và dịch vụ NHBB

Xuất phát từ khái niệm dịch vụ NHBB và dịch vụ NHBL chúng ta có thể phânbiệt hai loại hình dịch vụ trên chủ yếu dựa vào những đặc điểm sau:

Đối tượng khách hàng: Dịch vụ NHBB nhắm đến đối tượng khách hàng là các

tổ chức tài chính khác, các NHTM hoặc các công ty, tổng công ty lớn Chính vì vậy

5 ThS Nguyễn Văn Nguyên, 2005

Trang 23

số lượng khách hàng của dịch vụ NHBB thường không đa dạng và không nhiều.Trong khi dịch vụ NHBL nhắm đến đối tượng phục vụ là các khách hàng cá nhân,các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì vậy chủng loại cũng như số lượngkhách hàng của các dịch vụ NHBL là rất nhiều và đa dạng.

Giá trị các giao dịch: Giá trị các giao dịch bán buôn thường lớn trong khi giá

trị các giao dịch bán lẻ thường nhỏ Mặc dù vậy, các giao dịch bán lẻ vẫn mang lạimột nguồn doanh thu lớn và ổn định cho ngân hàng nhờ vào số lượng các giao dịchthường nhiều hơn và thương xuyên hơn các giao dịch bán buôn.

1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ NHBL.

1.2.2.1 Đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các DNVVN

Đặc điểm đầu tiên và cũng dễ nhận biết khi tiếp cận dịch vụ NHBL, đó là đốitượng của dịch vụ này là khách hàng cá nhân, thể nhân, các doanh nghiệp vừa vànhỏ (DNVVN) Nhóm khách hàng này có một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là thịtrường không đồng nhất Sự không đồng nhất được thể hiện trước hết ở chỗ: kháchhàng của dịch vụ NHBL bao gồm cả đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàngdoanh nghiệp trong khi đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBB chỉ là khách hàngdoanh nghiệp Thứ hai, các khách hàng của dịch vụ NHBL trong cùng một nhómcũng không đồng nhất với nhau Đối với nhóm khách hàng cá nhân, các cá nhânkhác nhau về mức thu nhập, mức tiêu dùng, vị trí xã hội, lối sống, lứa tuổi, dân tộc,thói quen, sở thích…sẽ có những phản ứng riêng cũng như nhu cầu riêng với cácsản phẩm trên thị trường nói chung và sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng Đốivới nhóm khách hàng là các thể nhân hoặc các DNVVN khác nhau về lĩnh vực hoạtđộng, quy mô doanh nghiệp, địa bàn hoạt động thì nhu cầu đối với các dịch vụNHBL cũng rất khác nhau Chính vì vậy, để có thể thành công trên thị trường nàyđòi hỏi các ngân hàng cũng như tất cả các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ khác trênthị trường phải có sự phân đoạn thị trường một cách cẩn thận đồng thời phải nhậnbiết được một cách sâu sắc quá trình cũng như các yếu tố tác động đến – hành vimua sản phẩm của khách hàng.

1.2.2.2 Số lượng nhu cầu lớn nhưng quy mô nhu cầu nhỏ.

Do đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là cá nhân, hộ gia đình, cácDNVVN nên số lượng khách hàng của loại hình dịch vụ này là rất lớn dẫn đến số

Trang 24

lượng các giao dịch NHBL là rất nhiều và thường xuyên Tuy vậy, giá trị của mỗigiao dịch thường nhỏ hơn giá trị các giao dịch NHBB, chỉ tương ứng, phù hợp vớinhu cầu của một cá nhân, một DNVVN

Chính đặc điểm này mang lại lợi thế cho dịch vụ NHBL so với dịch vụNHBB Sự thường xuyên và ổn định trong các giao dịch bán lẻ góp phần mang lạimột nguồn thu nhập đáng kể và sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng Bên cạnhđó, chính vì giá trị các giao dịch bán lẻ không quá lớn nên rủi ro chứa đựng trongbản thân các giao dịch cũng không nhiều, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt độngngân hàng

1.2.2.3 Danh mục sản phẩm đa dạng:

Với đặc trưng về nhóm khách hàng của dịch vụ NHBL là nhu cầu đa dạng,không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố giới tính, tuổi tác, văn hóa, địa điểmcư trú… nên một ngân hàng muốn phát triển được dịch vụ NHBL phải có một danhmục sản phẩm đa dạng và không ngừng phát triển cải tiến Cùng là sản phẩm tíndụng nhưng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, các hộ gia đình, ngân hàng đưara một danh sách các sản phẩm như: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vaymua sắm…Nhắm đến đối tượng học sinh sinh viên, ngân hàng đưa ra sản phẩm chovay du học Nhắm đến đối tượng các DNVVN ngân hàng đưa ra sản phẩm cho vayphát triển kinh doanh Cùng là sản phẩm huy động tiền gửi nhưng với những kỳ hạnkhác nhau, điều kiện rút gốc và lãi khác nhau lại có những sản phẩm khác nhau Vídụ: sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn, sản phầm tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng rút lãicuối kỳ, sản phẩm tiền gửi kỳ hạn một năm lãi suất đặc biệt v.v

