III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Những mặt nên học tập
1.1 Chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở Trung Quốc được thực hiện với cách tiếp cận phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
tiếp cận phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Trung Quốc lựa chọn phương pháp cải cách tiệm tiến, chứ không chấp nhận chương trình cải cách trọn gói theo kiểu liệu pháp sốc của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Cải cách ở Trung Quốc được bắt đầu trong điều kiện có sự ổn địa chính trị trong nước: mục tiêu cải cách ở Trung Quốc là củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiếp tục xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội, chứ không phải phá vỡ nó như ở các nước thực hiện chuyển đổi kinh tế Đông Âu.
Mặt khác do hoàn cảnh cụ thể của Trung Quốc không phù hợp với cách tiếp cận trong lý thuyết kinh tế của phương Tây, trong khi những lý thuyết kinh tế mới có tác dụng định hướng cho cải cách ở những nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc chưa ra đời nên việc nước này lựa chọn cách làm thực dụng, theo kiểu thử nghiệm, ''thử và sai'' là điều dễ hiểu. Một lý do quan trọng nữa là cải cách ở Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có xung đột lợi ích giữa các tầng lớp nhất định trong xã hội. Trong khi những người chủ trương, cải cách muốn đẩy mạnh mở cửa kinh tế, xóa bỏ những rào cản thương mại để thúc đẩy xuất khẩu thì những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn, những
người hưởng lợi từ chính sách bảo hộ lại phản đối quyết liệt. Trong tình thế như vậy, phương pháp cải cách tiệm tiến tỏ ra thích hợp trong việc dung hòa lợi ích, giảm bớt sự chống đối trong nước, và theo như lời của một nhà kinh tế thì nó đóng vai trò ''như một chiếc neo giữ thăng bằng, đảm bảo độ an toàn cao, ổn định về chính trị - xã hội trong quá trình cải cách'' ở Trung Quốc.