Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 32 - 35)

I. Thực trạng xuất khẩu của Trung Quốc

2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Ngoại thương Trung Quốc đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế; tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động; nâng tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám.

Cùng với việc gia tăng các hoạt động nâng cấp, cải tạo và đổi mới kỹ thuật công nghiệp, đặc biệt trong những ngành công nghiệp định hướng xuất

khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng thay đổi rất nhanh theo hướng ngày càng hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng hàng tinh chế với mục đích tạo được nhiều công ăn việc làm trong nước và tăng giá trị hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo con đường nâng cấp dần từ sản phẩm có tính chất tài nguyên là chủ yếu (từ năm 1985 trở về trước) đến hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép...là chủ yếu (từ năm 1985 đến năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi sản phẩm điện máy (1993 trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm công nghệ thông tin đang dần trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc.

Cho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụng lắp ráp, hàng nông thủy sản chế biến... cho tới các sản phẩm công nghệ thông tin tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao.

Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc một số năm

(Đơn vị tính: %) Mặt hàng 199 0 199 7 200 2 2008

Khoáng sản 6,8 2,1 3,1 1,8 Bán thành phẩm 16,5 15,4 13,6 14,8 Sản phẩm công nghiệp có kỹ năng lao động thấp 37,2 43,3 36,5 30,5 Sản phẩm công nghiệp có kỹ năng lao động trung bình

17,5 13,7 12,7 19,4

Sản phẩm công nghiệp có kỹ năng lao động cao

8,0 17,2 28,2 30,9

Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: UN-COMTRADE 2009)

Bảng trên cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng trung bình như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Một điểm đáng chú ý là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v.. vẫn còn chiếm một tỉ trọng lớn. Tỉ trọng trong xuất khẩu của Trung Quốc chỉ giảm đáng kể trong hai lãnh vực nông sản và nguyên liệu. Điều này cho thấy các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khấu một số măt hàng trọng điểm năm 2010

(Đơn vị: tỷ USD, %)

Tên hàng hóa Kim ngạch Tăng so với năm

2009

Sản phẩm cơ điện 933,43 30,9

Quần áo và phụ kiện may mặc 129,48 20,9

Nông sản 48,87 24,7 Vật liệu thép 36,82 65,3 Giày dép các loại 35,63 27,1 Dụng cụ gia đình các loại 32,99 30,3 Nhực và các chế phẩm từ nhựa 18,66 29,5 Dầu thành phẩm 17,04 35,9

(Nguồn: thống kê của tổng cục Hải quan Trung Quốc)

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w