1.2.2.4 Mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối rộng khắp.

Vì nhóm khách hàng của dịch vụ NHBL là các cá nhân, hộ gia đình, cácDNVVN phân bố rải rác trên một phạm vi rộng lớn (trên cả nước, hoặc ra phạm viquốc tế) nên để có thể tiếp cận tới mọi đối tượng khách hàng các ngân hàng phảikhông ngừng mở rộng thêm mạng lưới các chi nhánh, các phòng, các điểm giaodịch, các trạm ATM Ngân hàng nào có mạng lưới chi nhánh càng nhiều, phân bốcàng rộng thì càng có điều kiện tiếp xúc nhiều với các đối tượng khách hàng, nângcao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác

Không chỉ chú trọng phát triển các kênh giao dịch truyền thống, các kênh giao

Trang 25

dịch mới sử dụng công nghệ hiện đại như kênh giao dịch ngân hàng trực tuyến,ngân hàng online… cũng không ngừng được mở rộng tăng thêm tính thuận tiện chocác khách hàng Tại các khu vực không có các điểm giao dịch trực tiếp của ngânhàng thì khách hàng vẫn có thể tiến hành một số giao dịch bình thường thông quacác phương tiện như Internet, Mobile phone… Đây chính là một điểm đặc trưng củadịch vụ NHBL.

1.2.2.5 Hoạt động NHBL phát triển trên nền tảng công nghệ cao.

Một đặc điểm rất quan trọng quyết định sự mở rộng và phát triển dịch vụNHBL đó là việc ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ vào hoạt độngngân hàng Chính nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, điện tử, viễn thông vàInternet mà các dịch vụ NHBL mới có thể được cung cấp ngày càng nhiều tới mọiđối tượng khách hàng như ngày nay Điển hình của việc ứng dụng công nghệ caovào dịch vụ ngân hàng là dịch vụ rút tiền, nạp tiền tự động qua hệ thống máy và thẻATM Dịch vụ thanh toán bằng các thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế.Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internetbanking, Home banking, Phone banking, cácsản phẩm chuyển tiền tự động…Với sự trợ giúp của công nghệ giờ đây khách hàngcó thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ở bấtcứ nơi đâu mà không còn bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lí, bởi biên giới hữuhình

1.2.2.6 Công tác Marketing giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triểndịch vụ NHBL.

Đối với hoạt động NHBL, marketing càng ngày càng có ý nghĩa quan trọng vìnhững lí do sau:

- Thị trường bán lẻ có quy mô rộng, bao gồm nhiều đối tượng khách hàngsống phân tán nên vai trò của thông tin rất quan trọng trong việc ra quyết định lựachọn ngân hàng và sản phẩm dịch vụ Hoạt động quảng bá thương hiệu, tiếp thị, xúctiến thương mại trong marketing sẽ giải quyết vấn đề về thông tin này.

- Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và DNVVN thường có xu hướng chuyểnđổi ngân hàng, mức độ trung thành của họ không cao, do đó marketing đóng vai tròquan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, duy trìvà phát triển lòng trung thành của đối tượng khách hàng này.

Trang 26

- Khách hàng trên thị trường bán lẻ có thể thoả mãn nhu cầu về sản phẩm tàichính của mình từ nhiều tổ chức khác ngoài ngân hàng như các công ty bảo hiểm,các doanh nghiệp sản xuất cung cấp dịch vụ bán hàng trả góp hay tín dụng thươngmại cho khách hàng…Vì thế, marketing đóng vai trò quan trọng trong việc lôi kéo,thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

1.2.3 Vai trò của dịch vụ NHBL.

Dịch vụ NHBL ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hơn không những đốivới riêng bản thân ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn đối với tổng thể nền kinh tế-xã hội, đối với người tiêu dùng dịch vụ

