Cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 124 - 129)

III. Căn cứ xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm

2. Cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mạ

2.1 Thực hiện các cam kết khi gia nhập ASEAN

Sau khi chính thức gia nhập ASEAN (7-1995), Việt Nam đã tích cực tham gia vào mọi hoạt động của ASEAN và đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các phương hướng hợp tác và phát triển của khu vực và trong các quyết sách lớn của ASEAN. Việt Nam đặc biệt cũng tham gia tích cực vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Một số cam kết về chính sách

thương mại hàng hóa của Việt Nam đã được thực hiện đúng lộ trình:

2.1.1 Về thuế quan

Khi gia nhập ASEAN (năm 1995), chúng ta đã cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước trong khu vực. Như vậy, từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu cắt giảm thuế nhập khẩu và trong vòng 10 năm, tức là đến năm 2006 đã giảm dần thuế nhập khẩu từ các nước trong khu vực xuống chủ yếu còn từ 0% - 5%. Tháng 8 năm 2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008 – 2013. Theo quyết định này, tiến hành điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với hàng nghìn mặt hàng như: tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ; đồ nội thất; đồng hồ; dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh; động vật sống; thịt và phụ phẩm từ thịt; rau; quả; gạo… có mức thuế 0 - 5% trong giai đoạn 2008 - 2013.

Tuy nhiên, một số mặt hàng trong biểu thuế lại được giảm dần mức thuế như một số loại: lúa gạo, bưởi, chanh, trứng gà, trứng vịt chịu thuế 30% (năm 2008) và giảm xuống 5% (vào năm 2013); các chế phẩm từ thịt như xúc xích, thịt đóng hộp… được giảm từ 40% (2008) xuống 5% (2013); đường mía, đường trắng sẽ giảm dần từ 20% xuống 5%...

Quyết định cũng quy định hàng hoá nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN (viết tắt là thuế suất CEPT) phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Tất cả các loại hàng hóa phải được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN như Brunei, Myanmar, Singapore, Thái Lan… thỏa mãn yêu cầu xuất xứ ASEAN, được xác nhận xuất xứ hàng hóa, vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN đến Việt Nam (theo quy định của Bộ Công thương)… được hưởng mức thuế ưu đãi trên.

Thực hiện cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là CEPT/AFTA), đến năm 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN (một số dòng thuế linh hoạt vào năm 2018). Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng thuế, trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0%.

2.1.2 Rào cản phi thuế quan

Đối với các mặt hàng thuộc IL (danh mục giảm thuế) và SEL (hàng nông sản nhạy cảm), tất cả các hàng rào phi thuế quan đã được loại bỏ theo lộ trình:

1996-2006, bao gồm:

- Các hạn chế số lượng quota, giấy phép và cấm Các hạn chế về ngoại tệ liên quan đến việc thanh toán các hàng hoá thuộc CEPT sẽ được loại bỏ (1996).

- Các khoản thuế phụ thu được loại bỏ (1996-1999).

- Các hàng rào phi thuế quan khác được loại bỏ (1996-2006)

2.2 Cam kết khi gia nhập APEC2.2.1 Về thuế quan 2.2.1 Về thuế quan

Từ ngày 1/1/1999, Việt Nam thực thi Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu mới. Theo đó, có ba loại thuế gồm thuế Tối huệ quốc, Thuế phi Tối huệ quốc và thuế ưu đãi. Số các mức thuế cũng sẽ được điều chỉnh, thuế suất cũng tiếp tục giảm để đạt mục tiêu của APEC vào 2020. Việt Nam cũng cam kết sẽ hướng tới chính sách thương mại mở bằng việc liên tục giảm mức thuế và nâng cao tính minh bạch của biểu thuế, làm cho biểu thuế phải phù hợp với biểu HS.

2.2.2 Rào cản phi thuế quan

Trên cơ sở tự nguyện, Việt Nam đã loại bỏ dần dần các rào cản phi thuế. Theo như cam kết thì hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý sẽ được hệ thống hoá trong biểu HS. Chúng ta đã từng bước chuyển những sản phẩm quản lý bằng giấy phép nhập khẩu hoặc hạn chế số lượng sang quản lý

bằng hệ thống cấp giấy phép tự động về trung hạn. Việt Nam cũng đã tiến hành bãi bỏ nhập khẩu thông qua các đầu mối đối với xăng dầu và phân bón về dài hạn, tự do hoá xuất khẩu gạo, hạn chế phạm vi của các đầu mối (đặc quyền) trong xuất khẩu và trên cơ sở tự nguyên cũng đã dần dần đơn giản hoá sự quản lý của các Bộ đối với nhập khẩu.

2.3 Cam kết khi gia nhập WTO

Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã thực hiện đúng các quy định chủ yếu về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như sau:

Về trợ cấp nông nghiệp: bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản ngay khi gia nhập; với các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO (mức hỗ trợ trong nước thực tế hiện nay đang thấp hơn 10%).

Về trợ cấp công nghiệp: xóa bỏ từ thời điểm gia nhập các khoản trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu) chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Riêng các khoản trợ cấp bị cấm đang áp dụng với ngành dệt may đã bỏ ngay từ thời điểm gia nhập.

Đến năm 2011, sẽ có 924 mặt hàng chủ yếu được cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế các mặt hàng này là theo cam kết khi gia nhập WTO. Các mặt hàng được cắt giảm thuế nhập khẩu lần này chủ yếu là các sản

phẩm nông thủy sản, vật liệu xây dựng, điện tử, điện lạnh… Mức giảm dao động trong khoảng 1 - 6%. Trong đó, mức giảm chủ yếu là 2% - 3%. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu này sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường nội địa với các mặt hàng xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để người tiêu dùng thêm sự lựa chọn.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w