Áp dụng những chính sách thích hợp để tạo lập và phát triển những lợ

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 79 - 81)

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Những mặt nên học tập

1.4 Áp dụng những chính sách thích hợp để tạo lập và phát triển những lợ

thế cạnh tranh mới, dẫn đến sự chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu xuất khẩu.

Trước hết trọng tâm được dành cho các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, và các ngành công nghiệp nhẹ khác, rồi sau đó có sự chuyển dần sang các mặt hàng có hàm lượng vốn, công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn như điện, điện tử, máy móc thiết bị, viễn thông và các sản phẩm công nghệ mới - công nghệ cao khác.

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Trung Quốc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho các ngành nói trên trong khuôn khổ chính sách định hướng ngành mục tiêu, thực hiện chính sách nhằm tạo lập và phát triển năng lực công nghệ quốc gia, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong nước kết hợp với nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Việc nhập khẩu công nghệ nước ngoài không chỉ dừng lại ở hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị mà có sự chuyển hướng sang hình thức chuyển giao li - xăng, tư vấn kỹ thuật, thiết kế hoặc tổ chức sản xuất phối hợp. Nhập khẩu máy móc thiết bị có thể là giải pháp thích hợp nhất để khắc phục tình trạng năng lực sản xuất yếu kém hiện thời, nhưng trong dài hạn việc tiếp nhận li-xăng công nghệ mới là biện pháp hiệu quả nhất để hình thành và phát triển năng lực công nghệ quốc gia. Hình thức tiếp nhận li-xăng công nghệ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lựa chọn công nghệ, cũng như việc kết hợp công nghệ nước ngoài với công nghệ sẵn có trong nước.

Một kênh quan trọng mà Trung Quốc tận dụng khai thác để tiếp cận công nghệ của nước ngoài là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là FDI của các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới. Những biện pháp khuyến khích của Trung Quốc từ giữa những năm 90 đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc thu hút FDI, đặc biệt dưới hình thức các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (WFOE). Chính các doanh nghiệp này ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ mới- công nghệ cao của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w