- Đối với nền kinh tế-xã hội: Bên cạnh dịch vụ NHBB, dịch vụ NHBL có tác

dụng hoàn thiện hoạt động tài chính ngân hàng, đẩy nhanh quá trình luân chuyểntiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển nền kinh tế Dịch vụ NHBBphục vụ đối tượng khách hàng là các công ty, các tập đoàn lớn trong khi đó dịch vụNHBL nhắm tới mảng thị trường còn lại là các DNVVN, các cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy, chính sự phát triển của hoạt động NHBL đã đảm bảo nhu cầu về dịch vụ tàichính ngân hàng của mọi nhóm khách hàng đều được thỏa mãn, mọi nguồn vốn dưthừa đều được tận dụng, tốc độ lưu thông tiền tệ vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn, tạođiều kiện phát triển nền kinh tế Bên cạnh đó, với các phương tiện thanh toán hiệnđại giờ đây việc thanh toán không dùng tiền mặt có điều kiện phát triển hơn bao giờhết, giúp giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian, chi phí, tăng cường tiện ích, nâng caohiệu quả cuộc sống Người dân ngoài việc có thể thanh toán các hóa đơn mua bánhiện nay còn có thể thực hiện thanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền nước, phí cầuđường qua ngân hàng Các doanh nghiệp có thể nộp thuế thông qua Internet màkhông cần phải đến tận các cục thuế hoặc kho Bạc nhà nước.

- Đối với ngân hàng cung cấp dịch vụ: dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn

định, chắc chắn giúp phân tán bớt rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Với sốlượng khách hàng lớn, nhu cầu đa dạng, mức độ giao dịch thường xuyên, các dịchvụ NHBL mang lại một nguồn doanh thu ổn định, bền vững cho các ngân hàng Bêncạnh đó giá trị các giao dịch nhỏ, kỳ hạn ngắn giúp các ngân hàng quay vòng vốnnhanh, giảm thiểu các rủi ro trong lĩnh vực huy động vốn cũng như cho vay vốn.Ngoài ra, dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng

Trang 27

cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng,góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng

- Đối với khách hàng: dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết

kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập củamình Với các sản phẩm huy động vốn đa dạng mọi nguồn vốn dư thừa của ngườidân đều được đầu tư một cách triệt để và hiệu quả, đem lại thu nhập cũng như đảmbảo sự toàn vẹn về nguồn vốn cho người dân Với các sản phẩm tín dụng bán lẻ cácnhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, phát triển sản xuất của các khách hàng nhỏ lẻđều được đáp ứng Các phương tiện thanh toán hiện đại của dịch vụ NHBL giúpgiảm thiểu các rủi ro, bất tiện, giảm thiểu chi phí và thời gian cho các khách hàng,giúp đời sống xã hội trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.

Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ NHBL nên hiện nay xu thếcủa các ngân hàng là chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ NHBL Theo đóchuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng hơn bởi nhucầu sử dụng dịch vụ của người dân còn rất lớn và đa dạng Hiệu quả kinh tế caomang lại nhờ sản phẩm cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao cũng như phântán rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho các ngân hàng khả năng phát triển vàđa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Trong khi đó ngân hàng bán buôn cung cấp dịchvụ cho các doanh nghiệp lớn, dự án lớn, thu nhập có tính ổn định song rủi ro cao vànhu cầu về sản phẩm dịch vụ hẹp hơn, hạn chế và không đa dạng

1.3 Các dịch vụ NHBL cơ bản.1.3.1 Dịch vụ huy động vốn.

Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn (bằng VND hoặcbằng các ngoại tệ khác) là tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ giữ và thanhtoán hộ Khi có tài khoản tiền gửi này, khách hàng có thể: yêu cầu phát hành cácphương tiện thanh toán như séc, thẻ; có thể rút tiền bất cứ lúc nào trực tiếp tại quầygiao dịch hoặc thông qua hệ thống các máy ATM; kiểm tra số dư tài khoản; thựchiện các thanh toán trong và ngoài nước mà không cần mang theo tiền mặt, do đóđảm bảo độ an toàn cao Tính ổn định của loại hình huy động này đối với ngân hàngkhông cao do khách hàng có thể rút tiền vào các thời điểm không xác định, ngân

Trang 28

hàng luôn phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định, do đó, lãi suất thường thấp vàngân hàng sẽ thu phí dịch vụ duy trì tài khoản Khách hàng có thể sử dụng loại hìnhsản phẩm này bao gồm cá nhân (người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trúvà hoạt động tại Việt nam) và các tổ chức

Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửitiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi Đây là loại hình huy động vốn truyền thống đóng vai trò tại nguồnvốn trung dài hạn chủ yếu, góp phần tăng trưởng nguồn vốn Loại sản phẩm này chỉdành cho đối tượng khách hàng là cá nhân (người Việt Nam và người nước ngoàiđang cư trú, hoạt động tại Việt Nam) các tổ chức không được mở tài khoản tiếtkiệm Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thựchiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp được sử dụng để chuyển khoản thanhtoán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng đó; hoặc chuyểnkhoản sang tài khoản khác của cùng người đó tại ngân hàng đó Tiền gửi tiết kiệmphân loại theo kỳ hạn gửi tiền bao gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm

mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ

ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Với loại hình này lãi suất

thường thấp Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉcó thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhậntiền gửi tiết kiệm, lãi suất thay đổi khác nhau tùy thuộc vào thời hạn mà khách hànggửi tiền

Giấy tờ có giá:

Giấy tờ có giá bao gồm các loại như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, Thông thường, khi nguồn huy động từ các loại tiền gửi không đáp ứng được nhucầu của ngân hàng, khi ngân hàng đã xác định được đầu ra của nguồn vốn là đángtin cậy, hứa hẹn mang lại thu nhập lớn thì ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ pháthành giấy tờ có giá Đặc điểm của giấy tờ có giá là có thể chuyển nhượng được, cóthể dùng để thanh toán khi cần thiết mà không cần phải đợi đến khi đáo hạn thông

Trang 29

qua nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu.

