Một số vấn đề tồn tại trong chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 68 - 71)

II. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

2. Đánh giá chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

2.2 Một số vấn đề tồn tại trong chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

chắc những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đồng thời thâm nhập được những thị trường xuất khẩu mới tiềm năng.

Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực, tham gia các khối liên kết tiểu vực và ký kế hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc coi trọng phát triển ngành sản phẩm công nghệ cao trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá. Để phát triển ngành này, Trung Quốc đã quyết định giảm mức thuế quan nhập khẩu xuống mức 0% như vậy Trung Quốc có thể nhập khẩu những linh kiện tiên tiến nhất trên thế giới với giá thành thấp, sau đó qua gia công, xuất khẩu ra toàn thế giới. Điều này lý giải vì sao trong những năm qua, Trung Quốc từ nước có sản lượng công nghệ cao rất thấp đã rất nhanh chóng trở thành nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất về mặt hàng này.

2.2 Một số vấn đề tồn tại trong chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc Trung Quốc

Trước hết, sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn dựa vào hình thức gia công, vì vậy xuất khẩu tuy đạt quy mô lớn nhưng hiệu quả vẫn thấp. Lý do là vì giá trị gia tăng nội địa tạo ra từ hoạt động gia công xuất khẩu thấp, mối

liên hệ giữa các doanh nghiệp gia công với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, kỹ năng tay nghề cho công nhân ít được cải thiện. Việc phát triển gia công xuất khẩu còn dẫn đến giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, từ đó góp phần làm tăng gánh nặng đối với Chính phủ trong việc hoàn thuế cho những người xuất khẩu. Nếu hình thức gia công xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh thì Trung Quốc vẫn chỉ đóng vai trò như “công xưởng” của các công ty đa quốc gia trên thế giới.

Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua của Trung Quốc đạt được chủ yếu dựa vào khai thác theo chiều rộng các yếu tố tài nguyên, lao động và vốn đầu tư. Trong khi GDP của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 4% GDP thế giới thì nước này lại chiếm tới 7,4%, 31%, 30%, 27%, 25% và 40% tiêu dùng các mặt hàng tương ứng là dầu thô, than đá, quặng sắt, thép cán, nhôm của toàn thế giới(16) .Như vậy, mức tiêu hao nguồn lực cho mỗi đơn vị sản phẩm ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển khác, theo đó tăng trưởng đi liền với nguy cơ nguồn lực bị lãng phí, tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị huỷ hoại.

Đến nay xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Trung Quốc vẫn chủ yếu bao gồm các mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Thực tiễn một số nền kinh tế Châu Á cho thấy quá trình tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo có hàm lượng lao động cao thường kéo dài không quá 3 thập kỷ. Trong khi đó,

xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh trong thời gian hơn hai thập kỷ, do vậy nếu quy luật nói trên đúng thì rõ ràng Trung Quốc đang tiến gần đến ngưỡng thời gian mà từ đó xuất khẩu các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động sẽ bắt đầu giảm sút. Hơn nữa, xuất khẩu các sản phẩm truyền thống sử dụng nhiều lao động đã chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới, do đó việc Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đối với mặt hàng này trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn.

Chính sách tỷ giá hiện nay của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ và các nước công nghiệp chủ chốt khác khi chính sách duy trì ổn định giá trị nhân dân tệ được xem là chủ ý nhằm định giá thấp đồng nhân dân tệ để khuyến khích xuất khẩu. Theo đó, các nước yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá, tiến tới thả nổi đồng nhân dân tệ. Mức tăng giá 0,43% của đồng NDT vào tháng 6 năm 2010 (6,7980 NDT/USD) vẫn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của Mỹ và các nước phương Tây khác, vì vậy chắc chắn các nước này vẫn sẽ tiếp tục gây áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá.

Một chính sách thúc đẩy xuất khẩu quan trọng khác của Trung Quốc là chính sách hoàn thuế cũng có xu hướng giảm sút vai trò của mình. Việc hoàn thuế giúp gia tăng xuất khẩu, nhưng lại làm tăng gánh nặng đối với Ngân sách nhà nước. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc còn hàm chứa nguy cơ dẫn đến tranh chấp thương mại với các nước bạn hàng chủ yếu (như

Mỹ hay EU). Năm 2004, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng chính sách hoàn thuế để trợ cấp cho một số ngành công nghiệp bán dẫn và ngành phân bón hóa học. Bên cạnh đó, Mỹ còn cho rằng Trung Quốc vẫn đang sử dụng nhiều hình thức trợ cấp khác cho những người xuất khẩu như miễn giảm thuế thu nhập thực hiện phân bổ tín dụng, cho vay với lãi suất thấp, xóa nợ và giảm phí vận tải. Những hình thức trợ cấp này được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ. Tháng 11 năm 2007, để xoa dịu Mỹ, Trung Quốc đã phải dỡ bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng nhất là các sản phẩm thép.

Những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc còn gặp phải nhiều thách thức khác. Do vẫn chưa được coi là quốc gia có nền kinh tế thị trường nên Trung Quốc trở thành đối tượng của nhiều vụ kiện bán phá giá. Trên thực tế, kể từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001, Trung Quốc trở thành một trong những nước bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, với số vụ kiện lên tới con số hàng trăm. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều biện pháp bảo hộ khác, đặc biệt từ phía các nước công nghiệp phát triển. Việc Mỹ và EU áp đặt trở lại chế độ hạn ngạch đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ những người sản xuất trong nước trước “cơn sóng thần” hàng dệt may của nước này là một ví dụ điển hình minh chứng cho khả năng nói trên.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w