Dự báo kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới và ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)

với kinh tế toàn cầu

trưởng, nhưng chậm hơn so với một vài năm vừa qua, cụ thể theo Trung tâm nghiên cứu Dự báo khoa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ngày 22/1 đã công bố “Dự báo và triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2011” nhận định: “Kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái, song tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn tăng khoảng 9,8%”. Còn theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ nhiệt bởi việc chính phủ rút đi các kế hoạch kích thích tài khóa, hạn chế một số lĩnh vực như nhà đất tăng trưởng quá nóng, thắt chặt chính sách tiền tệ để làm giảm áp lực giá tăng...Mặc dù kinh tế Trung Quốc tăng rất nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu, nhận xét này xuất phát từ hai lý do:

Thứ nhất, việc Trung Quốc duy trì NDT yếu để hỗ trợ xuất khẩu thế giới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, nhưng lại gây thiệt hại cho các đối tác thương mại, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu. Tình trạng mất cân cân bằng thương mại toàn cầu đang đẩy kinh tế thế giới vào tình cảnh khó khăn, việc duy trì NDT yếu có thể đến các cuộc chiến tranh tiền tệ, chia rẽ chính trị và bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề cấp thiết trong năm 2011 do không quốc gia nào muốn Trung Quốc sụp đổ, nếu kinh tế Trung Quốc suy thoái, kinh tế toàn cầu sẽ mất ổn định mà thế giới đang cần sự phục hồi ổn định hiện nay.

Thứ hai, sự tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc có thể nhanh chóng biến thành nền kinh tế bong bóng. Thế giới đã chứng kiến sự suy thoái đầy

kịch tính tại các nước Đông Nam Á năm 1997 và sự chi tiêu dựa trên tín dụng dễ dàng tại Trung Quốc đã chạm ngưỡng nguy hiểm, diễn biến gần đây sẽ làm cho tình hình xấu đi khi tỉ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP ngày càng giảm, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tiêu dùng cá nhân thông qua nhiều biện pháp khác nhau, đáng chú ý là tăng lương cho người lao động. Đây là chủ trương đúng đắn, nhưng tăng lương sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát. Hơn nữa, biện pháp này cũng khó mang lại hiệu quả do cạnh tranh quyết liệt đã và đang đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản với hậu quả là một tỉ lệ lao động nhất định mất việc làm, nên thu nhập và sức mua thấp. Trầm trọng hơn, bùng nổ đầu cơ thúc đẩy xây dựng hạ tầng ồ ạt và quá mức tại Trung Quốc đang tràn sang các thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu thông qua các khoản tín dụng rẻ tiền mà Trung Quốc cung cấp cho thế giới.

Từ nhiều thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao và thường xuyên đạt 2 con số, nếu tốc độ này giảm xuống còn 5% thì kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái, đe dọa việc làm của hơn một tỉ người dân trong nước và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm giáo sư Đại học Havard, suy thoái kinh tế tại Trung quốc có thể làm giảm giá hàng hóa toàn cầu tới 20%, dẫn

đến tình trạng vỡ nợ quốc gia mang tính dây chuyền, và bùng nổ tín dụng kéo dài trong thập niên qua có thể thay thế bằng một thập niên trả nợ. Như vậy, thập niên tiếp theo sau 10 năm bùng nổ tín dụng của Trung Quốc sẽ là thập niên “thắt lưng buộc bụng” để trả nợ. Trong bối cảnh này, kinh tế toàn cầu sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn.

Chương II:

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w