1.3.2 Dịch vụ cho vay

Dựa vào đối tượng khách hàng, có thể phân tín dụng bán lẻ thành hai loại cơ bảnsau đây:

1.3.2.1 Tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân:

Cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay cá nhân thường phục vụ cho nhu cầumua nhà, mua ô tô, mua sắm các đồ dùng gia đình đắt tiền hoặc bù đắp thiếu hụttrong chi tiêu hàng ngày Do giá trị các khoản vay không lớn, khách hàng nhỏ lẻnên chi phí ngân hàng phải bỏ ra cũng như rủi ro phải gánh chịu tương đối lớn.Nhưng trái lại, nếu cho vay được nhiều thì sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ vớikhách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi; tạo điều kiện đa dạng hóahoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập Cho vay tiêu dùng là sản phẩm phổ biếnở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển

Cho vay du học:

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng nhắm đến các gia đình có nhu cầu chocon em mình đi du học mà điều kiện kinh tế không đủ trang trải hết các khoản chiphí khi học tập ở nước ngoài Bên cạnh việc cho vay hỗ trợ một phần chi phí tiềnhọc hoặc chi phí ăn ở, ngân hàng cũng đồng thời cung cấp dịch vụ chuyển tiền trongvà ngoài nước cho người thân và con em du học ở nước ngoài, tạo điều kiện thuậnlợi cho học sinh sinh viên trong quá trình học tập.

Cho vay thấu chi:

Cho vay thấu chi là dịch vụ cho phép cá nhân rút tiền từ tài khoản thanh toánvượt quá số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận Để được hưởng dịch vụnày, chủ tài khoản phải ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với ngân hàng Hạn mứcthấu chi được xác định trên cơ sở dòng tiền, uy tín và khả năng chi trả của kháchhàng Khách hàng được sử dụng tiền vay của ngân hàng không phải thế chấp hay kýquỹ, cũng không phải ra ngân hàng làm các thủ tục trả nợ gốc hay lãi mà ngân hàngsẽ chủ động thu nợ từ các khoản thu trên tài khoản của khách hàng Loại hình dịchvụ này hiện nay vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng đã rất phát triển ở nhiều nướctrên thế giới

Trang 30

1.3.3.2 Tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng DNVVN:

Chiết khấu:

Chiết khấu là việc ngân hàng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toáncủa khách hàng Chiết khấu mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như: Có mức độbảo đảm cao, có thể xin tái chiết khấu, cầm cố, bán lại, thẩm định đơn giản, chi phíthấp; lãi suất cao Đối với khách hàng, dịch vụ chiết khấu giúp khách hàng có thểthu hồi vốn nhanh trước thời hạn đáo hạn của hối phiếu để có thể quay vòng đầu tư.Tùy vào mức độ rủi ro của các loại giấy tờ, hoặc tùy vào uy tín của bản thân doanhnghiệp mà ngân hàng có thể quyết định chiết khấu 100% trị giá hối phiếu hoặc cóthể chỉ chiết khấu một phần trị giá của hối phiếu.

Bao thanh toán:

Bao thanh toán là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho bên bán hàng thôngqua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã đượcbên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng Nhờ códịch vụ này, ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng quan hệvới khách hàng, tăng khả năng sử dụng vốn và tăng lợi nhuận.

Cho vay dựa trên các khoản phải thu:

Cho vay dựa trên các khoản phải thu: là một hình thức cho vay dựa trên tàisản bảo đảm, trong đó các khoản nợ của người thứ ba (người mua) đối với kháchhàng vay vốn (người bán) được coi là tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn.

