II. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1. Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1.5.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Cơ sở của lựa chọn thị trường
Cải cách, mở cửa và tăng trưởng kinh tế trong một nước 1,3 tỷ người này đã làm thu nhập của cư dân tăng nhanh, tạo nên một thị trường khổng lồ có tiềm năng lớn nhất thế giới. Theo ước tính, chỉ cần 8% dân số Trung Quốc (khoảng 100 triệu người) có thu nhập 1000 USD/năm đã tạo ra sức mua 100 tỷ USD/năm. Đây là lí do giải thích tại sao các nước lớn đều coi Trung Quốc là đối tác quan trọng, các công ty lớn nhất thế giới đều muốn đến và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Vị trí địa lý của Trung Quốc lại hết sức thuận lợi (biên giới dài tiếp giáp với 15 nước, có hải giới với 8 nước) tạo điều kiện cho Trung Quốc trong buôn bán quốc tế, kể cả buôn bán đường biển.
Hỗ trợ cho các chính sách về thị trường và kinh doanh buôn bán đối ngoại, Trung Quốc còn có một lực lượng đông đảo Hoa kiều với những thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý.
Những thế mạnh này sẽ là cơ sở cho lựa chọn thị trường cũng như các đối tác chính trong ngoại thương giai đoạn đầu công nghiệp hoá của Trung Quốc.
Lựa chọn thị trường một cách hợp lí, đề xuất và thực thi chiến lược thị trường xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua. Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trung Quốc cho rằng hiện nay họ cần tăng mức xuất khẩu bằng mọi cách, nhưng tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường riêng nào đó (như Mỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định. Các chính sách thị trường của Trung Quốc luôn luôn linh hoạt với những chiến lược kiểu "bổ khuyết", "cát cứ", "nhen nhóm" và biện pháp điều chỉnh có tính bổ trợ khác.
Các chính sách thị trường cơ bản mà Trung Quốc đã và đang thực hiện là :
- Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại theo chiều sâu với các nước phát triển, giảm bớt sự lệ thuộc vào từng nước riêng lẻ để phân tán các nhân tố rủi ro.
- Đẩy mạnh phát triển một cách ổn định các quan hệ thương mại với Hông Kông, Macao và Đài Loan.
- Mở rộng mậu dịch biên giới.
- Tiếp tục cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng cường sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Cùng với việc đẩy nhanh cải cách - mở cửa và tăng cường vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế, các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thị trường ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thị trường của Trung Quốc sẽ liên tục đón nhận những thời cơ và thách thức mới trong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu luôn luôn vận động. Tuy nhiên cho dù những thời cơ, thách thức này là gì thì việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chiến lược này chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc sớm đạt được các mục tiêu trong phát triển ngoại thương, từ đó thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
1.6 Các chính sách về thể chế - tổ chức