Thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 104 - 107)

I. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

198 6 1990 1991 – 1995 1996 2000 2001-2005 200 6 2010 Tỷ trọng hàng

3.1 Thị trường Mỹ

Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, buôn bán giữa 2 nước đã gia tăng đột biến, nhất là xuất khẩu từ Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ gần 170 triệu USD năm 1995 tăng lên 204 triệu USD năm 1996 (sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao),

nhưng cũng chỉ tăng tới 1,065 tỷ USD năm 2001. Nhưng sau khi BTA có hiệu lực, đã tăng vọt lên gần 2,453 tỷ USD năm 2002. Kể từ năm 2006 đến nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ trong năm 2010 đã đạt 18,324 tỷ USD, tăng 19% so với tổng kim ngạch của năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14,784 tỷ USD, ước tính chiếm 23,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản...

3.2 Thị trường Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản là một trong thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Giai đoạn 1991 – 1995, Nhật Bản luôn chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỷ trọng giảm đều qua các năm, do Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, tới năm 1999 chỉ còn đạt 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2000, tỷ trọng của Nhật đã tăng trở lại, đạt mức 18,1%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỉ USD, tăng 16,6 % so với năm 2003. Đến năm 2010, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,85 tỷ USD, tăng hơn 24,4% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị

trường quan trọng đối với ngành dệt may và da giày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Mỹ và EU).

3.3Thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường lớn với kim ngạch xuất khẩu cao nhất thế giới. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về thể chế và trình độ phát triển, là bạn hàng tiềm năng, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh đặc biệt sau khi gia nhập WTO. Nhu cầu của thị trường trong nước khá đa dạng và được xem là 1 thị trường dễ tính với các tầng lớp dân cư có nhu nhập khác nhau. Đến năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại số một của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều đạt 7,191 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,735 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 4,9 tỉ USD, và đến hết năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 tỷ USD sang thị trường Trung Quốc, chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch của cả nước, tăng 48,88% so với năm 2009.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc khá đa dạng, tính riêng trong năm 2010, Việt Nam đã có trên 30 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, như : cao su, than đá, gạo, chè, cà phê, hạt điều, dây cáp điện, nhựa, giày dép, linh kiện điện tử...

ASEAN là một thị trường quan trọng của xuất khẩu. Hiện nay, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của chúng ta, sau Mỹ và Liên minh Châu Âu EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN kể từ khi ta tham gia thực hiện AFTA (năm 1996) có xu hướng tăng liên tục (riêng năm 2001 và 2002 giảm nhẹ). Từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước ASEAN đã tăng 2,6 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 21,1%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại ít có dấu hiệu tăng trưởng, giai đoạn từ 1991 đến 1998, không có sự thay đổi lớn (chiếm khoảng 25,1%). Giai đoạn từ 2000 - 2004 có phần giảm và mới tăng nhẹ trở lại trong năm 2005 và 2006. Đến năm 2009, tỷ lệ này là 15,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 8,26 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Singapore đạt 2,06 tỷ USD, Philippines đạt 1,4 tỷ USD, Thái Lan đạt 1,27 tỷ USD, Malaysia đạt 1,67 tỷ USD, Campuchia đạt 1,12 tỷ USD, Indonesia đạt 762 triệu USD, Lào 164 triệu USD... Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là dầu thô, than đá, gạo,cao su, thủy hải sản, linh kiện điện tử, vi tính, hàng dệt may...

Cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý cũng như các yêu cầu của thị trường, thì cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên trong khối ASEAN còn rất lớn, bởi đến năm 2015, ASEAN sẽ xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w