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức mà người vay chỉ lập hồ sơ mộtlần cho nhiều khoản vay, ngân hàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dưnợ, không giới hạn doanh số Vay hạn mức có thể rút tổng số dư cao hơn hạn mức,tuy nhiên tại một thời điểm số dư nợ vay không được vượt quá hạn mức rút vốn.Đây là hình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủđộng vốn, thủ tục đơn giản nhưng không phổ biến ở Việt Nam do các doanhnghiệp không có nhu cầu vốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫnđến việc ngân hàng khó xử lí trong việc phạt nợ quá hạn vì vậy ngân hàng ít cungcấp dịch vụ này

Trang 31

Cho vay từng lần:

Cho vay từng lần (hay còn gọi là vay theo món) là hình thức vay, theo đóngười vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiềnvà số tiền vay xác định Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng, ngân hàngchủ động trong việc cho vay Nhưng nhược điểm là thủ tục rườn rà, doanh nghiệpkhông linh động trong việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉthích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kì Nhìn chung, hình thứcnày rất phổ biến ở Việt Nam vì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không cầnvốn thường xuyên, trong khi ngân hàng với nghiệp vụ chưa cao nên cho vay theohình thức này ít rủi ro hơn

1.3.3 Các dịch vụ khác.

Dịch vụ thanh toán:

Dịch vụ thanh toán bao gồm việc cung cấp cho khách hàng tài khoản thanhtoán, phát hành séc, thẻ ATM, ủy nhiệm chi, và thực hiện các dịch vụ thanh toántrong và ngoài nước khác như: chuyển tiền trong và ngoài nước, nhờ thu trơn, nhờthu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ Với những tiện ích cho cả cá nhân vàDNVVN, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đang được phát triển, khôngngừng nâng cao chất lượng phục vụ Nhờ đó, ngân hàng cũng thu được một khoảnphí dịch vụ lớn, ít rủi ro, đồng thời cũng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụkhác của ngân hàng.

Dịch vụ thẻ:

Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng hiện đại góp phần thúc đẩy việc thanhtoán không dùng tiền mặt, đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích Với sản phẩm thẻkhách hàng có thể: rút tiền, nộp tiền, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản tại các trạmATM mà không cần phải đến ngân hàng; thanh toán một số dịch vụ mà không cầnphải dùng tiền mặt (thanh toán taxi, mua sắm tại siêu thị hoặc các cửa hàng, thanhtoán các dịch vụ trực tuyến ) Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau có thể phân chia racác loại thẻ khác nhau Theo công nghệ sản xuất có các loại thẻ: thẻ khắc chữ nổi,thẻ băng từ, thẻ thông minh Theo phạm vi lãnh thổ có hai loại thẻ là thẻ nội địa, thẻquốc tế Theo tính chất của thẻ có các loại: thẻ tín dụng (Credit card), thẻ ghi nợ(Debit card), thẻ rút tiền mặt (Cash card) Phân loại theo chủ thể phát hành có hai

Trang 32

loại: thẻ do ngân hàng phát hành (Bank card), Thẻ do tổ chức phi ngân hàng pháthành.

Dịch vụ chi trả lương:

Dịch vụ chi trả lương: Ngân hàng sẽ đảm nhận việc trả lương, thưởng, thù laobằng cách trích tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng để trả tiền cho nhân viêncủa doanh nghiệp với các hình thức: trả trực tiếp, trả qua thẻ và trả qua tài khoản.Dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp bảo mật về tiền lương cho mỗi cá nhân, giảm chiphí quản lý, nhân công, đồng thời tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền mặt.Với nhân viên, dịch vụ này giúp họ có tài khoản trong ngân hàng, đồng thời có thểsẽ sinh lãi (lãi suất thấp) nếu họ chưa cần dùng ngay số tiền đó Với Nhà nước thìviệc trả lương qua tài khoản sẽ giúp quản lý thu nhập cá nhân dễ dàng, thuận lợi choviệc tính thuế thu nhập.

Dịch vụ bảo lãnh:

Dịch vụ bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bảo lãnh được lập trên một vănbản để cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh Nếu khi đến hạn bên có nghĩa vụ (bênđược bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết đã nêutrong hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho bênđược bảo lãnh Trước khi ký vào hợp đồng bảo lãnh thì ngân hàng phải tiến hànhthẩm định tín dụng đối với người được bảo lãnh để xác định số tiền mà người đóphải ký quỹ Ngân hàng sẽ thu được phí bảo lãnh từ hoạt động này.

Dịch vụ tư vấn tài chính:

Dịch vụ tư vấn tài chính: Ngân hàng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho cáckhách hàng muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nhưng chưa có đủ thôngtin, kiến thức và kinh nghiệm thực tế cần thiết Các lĩnh vực tài chính mà ngân hàngtư vấn cho khách hàng có thể bao gồm: tư vấn tiền gửi, tư vấn đầu tư bất động sản,tư vấn đầu tư chứng khoán

Dịch vụ quản lý ủy thác đầu tư:

Ngân hàng chỉ chấp nhận quản lý đầu tư từ một mức tối thiểu nào đó Khinhận ủy thác đầu tư tài sản của khách hàng, ngân hàng có thể thực hiện quản lý theoyêu cầu của khách hàng hoặc thay mặt khách hàng đưa ra các quyết định cụ thể.

Trang 33

Các dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm những dịch vụ sau: Dịch vụ ngân hàng tựđộng qua điện thoại (Phone Banking), dịch vụ ngân hàng qua Internet (InternetBanking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) Những tiện ích mà các dịchvụ này mang lại cho khách hàng có thể kể đến như: tìm kiếm thông tin về sản phẩmvà dịch vụ của ngân hàng tại nhà, tiếp cận với tài khoản của mình để kiểm tra số dư,chuyển tiền, nghe thông tin về tỷ giá, lãi suất Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại,qua mạng sẽ góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị trường dịch vụ NHBL, pháthuy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm

Tóm lại, đồng hành với sự phát triển của kinh tế- xã hội, sự phát triển của dịch

vụ NHBL tại các NHTM đã trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới nóichung và ở Việt Nam nói riêng Nhắm đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộgia đình, các DNVVN dịch vụ NHBL cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng,nhiều tiện ích, phát triển trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi sự hỗ trợ tối đa củamạng lưới kênh phân phối cũng như hoạt động marketing và phát triển sản phẩm.Tuy trị giá các giao dịch không lớn nhưng với số lượng khách hàng nhiều, mức độgiao dịch thường xuyên, dịch vụ NHBL đã tạo ra một nguồn thu nhập ổn định, bềnvững, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng Bêncạnh đó, với những tiện ích của mình dịch vụ NHBL đã góp phần phát triển nềnkinh tế, cải thiện đời sống xã hội của người dân Nhận thức được tầm quan trọngcủa dịch vụ NHBL, các NHTM ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có những bướctiến đầu tiên trong hoạt động này Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngânhàng không còn gói gọn trong phạm vi các ngân hàng nội địa mà đã mở rộng ra cácngân hàng ngoại thì các NHTM trong nước muốn nắm giữ và mở rộng thị phần dịchvụ NHBL cần đánh giá lại hoạt động ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải phápphù hợp.

Trang 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NHBL TẠI NGÂN HÀNG TMCPCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).2.1.1 Giới thiệu chung về VietinBank.

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từnăm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng Ban đầu ngân hàng có tên gọilà Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) - là ngân hàng quốc doanhđược thành lập với mục đích tiếp tục toàn bộ các hoạt động cho vay tách ra từ "VụThương mại" của NHTW Với sự cải tổ năm 1990, trong đó xác định lại vai trò củaNHNN và phân hệ thống ngân hàng ra 2 cấp, Incombank được khẳng định là mộtNHTM, đặc biệt hơn là chuyên giao dịch với các thành phần thuộc lĩnh vực côngnghiệp và thương mại Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/4/2008 Ngân hàngCông thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mớiVietinBank Tiếp đó, ngày 08/07/2009 sau quá trình cổ phần hóa thành công, ngânhàng công bố quyết định đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam, với vốn điều lệ trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 34,8% so với vốnđiều lệ cũ.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã khẳng định vị trí là NHTMhàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, đồngthời là NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC Hiệnnay,VietinBank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản có thị phần hoạt động trongnước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất ViệtNam Sự vững mạnh của VietinBank được thể hiện qua những mặt sau:

 Có hệ thống mạng lưới đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam(sau Agribank) trải rộng toàn quốc với 157 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 1000phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm; Đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốcgia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và địnhchế tài chính lớn trên toàn thế giới Bên cạnh đó, VietinBank còn có 6 Công ty hạch

Trang 35

toán độc lập (Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương,Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công tyTNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý) và 3 đơn vị sựnghiệp (Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực)

 Là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng: Sài Gòn Côngthương Ngân hàng; Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam);Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầutiên tại Việt Nam); Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á - NHCT

 Là thành viên chính thức của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA); Hiệphội các ngân hàng Châu Á (AABA); Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á; Hiệp hộiTài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT); Tổ chức Phát hành và Thanh toánthẻ VISA, MASTER quốc tế; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI); Hiệp hội các Định chế tài chính APEC cho vay Doanh nghiệp vừa vànhỏ; Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

 Đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế:

+ Giải thưởng của Chính Phủ, các Ngành: 02 Huân chương Độc lập hạng Nhìvà hạng Ba; 04 Huân chương Lao động hạng Nhất, 21 Huân chương Lao động hạngNhì; 111 Huân chương Lao động hạng Ba; 03 danh hiệu tập thể Anh hùng lao độngthời kỳ đổi mới và nhiều Huân, Huy chương, nhiều bằng khen của Chính phủ, Cờthi đua của Ngân hàng Nhà nước

+ Giải thưởng thương hiệu: Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam" 7năm liên tiếp trong đó 6 năm đứng trong Topten, Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”

năm 2004, 2005, 2007, 2010 cho thương hiệu VietinBank, “Cúp vàng ISO 2007”,

“Chứng chỉ ISO 9001-2000” cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh và thanh toán năm2008 Giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín 2010” và nhiều giải khác…

+ Giải thưởng quốc tế: Được đánh giá có hệ thống S.W.I.F.T xuất sắc trong

những Ngân hàng đại lý của The Bank of New York trên toàn Thế giới năm 2002;Giải thưởng cho ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán Quốc tế2003/2004 với tỷ lệ STP cao” do CityGroup trao tặng; giải thưởng “GlobalPayment and Cash Managment Golden award 2004” do HSBC trao tặng; “Giải

Trang 36

thưởng chất lượng quốc tế” năm 2008, 2010 do tổ chức Business InitiativeDirections (B.I.D) trao tặng Đây là giải thường dành cho các doanh nghiệp kinhdoanh hiệu quả và có uy tín thương hiệu cao được bình chọn trên toàn thế giới.

Các hoạt động cơ bản của VietinBank:

VietinBank cung cấp song song các dịch vụ NHBB và NHBL cụ thể bao gồmcác hoạt động sau:

+ Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, Tiền gửi Tiết kiệm bằng VND và

ngoại tệ, Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

+ Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại

tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và chovay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, uỷthác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệpđịnh tín dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết vớicác tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; Đầu tư trên thịtrường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

+ Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu;

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

+ Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập

khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhậpkhẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu(D/A); Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union;Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; Chi trả lương cho doanh nghiệp quatài khoản, qua ATM; Chi trả Kiều hối…

+ Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); Mua, bán các

chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…); Thu, chihộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý,giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

+ Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa,

thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt(Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Trang 37

+ Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu

tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lýdanh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác cáctài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010

2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010

 Tăng trưởng về tổng tài sản:

Bảng 2.1- Tăng trưởng về tổng tài sản của VietinBank giai đoạn 2006-2010

NămChỉ tiêu

20062007200820092010Tổng tài sản (tỷ VND) 135,363.02166,112.97193,590.35243,785.20367,712.00Tăng (tỷ VND)19,597.0030,749.9427,477.3850,194.85123,926.79

(Nguồn- Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2006-2010)

Tổng tài sản của VietinBank năm 2007 là 166.112 tỷ đồng (tăng 30.749 tỷđồng - tương đương 22.72% so với năm 2006); năm 2008 là 193.590 tỷ (tăng 17%so với năm 2007), năm 2009 là 243.785 tỷ ( tăng 50.195 tỷ- tương đương 25.93%so với năm 2008), năm 2010, tổng tài sản VietinBank tăng vọt 51% đạt 367,712 tỷđồng Như vậy là trong vòng 5 năm (từ năm 2006- 2010) tổng tài sản củaVietinBank đã tăng tổng cộng 232.349 tỷ đồng tương đương 171.65%

 Tăng trưởng về vốn:

Trước khi cổ phần hóa năm 2009, VietinBank là NHTM 100% sở hữu Nhànước nên vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn Nhà nước giao (vốn điều lệ) vàvốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2- Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Trang 38

Năm

Chỉ tiêu20062007200820092010Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 5,607.0210,646.5312,336.1612,572.0818,372.00

(Nguồn: Báo cáo thường niên củaVietinBank năm 2006-2010)

Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được cải thiện đáng kể Tính đến31/12/2006, vốn chủ sở hữu đạt 5.607 tỷ đồng, tăng 607 tỷ đồng so với năm 2005;năm 2007, vốn chủ sở hữu đạt 10.646 tỷ đồng tăng vọt 5.039 tỷ đồng tương đương89%; năm 2008 vốn chủ sở hữu đạt 12,3 nghìn tỷ đồng (tăng 15.9% so với năm2007) Với sự quyết tâm, tự tin và chuẩn bị chuyên nghiệp, ngày 25/12/2008,NHCTVN đã tổ chức bán thành công 53.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư với giátrúng thầu bình quân là 20.265 đồng/giá khởi điểm là 20.000 đồng 1 cổ phần Trongbối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh, không thuân lợi, IPO của VietinBankcó thể coi là sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2008 Đặc biệt năm2009: Tiếp theo sự kiện IPO thành công, Ngân hàng Công thương Việt Nam đãchính thức chuyển sang thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ViệtNam vào ngày 3/7/2009 với vốn điều lệ trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 34,8% sovới vốn điều lệ cũ; và ngày 16/7/2009 cổ phiếu của VietinBank với mã chứngkhoán là CTG đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ ChíMinh Đây là những dấu mốc quan trọng ghi nhận thành công quá trình cổ phần hoámột trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong nền kinh tế.Năm 2010, VietinBank đã tăng vốn thành công hơn 3.000 tỷ đồng, đạt 18.372 tỷđồng; đồng thời ký kết thành công các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựachọn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên.Ngân hàng cũng tiếp tục đàm phán với Bank of Novascotia (Canada) để trở thànhcổ đông chiến lược trong năm 2011

 Tăng trưởng về mặt lợi nhuận :

Bảng 2.3- Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Trang 39

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006- 2010)

Trong thời gian qua, VietinBank vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởngmạnh về mặt lợi nhuận qua các năm: Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 1.529 tỷđồng tăng gần gấp đôi so với năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt 2.436tỷ đồng (tăng gần 60% so với năm 2007), năm 2010 là 4.598 tỷ đồng lợi nhuậntrước thuế, tăng 36% so với năm 2009

 Khả năng sinh lời

Bảng 2.4- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Năm Chỉ tiêu

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)11.3114.1215,720.622.1

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)

+ Với mức tăng trưởng nhanh về mặt tổng tài sản, tổng nguồn vốn và tổng lợinhuận, trong thời gian qua VietinBank vẫn đảm bảo các chỉ số ROE, ROA tăng liêntiếp qua các năm Đặc biệt hai năm 2009, 2010 chỉ số ROE liên tục đạt trên 20% vàchỉ số ROA liên tục đạt trên 15%.

2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Với lợi thế là một ngân hàng lớn với thương hiệu mạnh, có mạng lưới chinhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều tiện ích, tổngnguồn vốn huy động của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm

Bảng 2.5- Tình hình huy động vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010

N20062007200820092010

Trang 40

ămChỉ tiêu

Vốn huy động (tỷ VND) 126,624.20151,459.34175,012.95220,591.00339,000.00Tăng (tỷ VND)18,018.5824,835.1423,553.6145,578.05118,409.00

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)

Năm 2007 đạt 151,46 nghìn tỷ đồng (tăng 19.61 % so với năm 2006); năm2008 đạt 175,01 nghìn tỷ đồng (tăng 15.55% so với năm 2007); năm 2009 đạt220,59 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2008) Tính đến cuối năm 2010, tổngnguồn vốn huy động đạt 339 nghìn tỷ đồng, tăng 53.68% so với năm 2009 và vượt28% so với chỉ tiêu đặt ra của Đại hội đồng cổ đông Trong đó, nguồn vốn từ dâncư chiếm 33% tổng nguồn vốn và huy động từ doanh nghiệp chiếm 31% tổngnguồn vốn Ngoài ra, trong năm 2010 VietinBank đã phát hành thành công 5.350 tỷđồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.

2.1.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Hoạt động tín dụng:

Vốn tín dụng của VietinBank trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọngtrong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển củanhiều vùng/địa bàn trên cả nước Cho đến nay, VietinBank là ngân hàng tài trợ vốnhàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng nhưDầu khí, điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng,Hoá chất, Dệt may, tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà mau, Xi măng CôngThanh, Xi măng Hệ Dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc dầu DungQuất Đối với DNVVN tại Việt Nam, VietinBank được công nhận là ngân hàngmạnh nhất trong cung cấp dịch vụ tài chính, được các tổ chức quốc tế lớn nhứUNDP, JIBIC, EC, KFW, ADB tài trợ vốn để cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừaở hầu hết các tỉnh, thành phố, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp người laođộng.

Bảng 2.6- Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn 2006-2010

Năm

Chỉ tiêu20062007200820092010

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tăng trưởng về tổng tài sản của VietinBank giai đoạn 2006-2010 32 Bảng 2.2Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-201033 Bảng 2.3Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn  - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.1 Tăng trưởng về tổng tài sản của VietinBank giai đoạn 2006-2010 32 Bảng 2.2Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-201033 Bảng 2.3Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn (Trang 5)
DANH MỤC BẢNG BIỂU - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 5)
Bảng 2.9 Tiền gửi phân theo nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.9 Tiền gửi phân theo nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn (Trang 6)
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010 - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010 (Trang 38)
Bảng 2.3- Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn 2006-2010                                           Năm - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.3 Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Năm (Trang 39)
Bảng 2.4- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010                                                    - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010 (Trang 40)
Bảng 2.6- Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn 2006-2010                                       N - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn 2006-2010 N (Trang 41)
Bảng 2.7- Hoạt động thanh toán của Vietinbank giai đoạn 2006-2010 - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.7 Hoạt động thanh toán của Vietinbank giai đoạn 2006-2010 (Trang 43)
Bảng 2.8- Số lượng thẻ VietinBank phát hành giai đoạn 2007-2010 - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.8 Số lượng thẻ VietinBank phát hành giai đoạn 2007-2010 (Trang 44)
2.2 Phân tích tình hình hoạt động NHBL tại VietinBank giai đoạn 2006-2010. - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
2.2 Phân tích tình hình hoạt động NHBL tại VietinBank giai đoạn 2006-2010 (Trang 48)
Bảng 2.10-Hoạt động thanh toán của VietinBank giai đoạn 2006-2010                                                          Năm - Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2.10 Hoạt động thanh toán của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Năm (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w